Câu 1: Đồng chí hãy cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Do ai sáng lập?

Trả lời:

Người Việt Nam đầu tiên gia nhập Công đoàn là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Người gia nhập CĐ Kim khí, Quận 17 Pa- ri - Pháp năm 1919.

Tổ chức Công đoàn sơ khai đầu tiên ở Việt Nam được hình thành vào những năm 1919 - 1925 tại xưởng Ba Son - Sài Gòn, do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập.

Ngày 28-7-1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội đã tiến hành Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ.

Tham dự Đại hội này có đại biểu của Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông Triều, Mạo Khê...

Đại hội đã bầu Ban chấp hành lâm thời Tổng Công hội Đỏ do đ/c Nguyễn Đức Cảnh, uỷ viên Ban chấp hành Đông Dương Cộng sản Đảng lãnh đạo.

Câu 2: Đồng chí hãy cho biết từ khi thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ đại hội? Mục tiêu, ý nghĩa của các kỳ đại hội?

Trả lời:

Từ khi thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua 10 kỳ đại hội, đó là:

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 1/1/1950 và làm việc đến hết ngày 15/1/1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Về dự Đại hội có trên 200 đại biểu thay mặt cho khoảng 350.000 công nhân, viên chức, lao động. Nhiều chiến sĩ thi đua các ngành, các đoàn thể quần chúng cách mạng, các đại biểu nước ngoài cũng tham dự Đại hội. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, đại diện Mặt trận dân tộc thống nhất đã đến dự Đại hội.

Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ nhất tiến hành nhằm kiểm điểm và tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam từ khi hình thành, nhất là từ sau Cách mạng tháng Tám thắng lợi đến thời điểm Đại hội.

Đại hội đã nhận được thư chào mừng của Liên hiệp Công đoàn thế giới, đặc biệt nhận được thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thư, Bác viết:

“…Nhân dịp Đại hội, tôi gửi lời thân ái chúc các đại biểu mạnh khỏe và Đại hội có kết quả thiết thực, tốt đẹp. Trong cuộc kháng chiến của dân tộc, giai cấp công nhân ta đã góp phần quan trọng và đã có những thành tích vẻ vang, từ nay giai cấp công nhân ta phải là người lãnh đạo. Vì vậy, mọi nam, nữ công nhân phải cố gắng học tập tiến bộ, phải cố gắng xung phong làm biểu mẫu trong mọi việc để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của giai cấp mình… 

Đại hội đã nghe bài phát biểu quan trọng của đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng về nhiệm vụ của Công đoàn và của giai cấp công nhân. Đại hội đã thảo luận sôi nổi bản báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt NamCông nhân Việt Nam chiến đấu cho độc lập, dân chủ và hòa bình”, do đồng chí Trần Danh Tuyên trình bày.

Đại hội đề ra mục tiêu: “Động viên công nhân, viên chức cả nước, nhất là ngành Quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi”.

Sau nửa tháng làm việc, ngày 15/1/1950, Đại hội đại biểu Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất đã kết thúc tốt đẹp, đánh dấu một bước trưởng thành to lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Nghị quyết được Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất thông qua, là sự vận dụng đúng đắn, cụ thể và sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn, là điều kiện rất thuận lợi cho giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng trong bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II  

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II họp từ ngày 23 – 27/2/1961, tại Trường Thương nghiệp - Hà Nội, (gần Cầu Diễn, cách trung tâm Hà Nội 5 km, trên đường đi thị xã Sơn Tây). Tổng số đại biểu về dự Đại hội có 752 người, trong đó có 666 đại biểu chính thức và 86 đại biểu dự khuyết. Đại hội vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu ý kiến. Đại hội đã quyết định lấy thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Huấn thị của Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho phương hướng, nhiệm vụ công tác Công đoàn Việt Nam.

Đại hội đề ra mục tiêu: “Động viên cán bộ, công nhân, viên chức thi đua lao động, sản xuất, xây dựng CNXH ở miền Bắc với tinh thần: “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà”.

