KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: THCS Dương Thủy
Tổ: KHTN
 Họ và tên giáo viên:
Đặng Thị Huyền


TÊN BÀI DẠY:
TIẾT 35: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN (TIẾT 3)
Môn học: Toán ; lớp: 9
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: HS được củng cố các kiến thức về vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của đường nối tâm, hệ thức giữa đọan nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn, tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học và giải quyết vấn đề.
*Năng lực riêng/ đặc thù:
- Năng lực Toán học:
+ Năng lực sử dụng các công cụ Toán học và vận dụng kiến thức về vị trí tương đối của hai đường tròn , tiếp tuyến chung để vẽ hình.
+ Năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ Toán học để trình bày, phản biện.
+ Năng lực vận dụng kiến thức về vị trí tương đối của hai đường tròn ,
tiếp tuyến chung để chứng minh các bài toán hình học liên quan.
+ Năng lực trình bày bài chứng minh hình học.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế: HS thấy được ứng dụng thực tế của vị trí tương đối của hai đường tròn, phát huy tính sáng tạo, thẩm mỹ.
3. Về phẩm chất:
- Giáo dục phẩm chất: Học sinh ý thức tìm tòi, trình bày logic, hứng thú học tập môn Toán.
- Giáo dục tinh thần trách nhiệm: Biết đoàn kết, giúp đỡ và hợp tác trong các hoạt động nhóm.
- Giáo dục tính cẩn thận: Học sinh cẩn thận trong vẽ hình, tính toán, vận dụng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Đối với giáo viên
- SGK, thiết kế bài giảng.
- Máy tính, màn hình tivi, thước, compa, phấn màu.
- Giáo án word và Powerpoint.
- Phiếu học tập, bảng phụ.
- Thu thập tài liệu liên quan đến bài học.
2. Đối với học sinh
Sách giáo khoa, bảng nhóm, dụng cụ học tập (thước, compa,... ). Tìm hiểu các tài liệu liên quan: Sách bài tập, sách tham khảo, ...
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức lí thuyết về vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của đường nối tâm, hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn.
b) Nội dung: HS điền vào bảng phụ nội dung kiến thức phần lí thuyết, từ đó khắc sâu lí thuyết, tạo tâm thế cho học sinh vận dụng lí thuyết vào bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả học sinh điền được số điểm chung, hệ thức giữa OO’ với R và r.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung

- Giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức trò chơi “AI LÊN CAO HƠN”.
GV trình chiếu chiếu lên màn hình tivi luật chơi. Yêu cầu HS đọc luật chơi.
Chia lớp ra làm hai đội. Chọn hai phong bì trong đó chứa câu hỏi tương ứng.
- Thực hiện nhiệm vụ:
Yêu cầu đại diện HS lên điền vào bảng phụ giáo viên treo trên bảng.
- Báo cáo, thảo luận:
GV chiếu lên màn hình tivi đáp án để HS dưới lớp đánh giá, nhận xét.
- Kết luận, nhận định:
GV chốt lại và thông báo kết quả
GV chiếu lên màn hình tivi “Bảng tổng kết vị trí tương đối”, đồng thời gọi một HS nhắc lại tính chất đường nối tâm.
GV dẫn dắt vào bài: Chúng ta sẽ sử dụng các kiến thức lí thuyết trên để giải quyết các bài toán liên quan đến vị trí tương đối của hai đường tròn.
- HS nhận nhiệm vụ:



HS đọc luật chơi.

HS chọn 1 phong bì.

- Thực hiện nhiệm vụ:
HS điền vào bảng phụ trên bảng.

- Báo cáo, thảo luận:
HS hai đội kiểm tra, nhận xét.

- Kết luận, nhận định:
HS nghe kết quả.

HS ghi nhớ kiến thức.
HS nhắc lại tính chất đường nối tâm.


(Thể hiện ở bảng phụ lục
nguon VI OLET