NHNG VN ĐỀ CA U NHIM VÀ ĐẠI DIN

 

 

Sự ủy nhiệm và hoạt động tập thể

 

Quốc hội hoạch định chính sách về những lĩnh vực có nhiều vấn đề đang phát sinh. Ngân sách của liên bang giành cho chức năng giám sát của Quốc hội đã tăng từ chưa đầy một triệu USD năm 1789 lên tới hơn một tỷ đô la hiện nay. Tuy nhiên, các vấn đề thuộc về tổ chức, vấn đề mà đã gây khó khăn cho các thành viên của quốc hội thứ 101 thì cũng giống như những vấn đề đã gây khó khăn cho các thành viên của quốc hội đầu tiên. Có rất ít vấn đề được hoàn thành tốt trong quốc hội mà lại không qua hoạt động tập thể. Nhưng như đã bộc lộ trong các tài liệu bao quát về lựa chọn xã hội - hoặc qua cách liếc nhanh vào những quy định của con người - hoạt động tập thể đầy rẫy những khó khăn.

Vấn đề thông thường nhất của hoạt động tập thể là tình thế tiến thoái lưỡng nan của người bị giam (có thể gọi là nghịch lý tù nhân). Cái tên này được rút  ra từ một trò chơi đơn giản có hai người, nhưng trong bối cảnh xã hội, bối cảnh mà ở đó hầu hết sự phối hợp của con người diễn ra theo xu hướng của n người thì nghịch lý tù nhân là hiện tượng phổ biến hơn. Điểm mấu chốt của nghịch lý đó là các cá nhân trong khi tìm cách để tăng tối đa lợi ích của mình luôn có những lôi cuốn để hành động theo những cách làm hại tới lợi ích của cộng đồng (Hardin 1968). Một ví dụ điển hình của nghịch lý là hàng hóa công cộng (Olson 1965). Cộng đồng sẽ thu được lợi ích từ một hàng hóa như thế, nhưng những người không tham gia vào việc cung cấp hàng hoá này cũng không bị loại ra khỏi việc hưởng lợi từ nó. Vì vậy, tất cả mọi người đều có sự khuyến khích hưởng lợi không mất tiền từ đóng góp của những người khác. Thậm chí ngay cả khi cộng đồng có thể hoàn toàn ủng hộ những kết quả thu được của hàng hóa công cộng thì cũng rất ít hoặc không có một nỗ lực nào bỏ ra để cung cấp hàng hoá này. Sự lựa chọn cá nhân hợp lý tạo ra kết quả tập thể bất hợp lý.

Hoạt động tập thể có thể còn bị cản trở bởi thiếu sự phối hợp (Farrell và Saloner 1985,1987; Crawford và Haller 1988). Đối lập với nghịch lý tù nhân, là nghịch lý có những chiến lược quan trọng mang lại sự cân bằng kém hiệu quả trong khi những tình huống khác buộc cộng đồng phải đối mặt với sự cân bằng có hiệu quả gấp bội. Các thành viên của cộng đồng không biết rõ ràng những gì thuộc về chiến lược mà các thành viên khác theo đuổi, và vì vậy sự phối hợp có thể sẽ chẳng bao giờ đạt được kết quả. Một vấn đề phối hợp đơn giản diễn ra khi hai chiếc ô tô cùng đồng thời tiến vào bãi đỗ. Không có người lái xe nào quan tâm cụ thể tới việc ai sẽ vào trước; cả hai lái xe này đều không nghĩ tới việc tránh sự đụng độ. Tuy nhiên cái xảy ra thường xuyên là sự căng thẳng thần kinh lúc khởi động thất bại và sự dừng lại đột ngột khi những người lái xe lái tạo ra con đường riêng của mình vượt qua những ngã tư. Thậm chí nếu mọi người trong cộng đồng đều có lợi từ những gì được lựa chọn thông qua việc xem xét, thì vấn đề phối hợp còn tệ hơn khi việc lựa chọn khác nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho một số thành viên có liên quan so với những người khác.

Một trở ngại khác của hoạt động tập thể là tính thiếu ổn định của lựa chọn xã hội (Arrow 1951). Những quyết định của một cộng đồng được hoạch định thông qua hoạt động tập thể có thể sẽ quay vòng từ lựa chọn này đến lựa chọn khác, ví dụ, lúc đầu là chọn xây dựng một công viên, sau đó lại chọn một con đường, một thư viện, và rồi lại quay trở lại công viên. Cộng đồng có thể phải giành nguồn lực cho một trong các mục tiêu trên, sau đó đến cái khác, nhưng sẽ chẳng bao giờ hoàn thành tốt được bất kỳ mục đích nào của cộng đồng. Một dấu hiệu quan trọng của tính thiếu ổn định của lựa chọn xã hội là một hoặc một số thành viên của cộng đồng có thể bằng hoạt động mang tính chiến lược tác động vào các quá trình hoạch định chính sách theo hướng có lợi cho mình (Stterthwaite 1975; Levine và Plott 1977; Rikẻ 1986). Về mặt lý thuyết, những cử tri có thể bảo vệ chính mình thoát khỏi sự vận động chương trình nghị sự thông qua hành động có tính chiến lược của bản thân họ, nhưng các quy trình bầu cử đích thực được sử dụng ở quốc hội và hầu hết các cơ quan lập pháp khác đều cho phép vận động chương trình nghị sự, thậm chí cả trong chiến lược bầu cử (Orderhook và Schawrtz 1987). Vận động chương trình nghị sự có thể đem lại những lựa chọn mà ưu thế của một thiểu số nhỏ các thành viên làm tổn hại tới đa số. Điều này không chỉ dẫn đến thất bại của hoạt động tập thể mà có thể còn đe dọa đến sự tiếp tục tồn tại của chính cộng đồng.

Theo các học giả về quyền tài sản, giải pháp tốt nhất đối với các vấn đề của hoạt động tập thể là hạn chế tối đa những sự cố của chúng. Những việc được hoàn thành tốt là do loại bỏ được càng nhiều càng tốt những hoạt động  con người trong lĩnh vực thị trường. Adam Smith từ rất lâu đã lập luận rằng lợi ích của cộng đồng sẽ được nhận ra tốt hơn thông qua giao dịch thị trường hơn là thông qua kế hoạch của thậm chí hầu hết các nhà lập kế hoạch mẫu mực. Nhiều lợi ích xã hội có thể còn có được từ hình thức đơn giản của sự nhường nhịn (Axelord 1984). Nhưng ở đây có nhiều hạn chế đối với kết quả đạt được thông qua thương mại và hợp tác tự nguyện; hoạt động thiếu sự phối hợp và tính tổ chức sẽ chỉ tạo nên một cộng đồng ở trình độ như vậy thôi. Ở hầu hết các trường hợp, lợi ích của hoạt động tập thể được nhận ra thông qua tổ chức. Xét về mặt tổ chức thì hoạt động tập thể là hoạt động phối hợp có hiệu quả nhất, nghịch lý tù nhân cũng được khắc phục và các quyết định xã hội có tính ổn định chắc chắn đạt kết quả.

Những cơ sở có tính tổ chức của hoạt động tập thể là rất nhiều, kể ra một số tên như: các công ty, các cơ quan hành chính, hiệp hội, uỷ ban, liên đoàn, đại hội đại biểu. Tuy nhiên, các hình thức tổ chức nổi bật nhất đều có một điểm chung là sự uỷ quyền hoạt động của một cá nhân hoặc các cá nhân cho người được uỷ quyền ban đầu - người chủ - cho một hoặc nhiều các đại diện. Thực tế, một nhà tư tưởng về tổ chức đã định nghĩa: tổ chức là một hệ thống trùng lắp hoặc là một mạng lưới quan hệ chủ/đại diện (Tirole. P.181). Sự uỷ quyền của người chủ  cho các đại diện là chìa khóa của sự phân công lao động và phát triển ngành nghề. Lợi ích lớn sẽ tăng nếu những nhiệm vụ được giao cho những người được đào tạo, có tài và có thiên hướng để thực hiện chúng. Khi toàn bộ những yêu cầu trên được đưa ra và thực hiện sẽ cho phép các công ty thu được lợi nhuận, nền kinh tế phát triển và nhà nước thực hiện được chức năng quản lý.

