PHÒNG GD&ĐT CAM LÂM           CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN SINH                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                             Tân Sinh, ngày 10  tháng 3 năm 2015

 

KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO

TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH NĂM 2015

Chuyên đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”.

          Họ và tên : Trần Thị Dương

  Chức vụ: Giáo viên

           Đơn vị công tác: Trường TH Tân Sinh

 

Năm 2015 tiếp nối những hoạt động  học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 03-KH/TW của Ban Bí thư khóa XI. Chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hướng vào 3 nội dung lớn: về trung thực, trách nhiệm; về gắn bó với nhân dân; về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Căn cứ Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Căn cứ Kế hoạch của Phòng GD&ĐT Cam Lâm về việc triển khai thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2015

Căn cứ Kế hoạch số 10/KH-TH.TS ngày 22 tháng 1 năm 2015 của Trường Tiểu học Tân Sinh về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sau khi nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Kế hoạch của chính quyền các cấp về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tôi xin đăng ký phấn đấu thực hiện tốt các nội dung sau đây trong năm 2015.

 I. VỀ NHẬN THỨC 

* Nội dung 1: “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “trung thực, trách nhiệm” gắn với Quy định về những điều đảng viên không được làm, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (Khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung thực,“nói thì phải làm”

  - Trung thực là là một phẩm chất đạo đức, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Đối lập với trung thực là giả dối. Trong quan hệ giữa người với người, Hồ Chí Minh coi trung thực là nói đi đôi với làm.

  - Cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức “trung thực” bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc: những phẩm chất thật thà, ngay thẳng, vị tha, thương yêu con người, sống có tình, có nghĩa... Tất cả những điều đó làm nổi lên đức tính trung thực của người Việt Nam. Đồng thời, Hồ Chí Minh còn tiếp thu, thâu hái những tinh hoa văn hóa đạo đức của nhân loại, từ triết lý “kỷ sở bất dục, mặc thi ư nhân” “chính danh quân tử” của Nho giáo; những lời răn dạy “từ bi, hỷ xả”, “cứu khổ, cứu nạn”, không nói dối trá, không ăn cắp, cưu mang giúp đỡ con người… của Phật giáo; đến đức hy sinh, tự sám hối với mình của Công giáo…Trung thực trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mang nội dung đạo đức cao quý của người cộng sản, những người đã công khai nói về sự tự nguyện hy sinh, cống hiến cả cuộc sống của mình cho mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người…

  - Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, biểu hiện cụ thể của trung thực là “nói thì phải làm”. Nói đi đôi với làm là nguyên tắc thực hành đạo đức, là phương châm hoạt động, là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người.

  - Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về trung thực, "nói thì phải làm"

  + Với cán bộ, đảng viên, công chức, trung thực trước hết là với Đảng với cách mạng. Xây dựng, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, thì dù phải trải qua những tình huống phức tạp, những bước ngoặt hiểm nghèo, vẫn luôn luôn trung thực với mình, trung thành với Đảng, với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

  + Trung thực là phải nói và làm đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà xuyên tạc, nói sai, làm sai. Nắm vững mục tiêu lý tưởng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa thành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn để thực hiện cho đúng; để tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân làm theo cho đúng.

  + Trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm, “không được nói một đàng, làm một nẻo” là sự thể hiện sự trung thực với chính mình. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được và là sự giả dối. Nếu kêu gọi mọi người cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, mà bản thân mình lại lười biếng, không cần, kiệm, không hoàn thành những công việc được giao, luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và Nhân dân, sống hoang phí, xa hoa…, là giả dối, không trung thực.

  + Trung thực là nghiêm túc với chính mình, đúng mực với người khác, không được “hứa mà không làm”.

  + Đối với Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra là lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của Nhân dân đối với Đảng”. Đảng phải luôn luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để hoàn thành trách nhiệm, lời hứa trước Nhân dân. Khi mắc sai lầm, khuyết điểm thì dũng cảm nhận lỗi trước dân và kiên quyết dựa vào dân để sửa chữa khuyết điểm.