Đại hội nêu ra luận điểm Công đoàn là trường học chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của giai cấp công nhân. Không ngừng nâng cao giác ngộ XHCN, nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ của công nhân, viên chức là chức năng nhiệm vụ của Công đoàn.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam. Đồng thời nhất trí thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam gồm 10 chương và 45 điều trong đó qui định cụ thể nhiệm vụ, quyền lợi đoàn viên, nguyên tắc tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp công đoàn.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III họp từ ngày 11 – 14/2/1974, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Tham dự Đại hội có 600 đại biểu (100 đại biểu dự khuyết) thay mặt cho hơn 1 triệu đoàn viên công đoàn và công nhân, viên chức cả nước. Đại hội đã đón 25 đoàn khách đại diện cho giai cấp công nhân và công đoàn quốc tế và đoàn đại biểu Liên Hiệp công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam do đồng chí Đặng Trần Thi (Phó Chủ tịch LHCĐGP) dẫn đầu. Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Tôn Đức Thắng Chủ tịch nước, đồng chí Phạm Văn Đồng - Thủ tướng Chính phủ đã đến dự Đại hội.

Đại hội đề ra mục tiêu: “Động viên sức người, sức của chi viện cho chiến trường, tất cả để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”.

Đại hội biểu dương thành tích to lớn của giai cấp công nhân và phong trào công đoàn trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, khẳng định sự đóng góp to lớn của giai cấp công nhân trong 13 năm qua. Đại hội nghe bài phát biểu quan trọng của Bí Thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn về: “Giai đoạn mới của cách mạng và nhiệm vụ của Công đoàn”. Đại hội thông qua Điều lệ sửa đổi trong đó xác định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn.

Phát huy thắng lợi của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III, tổ chức Công đoàn đã vận động đội ngũ công nhân viên chức miến Bắc khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, năng động, sáng tạo, thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng và kế hoạch Nhà nước những năm tiếp theo.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV  

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV được tiến hành sớm hơn một năm trong điều kiện cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn đất nước thống nhất, cả nước cùng đi lên CNXH.

Ngày 8/5/1978 Đại hội lần thứ IV Công đoàn Việt Nam khai mạc tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đại hội diễn ra trong 4 ngày (từ 8/5 đến 11/5/1978). Tham dự Đại hội có 926 đại biểu thay mặt cho trên 3 triệu đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức trong cả nước. Đây là Đại hội đầu tiên của phong trào công đoàn Việt Nam sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất và tổ chức Công đoàn hai miền Nam Bắc đã được thống nhất.

Đại hội đã đề ra mục tiêu: “Động viên giai cấp công nhân và người lao động thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa trong cả nước”.

Đại hội đã cụ thể hóa những nhiệm vụ cách mạng của giai cấp công nhân và phong trào công đoàn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng mà nhiệm vụ trọng tâm là: “tập hợp, vận động công nhân lao động hăng hái thi đưa sản xuất, thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ II”. Đại hội đề ra 8 nhiệm vụ cụ thể là:

- Phát động phong trào cách mạng của công nhân viên chức thi đua lao động sản xuất cần kiệm xây dựng CNXH nhằm tăng năng suất lao động, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước.

- Đẩy mạnh phong trào công nhân viên chức thi đua phục vụ nông nghiệp.

- Tổ chức và từng bước cải thiện đời sống, phát triển phúc lợi bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân viên chức.

- Vận động cán bộ viên chức tích cực tham gia hoàn thành các quan hệ sản xuất ở miền Nam.

- Tích cực tham gia cải tiến quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước nhằm củng cố và quan hệ sản xuất XHCN.

- Đẩy mạnh giáo dục chính trị, văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ cho công nhân viên chức.

- Tích cực góp phần tăng cường đoàn kết lao động và phong trào công đoàn thế giới đấu tranh vì quyền lợi của những người lao động, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.