Những bộ phận trong một tổ chức tất nhiên là đại diện của các cấp cao hơn của chúng. Song những người đứng đầu của một tổ chức như các huấn luyện viên, giám đốc công ty, lãnh tụ đảng cũng là những đại diện (Fama 1980). Thực tế, chính sự uỷ quyền của người có quyền lực cho một đại diện cao nhất để lãnh đạo hoặc quản lý một tổ chức là chìa khoá để khắc phục những vấn đề của hoạt động tập thể. Các đại diện hoạt động với tư cách là những nhà lãnh đạo hoặc các giám đốc phải được trao cho những nguồn lực cần thiết để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình. Trong trường hợp là Đảng quốc hội, các nhà lãnh đạo có thể lợi dụng tầm quan trọng của những vị trí mà họ nắm giữ để gắn với việc thực hiện các trọng tâm. Vì vậy, họ giải quyết vấn đề phối hợp bằng cách ủng hộ tập trung cho một người xoay quanh nhiều lựa chọn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, khả năng hình thành chương trình nghị sự bầu cử của họ có thể giải quyết được tính thiếu ổn định của lựa chọn xã hội (Aldrich 1988). Như Calvert (1987) giải thích trong phân tích của ông về giới lãnh đạo lập pháp, bất kỳ một quyền lực hay sức mạnh nào mà lãnh tụ đảng có được đều là kết quả của sự ủy quyền từ các thành viên: "Người lãnh đạo chỉ có thể tác động được tới các thành viên, là những người muốn được tác động, và chỉ thực thi được "quyền lực" chỉ trong chừng nào anh ta còn sử dụng quyền lực đó để  đưa ra cho họ những cái mà họ muốn" (trang 47).

Trong những mối quan hệ như thế, người đại diện tìm cách để tối đa hoá những vấn đề từ phía mình đối với những giới hạn và khuyến khích do người chủ đưa ra. Ngược lại, người chủ tìm cách để thiết lập mối quan hệ với người đại diện sao cho kết quả thu được thông qua những nỗ lực của người đại diện là cao nhất và quyết định lựa chọn sự uỷ thác lần thứ nhất. Sau đó sẽ xảy ra một cuộc xung đột tất yếu về lợi ích của cả hai bên. Trong lĩnh vực kinh tế, xung đột này thường là về những công sức mà nời đại diện đã giành cho công việc. Trong lĩnh vực chính trị, xung đột thường là về đường lối hành động của người đại diện để theo đuổi mục đích. Chẳng hạn, chương trình nghị sự hoạch định chính sách của các quan chức hành chính có thể bất đồng với sự không thiện cảm của các quan chức được tuyển cử, là những người giám sát họ (Pertschuk 1982). Kết quả của xung đột về lợi ích này là người chủ luôn luôn phải chịu một sự suy giảm nào đó về lợi ích của mình. Thứ nhất, người chủ phải chịu sự tổn thất của việc đại diện do hành vi đại diện gây ra mà nếu là người khác sẽ phục vụ tốt hơn lợi ích này. Thứ hai, người chủ phải chịu phí tổn lớn cho những nỗ lực để làm giảm bớt những tổn thất của việc đại diện. Những tổn thất đại diện có thể lớn hơn những lợi ích có thể thu được nhờ hoạt động tập thể, hoạt động mà trong trường hợp đó không có sự ủy quyền.

Hành vi mang tính cơ hội đó xuất phát từ gốc rễ của vấn đđại diện là không có cách nào giới hạn được quan hệ chủ/ đại diện. Những cá nhân tham gia vào các giao dịch thị trường có những khuyến khích tương tự để hành động theo lối kém phần thanh cao (Kintner 1978). Tuy nhiên ở những hoàn cảnh nhất định, những khuyến khích đó hiện diện ở quan hệ chủ /đại diện sẽ tạo một môi trường thích hợp đặc biệt cho chủ nghĩa cơ hội. Ở đây có tình trạng hành động bị ẩn khuất, thông tin bị che giấu và những hình thức dễ bị người đứng đứng đầu lạm dụng có tính chiến lược mà chúng ta đã đề cập đến như là nghịch lý của Madison.

Hành động ẩn khuất và thông tin bị che giấu

Trong sự đa dạng của quan hệ đại diện, người đại diện vốn có hoặc có được những thông tin mà đối với người chủ là không sẵn có hoặc là phải chi phí rất lớn mới có được. Người đại diện có những khuyến khích để sử dụng những thông tin này một cách bài bản hoặc đơn giản giữ nó trong im lặng - một tình huống liên quan tới vấn đề phát giác sự thực hoặc sự khuyến khích không thích đáng. Trong một công ty, công nhân có những thông tin mà thông tin đó không sẵn có đối với giám đốc, chẳng hạn như thông tin về dây chuyền sản xuất có thể chạy nhanh ở mức nào trước khi làm hợp giao kèo số lượng sản phẩm. Tuy nhiên họ sẽ không để lộ thông tin này bởi vì họ không thích phải làm việc với một tốc độ quá nhanh. Một loại thông tin khác là thông tin mà người đại diện thường có và người chủ không có đó là kiểu thông tin về người đại diện (chẳng hạn những thông tin về người đại diện như là làm việc chăm chỉ hay lười biếng, có tài hay không tài, ngại rủi ro hay biết chấp nhận rủi ro). Vấn đđa dạng của những thông tin bị che giấu này được đề cập tới  như là một tập hợp không thuận, chống đối.

Tình trạng mà người đại diện có được những thông tin mà thông tin đó  không sẵn có đối với người chủ là phổ biến trong hoạch định chính sách công. Cơ sở lập luận của Niskanent (1971) về vấn đề tại sao giới quan chức chính phủ lại có được mức ngân sách cao nhất của mình, là vì các quan chức đã giữ kín được những thông tin về chi phí vận chuyển dịch vụ, đó là những thông tin mà các nhà chính trị được tuyển cử không có. Qua các cuộc điều tra, các uỷ ban quốc hội không phát hiện được những thông tin mà những thông tin đó không có sẵn đối với các thành viên của quốc hội. Tương tự, mỗi cá nhân thành viên quốc hội có những thông tin tốt hơn người lãnh đạo đảng quốc hội, vì ủng hộ hoặc không ủng hộ vị trí của đảng có thể gây cho họ những rắc rối khi trở về nhà (Sin Clair 1983).

Vấn đề thứ hai, hành động ẩn khuất đó xuất hiện trong một loạt những tình huống. Các cổ đông không thể nhìn thấy hết được liệu những hoạt động mà giám đốc công ty thực hiện có vì lợi ích tốt nhất của họ hay không. Các cử tri không thể nhận biết hết được liệu hoạt động của các đại biểu được lựa chọn - những người đại diện của họ - có vì lợi ích tốt nhất của họ không. Hành động bị che giấu là cực kỳ khó nhìn thấy trước khi hoạt động của người đại diện chỉ quyết định một phần kết quả, như trong trường hợp sản xuất của một đội hoặc quyết định của một uỷ ban, hoặc khi kết quả được quyết định một phần bởi cơ may. Trong những trường hợp như thế, người chủ không thể luận ra được chính xác hoạt động của người đại diện, thậm chí ngay cả khi có thể quan sát được kết quả.