  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm

  - Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là việc phải làm không thể thoái thác. Trách nhiệm như là bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào, to hay nhỏ, lớn hay bé, mỗi người đều có ‘bổn phận”. Ý thức trách nhiệm là tự ý thức được về các công việc phải làm, “nhận rõ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình là “có tinh thần trách nhiệm cao”.

  - Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định mỗi người đều có trách nhiệm và nhấn mạnh trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, công chức:

  + Một là, trách nhiệm với Tổ quốc. Khi Tổ quốc lâm nguy thì “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngưới già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp”.  Lòng yêu nước ấy dâng lên mạnh mẽ “kết thành làn sóng nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước” cán bộ, đảng viên, công chức luôn có trách nhiệm thiêng liêng, cao cả đối với Tổ quốc, với sự sống còn của quốc gia, dân tộc. Trách nhiệm ấy được thể hiện ở tinh thần đấu tranh quên mình cho độc lập, tự do, thống nhất đất nước; thể hiện ở tinh thần nỗ lực phấn đấu cho đất nước giàu mạnh, cho chủ nghĩa xã hội thành công.

  + Hai là, trách nhiệm đối với Nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức với Nhân dân được bắt nguồn từ nguyên lý: "Nước lấy dân làm gốc", "Sự nghiệp cách mạng là do Nhân dân tiến hành", "Nhân dân là người làm ra lịch sử"… Cán bộ, đảng viên, công chức phải “hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân”; phải sâu sát, gần gũi quần chúng, chăm lo giúp đỡ quần chúng về mọi mặt; phải "trọng dân, sát dân, tin dân", phấn đấu sao cho "dân phục, dân tin, dân yêu"; phải nêu gương trước quần chúng về mọi mặt; phải kính trọng dân.

  + Ba là, trách nhiệm đối với Đảng. Tất cả đảng viên phải kiên định với tôn chỉ, mục đích, mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, trách nhiệm của đảng viên đối với Đảng là phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin. Bởi lẽ, theo Người, nếu thiếu hiểu biết, nhất là thiếu hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin thì trình độ giác ngộ của đảng viên sẽ thấp, nhất định không thể hăng hái đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng; để nâng cao trách nhiệm với Đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức phải không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, phải thực hiện tốt 5 điều "nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm", tuyệt đối chấp hành nghị quyết và kỷ luật Đảng, luôn đặt lợi ích của Đảng lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình. Người yêu cầu mọi đảng viên không chỉ nhận thức đầy đủ, sâu sắc trách nhiệm của mình đối với Đảng, mà quan trọng hơn là những trách nhiệm ấy phải được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thường xuyên, liên tục.

  + Bốn là, trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương. Biểu hiện cụ thể của các trách nhiệm nêu trên của mỗi người là trách nhiệm với chính mình, với “bổn phận”, công việc được giao. Khi xác định rõ “bổn phận”, trách nhiệm phải làm thì tự thân mỗi người tự giác, tự mình cố gắng vươn lên để hoàn thành trách nhiệm đó. Cán bộ, đảng viên, công chức phải chăm lo xây dựng gia đình, dòng họ, quê hương… ; phải giáo dục cho các thế hệ trong gia đình, dòng họ về lòng yêu nước, về trác nhiệm xã hội, về ý chí vươn lên trong học tập và công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, tất cả đảng viên phải quan tâm giáo dục cho con cháu về đạo đức, lối sống lành mạnh, nhất là tinh thần cần kiệm, liêm chính, lòng nhân ái, tình đoàn kết cộng đồng; biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, quê hương và của toàn dân tộc.

 

Nội dung 2: “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

về “gắn bó với nhân dân” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4

(Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”

–––––––––––––––––––––

 

 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó mật thiết với Nhân dân bắt nguồn từ quan niệm của Người, coi Nhân dân là nguồn gốc của mọi sức mạnh. Người viết: “...Trong bầu trời không gì quí bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”. “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”.

  - Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với Nhân dân bắt đầu từ truyền thống dân tộc. Những quan niệm “Tập hợp bốn phương manh lệ”, “trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức”, “tướng sĩ một lòng phụ tử”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, “chở thuyền là dân, lật thuyền là dân”, đã trở thành tình cảm tự nhiên, triết lý nhân sinh, phép ứng xử và tư duy chính trị của dân tộc Việt Nam. Phát huy truyền thống dân tộc, năm 1955, Người viết: “... với sự đoàn kết nhất trí của tất cả những người xứng đáng là con Lạc cháu Hồng - Mặt trận nhất định sẽ thành công trong việc đánh tan âm mưu của Mỹ và bè lũ tay sai của chúng và thực hiện hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước Việt Nam yêu quý của chúng ta”.

  - Tư tưởng gắn bó với Nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn bắt nguồn từ  tổng kết kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Người chỉ ra nguyên nhân không thành công của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là do chưa tập hợp được đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh chỉ rõ cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp, là các cuộc cách mạng “không đến nơi”, bởi kết quả cuối cùng là chính quyền rơi vào tay một thiểu số người và bảo vệ lợi ích cho một nhóm ít người đó. Hồ Chí Minh nghiên cứu cách mạng Nga, rút ra nhiều bài học về huy động, tập hợp lực lượng từ Nhân dân, gắn bó với dân và luôn luôn bảo vệ lợi ích của đa số quần chúng Nhân dân.

  - Hồ Chí Minh khẳng định sự cần thiết phải tập hợp quần chúng Nhân dân cho phong trào giải phóng dân tộc. Để gắn bó với dân, giữ vững mối liên hệ giữa cán bộ, đảng viên và Nhân dân, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải:

  + “Nhận rõ phải, trái. Giữ gìn lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân. Mọi việc thành hay bại là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”. 

  + Cán bộ của Đảng, Nhà nước “cần phải xung phong, gương mẫu trong sản xuất và trong công tác, hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm chính”.

  + Với mỗi đảng viên “Bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương cho quần chúng. Mọi đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước Nhân dân, trước Đảng, phải kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân”.

  + “…Vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu lợi ích của Đảng và lợi ích cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích Đảng”.

  + "Cán bộ đảng viên phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân. Phải kính yêu Nhân dân. Phải tôn trọng thật sự quyền làm chủ của Nhân dân. Tuyệt đối không được “kiêu ngạo, công thần, tự cao, tự đại"...

 

Nội dung 3: “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

về “đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”

–––––––––––––––––––––

 

 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết

  - Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh có tới trên 405 bài nói và viết về đoàn kết. Tư tưởng đoàn kết nổi bật là:  “Đoàn kết làm ra sức mạnh”, “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”; “Đoàn kết là thắng lợi”; “ Đoàn kết là then chốt của thành công”. “Đoàn kết là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

  - Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng; phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương của của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mọi giai đoạn cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết toàn dân là mục đích phấn đấu của Đảng Cộng sản. Ngày 3-3-1951, trong “Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam”, Hồ Chí Minh thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm 8 chữ là “ đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”.

  - Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Khái niệm dân, Nhân dân, đồng bào là một tập hợp đông đảo quần chúng, là “mọi con dân nước Việt”,“mỗi một người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, “già, trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện”.

  - Đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Hồ Chí Minh “Tha thiết kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đứng về phe nào; chúng ta hãy thật thà cộng tác vì dân vì nước”. Người căn dặn: “Cần xoá bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để phục vụ Nhân dân”.

  - Đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng của khối liên minh công nông, tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Hồ Chí Minh viết “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”. Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp Nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng.

  - Đoàn kết toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Với phương châm “cầu đồng tồn dị”, Người nêu rõ: “Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp Nhân dân.. .; phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ; phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc.. .; phải đoàn kết chặt chẽ đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hoà thuận, ấm no, xây dựng Tổ quốc”.

  Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau, phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân.