- Cải tiến công tác, xây dựng công đoàn vững mạnh.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V họp từ ngày 12/11 đến 15/11/1983 tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội (họp trù bị tại khách sạn Giảng Võ - Hà Nội). Đại hội gồm 949 đại biểu thay mặt cho gần 4 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước về dự. Đến dự Đại hội có các đồng chí Lê Duẩn Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Trường Chinh, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, đồng chí Phạm Văn Đồng, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Đại hội đã xác định mục tiêu tổng quát là: “Động viên công nhân lao động thi đua thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng: Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V nhất trí lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI tổ chức trọng thể từ ngày 17 - 20/10/1988, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đại hội gồm có 834 đại biểu thay mặt cho hơn 3 triệu đoàn viên công đoàn. Tới dự Đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các đồng chí cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cùng nhiều đồng chí lãnh đạo khác của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan đoàn thể quần chúng và các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng.

Đại hội VI Công đoàn Việt Nam là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của giai cấp công nhân và người lao động. Đây là Đại hội đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời cũng đặt ra cơ sở lý luận cho đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn.

Đại hội với tinh thần đổi mới “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” trong bầu không khí công khai, dân chủ. Đại hội đã đánh giá thực trạng tình hình phong trào công nhân và hoạt động công đoàn đề ra giải pháp khắc phục yếu kém để đưa phong trào công nhân và hoạt động công đoàn phát triển, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, một mốc quan trọng trên con đường đổi mới đất nước.

Đại hội đã đề ra mục tiêu có sức cổ vũ mạnh mẽ đối với công nhân lao động là: “ Việc làm và đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”.

Để phù hợp với yêu cầu tập hợp người lao động thuộc các thành phần kinh tế, phù hợp với yêu cầu mở rộng đối tượng và phạm vi hoạt động của Công đoàn trong tình hình mới. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đổi tên các Liên hiệp công đoàn tỉnh, thành phố, đặc khu, huyện, thị xã thành Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, đặc khu, huyện, thị xã. Bỏ chức danh Tổng thư ký, Chủ tịch Tổng Lao động lao động Việt Nam là người đứng đầu Ban Chấp hành và Ban Thư ký Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; thay chức danh Thư ký công đoàn các cấp bằng chức danh Chủ tịch công đoàn.    

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII  

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII được tiến hành từ ngày 9 - 12/11/1993, tại Hội trường Ba đình - Hà Nội. Tham dự Đại hội có hơn 600 đại biểu thay mặt cho công nhân, viên chức, lao động khắp mọi miền đất nước. Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười, các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tới dự Đại hội.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội đồng chí Đỗ Mười nhấn mạnh: “Phải tập trung sức xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, trước hết là đội ngũ công nhân, lao động trong các ngành sản xuất, kinh doanh và trong khu vực quản lý nhà nước. Tăng cường đoàn kết thống nhất giai cấp công nhân, gắn lợi ích giai cấp công nhân với lợi ích dân tộc; làm hạt nhân trong khối liên minh công - nông - trí thức, lực lượng chủ yếu bảo đảm thành công của quá trình CNH, HĐH nước nhà”. “Công đoàn có trách nhiệm động viên công nhân lao động xây dựng khối đại kết toàn dân…phát huy sức mạnh tổng hợp của cả  nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”; Khắc phục tình trạng “Nhà nước hóa, hành chính hóa” trong tổ chức và phương thức hoạt động công đoàn.

Đại hội VII Công đoàn Việt Nam xác định mục tiêu của hoạt động công đoàn 5 năm (1993 - 1998) là: “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần và xây dựng bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân, lao động”.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII  

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII họp từ ngày 3 đến 6/11/1998, được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội gồm 898 đại biểu của 80 đoàn (61 LĐLĐ tỉnh, thành phố và 18 Công đoàn ngành nghề toàn quốc về dự và 1 đoàn của cơ quan TLĐ), 31 đoàn đại biểu quốc tế, đại diện Tổ chức Liên hiệp công đoàn Thế giới, đại biểu công đoàn các nước trong khu vực và các đoàn ngoại giao. Tới dự Đại hội có các đồng chí Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đồng chí Trần Đức Lương, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; đồng chí Phan Văn Khải, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nông Đức Mạnh, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và nhiều đại biểu đại diện các đoàn thể quần chúng.

Đại hội đề ra mục tiêu: “Vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh”.

Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển về số lượng và chất lượng, làm nòng cốt trong việc xây dựng khối liên minh vững chắc với nông dân và trí thức; ra sức phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế, tiếp tục xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, nâng cao trình độ cán bộ công đoàn; tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xây dựng luật pháp, chính sách có liên quan đến CNVCLĐ, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp , chính đáng của CNVCLĐ; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận Tổ quốc Việt Nam, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trất tự an toàn xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi, động viên CNVCLĐ phát huy nội lực phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 1998 - 2003 là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển giao nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn giữa hai thế kỷ.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần IX họp từ ngày 10 – 13/10/2003, tại Cung văn hóa lao động Hữu nghị Việt - Xô, thủ đô Hà Nội. 900 đại biểu ưu tú, đại diện cho hơn 4,2 triệu đoàn viên đã về dự Đại hội. Đại hội vinh dự được đón tiếp đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, các đồng chí nguyên là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể khác, cùng 31 đoàn đại biểu Công đoàn quốc tế và Công đoàn các nước, đại diện đoàn ngoại giao, tổ chức quốc tế và phi chính phủ có quan hệ với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tới dự. Đồng chí Tổng bí thư đã phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội và đã trao tặng Đại hội bức trướng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: “Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đoàn kết, lao động sáng tạo, đi dầu trong sự nghiêp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Khẩu hiệu hành động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới là: Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức CĐ vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Đại hội đã đề ra mục tiêu và phương hướng tổng quát của tổ chức Công đoàn trong nhiệm kỳ 2003 - 2008:

Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới; củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và có hiệu quả trong CNVCLĐ; Tham gia quản lý, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức CĐ trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công đoàn; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN.

Đại hội IX Công đoàn Việt Nam là Đại hội “Đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, đổi mới”, thể hiện ý chí và nguyện vọng to lớn của giai cấp công nhân, của đội ngũ CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn Việt Nam bước vào thế kỷ và thiên niên kỷ mới.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô - Hà Nội từ ngày 3-5/11/2008. Tham dự đại hội có 986 đại biểu đại diện cho hơn 6 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước. Đại hội vinh dự đón đồng chí Nông Đức Mạnh - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các đồng chí nguyên Tổng Bí thư và lãnh đạo lão thành của Đảng, Nhà nước; các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đại hội nồng nhiệt chào mừng đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn thế giới, đoàn đại biểu công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế, đoàn ngoại giao và các tổ chức phi Chính phủ.

Đại hội X Công đoàn Việt Nam đã đề ra mục tiêu "Đổi mới, sáng tạo, vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước".

Đại hội kêu gọi toàn thể công nhân, viên chức, lao động và cán bộ, đoàn viên công đoàn ở các cấp, các ngành trong cả nước hãy phát huy truyền thống và bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, của tổ chức công đoàn Việt Nam quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội và đưa khẩu hiệu thành hành động “Đổi mới, sáng tạo, vì quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn nước ta với những việc làm cụ thể, thiết thực trong lao động, sản xuất, công tác và hoạt động công đoàn”.

Câu 3: Đồng chí hãy cho biết đại hội nào được đánh giá là đại hội đổi mới? Theo đ/c quan điểm “đổi mới” đó được phát triển như thế nào ở đại hội X Công đoàn Việt Nam?

Trả lời:

Theo tôi, đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X được đánh giá là đại hội đổi mới, sáng tạo vì quyền, lợi ích của đoàn viên, Công nhân, viên chức, lao động.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô - Hà Nội từ ngày 3-5/11/2008. Tham dự đại hội có 986 đại biểu đại diện cho hơn 6 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước. Đại hội vinh dự đón đồng chí Nông Đức Mạnh - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các đồng chí nguyên Tổng Bí thư và lãnh đạo lão thành của Đảng, Nhà nước; các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đại hội nồng nhiệt chào mừng đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn thế giới, đoàn đại biểu công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế, đoàn ngoại giao và các tổ chức phi Chính phủ.

