1. Tả một chú thỏ nhồi bông

a) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất. Đó là thứ đồ chơi gì? (Chú thỏ nhồi bông Melody). Có trong trường hợp nào? (Quà tặng sinh nhật lần thứ chín). Ai tặng hay mua? (bạn của bố mẹ tặng)

b) Thân bài:

- Tả bao quát con thú nhồi bông Melody: To bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? Hình thù có gì ngộ nghĩnh? Ăn mặc như thê nào?

- Tả từng bộ phận:

+ Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ? 

+ Cái mặt trông giống gì?

+ Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?

+ Hai cái tai của thỏ có gì đặc biệt?

+ Cái thân (dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?

+ Hai chân của nó (co lại hay duỗi ra….)

+ Tư thế ngồi có vững không?

- Hoạt động của con thú (Hàng ngày em để nó ở đâu, nó nằm hay ngồi? Em có đắp chăn (mền) cho nó không? Buổi tối Melody nằm với ai?….)

c) Kết bài: Nêu tình cảm của em với Melody.

Bải làm 2

Mỗi lần sinh nhật bao giờ em cũng được các chú, các cô, các dì của bố mẹ tặng cho không biết bao nhiêu là thứ đồ chơi đẹp lạ mắt. Nhưng có lẽ con thú nhồi bông Melody là thứ đồ chơi em thích nhất.

Dạo ấy là sinh nhật lần thứ chín của em. Nhìn lên bàn tặng phẩm, không biết bao nhiêu là quà. Nhưng có một món được bọc trong một cái hộp to mà em không đoán ra được là gì. Tan tiệc em nói mẹ mở ra cho em xem. Vừa mở ra, em vội reo lên: “A! Con thỏ Melody! Tuyệt quá! Đó là một con thỏ mà em hằng mơ ước. Con Melody của em có lẽ to bề ngang hơn em nhiều. Nó mặc một bộ y phục rất mốt, trắng như tuyết. Hai cái tai của nó to dài như hai cái hoa chuối mới nhú lên ở trên đầu. Cái mặt thì to hơn cả cái thân, to bè như bộ mặt của Đôrêmôn, trông ngồ ngộ làm sao! Hai con mắt tròn, đen nhánh, to như miệng li uống rượu của bố em. Nó cứ mở thao láo nhìn em không chớp mắt. Cậi mũi thì đỏ như quả cà chua chín mọng, cứ phô ra như mũi của một chú hề.

Hai cái tay trắng muốt lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh đưa ra như muốn ôm ai vào lòng nó. Cái cổ được choàng bằng một tấm khăn voan màu tím. Cái thân thì ngắn ngủn, chắc cũng bằng kích thước của cái đầu. Nó ngồi chễm chệ tựa lưng vào thành tủ đầu giường, đưa hai cái chân ra phía trước. Có lẽ vậy mà trông cái bụng phệ như cái bụng của một chủ tiệm phở nhưng đặt nó ngồi ở đâu cũng không ngã được. Cứ hễ học bài xong là em ôm nó vào lòng, thơm lên đôi má căng tròn của nó một chiếc hôn thật dài. Những lúc đi ngủ, bao giờ Melody cũng ở cạnh em, cùng em trò chuyện rồi ôm nhau ngủ một mạch cho đến sáng.

Melody của em là vậy đó, ngộ nghĩnh và rất dễ thương.

Bài làm 3

Nhân một ngày đi lễ hội Chùa Hương mẹ đã mua cho em một cái xúc xắc. Bây giờ tuy đã học lớp bốn rồi mà em vẫn còn giữ được con xúc xắc ấy mặc dầu nó không còn mới nữa.