Nghịch lý của Madison

Tranh cải cho việc phân chia quyền lực định rõ trong Hiến pháp mới, Madison viết trong tác phẩm 'người ủng hộ quyền lực của liên bang 51': "trong khuôn khổ của một nhà nước bị điều khiển bởi hết người này đến người khác thì cái khó khăn nhất là phải trước hết làm cho nhà nước kiểm soát được sự quản lý và sau đó bắt buộc nhà nước phải tự kiểm soát được chính nó". Các thành viên của công ước Hiến pháp đều tán thưởng mạnh mẽ quan sát của Madison, bất kể quan điểm của họ về  ấn phẩm đã được soạn ra một cách cơ bản như thế nào. Họ đều nhận thấy rằng theo đạo luật của liên đoàn, Nhà nước liên bang đã không được uỷ quyền đủ mức để hoàn thành tốt nhiều việc như thế. Nhưng họ cũng sợ rằng một nhà nước đủ quyền lực để quản lý có hiệu quả sẽ tất yếu đủ quyền lực đđè nén họ.

Thêm vào những vấn đề của hành động bị che giấu và thông tin bị giữ kín thì đây là vấn đề thứ ba, chúng ta gọi là nghịch lý của Madison, là một cái bẫy tiềm ẩn trong tất cả các thể chế dựa trên sự uỷ quyền. Bản chất của vấn đề là nguồn lực hoặc quyền lực trao cho một đại diện vì mục đích nâng cao lợi ích của chủ quyền lực có thể quay trở lại chống chính người chủ. Mặc dù đây là vấn đđại diện thông thường nhưng từ lâu nó đã được chỉ ra trong lý thuyết chính trị tự do - vì nó trở nên hết sức quan trọng khi người đại diện trong lĩnh vực này ở vị trí lãnh đạo. Nghịch lý của Madison không phải là kết quả của việc người đại diện sử dụng những hành động bị ẩn khuất hay những thông tin bị giữ kín, mặc dù những cái này chắc chắn sẽ làm cho vấn đề xấu đi. Đúng hơn, nghịch lý này xuất phát từ việc người đại diện khai thác vị trí thuận lợi có tính chiến lược mà họ được đặt vào.

Trong khi tìm cách giải quyết những vấn đề của hoạt động tập thể, các thành viên của cộng đồng phải có khả năng tiên đoán trước được sự uỷ quyền của mình cho một đại diện cao nhất. Nếu không họ có thể nhận ra rằng thà để cho các vấn đề của họ tiếp tục tồn tại hơn là chung sống cùng với những giải pháp mà người đại diện của họ đã đạt được.

Người chủ  tập  thể và người đại diện tập thể

Những vấn đề về hoạt động ẩn khuất, thông tin bị giữ kín và nghịch lý Madison thường gặp trong tất cả các quan hệ đại diện. Tuy nhiên ở đây còn phải tính đến cả sự rủi ro của việc uỷ quyền, khi hoặc là người chủ hoặc là người đại diện bị tác động, ảnh hưởng. Đặc biệt rất giống với những vấn đề của hoạt động tập thể, sự uỷ quyền dự định sẽ khắc phục tình trạng thiếu phối hợp và tính không ổn định của lựa chọn xã hội, nhưng có thể lại làm xuất hiện những vấn đề gây tác hại cho hoặc đại diện tập thể hoặc người chủ  tập thể - nghịch lý tù nhân. Người chủ tập thể có thể không có khả năng thông báo sự ưu tiên đơn phương cho các hoạt động của đại diện, hoặc không có khả năng đưa ra một hợp đồng thù lao quản lý đơn phương cho người đại diện. Một bộ phận các thành viên có thể tác động một cách có chiến lược vào quá trình hoạch định chính sách của người lãnh đạo tập thể. Một cách tương tự, người đại diện được uỷ quyền giữ vai trò điều khiển hoặc lãnh đạo có thể sử dụng quyền nghị sự  của họ để làm những điều giống như vậy, như thế làm cho người chủ tập thể dễ lâm vào kiểu nghịch lý của Madison. Một vấn đề có liên quan là trong việc bổ nhiệm một cá nhân làm đại diện tập thể, chẳng hạn như đội sản xuất hay một ủy ban, thì khả năng và sở thích của một người không thể được đánh giá một cách tách biệt riêng lẻ, mà thay vào đó người chủ cần phải xem xét xem người đại diện mới sẽ hợp tác với các thành viên đang hiện có của đội hoặc của uỷ ban như thế nào.

Phân biệt giữa các vấn đề của người chủ tập thể và người đại diện là những vấn đề cụ thể của người chủ và người đại diện. Một người đại diện cố gắng phục vụ người chủ thật nhiều thường nhận thấy rằng, bất kỳ hoạt động nào anh ta có thể mang lại lợi ích cho người chủ này đều làm thiệt hại tới người chủ khác. Như Moe (1984)  đã quan sát, các cơ quan đại diện của liên bang bị nhấn chìm bởi các áp lực đối lập nhau từ chính các thành viên của họ, tổng thống, toà án, khách hàng nhóm lợi ích cũng như vài uỷ ban quốc hội và các uỷ ban cấp dưới. Thứ hai,  khi có nhiều đại diện thì điều có thể xảy ra là họ sẽ âm mưu chống lại người chủ (Tirole 1986). Điều này có thể xảy ra theo một số cách, chẳng hạn một công nhân, người làm gián đoạn dây chuyền sản xuất chắc chắn chỉ bị phê phán từ người công nhân làm cùng với mình. Bản chất của lý thuyết "tam giác sắt” hoặc của "nhà nước cấp dưới"  về chính sách công là sự thông đồng giữa hai bộ phận của những người đại diện - cơ quan đại diện liên bang và các uỷ ban quốc hội mà vẻ bề ngoài quốc hội là người kiểm soát chúng - làm suy yếu sự hưng thịnh của công chúng nói chung (người chủ tối cao nhất) hơn là thúc đẩy nó phát triển.

Khắc phục những vấn đề của đại diện

Những tổn thất của đại điện có thể được hạn chế, nhưng chỉ thông qua việc thực hiện những biện pháp mà bản thân chúng cũng phải có chi phí. Có 4 loại giải pháp như thế: (1) thiết kế hợp đồng, (2)  cơ chế thẩm tra và lựa chọn, (3)  kiểm tra và báo cáo và (4) sự kiềm chế về mặt thể chế.

Thiết kế hợp đồng

Bất kỳ một hợp đồng nào giữa người chủ và người đại diện cũng phải thoả mãn sự tham gia có giới hạn. Thù lao của người đại diện tối thiểu phải bằng những chi phí cơ hội của anh ta, nhưng phải ít hơn lợi ích ít ỏi mà người chủ thu được nhờ hoạt động của người đại diện. Nếu như điều kiện này không được đáp ứng, bên này hoặc bên kia sẽ không khá hơn khi tham gia vào mối quan hệ đó và họ sẽ từ chối tham gia. Giả sử rằng giới hạn tham gia được thoả mãn, mục đích của người chủ là giao nhiệm vụ, và quy định rõ các điều khoản thù lao tương ứng theo cách mà nời đại diện có động cơ phục vụ tốt nhất lợi ích của người chủ. Những hợp đồng như thế có thể quy định rõ những phần thưởng hoặc hình phạt đặc biệt khi người đại diện có khả năng làm những việc cực kỳ nguy hại đối với người chủ. Trong một số trường hợp, đặc biệt khi rất khó phát hiện người đại diện không tuân thủ đúng chỉ đạo của người chủ thì hình phạt để bắt buộc sự tuân thủ cũng còn xa mới lớn hơn lợi ích mà người chủ thu được nhờ sự phục tùng (Holmstrom 1979).