Đại hội đã nhất trí thông qua báo cáo của Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa IX, báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành và Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa IX; báo cáo hoạt động của ủy ban Kiểm tra công đoàn các cấp và báo cáo kết quả đại hội công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2003 - 2008. Báo cáo của Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa IX đã nêu những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ qua, chỉ ra những tồn tại cần khắc phục trong nhiệm kỳ tới. Đó là: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ còn dàn trải; việc phân công, phân cấp thực hiện chưa tốt, thiếu uốn nắn kịp thời. Việc chỉ đạo nghiên cứu và hướng dẫn nội dung, phương thức hoạt động công đoàn cho phù hợp với từng loại hình cơ sở chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Công tác quản lý cán bộ, tạo nguồn, quy hoạch và chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận còn nhiều bất cập... Hoạt động của ủy ban Kiểm tra Công đoàn các cấp còn tình trạng cán bộ kiểm tra có những biểu hiện nể nang, né tránh, sợ va chạm; chưa kiên quyết đấu tranh với những vi phạm; một số vụ việc chưa được giải quyết hoặc tham gia giải quyết dứt điểm, kịp thời; hoạt động của ủy ban Kiểm tra của tổ chức công đoàn khu vực ngoài Nhà nước còn nhiều yếu kém; công tác chỉ đạo, hướng dẫn của ủy ban Kiểm tra công đoàn cấp trên đối với cấp dưới còn hạn chế.

Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khoá IX khẳng định: Trong tiến trình đổi mới đất nước, tổ chức công đoàn phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đội ngũ CNLĐ nước ta có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng; đa dạng về cơ cấu; chất lượng được nâng lên; luôn là lực lượng sản xuất chủ yếu; là lực lượng tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới; là nền tảng quan trọng của hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cấp công đoàn đã bám sát mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ do Đại hội IX Công đoàn Việt Nam đề ra; nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn, thách thức, thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn Việt Nam đạt kết quả tốt. Nội dung, hình thức hoạt động công đoàn từng bước được đổi mới, đa dạng và hướng về cơ sở. Chủ động trong việc tổ chức các phong trào hành động cách mạng, thi đua yêu nước, góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X diễn ra trong thời điểm có ý nghĩa quan trọng. Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Số công nhân trí thức sẽ tăng nhanh, đội ngũ công nhân lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao. Hệ thống chính sách, pháp luật ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với sự lớn mạnh của giai cấp công nhân, Đại hội đề ra mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước". Với khẩu hiệu hành động: "Đổi mới, sáng tạo, vì quyền, lợi ích của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước", Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X mở ra thời kỳ phát triển mới của tổ chức công đoàn và giai cấp công nhân.

 

Câu 4: Đồng chí hãy nêu quan điểm của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa –  Hiện đại hóa đất nước?

Trả lời:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một chủ trương lớn của Đảng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động mạnh đến giai cấp công nhân, làm thay đổi cơ cấu giai cấp công nhân, tạo điều kiện cho đội ngũ công nhân rèn luyện tay nghề, kỹ năng làm việc, nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật và xây dựng tác phong công nghiệp. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi cao về kỹ thuật và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, làm cho năng suất lao động xã hội cao, sản phẩm chất lượng cao hơn, thu nhập và đời sống của công nhân, lao động tăng lên, tạo điều kiện để công nhân cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần, nhưng vấn đề không thể xem nhẹ đó là việc tăng cường bồi dưỡng lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị cho giai cấp công nhân, tạo ra sự thống nhất và bền vững trong mối liên hệ chiến lược giữa giai cấp công nhân - nông dân - trí thức trong thời kỳ mới là rất quan trọng.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi công nhân phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện tác phong công nghiệp, tích cực học tập nắm bắt và làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến. Đó là thách thức rất lớn đối với công nhân Việt Nam vốn sinh trưởng ở nước nông nghiệp và phần lớn công nhân xuất thân từ nông dân. Việc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới cũng như thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức đặt ra nhiệm vụ rất lớn cho giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, đòi hỏi giai cấp công nhân phải trở thành lực lượng đi đầu trong quá trình này.