Con xúc xắc của em là một thứ đồ chơi đơn giản bằng nhựa tổng hợp. Nó rất tinh nghịch, láu lỉnh luôn phát ra một thứ âm thanh là lạ, thinh thích mà tụi bạn em rất mê. Phần chính của nó là một con búp bê xoay quanh một trục. Con búp bê màu đỏ nằm gọn trong một cái vòng nhựa màu vàng. Cái vòng được gắn với một cái cán tròn màu xanh độ mười lăm phân dùng để cầm và lắc xúc xắc. Khi lắc, xúc xắc phát ra những âm thanh kì lạ. Có một lần, do tò mò muốn biết trong bụng nó chứa cái gì mà phát ra tiếng kêu hay vậy, em tách hai mặt vỏ của búp bê ra, làm cho những hạt nhựa bắn ra tung toé khắp nền nhà. Em nhặt lại các hạt nhựa rồi nhờ bố ghép lại. Sửa xong, bố dùng một loại keo trong quấn một vòng quanh búp bê để nó không bị bung ra nữa. Em rất mừng vì xúc xắc vẫn còn nguyên vẹn như lúc đầu. Búp bê lại được trang điểm thêm một cái đai thắt như một chiếc nơ làm cho nó càng xinh xắn hơn trước. Em thầm cám ơn bố đã hiểu và chiều theo ý thích của con gái.

Cho mãi đến tận bây giờ, em vẫn còn giữ bên mình cái xúc xắc dễ thương đó. Thỉnh thoảng em lại lấy ra chơi. Cái xúc xắc ấy với những âm thanh vui tai của nó sẽ còn theo em suốt cả một thời niên thiếu. 

Bài làm 4

Mẹ em nói rằng, ngay từ lúc còn bé tí em đã tỏ ra thích những thứ đồ chơi phát ra những tiếng nhạc. Một lần đi công tác ở thành phố Hồ Chí Minh, bố đã mua cho em một con búp bê nhựa có gắn bộ phận điện tử và một bộ phận chạy bằng pin. Một thứ đồ chơi mà em thích nhất từ trước tới nay.

Đó là một con búp bê rất dễ thương, nó vừa đi được vừa bò được vừa quay đầu sang trái sang phải được mà không một loại búp bê nào của các bạn em có được. Nó được mặc một bộ xiêm y thật lộng lẫy. Cái nón đội đầu phủ kín chỉ chừa ra khuôn mặt màu hồng nhạt và lấp ló mái tóc vàng được cắt ngắn uốn cong theo vành mũ. Đôi mắt trong xanh màu ngọc bích được tô điểm thêm hàng mi cong vút lúc nào cũng cử động liếc qua liếc lại trông rất có duyên.

Kìa ! Nó đang ngồi trước mặt em, đầu quay lại nhìn em như bảo nhỏ:-“Cho em bò đi chị!”. Và mỗi lần nó bò thì từ trên lưng nó phát ra một bản nhạc vui tai và ở trước ngực thì phát ra những luồng chớp sáng theo nhịp bò tiến lên phía trước. Những lúc em không cho nó bò, bắt nó đi lại càng thấy dễ thương hơn. Chỉ cần bấm công tắc điện cài ở sau lưng, tiếng nhạc vang lên, cái đầu thì quay qua quay lại đỏi mắt chớp nháy liên tục còn hai chân thì bước đi từng bước một như trẻ vừa thôi nôi tập đi.

Đấy, con búp bê “kì diệu” của em là vậy, nó dễ thương và đáng yêu làm sao!

2. Dàn bài chi tiết bài văn “Tả cái bút của em”

-Mở bài:

+ Giới thiệu cái bút mà mình muốn tả: (Đó là chiếc bút máy hiệu Hero) 

+ Có trong trường hợp nào? (Sinh nhật lần thứ tám)

+ Ai tặng (Bạn của bố mẹ tặng).

- Thân bài:

+ Tả bao quát chiếc bút (Hình dáng cái bút như thế nào? Màu gì? Dài độ bao nhiêu?)

+ Tả đặc điểm các bộ phận (Thân bút, nắp bút, ngòi bút, ruột bút)

+ Công dụng của cái bút.

- Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về cây bút máy.

Bài làm 2

Phần mở bài theo kiểu gián tiếp:

“Đã một năm trôi qua rồi thế mà mỗi lần nghĩ đến giây phút có cái bút máy Hero, tôi vẫn cảm thấy nôn nao đến lạ. Cái giây phút ấy đi vào kí ức tôi thành một kỉ niệm đẹp khó phai mờ.