Trong những hoàn cảnh mà thường tồn tại những thông tin bị che giấu và hoạt động ẩn khuất trong quan hệ chủ/ đại diện thì việc thiết kế những điều khoản thù lao chỉ là trò lừa bịp. Chẳng hạn có rất nhiều điều khoản thù lao khác tạo sự khích lệ cho hoạt động của người đại diện hơn là những điều khoản mà do người chủ định ra. Ngược lại, nếu không bị giới hạn, người môi giới nhận được một khoản hoa hồng về thương mại sẽ làm xáo trộn thông qua phần đầu tư của khách hàng của họ. Các giám đốc công ty Ford, không ít sáng tạo hơn đối tác Soviet nổi tiếng, thường đáp ứng quota của mình nhờ việc dựng lên một cách gian lận số lượng lớn ô tô ưu tiên cho các quan chức thời kỳ đầu vận hành sản xuất (Halberstam 1986). Các cơ quan đại diện của nhà nước có những thời kỳ đặc biệt khó khăn trong việc thiết kết những danh mục thù lao thích hợp. Chẳng hạn các nhà quản lý y tế  nhận ra rằng, việc bệnh viện hoàn tiền cho tất cả những chi phí "hợp lý" xuất hiện trong điều trị bệnh nhân đã góp phần vào những yêu sách leo thang ngày càng nhanh. Trong năm 1982, bệnh viện đã giành được sự chấp thuận của quốc hội cho một hệ thống mới mà với hệ thống này bệnh viện đã nhận được một khoản tiền cố định giành cho chữa bệnh dựa vào lời chuẩn đoán có liên quan đến nhóm (DRG), là nhóm bệnh nhân được chỉ định. Theo đúng thứ tự ngắn hạn, hệ thống bắt đầu trải qua "sự luồn lót của DRG": người Mỹ già cả đã không chống nổi những bệnh tật có chi phí đắt đỏ ngày càng tăng mà những bệnh tật đó thường  được chuẩn đoán chỉ bằng công nghệ y học tiên tiến nhất (và rất đắt).

Vấn đề lợi ích không thích đáng trong các điều khoản thù lao có thể được giảm nhẹ bằng cách giành cho các đại diện có quyền yêu sách cuối cùng về kết quả đầu ra. Chẳng hạn, khoản thù lao nhận được nhờ các hoạt động phối hợp thường dưới dạng chia sẻ lợi nhuận hoặc những khoản tiền thưởng khác gắn liền với sự tiến triển của công ty. Một ví dụ khác về kiểu thoả thuận này là chia sẻ hoa lợi. Thay vì phải trả một khoản tiền thuê đất nhất định, các chủ đất đã cho người thuê trả bằng phần trăm số hoa màu thu được. Hợp đồng thù lao kiểu này cũng có thể áp dụng cho các khu vực công. Trong những thế kỷ trước, Vua Pháp và các Quốc vương châu Âu đã thu được nhiều nguồn lợi từ "thuế nông dân". Đó là vì những người được trao cho quyền thu thuế ở một khu vực cụ thể lâu đến chừng nào họ còn nộp một lượng tiền thu được vượt trên số đã thoả thuận cho quốc vương. Nhà nước của Ohio đã thực sự áp dụng phương pháp này trong việc thu các nguồn lợi vào cuối thời kỳ nội chiến. Quốc gia và thành phố được phép thuê "người điều tra thuế", người được trao quyền để tìm ra những tài sản có thể đánh thuế nhưng bị che giấu (thường là cổ phần và tiền gửi ngân hàng) và được trả thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của mức vượt.

Mặc dù những kiểu chia lợi nhuận như thế có thể giúp giảm bớt những tổn thất đại diện, nhưng chúng không phải là một phương thuốc bách bệnh. Chúng có thể trở nên rất tốn kém cho người chủ và tất nhiên không loại bỏ được tất cả những động cơ không thích đáng. Trong lĩnh vực chính sách công, việc giành cho người đại diện yêu sách cuối cùng về sản phẩm đầu ra có thể gây ra những hậu quả xấu riêng biệt. Một sinh viên được hưởng lợi có thể phỏng đoán tại sao thể chế về thuế nông nghiệp không còn được ưu đãi như trước. Thậm chí nếu yêu sách đó là động cơ để thúc đẩy các công chức nhà nước làm việc thì phần lớn đầu ra của một chính sách quan trọng hầu như không thể đo lường được. Chẳng hạn, làm thế nào mà quân đội được ban cho những lợi ích khuyến khích mà những lợi ích đó lại phụ thuộc vào việc liệu họ đã có một năm tốt hay không.

Những khó khăn đưa ra liên quan đến việc thiết kế những hợp đồng tối ưu, ưu tiên cho việc thiết lập một quan hệ đại diện, một chiến lược lựa chọn dành cho người chủ có thể chỉ là đưa ra một hợp đồng thù lao và quy định sự chấp thuận của người đại diện, và xem người đại diện đã hoàn thành nhiệm vụ như thế nào. Cuối cùng, không có thông tin nào về hoạt động của người đại diện tốt hơn chính công việc thực sự của anh ta. Phần lớn các hợp đồng lao động quy định một thời gian thử nghiệm ban đầu (từ 3 - 4 ngày cho các nhân viên phục vụ, 3 - 4 năm cho người có chuyên môn) và đưa ra các cuộc kiểm tra định kỳ sau đó. Người chủ có thể tối thiểu hoá rủi ro gắn liền với chiến lược này thông qua việc đăng ký ban đầu của đại diện về  một danh mục công việc mẫu mực và có trách nhiệm nhất ở mức thù lao cao nhất. Người đại diện thực hiện tốt được thưởng do việc ngày càng tăng phạm vi quyền lực và trách nhiệm của họ cũng như mức thù lao. Người đại diện không thực hiện tốt sẽ không được thăng tiến một cách tương tự, hoặc có thể thậm chí bị giáng cấp hoặc loại bỏ. Giống những chiến lược có sẵn khác giành cho người chủ, chiến lược này vận hành tốt nhất khi những người đại diện có thể được khích lệ để cạnh tranh với nhau. Một trong những lý do chính của hệ thống cấp bậc trong tổ chức là vì nó thể hiện được sự thật là có nhiều người tìm kiếm sự thăng tiến lên cấp cao hơn, hơn là những cơ hội sẵn có.

Cơ chế thử nghiệm và lựa chọn

Một chính sách thuê người làm trước và định mức thù lao sau chẳng làm được việc gì để xác định được tập hợp không thuận như đã được thảo luận ở trên. Việc đưa ra một mức thù lao trước chỉ thu hút những ứng cử viên mà chi phí nghề nghiệp của họ thấp hơn mức đưa ra. Tuy nhiên, đây không phải là sự phân tích phê bình có hại, vì có một số việc có thể  tác động đến tập hợp không thuận đơn giản bằng cách thay đổi những điều khoản của hợp đồng thù lao. Vấn đđáng chú ý hơn là những thông tin lộ ra trong chính hoạt động nghề nghiệp của người đại diện, có giá trị như nó vốn có, có thể phải chi phí cực kỳ đắt mới có được. Spence (1974) đã chi tiết hoá một vài lý do tại sao lại phải chi phí lớn như vậy để lựa ra được người đại diện tốt sau khi họ đã được thuê và tại sao phải chi phí cho cả người chủ và người đại diện đđầu tư thời gian và sức lực cho việc tránh sự phối hợp không tốt ở bước đầu tiên.

Một người có thể hỏi tại sao người chủ lại không thuê người một cách đơn giản là xác định năng xuất lao động của anh ta và sau đó hoặc là sa thải anh ta hoặc là giàn xếp một mức lương tương ứng. Có một vài lý do để người chủ không làm như vậy. Ông ta không thể thực hiện như vậy một cách thường xuyên. Để cho khả năng thực sự của một người bộc lộ rõ ràng phải có thời gian (thậm chí một thời gian dài). Ở đây có thể còn đòi hỏi phải được đào tạo cụ thể trước khi một cá nhân có thể đảm nhiệm một loại công việc nhất định. Cũng có thể là một hợp đồng và một hợp đồng có thời hạn mà trong thời gian đó cá nhân không thể bị sa thải và lương của anh ta cũng không bị điều chỉnh. Toàn bộ những yếu tố trên có khuynh hướng hình thành quyết định thuê người và quyết định đầu tư của người chủ. Những chi phí nhất định phải gánh chịu trong việc thuê người và trong thời gian đầu làm việc bị giảm giá trị và không thể thu lại nếu như việc đầu tư bị thất bại (P14).