Để thực hiện đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với từng bước phát triển kinh tế tri thức như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đề ra, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Công đoàn cần tổ chức cho công nhân, viên chức, lao động làm tốt các nhiệm vụ sau đây:

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục công nhân, viên chức, lao động, giúp cho công nhân, lao động nhận thức đầy đủ về tình hiình và nhiệm vụ cũng như mối quan hệ lợi ích. Muốn có lợi ích, công nhân phải thực hiện tốt nghĩa vụ, làm tròn trách nhiệm, nâng cao kỷ luật lao động, tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng nắm bắt được những thành tựu mới nhất của khoa học- công nghệ, vận dụng vào sản xuất; giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao trình độ lý luận, giác ngộ giai cấp cho công nhân, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho công nhân. Công đoàn vận động công nhân không ngừng nâng cao cảnh giác, ngăn chặn, đẩy lùi những tư tưởng không lành mạnh, những âm mưu chống phá sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân; giáo dục công nhân ý thức pháp luật, giáo dục truyền thống, đạo đức nhằm làm cho mỗi người công nhân sống tốt hơn, vững vàng hơn trong môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường.

Hai là, tích cực tham gia với Nhà nước, với chính quyền địa phương và chủ doanh nghiệp giải quyết việc làm, bảo đảm an toàn lao động: phát huy dân chủ của công nhân, lao động, đồng thời chống tệ quan liêu, tham nhũng... góp phần tăng cường uy tín của Đảng, tổ chức cho công nhân tham gia xây dựng Đảng, qua đó nâng cao ý thc giác ng giai cp cho công nhân, nâng cao cht lượng giai cp công nhân; phát huy tim năng, tinh thn lao động năng động, sáng to để xây dng đất nước ca giai cp công nhân, rèn luyn công nhân tr thành nhng người lao động gii, có tác phong công nghip, có đạo đức tt, làm cho giai cp công nhân đáp ng được yêu cu phát trin kinh tế - xã hi, làm tròn nhim v đi đầu trong công nghip hóa, hin đại hóa đất nước.

Ba là, tập hợp đông đảo công nhân, lao động vào Công đoàn, trong tất cả các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Mặt khác, cần đổi mới mạnh mẽ các nội dung hoạt động nhằm thực hiện tốt các chức năng Công đoàn; chú trọng các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng ca công nhân, tuyên truyn ch trương, đường li ca Đảng, chính sách, pháp lut ca Nhà nước đến tn công nhân lao động, vn động công nhân, lao động tích cc thi đua lao động sn xut, nâng cao thu nhp cho bn thân và góp phn tích cc phát trin kinh tế đất nước.

Bốn là, Công đoàn tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến công nhân. Trong nền kinh tế thị trường, Công đoàn tham gia xây dựng các văn bản, pháp luật, chính sách, chế độ có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của công nhân, chủ động đề xuất những kiến nghị, xây dựng các dự án luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Công đoàn chủ động tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách về tiền lương, về thi hành chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân nhằm hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật .

Năm là, xây dựng hệ thống tổ chức Công đoàn vững mạnh. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ quan Trung ương của tổ chức Công đoàn, xác định và xây dựng mối quan hệ với Nhà nước và các đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội, nhằm tổ chức cho công nhân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, nắm bắt và phản ánh nguyện vọng của công nhân với Đảng, Nhà nước để hoạch định các chính sách đúng đắn. Đẩy mnh xây dng công đoàn cơ s, có hình thc hot động phù hp vi tng thành phn kinh tế, thc hin đúng các chc năng công đoàn ti cơ s, đáp ng nguyn vng, li ích ca công nhân, động viên công nhân thi đua lao động sn xut để góp phn thc hin thng li s nghip công nghip hóa, hin đại hóa ca đất nước.

