Chương I

PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC

Ngày soạn: 20. 08. 2013

Ngày dạy:        . 08. 2013. Lớp 8

Tiết 1:

NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC

1. Mục tiêu

    a. Về kiến thức

-         HS nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.

    b. Về kĩ năng

-         Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

          A(B + C) = AB + AC, trong đó A, B ,C là các số hoặc các biểu thức đại số.

    c. Về thái độ

- Chính xác – khoa học

2. Chuẩn bị của GV và HS

    a. Chuẩn bị của GV:  Giáo án SGK

    b. Chuẩn bị của HS:          Ôn lại quy tắc nhân

3. Tiến trình bài dạy

    a. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)

  Đặt vấn đề vào bài mới (1 phút): Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em củng cố kiến thức về phép nhân đơn thức với đơn thức và tìm hiểu thêm về phép nhân đơn thức với đa thức

B Bài mới.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1 (15 phút) 1) Quy tắc

G : ở lớp dưới các em đã được học phép nhân một số với một tổng , phép nhân một đơn thức với  đa thức chẳng khác gì phép nhân một số với một tổng

hãy viết một đơn thức và một đa thức tuỳ ý

Hãy nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức vừa viết

  Hãy cộng các tích vừa tìm được.

Các em có thể tham khảo thêm ví dụ trong SGK

Cho HS kiểm tra kết quả  lẫn nhau.

Vừa rồi ta đa thực hiện một phép nhân một đơn thức với một đa thức, vậy theo em muốn nhân một đon thức với một đa thức ta   làm thế nào ?

Khẳng định lời phát biểu là quy tắc trong SGK

Cho hs làm ?2

Hoạt động 2 (20 phút) Ví dụ áp dụng

Cho hs làm bài tập sau

Làm bài tập

Khi đã làm thành thạo có thể bỏ qua bước trung gian như các làm trong bài tập trên

?3 Một mảnh vườn hình chữ nhật có đáy lớn bằng (5x+ 3y) mét , đáy nhỏ bằng (3x + y) mét , chiều cao bằng 2y mét

-         Hãy viết  biểu thức tính diện tích mảnh vườn theo x và y

-         Tính mảnh vườn nếu x = 3 mét và y = 2 mét

làm dưới hình thức thảo luận nhóm

Gợi ý khi biết đáy lớn đáy nhỏ và chiều cao của hình thang  thì diện tích của nó được tính như thế nào

Thu kết quả của các nhóm và nhận xét

 

 

 

 

 

 

5x(3x2 – 4x + 1) = 5x.3x2 + 5x(-4x) + 5x .1 = 15x3 – 20x2 + 5x

Ta nói  15x3 – 20x2 + 5x là tích của đơn thức  5x và đa thức (3x2 – 4x + 1)

 

 

 

 

 

 

 

 

            A(B + C ) = A.B + A.C

 

 

 

Làm tính nhân (- 2x3).(x2 + 5x – 1/2)

Giải (SGK)

(3x3y – 1/2x2 + 1/5xy).6xy3

= 18x4y4 – 3x3y3 +6/5x2y4

 

 

?3

S = 1/2[( 5x + 3y )+(3x + y)]2y

    = y(8x + 4y)

    = 8xy + 4y2

Thay số : x = 3 y = 2 ta có

S = 8.3.2 + 4 .22 = 48 + 16  = 54

       c) Củng cố - luyện tập (7 phút)

Kiến thức cần ghi nhớ ;quy tắc nhân đơn thức với đa thức ( cũng tương tự như phép nhân một số với một tổng )          A(B + C ) = A.B + A.C

Bài tập

Bài 1 Làm tính nhân

a)     x2 ( 5x3 – x – 1/2)

b)    (3x y – x2 + y)2/3x2y

c)     (4x3  - 5xy + 2x)(- 1/2xy)

Đáp số :

a)5x5 – x3 –1/2x2                b)2x3y2 – 2/3x4y +2/3x2y        c) – 2x4y + 5/2x2y2 - x2y

       d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút)

            - Ôn lại lí thuyết đã học

            - làm các bài tập trong SGK

Rót kinh nghiÖm :

..........................................................................................................................................

                                      Ký duyÖt, Ngµy 22 th¸ng 8 n¨m 2013

 

 

 

 

 

Ngày soạn : 21. 08. 2013

Ngày dạy :        . 08. 2013. lớp 8                    

Tiết 2:

NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC

1. Mục tiêu

    a. Về kiến thức: HS  nắm được quy tắc nhân đa thức với đa thức

    b. Về kĩ năng

-         Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

(A + B)(C + D) = AC + AD + BC + BD, trong đó A, B, C, D là các số hoặc các biểu thức đại số.

    c. Về thái độ: Yêu thích môn học

2. Chuẩn bị của GV và HS

    a. Chuẩn bị của GV:

     - Giáo án, SGK, bảng phụ ghi bài tập.

    b. Chuẩn bị của HS:

- Ôn bài cũ và làm các bài tập đã giao.