Trong bối cảnh chia sẻ lợi nhuận làm giảm thiểu những tổn thất đại diện và những chi phí đại diện, cả hai bên sẽ khôn ngoan hơn nếu người chủ có khả năng nhận biết được những người có kỹ năng và tài năng thích hợp cùng với những tích cách cá nhân có thiên hướng cho sự hình thành quan hệ chủ /đại diện. Đầu tư bắt buộc càng nhiều hơn trong việc quyết định thuê người thì cơ chế thẩm định và lựa chọn càng trở nên quan trọng hơn. Vì vậy, lập luận của Spence áp dụng thậm chí nhiều hơn cho lao động ở khu vực công hơn là khu vực tư. Các thành viên quốc hội được bổ nhiệm vào các uỷ ban không trải qua một thời gian thử nghiệm để xem họ hoàn thành công việc như thế nào. Những nhân viên của Bộ nội vụ vì những mục đích thực tế không thể bị sa thải. Và  như Tổng thống đương nhiệm đã chỉ ra trong cuộc chạy đua để ứng cử lại rằng, các văn phòng nhà Trắng không có chỗ cho đào tạo việc.

Nhưng làm thế nào mà người chủ và nời đại diện có thể tìm được sự giao đấu phù hợp khi họ thiếu những thông tin cần thiết? Người chủ không thể quan sát được việc hành nghề thực sự của người đại diện cho đến khi có sự cam kết. Cũng một cách tương tự, người đại diện có năng lực cũng không thể biết chính xác công việc đó như thế nào cho đến khi anh ta bắt tay vào làm. Vấn đề này còn tai hại hơn bởi một thực tế là cả người chủ và người đại diện có năng lực thường có những lợi ích để bóp méo khả năng và sở thích của mình. Theo Spence, sự sai lệch thông tin này được điều chỉnh thông qua khả năng (đặc tính) quan sát nhau, và chúng là những dấu hiệu đáng tin cậy của những phẩm chất cơ bản của lợi ích. Nhiều dấu hiệu mà người chủ quan tâm trên thị trường lao động vượt khỏi sự điều chỉnh của người tham dự, chẳng hạn như chủng tộc, tuổi tác hoặc giới tính và đối với những dấu hiệu này có thể là nguồn gốc bất hợp pháp của sự phân biệt đối xử. Tuy nhiên, những dấu hiệu khác ít nhất người tham dự đều có thể điều chỉnh một chút. Chẳng hạn như sự xuất hiện đúng giờ cho cuộc phỏng vấn việc làm, sự  xuất hiện với trang phục gọn gàng và thể hiện sự nhiệt thành với công việc.

Cam kết tuyển dụng cũng là một hình thức quan trọng trong lĩnh vực chính trị. Các ứng cử viên quốc hội, người mà đã làm việc ở các cơ quan được tuyển cử trước đây thì khả năng được tuyển chọn là cao hơn những người chưa qua công việc. Lý do chính của điều này là ở chỗ, sự hiện diện thành công trước đây của họ là cái tham gia có hiệu quả, nó chứng tỏ họ là những ứng cử viên có chất lượng cao (Jacobson và Kernell 1981). Các đảng trong quốc hội cũng có xu hướng không đề cử những người "trong sạch" vào uỷ ban phân bổ ngân sách của hạ viện. Theo Fenno (1966) là vì những người trong sạch đã không ở bên ngoài nhiều đđể chứng minh rằng họ là một kiểu người chung thuỷ, là mẫu người làm việc theo kiểu truyền thống ở uỷ ban - chăm chỉ, được kính trọng và bất kể hệ tư tưởng nào họ yêu thích miễn là họ đáp ứng được yêu cầu của đảng.

Yêu cầu kiểm tra và báo cáo

Kể từ khi người chủ và người đại diện bước vào mối quan hệ thì cách dễ làm nhất để loại bỏ những điều kiện cho những hoạt động và thông tin bị che giấu dường như là thiết lập những quy định yêu cầu người đại diện phải báo cáo tất cả những thông tin có liên quan mà họ có được, và bất kể  hoạt động nào mà họ thực hiện. Cuối cùng, những thông tin bị che giấu không còn là bí mật nữa nếu như anh làm cho người đại diện bộc lộ ra. Trên cơ sở những thông tin mà người đại diện cung cấp, người chủ có thể ràng buộc thù lao của người đại diện một cách trực tiếp với cách làm việc thực sự của anh ta. Như trước đây, trong bối cảnh hai bên chia sẻ lợi ích có được từ sự cắt giảm những tổn thất và chi phí đại dịên, thì cả người chủ và người đại diện đã tham gia một cách khôn ngoan.

Tuy nhiên, có những chi phí cần thiết cho sự cung cấp thông tin của người đại diện và  việc xử lý thông tin của người chủ (Williamson 1975). Nếu như không có chí phí này,  người cung cấp  thông tin sẽ không giành thời gian và sức lực cho nhiệm vụ mà đáng lẽ phải được thực hiện. Thay vì yêu cầu người đại diện báo cáo tất cả những thông tin có liên quan, báo cáo của họ nên ở mức tổng hợp (coursification) (Demski và Sppington 1987). Điều không may là công việc điều chỉnh rất khó, người chủ có thể hoặc là đói thông tin, hoặc và thường xảy ra hơn là bị chìm ngập bởi quá nhiều thông tin. Hàng trăm triệu đô la đã được đầu tư hàng năm cho việc thiết kế hệ thống thông tin quản lý đã chứng tỏ cái khó của vấn đề.

Tuy nhiên, trở ngại nặng nề đối với việc yêu cầu báo cáo như đã từng được đưa ra,  đó là vấn đề phát giác sự thật và những lợi ích không thích đáng. Người đại diện có những lợi ích để tô hồng sự việc, để làm các báo cáo phản ánh thiên vị về bản thân, hoặc bộc lộ những thông tin theo kiểu có tính chiến lược khác nào đó. Một nhân viên có thể phát hiện ra rằng, những năng lượng, kỹ năng và sự sáng tạo được đề cập trong bản báo cáo về sự tiến triển hàng tuần của mình sẽ mang lại nhiều kết quả hậu hĩnh hơn là làm việc một cách thực sự. Thậm chí nếu người đại diện bằng cách nào đó có thể bắt buộc phải trung thực khi báo cáo thì người chủ sẽ vẫn không biết những cái mà người người đại diện không báo cáo. Vì những lý do đó, người chủ bổ sung vào yêu cầu này cái mà McCubbins và Schwartz  (1984) đã đặt biệt danh là "cảnh sát tuần tra" những sơ xuất - đó là kiểm toán, điều tra và những phương pháp kiểm tra trực tiếp khác. Để có hiệu quả, chính sách kiểm tra nên được áp dụng một cách bất thường để bảo đảm được yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ (Kanodia 1985). Kiểm tra trực tiếp có thể tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực của người chủ. Bất kỳ ai đã làm việc ở nhà máy đều có thể nhận thấy một thực tế là việc giám sát liên tục sẽ hạ thấp giá trị và có thể ăn mòn tinh thần của người giám sát và người bị giám sát.