Sáu là, xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có phẩm chất, năng lực, có uy tín trong công nhân. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, cán bộ Công đoàn cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình công tác Công đoàn, có kiến thức quản lý kinh tế - xã hội, luật pháp, hiểu biết về chuyên môn ngành nghề, nắm vững lý luận và kỹ năng, nghiệp vụ công tác Công đoàn, có năng lực hoạt động thực tiễn, trung thực, được quần chúng tín nhiệm. Việc lựa chọn cán bộ Công đoàn cần chú ý những cán bộ đã kinh qua công tác, trưởng thành từ phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn, vững vàng, kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, có năng lực quản lý chỉ đạo, có khả năng qui tụ, đoàn kết công nhân, viên chức, lao động, có đạo đức, lối sống trong sáng, không cơ hội, tham nhũng, cục bộ bản vị, có sức khỏe và độ tuổi đảm đương nhiệm vụ. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ công nhân Việt Nam đang từng bước được nâng cao trình độ các mặt, cho nên cán bộ Công đoàn cần được bồi dưỡng nâng cao về học vấn, trình độ chuyên môn, kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại, biết tổ chức phong trào thi đua trong đơn vị, có đủ năng lực đối thoại với giám đốc, chủ doanh nghiệp, dám bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng ca công nhân.

Bảy là, tiếp tục đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn. Phương pháp hoạt động Công đoàn thể hiện ở cách thức làm việc của cán bộ và đoàn viên Công đoàn nhằm phát triển tổ chức Công đoàn và thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn. Trong điều kiện kinh tế thị trường, phương pháp hoạt động Công đoàn không thể áp dụng cứng nhắc, giáo điều mà luôn sáng tạo, đổi mới trong từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cần sử dụng tổng thể các phương pháp: thuyết phục, đề xuất ý kiến, đối thoại, kiểm tra, giám sát nhằm xây dựng mối quan hệ ba bên trong kinh tế thị trường: Công đoàn - Nhà nước - Giới chủ; Khắc phục bệnh quan liêu, hành chính, kinh nghiệm chủ nghĩa trong hoạt động Công đoàn. Thực hiện dân chủ hóa trong hoạt động Công đoàn.

Tám là: đổi mới công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, trước hết là sự vận dụng sáng tạo những quan điểm, đường lối của Đảng vào việc xây dựng nghị quyết, hoạch định chương trình hành động của tổ chức Công đoàn nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân xứng đáng là lc lượng đi đầu trong s nghip công nghip hóa, hin đại hóa đất nước; bo v quyn li, nâng cao đời sng vt cht và tinh thn ca công nhân, lao động trong điu kin thc hin cơ chế th trường. Ngh quyết, chương trình hành động ca Tng Liên đoàn cn được kp thi trin khai trong toàn b h thng, ch ra cho công đoàn các cp, các ngành nhng hình thc hot động nhm tp hp rng rãi công nhân các địa phương, ngành ngh, các thành phn kinh tế, phát huy tinh thn yêu nước, thi đua lao động sáng to, tích cc tham gia xây dng Đảng, xây dng Nhà nước, tăng cường sc mnh ca khi đại đoàn kết toàn dân tc.

Câu 5: Đồng chí hãy cho biết chiến lược xây dựng giai cấp công nhân của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn hiện nay? Liên hệ thực tiễn tại Công đoàn cơ sở nơi đ/c sinh hoạt, công tác?

Trả lời:

Ngày 28/1, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã ký ban hành nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân VN thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nghị quyết này nêu rõ: “Giai cấp công nhân VN là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Sau khi đánh giá tình hình giai cấp công nhân VN trong những năm đổi mới, nghị quyết khẳng định giữ vững quan điểm chỉ đạo của Đảng: giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử to lớn là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã đề ra chương trình hành động:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong xây dựng giai cấp công nhân.

- Khẩn trương xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chiến lược về giai cấp công nhân gắn với chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm các chủ trương,chính sách lớn về đào tạo, trí thức hoá công nhân; về chuyển một bộ phận lớn lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; về vấn đề xuất khẩu lao động, kể cả ở các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh ở nước ngoài; vấn đề tạo nguồn để phát triển đảng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, trong quản lý sản xuất kinh doanh xuất thân từ công nhân; vấn đề nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân...