Hoặc: -“Tôi ao ước có một cái bút máy như của Thành, của Thịnh nhưng ba tôi bảo: “Bao giờ lên lớp bốn hãy dùng con ạ!”. Rồi một hôm bố đi công tác ở Hà Nội về, bố gọi tôi lại đưa cho tôi một cái bút còn nằm trong một cái hộp nhỏ chưa bóc tem. Bố nói: Bố tặng con chiếc bút kim tinh này. Nhớ phải học cho giỏi, nghe con!”. Đó là cái bút máy đã theo tôi từ học kì hai năm lớp Ba cho đến bây giờ.

Bài làm 3

Phần kết bài theo kiểu mở rộng

Đã gần một năm rồi mà cái bút kim tinh của tôi vẫn còn như mới. Bút đã cùng tôi làm việc chăm chỉ ngày ngày giúp tôi học mỗi ngày một tiến bộ hơn. Tôi đã trở thành một học sinh giỏi. Thành tích đó có một phần sự đóng góp của cái bút Kim tinh bố đã tặng tôi. 

1. Mở bài gián tiếp : (3-4 dòng)

Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?)

2. Thân bài

a. Tả bao quát : (3-4 dòng) : Hình dáng, kích thước, màu sắc

b. Tả chi tiết : (10 – 15 dòng) : Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu)

c. Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng): từ 2-3 công dụng

d. Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng)

3. Kết bài mở rộng : (2-4 dòng)

Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình.

 

 3. Dàn bài chi tiết bài văn “Tả đồng hồ báo thức

Dàn ý 1

I. Mở bài : Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em( Ai mua ? Vào lúc nào ? )

 - Nhân dịp đầu năm học mới

 - Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức

II. Thân bài :

1) Tả bao quát : hình dáng, màu sắc, chất liệu

- Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.

- Lóp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa

- Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.

- Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.

2) Tả chi tiết : mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, …..

- Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.

- Có 12 chữ số màu trắng, viền đen

- Có bốn cây kim : kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức

- Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.

- Phía sau có một cái hộp màu đen chứabộ máy chính.

III. Kết bài :

- Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.

- Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ

- Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.

Dàn ý 2

(1). Mở bài : Chiếc đồng hồ để báo thức đó em được nội tặng nhân ngày sinh nhật.

(2). Thân bài :

- Đồng hồ nhỏ nhắn hình khối vuông.

- Võ gỗ màu trắng ngà, đế võ màu nâu.

- Phần trên của mặt đồng hồ :

+ Màu vàng nhạt

+ Viền hoa khô.

- 4 kim chạy vòng quanh:

            + Kim giờ to, thấp, chạy chậm.

            + Kim phút nhỏ và dài hơn.

+ Kim giây bé nhất, chạy nhanh hơn cả.

            + Riêng kim báo thức màu xanh nhạt.

- Góc trái của mặt đồng hồ gắn hình chú gà trống.

- Đồng hồ chạy bằng pin.

- Tiếng kim chạy tích tắc, tích tắc.

- Báo thức bằng bản nhạc rộn rã.

(3). Kết bài :

- Chiếc đồng hồ là vật không thể thiếu trong gia đình em. Nội tằng đồng hồ là nhắc em không để thời gian trôi đi vô ích

 4. Dàn bài chi tiết bài văn “Tả chiếc cặp sách

 

I. Mở bài :

 - Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.

II. Thân bài :

a) Tả bao quá t chiếc cặp sách :

- Chiếc cặp có quai đeo

- Làm bằng vải da

- Hình khối hộp chữ nhật

- Màu xanh tươi và xanh thẫm

b) Tả chi tiết từng bộ phận :

- Nắp cặp và mặt trước:

+ Màu xanh tươi có hình trang trí.

+ Đường viền cặp màu vàng.

+ Khóa sáng loáng.

- Mặt sau cặp:

+ Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.

+ Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.

- Quai cặp:

+ Quai da den để xách.

+ Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.

- Các bộ phận bên trong:

+ Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.

+ Công dụng của từng ngăn,...

III. Kết bài :

- Tình cảm gắn bó với chiếc cặp

 

nguon VI OLET