Hoạt động của người đại diện thường tác động tới các cá nhân, những cá nhân mà không tham gia vào hợp đồng gốc giữa người chủ/ người đại diện. Những cá nhân này có thể được hưởng lợi từ hoạt động của người đại diện, chẳng hạn như khi một nhân viên cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhân danh người chủ của công ty, hoặc khi các công chức hành chính chuyển lợi ích cho các thành viên của khu vực bầu cử nhân danh các thành viên của quốc hội hoặc của tổng thống, Vì nhóm ảnh hưởng thứ ba này có những lợi ích để theo dõi và tác động đến hoạt động của người đại diện, cho nên xuất hiện những cơ hội cho việc giám sát đầy tiềm năng, chí phí ít và đáng tin cậy hơn "cảnh sát tuần tra". Thay vì kiểm tra mẫu hoạt động của người đại diện (hoặc một cách điển hình hơn những bản báo cáo của người đại diện về hoạt động của họ) để tìm kiếm những hoạt động không phù hợp và những thông tin không đúng, người chủ sẽ có được những thông tin từ nhóm ảnh hưởng thứ ba. Điều này McCubbins và Schwartz đưa ra như là sự giám sát của "chuông cứu hoả".

Sự giám sát của "chuông cứu hoả" có một số ưu điểm. Thứ nhất, nó cho phép người chủ thu thập thông tin với mức chi phí thấp hơn, thậm chí ngay cả khi  bằng chi phí cho giám sát của cảnh sát tuần tra thì phần lớn của chi phi đó là do nhóm ảnh hưởng thứ ba. Thứ hai, nó có thể đem lại những thông tin  tốt hơn. Bằng chính sách cảnh sát tuần tra thiết thực, người chủ kiểm tra chỉ một kiểu mẫu nhỏ hoạt động của người đại diện và vì vậy chắc chắn là bỏ sót những vi phạm. Dưới hệ thống chuông cứu hoả được thiết kế tốt, nhóm thứ ba có thể mang lại cho người chủ bất kỳ vi phạm nghiêm trọng nào của người đại diện. Quan trọng hơn, nhóm ảnh hưởng thứ ba có những lợi ích hoà hợp với lợi ích của người chủ và không - giống trường hợp của người đại diện - xung đột với chúng. Thứ ba, việc quy định trước một hợp đồng với người đại diện thường khó bao quát hết được tất cả những cái ngẫu nhiên, và kết quả là rất khó xác định người đại diện có vi phạm hợp đồng hay không. Trong tình huống này, sự phàn nàn do nhóm ảnh hưởng thứ ba đem lại cho người chủ cơ hội để nhắc lại rõ ràng hơn mục đích của mình.

Thông thường, người chủ theo dõi hoạt động của người đại diện dễ hơn là nhóm thứ ba theo dõi. Trong những trường hợp như thế, người chủ có thể cung cấp cho nhóm thứ ba những phương tiện và khuyến khích để thu thập thông tin và báo cáo với anh ta. Một ví dụ có tính phổ biến là một công ty đã ghi vào phía sau của những xe tải của họ số 800 là số mà những người lái xe mô tô có thể gọi đến để thông báo việc lái xe ẩu của người điều khiển xe. Năm 1874 Nhà nước liên bang đã giành 25% lượng tiền thu được từ phạt và tước đoạt tài sản cho những người đã thông báo về sự định giá gian lận của các quan chức hải quan (Studenski và Srooss 1952, tr. 170). Ngày nay một vài cơ quan đại diện của nhà nước liên bang bao gồm Bộ quốc phòng, Cục thuế quốc tế, Ủy ban an ninh và trao đổi đã áp dụng những biện pháp tương tự bằng cách lắp đặt những đường dây nóng giả (lừa đảo) và quảng cáo những phần thưởng giành cho những người "huýt sáo theo còi". Mặc dù những chương trình như thế có một loạt những vấn đề thuộc về vận hành, nhưng tác dụng ngăn cản của nó là đáng kể.

 Người chủ có thể đặt một hệ thống chuông cứu hoả bằng cách yêu cầu người đại diện phải thông báo cho nhóm thứ ba bất kể hoạt động nào ảnh hưởng tới họ. Theo McCubbins, Noll và Weingast (1987) yêu cầu này là điểm mấu chốt của Đạo luật về thủ tục hành chính của năm 1946. Để tuân thủ luật này, cơ quan đại diện về mặt hành chính phải thông báo kế hoạch xem xét vấn đề nào và ưu điểm của các quyết định. Những cái này phải được bình luận, nhận xét và tất cả các nhóm lợi ích đều được phép tiếp cận với các quan điểm. Cơ quan đại diện phải đề cập rõ ràng bất kỳ và toàn bộ chứng cứ đưa ra và phải chỉ ra được sự gắn liền hợp lý giữa chứng cứ và quyết định của họ. Tuy nhiên, quy trình như thế không cần phải loại bỏ những tiền lệ vốn có trong việc ra quyết định. Nhưng một chuỗi những thông báo, nhận xét, thu thập chứng cứ và sự thận trọng được uỷ thác đã đem lại vô số những cơ hội cho các thành viên quốc hội phản ứng khi một cơ quan đại diện tìm cách thoát khỏi sự chỉ đạo mà nhóm cử tri nòng cốt nhận thấy có thể chống lại. Điều này làm cho các cơ quan đại diện rất khó ảnh hưởng có chiến lược đến các quyết định của quốc hội thông qua việc trình bầy những chuyện đã rồi, đó là một chính sách mới gắn với những người ủng hộ đã được vận động.

Những kiềm chế về mặt thể chế

Phần lớn những áp dụng về cấu trúc chủ/ đại diện trong lĩnh vực kinh tế nổi bật lên vấn đề người chủ tìm cách làm cho người đại diện bỏ ra nhiều nỗ lực hơn. Giả sử là người đại diện làm việc càng chăm chỉ thì càng làm ra nhiều sản phẩm. Nhưng người đại diện thường ở vị thế làm hại cho chủ nhiều hơn là đơn giản giữ lại những nỗ lực. Việc biển thủ, buôn bán nội bộ, tham nhũng công sở, lạm dụng quyền lực là toàn bộ những bằng chứng rõ ràng về thực tế này. Bất kể lúc nào nời đại diện cũng có thể có những hành động làm huỷ hoại nghiêm trọng lợi ích của người chủ. Trong khi người chủ cần phải ngăn cản một cách đơn phương khả năng người đại diện theo đuổi những kiểu hoạt động như thế.

Chúng ta đề cập tới những biện pháp đối phó khác nhau mà người chủ có thể thực hiện được trong tình huống này là những kiềm chế về mặt thể chế. Những kiềm chế về mặt thể chế đòi hỏi rằng khi quyền lực đã được uỷ nhiệm cho một đại diện thì tối thiểu phải có một người đại diện khác có quyền lực để phủ quyết hoặc ngăn cản hoạt động của người đại diện đó. Các nhà lập hiến đã thiết lập nhiều thể chế kiềm chế gắn chặt với nhau với ý định hạn chế bớt quyền lực ngày càng tăng  của nhà nước trung ương do họ tạo ra. Phần lớn các công ty cũng sử dụng hệ thống kiềm chế, chẳng hạn những khoản chi tiêu lớn đòi hỏi phải có sự chấp thuận của cả giám đốc và người kiềm chế. Một số trong phần lớn các thể chế chất đầy sự kiềm chế là các trường đại học. Việc công nhận nhiệm kỳ thường đòi hỏi phải có cuộc bầu cử thành công ở các khoa, sự chấp thuận của người đứng đầu của một khoa, sự chấp thuận của một uỷ ban đặc biệt của trường và sự  thông qua của người có trách nhiệm quản lý.

Như Madison đã quan sát, tham vọng được kiềm chế tốt nhất bằng tham vọng - những người đại diện được xếp ở những vị trí chống lại nhau nên có những lợi ích bù lại. Điều này được thực hiện tốt nhất thông qua việc hình thành thù lao cho người đại diện phụ thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn như có thể thưởng cho giám đốc vì sản xuất tăng nhưng thưởng cho người kiềm chế vì chi phí giảm. Những kiềm chế cũng có thể áp dụng trong thu thập thông tin. Thay vì phải bỏ nhiều nỗ lực để có được những nguồn thông tin không thiên vị, người chủ có thể làm tốt hơn để có được những bản thông báo thiên vị từ các đại diện khác nhau, những đại diện mà có xung đột về lợi ích. Quan điểm cho rằng việc tố tụng nên thuộc về đối thủ đúng hơn là thuộc về cơ quan nhà nước là dựa trên cùng một lôgic. Ngược lại, những kiềm chế sẽ bị vô hiệu hoá khi lợi ích của những người đại diện không còn ở tình trạng xung đột.

