DANH SÁCH CÁC HÀM TRONG EXEL

MỤC LỤC PHÂN LOẠI
CÁC HÀM TOÁN HỌC - MATH FUNCTIONS
CÁC HÀM LƯỢNG GIÁC - TRIGONOMETRIC FUNCTIONS
CÁC HÀM XỬ LÝ VĂN BẢN VÀ CHUỖI - TEXT FUNCTIONS
CÁC HÀM DÒ TÌM VÀ THAM CHIẾU - LOOKUP FUNCTIONS
CÁC HÀM LUẬN LÝ - LOGICAL FUNCTION
CÁC HÀM THÔNG TIN - INFORMATION FUNCTIONS
CÁC HÀM NGÀY THÁNG VÀ THỜI GIAN - DATE AND TIME FUNCTIONS
CÁC HÀM THỐNG KÊ - STATISTICAL FUNCTIONS (1. Nhóm hàm về Thống Kê) CÁC HÀM THỐNG KÊ - STATISTICAL FUNCTIONS (2. Nhóm hàm về Phân Phối Xác Suất) CÁC HÀM THỐNG KÊ - STATISTICAL FUNCTIONS (3. Nhóm hàm về Tương Quan và Hồi Quy Tuyến Tính)
CÁC HÀM QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ DANH SÁCH - DATABASE AND LIST MANAGAMENT FUNCTIONS
CÁC HÀM KỸ THUẬT - ENGINEERING FUNCTIONS
CÁC HÀM TÀI CHÍNH - FINANCIAN FUNCTIONS (1) CÁC HÀM TÀI CHÍNH - FINANCIAN FUNCTIONS (2)
I. CÁC HÀM TOÁN HỌC - MATH FUNCTIONS
1. ABS (number): Tính trị tuyệt đối của một số (giá trị tuyệt đối của một số là số luôn luôn dương). Cú pháp: = ABS(number)
number: Số muốn tính trị tuyệt đối
Ví dụ:
ABS(2) = 2 ABS(-5) = 5 ABS(A2) = 7 (A2 đang chứa công thức = 3.5 x -2)
2. CEILING (number, significance) : Làm tròn lên một số (cách xa khỏi số 0) đến bội số gần nhất của significance. 3. FLOOR (number, significance) : Làm tròn xuống một số đến bội số gần nhất Hai hàm này, hao hao giống hàm MROUND(), là làm tròn đến bội số gần nhất của một số được chỉ định, chỉ khác đôi chút về cách tính: CEILING() luôn luôn làm tròn một số ra xa số 0, còn FLOOR() làm tròn về số 0.
Cú pháp: = CEILING(number, significance) = FLOOR(number, significance)
number: Con số sẽ làm tròn
significance: Con số mà bạn cần làm tròn number đến bội số của nó
- Nếu number và significancekhác dấu, hàm sẽ báo lỗi #NUM! - Nếu number là bội số của significance, kết quả là chính số đó
Ví dụ: So sánh giữa CEILING(), FLOOR() và MROUND() - ở ví dụ này, xem như significance là multiple của MROUND()

4. COMBIN (number, number_chosen) : Trả về số tổ hợp được chọn từ một số các phần tử. Thường dùng để xác định tổng số nhóm có được từ một số các phần tử. Cú pháp: = COMBIN(number, number_chosen)
number: Tổng số phần tử number_chosen: Số phần tử trong mỗi tổ hợp
Chú ý:
Nếu các đối số là số thập phân, hàm chỉ lấy phần nguyên
Nếu các đối số không phải là số, COMBIN sẽ báo lỗi #VALUE!
Nếu number < 0, number_chosen < 0, hoặc number < number_chosen, COMBIN sẽ báo lỗi #NUM!
Tổ hợp khác với hoán vị: Tổ hợp không quan tâm đến thứ tự của các phần tử trong mỗi tổ hợp; còn hoán vị thì thứ tự của mỗi phần tử đều có ý nghĩa.
COMBIN được tính như công thức sau đây (với n = number, k = number_chosen)

Trong đó:

Ví dụ:
Với 4 phần tử Mai, Lan, Cúc, Trúc có thể xếp được bao nhiêu tổ hợp khác nhau, với mỗi tổ hợp gồm 2 phần tử ?
= COMBIN(4, 2) = 6
6 tổ hợp này là: Mai-Lan, Mai-Cúc, Mai-Trúc, Lan-Cúc, Lan-Trúc và Cúc-Trúc
5. EVEN (number) : Làm tròn một số đến số nguyên chẵn gần nhất Hàm EVEN() và Hàm ODD() Hai hàm này làm tròn rất đơn giản. EVEN() làm tròn đến số nguyên chẵn gần nhất, còn ODD() làm tròn đến số nguyên lẻ gần nhất. Cả hai đều làm tròn theo kiểu chạy xa khỏi số 0.
Cú pháp: = EVEN(number) | = ODD(number) Ví dụ:
EVEN(14.2) = 16 ODD(58.1) = 59 EVEN(-23) = 24 ODD(-6) = -7

6. EXP (number) : Tính lũy thừa cơ số e của một số e (2.71828182845905...)
Cú pháp: = EXP(number)
number: số mũ của cơ số e
Lưu ý:
- Để tính lũy thừa của cơ số khác, bạn có thể dùng toán tử ^ (dấu mũ), hoặc dùng hàm POWER() - Hàm EXP() là nghịch đảo của hàm LN(): tính logarit tự nhiên của một số
Ví dụ:
EXP
nguon VI OLET