Tuần: 01 Ngày soạn: 03/9/2020
Tiết: 01 Ngày dạy: 9A
9B

CHỦ ĐỀ: LÍ THUYẾT
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN PHÁT TRIỂN SỨC BỀN
Mục 1


I. Mục tiêu bài học
1. Về phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động bổ trợ khéo léo
- Đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong quá trình tập luyện.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được 1 số nguyên tắc, phương pháp đơn giản để tập luyện sức bền, biết vận dụng để tập luyện hàng ngày.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các trò chơi.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- Năng lực vận động cơ bản: HS hiểu và nắm được phương pháp tập luyện các môn học để áp dụng vào từng môn.
II. Địa điểm – Phương tiện
- Địa điểm: Phòng học lớp 9
- Phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị: Kế hoạch bài dạy, trang phụ thể thao, SGV TD 9
+ Học sinh chuẩn bị: Vở ghi.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Sử dụng lời nói, thuyết trình
- Hình thức dạy học chính: HĐ đồng loạt (tập thể); tập theo tổ/nhóm;
IV. Tiến trình dạy và học:



Nội dung
LVĐ
Phương pháp tổ chức và yêu cầu



Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

A. Phần Mở đầu:
1. Nhận lớp:
- Kiểm diện sĩ số.
- Phổ biến mục tiêu giờ học.





1-2’














- GV nhận lớp phổ biến nội
dung, yêu cầu của giờ học.
- Hỏi thăm sức khỏe của HS

( ( ( (
( ( ( (
( ( ( (
( ( ( (

(Gv
- Cán sự lớp báo cáo tình hình cho gv



B. Phần Cơ Bản:
1. Một số hiểu biết cần thiết khi tập luyện sức bền:
- Mọi hoạt động của con người đều cần đến các tố chất thể lực, đó là sức nhanh, mạnh, bền sự khéo léo chính xác, trong đó sức bền có 1 vị trí vô cùng quan trọng. Nhờ có sức bền các em mới học tập, làm việc được lâu dài, hiệu quả.
- Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại sự mệt mỏi khi học tập lao động hay trong tập luyện TDTT kéo dài, gồm sức bền chung và sức bền chuyên môn.
+ Sức bền chung: là khả năng của cơ thể khi thực hiện cong việc chung trong thời gian dài.
+ Sức bền chuyên môn: là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên sâu một công việc cụ thể hay bài tập thể thao trong 1 thời gian dài. VD: Leo núi, khả năng bơi lội, lặn khả năng của các VĐV chạy các cự ly: 10km., 20km, 42km, 50km...
- Sức bền kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập, do đó cần phải biết cách tập luyện và phát triển sức bền
2. Một số nguyên tắc, phương pháp, hình thức tập luyện đơn giản.
a. Một số nguyên tắc:
- Tập phù hợp với sức khoẻ của mỗi người: tuỳ theo lứa tuổi, giới tính và sức khoẻ của mỗi người mà tập luyện sao cho vừa sức.
+ VD: Học sinh lớp 9 chạy liên tục 6 - 8 phút với cự li 600 - 800m (nữ), 800 - 1000m (nam)
- Tập từ nhẹ đến nặng: những bài học đầu tiên thường nhẹ nhàng sau đó tăng dần thời gian, tốc độ, khoảng cách.
- Tập thường xuyên, kiên trì không nóng vội.
- Tập chạy xong không lên dừng lại đột ngột, mà cần thực hiện một số động tác thả lỏng, hồi tĩnh.
- Rèn luyện kỹ thuật bước chạy, cách thở trong khi chạy, chạy vượt chướng ngại vật.
3. Củng cố


28-30’
20-22’





















- Gv đưa câu hỏi: tại sao khi 2 người có
nguon VI OLET