  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

  a) Tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng

  - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác xây dựng Đảng chiếm một vị trí quan trọng. Người luôn khẳng định, trong sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước luôn luôn đòi hỏi một đảng trong sạch, vững mạnh, có tầm cao trí tuệ, sức chiến đấu, gắn bó với Nhân dân, đủ năng lực lãnh đạo Nhân dân trong mọi giai đoạn của cách mạng.

  - Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng rất phong phú, trong đó tập trung vào những điểm chủ yếu sau:

  + Một là, cách mạng cần có đảng.

  + Hai là, xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu các nguyên tắc chủ yếu là: Nguyên tắc tập trung dân chủ; Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách;  Nguyên tắc tự phê bình và phê bình; Kỷ luật nghiêm minh, tự giác.

  + Ba là, quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng xứng đáng "là đạo đức, là văn minh".

  + Bốn là, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với dân. Mỗi đảng viên phải bằng hành động thực tế của mình để có niềm tin yêu của Nhân dân, chứ không phải "dán lên trán hai chữ cộng sản" là được dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục. Đảng thường xuyên lắng nghe ý kiến của Nhân dân, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân; tổ chức và vận động Nhân dân tham gia xây dựng Đảng; phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với dân; phải “…không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”.

  + Năm là, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn.

  b) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết trong công tác xây dựng Đảng

  - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết xây dựng Đảng bắt nguồn từ tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc; từ vai trò của Đảng trong đại đoàn kết toàn dân và các nguyên tắc xây dựng Đảng.

  - Trong công tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của đoàn kết. Điều đó thể hiện rất rõ trong những lời dạy của Người về xây dựng Đảng, lời dặn về việc làm đầu tiên trong Di chúc. Nội dung đoàn kết xây dựng Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh tập trung lại gồm các điểm sau:

  + Vấn đề đoàn kết có tầm quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước hết là do sự đoàn kết trong Đảng đem lại, bởi từ đoàn kết trong Đảng dẫn tới đại đoàn kết toàn dân.

  + Đoàn kết là là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân tộc ta. Khi đã trở thành truyền thống thì mọi thế hệ cách mạng đều phải có  trách nhiệm duy trì và bảo vệ. Trong Di chúc, Người tâm huyết căn dặn: "Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình".

  + Để thực hiện đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng, đặc biệt là dân chủ và phê bình, tự phê bình. Người căn dặn: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình". Theo Người, đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng.

  + Để đoàn kết, không chỉ là thực hiện nguyên tắc, bản lĩnh, lý trí mà rất cần cả tình thương yêu, sự đồng cảm và chia sẻ với nhau.

  + Trong điều kiện đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh yếu tố đạo đức của Đảng, chống lại các căn bệnh “quan liêu”, “tham nhũng, lãng phí”, “xa dân”.  Theo Người, đảng cầm quyền có nhiệm vụ to lớn là lãnh đạo Nhân dân xây dựng xã hội mới, một “cuộc chiến đấu khổng lồ, xóa đi những gì cũ kỹ hư hỏng, xây dựng những cái mới mẻ, tốt tươi”. Để hoàn thành sứ mạng đó, Đảng ta phải "là đạo đức, là văn minh"; phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. 

 II. VỀ LIÊN HỆ VÀ LÀM THEO

 

Nội dung 1: “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

về “trung thực, trách nhiệm” gắn với Quy định về những điều đảng viên không được làm, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (Khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

 

Yêu cầu của việc học tập và làm theo về trung thực, trách nhiệm:

  - Mỗi cán bộ, viên chức cần xây dựng lối sống trung thực, trước hết là trung thực với chính mình, với gia đình, người thân, để trung thực với bạn bè, đồng chí, tổ chức và Nhân dân.

  - Khắc phục cho được tệ nói dối trong tổ chức và xã hội đã đến mức như thói quen; loại trừ cho được thói ích kỷ, tham lam, tranh giành quyền lực; tệ gian manh, lừa dối trong công việc, trong quan hệ xã hội,... Đó là cơ sở để xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, hạnh phúc, bởi không có xã hội hạnh phúc khi không có các gia đình hạnh phúc, con người hạnh phúc. Mà một gia đình không thể hạnh phúc khi mọi thành viên trong gia đình sống không trung thực...