Những kiềm chế có giá trị như nhau đối với việc phủ quyết của các nhóm cấp dưới. Đây là ý tưởng mà các nhà lý thuyết về lựa chọn xã hội đã đưa ra.  Những kết quả lý thuyết chính về tác dụng của phủ quyết của các phân nhóm nói chung dựa vào trực giác. Đầu tiên, càng có nhiều phủ quyết của các phân nhóm (những kiềm chế) thì việc thay đổi hiện trạng càng khó hơn. Hiện trạng cũng  khó thay đổi hơn khi sở thích trong phạm vi phủ quyết của các phân nhóm trở nên đồng nhất hơn và cả khi sở thích giữa các phân nhóm khác nhau hơn (Cox và McKelvey 1984). Sau đó những kiềm chế ngăn cản khả năng người đại diện làm những việc mà người chủ cho rằng không đáng làm nhưng tất nhiên cũng ngăn cản các đại diện làm những việc đáng làm. Sự an toàn nằm ở cái giá của sự linh hoạt. Vì vậy, sự khao khát áp đặt kiềm chế đối với quyền lực được uỷ nhiệm sẽ làm tăng tính hữu dụng mà người chủ rút ra từ hiện trạng đồng thời cũng làm tăng thêm những mối nguy hiểm do những hoạt động đại diện không thích hợp gây ra.

Quan hệ chủ/ đại diện và tính thiếu ổn định trong việc thừa kế

Tại sao một số phương pháp kiềm chế tổn thất đại diện được chọn và một số khác lại không được lựa chọn? Trong nhiều trường hợp đó là vấn đề thuộc về tính khả thi của chúng, những đặc điểm nào đó của hoàn cảnh sẽ ngăn cản những phương pháp khác. Chẳng hạn một giáo sư được giao cho một chức vụ, một thẩm phán được bổ nhiệm hoặc một thành viên của quốc hội được chỉ định vào một uỷ ban thì việc bãi nhiệm họ hoặc là thay đổi hợp đồng thù lao là rất khó. Trong trường hợp này người chủ phải dựa chủ yếu và các quy trình thử nghiệm và lựa chọn. Sự giám sát của chuông cứu hoả được lựa chọn chỉ khi có nhóm ảnh hưởng thứ ba với những lợi ích và số tiền cần thiết để thông báo những hoạt động mà họ nhận thấy không thoả đáng. Thứ hai, chi phí đắt đỏ của những biện pháp kiểm soát đại diện ám chỉ rằng, chúng nên được chọn chỉ khi chứng minh được sự cắt giảm những tổn thất đại diện do chúng đem lại là đủ lớn. Cụ thể, chi phí cơ hội gắn liền với kiềm về mặt chế thể chế bắt buộc rằng chúng nên được thiết lập chỉ khi những tổn thất tiềm ẩn của hoạt động đại diện không thích hợp là rất lớn. Khi chi phí của cơ chế kiểm soát đại diện là quá cao, người chủ nên bỏ hoàn toàn việc ủy quyền.

Chúng ta cũng tin tưởng rằng những cải cách trong uỷ quyền và các biện pháp kiểm soát đại diện sẽ làm xuất hiện những phản ứng để nghiên cứu và điều chỉnh. Người đại diện tìm những kẻ hở trong hợp đồng. Người chủ phản công lại bằng cách thay đổi những cam kết hiện tại hoặc thiết kế hợp đồng mới. Sự trình bầy có tính kinh điển về quan điểm này là Alchian (1950). Ông lập luận  rằng, vì thông tin phải mất chi phí và không chắc chắn nên sự sắp đặt về mặt thể chế (chẳng hạn như những biện pháp kiểm soát đại diện) chỉ có thể được thiết kế không hoàn hảo, chúng sẽ được phát triển dần thông qua một quá trình thử nghiệm và điều chỉnh. Vì vậy, sự giống nhau có thể quan sát được giữa các cách sắp đặt thể chế hiện tại, chẳng hạn như hệ thống cấp bậc trong công ty, chia sẻ chi phí và kết quả thu được trong thuê đất hoặc các uỷ ban trong ngành lập pháp..., là kết quả của một hệ thống cạnh tranh, lựa chọn, cách mạng với tiêu chí "tồn tại được". (P.31). Trong lĩnh vực kinh tế, tiêu chí tồn tại được là sự phát triển thị trường. Những cải cách mang lợi nhuận kinh tế quan trọng, chẳng hạn như quy mô kinh tế, việc chuyển những rủi ro tới những người sẵn sàng đương đầu với nó, hoặc là việc giảm chi phí giao dịch (phần lớn là tổn thất đại diện)... sẽ tồn tại và được nhân lên (Davis và North 1971).

Tuy nhiên trong lĩnh vực lập pháp, lập luận của Alchian dường như có vấn đề. Đáng lẽ lựa chọn các hình thức có khả năng làm việc tốt thông qua cạnh tranh thị trường thì ở đây lại thay bằng sự thiếu ổn định và không thể dự báo trước của lựa chọn xã hội. Trong khi đặt ra bất kỳ một lựa chọn thực tế nào, thì luật thắng cử của đa số hoặc bất kỳ một quy trình ra quyết định xã hội nào khác đều là vô nghĩa; bất kỳ cái được lựa chọn nào đều có thể bị đánh bại bởi những cái có thể  lựa chọn khác. Nếu như những lựa chọn cân bằng, ổn định xuất hiện chúng phải do những hạn chế tác động theo cách mà ở đó những lựa chọn được đặt ra để chống đối nhau (Shepsle 1979). Nhưng nếu như những nhà ra quyết định tự chọn cách sắp đặt này - cách người ta đã làm ở ngành lập pháp theo luật của đa số, dân chủ, chẳng hạn như quốc hội Mỹ - và họ đã có tri thức về cái mà những lựa chọn chính sách, sự sắp đặt cụ thể sẽ tạo ra thì việc lựa chọn sắp đặt thể chế sẽ kế thừa tính thiếu ổn định hiện có trong sự lựa chọn các kết quả đầu ra.

Ví dụ, lấy một trường hợp mà ở đó có ba khả năng lựa chọn, A, B và C, và một vòng bỏ phiếu đơn giản bao gồm A thắng B, B thắng C, nhưng C lại thắng A. Tuy nhiên, cơ quan lập pháp trước tiên lựa chọn từ 3 quy trình bỏ phiếu. Quy trình I dùng A chống lại B, quy trình II dùng B chống C; quy trình III dùng C chống A. Rõ ràng việc bỏ phiếu trước chọn quy trình sử dụng sẽ quay vòng theo cùng một kiểu để bỏ phiếu cho chính những cái được lựa chọn.

Tuy nhiên, bất chấp vấn đề có tính kế thừa, nhiều nhà khoa học chính trị đã xây dựng những kiểu mẫu lập pháp mà những kiểu mẫu đó giả định sắp đặt những thiết chế cụ thể, chẳng hạn một hệ thống các uỷ ban có cấu trúc chuẩn, hoặc quyền xét xử loại trừ nhau như đã đưa ra (quan điểm về vấn đề này xem Krehbiel). Điều này giống hệt chiến lược phân tích kinh tế, một chiến lược đã phân biệt "vận hành ngắn hạn" là những công nghệ, thị tờng, công ty và những cái tương tự được quy vào cố định với "vận hành dài hạn" là những đặc điểm mà chúng tự biến đổi. Vấn đề ở đây là trong ngành lập pháp không có nguồn gốc tự nhiên của các "nan giải", chẳng hạn như một dây chuyền lắp ráp đang hoạt động hoặc hệ thống phân phối.