3. Tiến trình bài dạy

    a. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

  ? Thực hiện phép nhân : x y2( 2x + 3y)   ; 3xy ( x2 + 2 x y2)

   HS: Lên bảng trình bày

   Đáp án

x y2( 2x + 3y) = xy2.2x + xy2.3y = 2x2y2 + xy3

3xy ( x2 + 2 x y2) = 3xy.x2 + 3xy.2xy2 = 3x3y + 6x2y3

   Đặt vấn đề vào bài mới (1 phút): Ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về quy tắc nhân đa thức với đa thức

B Bài mới.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1 (18 phút) 1. Quy tắc

Nêu ví dụ nhân đa thức x – 2 với đa thức 6 x2 – 5x + 1

Gợi ý :

-         Hãy nhân mỗi hạng tử của đa thức x – 2 với đa thức 6 x2 – 5 x + 1

-         Hãy cộng các kết quả vừa tìm được với nhân ( Chú ý dấu của hạng tử)

Làm bài . . .

Ta nói 6 x3 – 17 x2 + 11x – 2  là tích của đa thức x – 2  và 6 x2 – 5x  + 1

Vừa rồi ta đa thực hiện phép nhân một đa thức với một đa thức  ,vậy để thực hiện nhân một đa thức với một đa thức ta làm thế nào ?

Phát biểu

Khẳng định lời phát biểu đúng của HS là quy tắc trong SGK

 

Nhân xét gì về tích của hai đa thức

 

Y/c hs làm ?1

Làm bài

Khi nhân các đa thức ở ví dụ trên, ta còn có thể trình bày như sau :

                           6 x2 – 5x + 1

                                      x – 2

                      - 12 x2 +10x - 2

               6 x3 – 5 x2   + x

               6 x3 – 17 x2 + 11x - 2

ở cách  này , trước hết ta phải sắp xếp

các đa thức theo luỹ thừa giảm dần hoặc tăng dần của biến, sau đó trình bày như sau:

-         đa thức này viết dưới đa thức kia

-         Kết quả của phép nhân mỗi hạng tử của đa thức thứ 2 với đa thức thứ nhất được viết riêng từng dòng

-         Các đơn thức đồng dạng được sắp xếp vào cùng một cột

-         Cộng theo từng cột

Hoạt động 2 (15 phút) Áp dụng

Cho hs làm ?2

Làm bài tập

 

 

 

 

Nhận xét đánh giá

 

Cho hs làm ?3 sgk theo hình thức thảo luận theo nhóm

Thảo luận làm bài

 

 

 

 

Nhận xét bài làm của các nhóm

Ví dụ nhân đa thức x – 2 với đa thức 6 x2 – 5x + 1

 

Giải :

( x- 2)( 6 x2 – 5x +1)

= x. ( 6 x2 – 5x +1) - 2( 6 x2 – 5x +1)

= 6 x3 – 5  x2 + x – 12 x2 + 10 x – 2

= 6 x3 – 17 x2 + 11x - 2

 

 

 

 

Quy tắc :

Muốn nhân một đa thức với một đa thức ta nhân từng hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau

Nhận xét : Tích của hai đa thức là một đa thức

?1 Nhân đa thức 1/2xy – 1 với đa thức

x3 – 2x – 6

Giải

(1/2xy – 1)(x3 – 2x – 6)

= 1/2xy(x3 – 2x – 6) – 1(x3 – 2x – 6)

= 1/2x4 – x2y

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú  ý :SGK

 

 

 

 

?2

Giải

a, (x + 3)(x2 + 3x – 5)

= x3 + 3x2 – 5x + 3x2 + 9x – 15

= x3 + 6x2 + 4x – 15

b, (xy – 1)(xy + 5)

= x2y2 + 5xy – xy – 5

= x2y2 + 4xy – 5

?3

Giải

Biểu thức tính diện tích hình chữ nhật là

(2x + y)(2x – y)

Áp dụng:

  Diện tích hình chữ nhật khi x = 2,5m và y = 1m là

S = (2.2,5 + 1)(2.2,5 – 1)

    = 6.4 = 24m2

       c) Củng cố - luyện tập (4 phút)

   ? Nhắc lại quy tắc nhân đa thức với đa thức với đa thức ?

  GV : Cho hs làm bài tập 7

   HS : làm ít phút sau đó một em lên bảng trình bày theo cách 1 ; một em lên bảng trình bày cách 2

  Đáp án

   C1:  (x2 – 2x +1)( x- 1)= x3 –2 x2 + x – x2 + 2x – 1= x3 – 3 x2 + 3x – 1

   C2:                          x2 – 2x +1

                                           x – 1

                                - x2 + 2x – 1

                           x3 – 2x2 + x

                           x3 – 3x2 + 3x – 1

      d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút)

  - Nắm vững lí thuyết của bài

  - Làm các bài tập 8 15 sgk – 8 + 9

Rót kinh nghiÖm :

..........................................................................................................................................

                                      Ký duyÖt, Ngµy 22 th¸ng 8 n¨m 2013

 

 

 

nguon VI OLET