 

.

        Nội dung 2: “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

về “gắn bó với nhân dân” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4

(Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”

–––––––––––––––––––––

 

Yêu cầu của việc học tập và làm theo về gắn bó với Nhân dân:

  - Luôn luôn xuất phát từ lợi ích của đại đa số Nhân dân.

  - Gần dân, luôn quan tâm đến đời sống thực tiễn của Nhân dân, để nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, yêu cầu của dân sinh, dân trí... để cùng dân giải quyết.

  - Có các biện pháp để thực hành dân chủ thực sự trong dân, để Nhân dân được tham gia, được nói, được bàn, được quyết định theo đa số những vấn đề thiết thân với dân ở cơ sở.

  - Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về Giáo dục, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân chân chính, hạn chế tác hại của lợi ích nhóm, chống tham nhũng có hiệu quả. Xử lý kiên quyết, kịp thời  những hành động tham ô, xâm hại đến lợi ích chính đáng của Nhân dân, nhất là ở cơ sở hiện nay.

  - Tiếp tục thực hiện tốt các quy định trong sinh hoạt cơ quan như sinh hoạt hai chiều, lấy phiếu tín nhiệm, điều tra dư luận xã hội, phục vụ cho công tác xây dựng Đảng hiện nay.  

 

Nội dung 3: “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

về “đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”

 

Yêu cầu của việc học tập và làm theo về gắn bó với Nhân dân:

  - Nâng cao phẩm chất trí tuệ của cơ quan, xây dựng, hoàn thiện đổi mới, đề ra các giải pháp phù hợp cho giai đoạn phát triển mới

  - Quan tâm đến công tác xây dựng nội bộ trường học, thực sự coi xây dựng nội bộ trường học là nhiệm vụ then chốt.

  - Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của nhà trường.

  - Giải quyết tốt mối quan hệ với cơ cở và Nhân dân.

  - Tổ chức tốt Hội nghị cán bộ công chức

 

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Nội dung 1: “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “trung thực, trách nhiệm” gắn với Quy định về những điều đảng viên không được làm, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (Khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Giải pháp việc rèn luyện đạo đức:

  Mỗi cán bộ, viên chức trong cơ quan cần phải:

  - Nâng cao vai trò tự giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hướng; đồng thời tự giác đề ra chỉ tiêu phấn đấu thiết thực và xây dựng kế hoạch cá nhân với những việc làm cụ thể, định kỳ báo cáo trước cơ quan.

 - Hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của mình theo đúng Luật công chức, Luật viên chức. Biểu hiện cụ thể là làm tốt những công việc hằng ngày, nhất là những việc liên quan trực tiếp với người dân.

        - Nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác giáo dục, tuyên truyền. Cần kiên quyết đấu tranh phê phán những quan niệm và biểu hiện sai trái; loại trừ những kẻ hành dân, khinh dân, lừa đảo và ăn cắp của dân.

Nội dung 2: “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

về “gắn bó với nhân dân” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4

(Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”

–––––––––––––––––––––

 Mỗi cán bộ, viên chức trong cơ quan cần phải:

  - Nâng cao vai trò tự giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hướng; đồng thời tự giác đề ra chỉ tiêu phấn đấu thiết thực và xây dựng kế hoạch cá nhân với những việc làm cụ thể, định kỳ báo cáo trước cơ quan.

 - Hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của mình theo đúng Luật công chức, Luật viên chức. Biểu hiện cụ thể là làm tốt những công việc hằng ngày, nhất là những việc liên quan trực tiếp với người dân.

        - Nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác giáo dục, tuyên truyền. Cần kiên quyết đấu tranh phê phán những quan niệm và biểu hiện sai trái; loại trừ những kẻ hành dân, khinh dân, lừa đảo và ăn cắp của dân.