Các kiểu uỷ quyền và cơ chế kiểm soát đại diện mà chúng ta đã thảo luận trong chương này chỉ là những hình thức sắp đặt thể chế khác nhau. Trong việc uỷ quyền hoạch định chính sách cho một đại diện đối lập với một đại diện khác, hoặc trong việc lựa chọn một kiểu cơ chế kiểm soát đại diện thay vì nhiều kiểu khác, Quốc hội có thể sẽ thay đổi bản chất của chính sách mà rốt cuộc sẽ xuất hiện một cách có dự đoán. Vì vậy, việc lựa chọn uỷ quyền hoặc cơ chế kiểm soát đại diện dường như sẽ kế thừa đặc tính thiểu ổn định của lựa chọn xã hội nói chung.

Chúng ta tán thành lập luận của Riker. Như chúng ta sẽ thấy trong các chương tiếp theo, Quốc hội thường thay đổi cơ chế kiểm soát đại diện, hoặc là từ bên trong đối với việc đề cao các uỷ ban của nó, hoặc là từ bên ngoài với việc coi trong các cơ quan đại diện và cơ quan hành chính của nhà nước liên bang và rất hiếm khi có những cải cách và đổi mới về bản chất. Nhưng cũng có những suy xét quan trọng làm cho các kiểu uỷ quyền, cơ chế kiểm soát đại diện được ưa thích hơn. Ngoài ra cũng có những kiểu sắp đặt thể chế khác, song chúng khác xa và thiếu ổn định hơn so với kiểu sắp đặt kết quả đầu ra tiếp theo sẽ xuất hiện từ sự sắp đặt hiện có. Trước hết, trong sự sáng tạo của mình về cơ chế kiểm soát đại diện, các thành viên của Quốc hội theo đuổi mục đích khách quan mà mục đích này còn lâu mới đạt đến và tốt hơn so với cơ chế hiện có cho việc bầu cử những năm tới. Tuy nhiên sự cải biến này không có nghĩa là đảm bảo cho việc lựa chọn một chính sách cụ thể mà đúng hơn là ngăn cản một chính sách bị rơi rụng và biến mất do những tổn thất đại diện. Nhiều cấu trúc về hệ thống uỷ ban và các cơ quan đại diện hành pháp có thể được phân tích và hiểu như là kết quả của những nỗ lực làm giảm nhẹ hàng loạt các vấn đề của đại diện. Một nguồn gốc ổn định khác về sở thích đối với những cách sắp xếp thể chế là một thực tế mà hầu hết các thành viên quốc hội đã đầu tư một lượng thời gian và năng lực cơ bản cho các thể chế vì hiện thời nó đang được thiết kế. Họ có lợi ích cá nhân trong một kiểu thiết kế cụ thể, chẳng hạn kiểu hệ thống cấp bậc, hoặc kiểu lựa chọn chủ tịch của đảng chiếm đa số, mà thiết kế cụ thể đó chỉ chao đảo một chút bởi cách bầu cử năm tới sẽ diễn ra như thế nào. Sự đầu tư như thế của những người tham gia vào một thể chế thường tăng cường sự ủng hộ cho việc tiếp tục tồn tại của nó hơn là trái lại làm cho nó có ý nghĩa. Đây là sự thật của thậm chí hầu hết các thể chế lố bịch. Những người tham gia trong kế hoạch Ponzi, ngay cả khi họ nhận thức hoàn toàn được những gì đang diễn ra nhưng vì có những lợi ích rất lớn nên họ vẫn giữ cho chúng tiếp diễn như thế. Thật không may, đây còn là sự thật của hầu hết các chế độ vô lý và tàn bạo trong lịch sử.

Cuối cùng, ở hầu hết các tổ chức, bao gồm các đảng quốc hội, những người mà đã được uỷ thác những vị trí lãnh đạo đều có khả năng sử dụng những nguồn lực sẵn có ở vị trí đó để bảo vệ chỗ đứng của mình - họ còn ở trong một vị trí chiến lược thuận lợi  liên quan đến những người mà những người này sẽ làm đảo lộn hiện trạng. Đúng như Calvert (1987) đã lập luận:

Dễ dàng nhìn thấy tại sao một thành viên hành động mang tính cá nhân lại có những lợi ích để hợp tác. Để chống lại những ước muốn của lãnh đạo trong một tình huống mà ở đó hầu hết các thành viên có ý muốn theo lãnh đạo  thì đòi hỏi hoạt động phải có tổ chức liên kết các thành viên với mục đích làm cho những người có tư tưởng chống đối đạt được kết quả tốt hơn. Một cuộc nổi loạn như thế phải đối mặt với những vấn đề thông thường của hoạt động tập thể, những hoạt động đó sẽ trở nên xấu hơn do có sự đối lập của lãnh đạo và những người đi theo trung thành. (tr.48).

Tóm lại, có một số nguồn gốc của cái "nan giải" về sở thích đối với các cơ chế kiểm soát đại diện và sự sắp sếp thể chế. Kết quả là sự kiên cố về mặt thể chế ít nhất cũng gây ra phiền toái cho sự phát triển giống như là sự thiếu ổn định về mặt thể chế.

Sự uỷ thác và giả thuyết rời bỏ quyền lực

Theo tài liệu đã được đề cập ở chương trước, những quyết định ủy quyền của quốc hội đã được thúc đẩy một cách cơ bản bởi mong ước loại bỏ dần những nhiệm vụ hoạch định chính sách mà chúng quá phiền hà và vất vả, gây nhiều tranh cãi, hoặc đơn giản là chúng vượt quá những khả năng  do hạn chế của hoặc đảng quốc hội hoặc của ngành lập pháp. Tuy nhiên, sự khái quát về mặt lý thuyết này đã chỉ ra, việc uỷ quyền và trách nhiệm từ người chủ tới người đại diện là mấu chốt cho sự phân công lao động và phát triển ngành ghề. Lợi ích với hiệu quả lớn tích luỹ cho người chủ và người đại diện là như nhau nếu như những nhiệm vụ được giao cho những người có ưu thế so sánh trong việc thực hiện chúng. Vì vậy, chúng ta nhận thấy dường như rất khó tin rằng, các đảng quốc hội hoặc bất kỳ một tổ chức lớn nào đó có thể đạt được mục tiêu tập thể của mình mà thiếu sự hiện diện của một số lượng lớn sự uỷ quyền.

Chắc chắn lợi ích thu được từ sự uỷ quyền sẽ khá cao. Người chủ chịu sự tổn thất lợi ích do hành vi cơ hội mà người đại diện của anh ta thực hiện. Thậm chí trong một môi trường tốt nhất cũng không thể loại bỏ hết được những tổn thất đại diện. Tuy nhiên, người chủ đã sẵn có một danh mục lớn những cơ chế giảm tổn thất đại diện - quy trình thử nhiệm và lựa chọn, thiết kế hợp đồng (bao gồm cả danh mục thù lao và những hình phạt cho hành động phi pháp); yêu cầu kiểm tra và báo cáo, và kiềm chế về mặt thể chế. Những cơ chế này tự chúng phải chi phí đắt khi sử dụng, nhưng người chủ có thể chọn một cơ chế hỗn hợp hiệu quả nhất và chi phí thấp nhất. Trong những hoàn cảnh thuận lợi người chủ có thể chuyển một phần những chi phí này cho nhóm thứ ba. Cơ chế hiệu quả nhất để giảm tổn thất đại diện là cơ chế làm cản trở ít nhất. Vì vậy, trình độ mà ở đó chiến lược của người chủ là hiệu quả thì sẽ không bao giờ suy luận ra được số lượng thời gian, năng lượng và sự quan tâm mà người chủ đã giành cho chúng.

 

 

nguon VI OLET