Nội dung 3: “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

về “đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”

–––––––––––––––––––––

 

 

 Giải pháp việc rèn luyện đạo đức:

  Mỗi cán bộ, viên chức trong cơ quan cần phải:

  - Nâng cao vai trò tự giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hướng; đồng thời tự giác đề ra chỉ tiêu phấn đấu thiết thực và xây dựng kế hoạch cá nhân với những việc làm cụ thể, định kỳ báo cáo trước cơ quan.

 - Hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của mình theo đúng Luật công chức, Luật viên chức. Biểu hiện cụ thể là làm tốt những công việc hằng ngày, nhất là những việc liên quan trực tiếp với người dân.

        - Nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác giáo dục, tuyên truyền. Cần kiên quyết đấu tranh phê phán những quan niệm và biểu hiện sai trái; loại trừ những kẻ hành dân, khinh dân, lừa đảo và ăn cắp của dân.

 

                   Tổ trưởng                                                          Người đăng ký

 

 

 

                                                                                           Trần Thị Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẢNG BỘ XÃ CAM TÂN

CHI BỘ TRƯỜNG TH TÂN SINH

 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tân Sinh, ngày 25 tháng 3 năm 2014

BẢN ĐĂNG KÝ LÀM THEO

TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH NĂM 2014

---

 Họ và tên :  

 Chức vụ : Đảng viên

Sau khi được quán triệt và nghiên cứu chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014, tôi đã nhận thức và xin đăng ký làm theo trong năm 2014 như sau:

I. VỀ NHẬN THỨC

 1. Về nêu cao tinh thần trách nhiệm

Phải có:

- Ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trong công tác.

- Tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Nắm vững chính sách và thực hiện đường lối quần chúng. 

- Không quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, hấp tấp, tự tư tự lợi.

 2. Về chống chủ nghĩa cá nhân

Không có những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân sau: bệnh nể nang, bệnh kéo bè, kéo phái, cục bộ, bản vị, bệnh cá nhân, bệnh hữu danh vô thực, bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh tham ô.

 3. Về nói đi đôi với làm

Cần phải: 

- Nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. 

- Không được nói một đàng, làm một nẻo.

- Không được hứa mà không làm.

- Không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh ... phải thật thà nhúng tay vào việc. 

 II. VỀ LÀM THEO

 1.  Về nêu cao tinh thần trách nhiệm

Bản thân hết lòng, hết sức cho công tác chuyên môn được giao, phục vụ nhân dân; Tích cực tự rèn luyện, học tập nâng cao, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ, công tác được giao; Ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công tác; Nắm vững chính sách và thực hiện tốt đường lối của Đảng; Không quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, hấp tấp, tư lợi.

 2. Về chống chủ nghĩa cá nhân

Sống chân thành, khiêm tốn, trong sạch, giản dị, không ham tiền tài, danh vọng, không lợi dụng quyền lực, phấn đấu suốt đời vì nước, vì dân. Không bè phái, cậy chức, cậy quyền để vụ lợi cá nhân, giải quyết công việc phải vì việc chung.

 3. Về nói đi đôi với làm

Cố gắng nói ít, làm nhiều, có những liên quan đến vấn đề đạo đức thì không nói mà chỉ làm; Lời nói luôn đi đôi với việc làm, không nói suông, khi làm phải công khai minh bạch, rõ ràng, cẩn thận, chu đáo và làm đến nơi đến chốn, đúng pháp luật, không qua loa đại khái, chiếu lệ. Dù việc lớn hay nhỏ, tự mình phải làm gương trước; trung thực, giản dị, không giả vờ, lừa dối. Hết lòng hết sức giúp đỡ nhân dân, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

Trên đây là những nội dung tôi đã nhận thức được và đăng kí những việc cần phải làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014./.                

 

           Xác nhận của Chi bộ                                            Người đăng ký

      Đã thông qua tại cuộc họp Chi bộ

            ngày..../..../....           

 

 

 

                                                

                  

 

 

 

 

nguon VI OLET