- Phát huy mạnh mẽ vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước để giai cấp công nhân là nòng cốt, cùng với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, tăng cường liên minh công nhân - nông dân - trí thức, thực sự là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng giai cấp công nhân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Tăng cường lãnh đạo Nhà nước trong xây dựng và thực thi các chính sách, pháp luật để xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh; giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của giai cấp công nhân.

- Chú ý hơn nữa công tác bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân. Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những cán bộ ưu tú xuất thân từ công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất, tăng dần tỉ lệ cán bộ xuất thân từ công nhân trong bộ máy lãnh đạo các cấp của Đảng, Nhà nước, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo cơ hội phát triển cho những cán bộ công đoàn trẻ, cán bộ thanh niên có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt xuất thân từ công nhân.

- Lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp phải thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của công nhân và công đoàn, tôn trọng và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của tổ chức công đoàn. Chú trọng lãnh đạo, tạo điều kiện để công đoàn phát huy tốt vị trí, vai trò của mình.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và chỉ đạo thực hiện kiên quyết; bổ sung quy định chế tài cụ thể, đủ mạnh trong các luật để thực hiện nghiêm việc thành lập, hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức chính trị - xã hội tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; đồng thời coi trọng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, khuyến khích các chủ doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng tình, ủng hộ, tạo điều kiện để tổ chức đảng và các tổ chức chính trị - xã hội thành lập, hoạt động thuận lợi.

- Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đảng trong các trường phổ thông, trường đại học, cao đẳng, các trường đào tạo nghề và trong công nhân, chú trọng phát triển đảng ở những doanh nghiệp không có hoặc còn ít đảng viên để tạo nguồn thành lập tổ chức cơ sở đảng trong phần lớn các doanh nghiệp.

- Có chính sách động viên về vật chất, khuyến khích về tinh thần đối với đội ngũ cán bộ đảng ở doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, nhiệt tình, tâm huyết và kỹ năng công tác cho cán bộ đảng ở doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng, góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, xây dựng doanh nghiệp thịnh vượng.

- Có nhiều hình thức tăng cường và phát triển đảng viên tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm nòng cốt xây dựng tổ chức cơ sở đảng, công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Câu 6: Đồng chí hãy viết một bài khoảng 1.500 từ cống hiến ý tưởng hay, có ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động Công đoàn hoặc những kỷ niệm sâu sắc trong hoạt động Công đoàn của các đồng chí?

Những thành quả to lớn của Tổng liên đoàn LĐVN trong 80 năm xây dựng và trưởng thành dành là niềm động viên cổ vũ sâu sắc cho các thế hệ người lao động Việt Nam.

Cùng toàn thể công đoàn viên, đặc biệt là đối với những công viên là cán bộ viên chức trường CĐSP Tuyên Quang, chúng tôi luôn trăn trở, làm sao để Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ngày càng vững mạnh, xứng đáng là người đại diện và người bảo vệ quyền lợi của những người lao động Việt Nam. Trong cuộc thi tìm hiểu lần này, tôi có một nghĩ suy muốn giãi bày cùng Liên đoàn.

Trước khó khăn vẫn còn rất lớn và thách thức nhiều hơn trước do Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, tiếp tục phải mở rộng thị trường để hội nhập. Là một đoàn viên công đoàn ở cơ sở tôi  luôn tâm niệm rằng, tổ chức công đoàn phải có vai trò quan trọng trong xây dựng và duy trì một môi trường văn hóa ở nhà trường.

Chúng ta không nên nói văn hóa theo những khái niệm quá cao siêu. Văn hóa trong trường họcsự mô phạm, là sự phát ngôn chuẩn xác của mọi thành viên, sự gương mẫu của cán bộ - giáo viên, sự chấp hành nghiêm túc của công đoàn viên, sự bình xét công bằng.

Người cán bộ giáo viên, sinh viên phải được truyền đạt đầy đủ về kỷ luật nhà trường, về quyền lợi chế độ, về các quy định. Một khóa học mới vào, nếu sinh viên mới được tiếp xúc với một tập thể có tác phong lịch sự, bình đẳng trong học tập, quyền lợi, những sinh viên mới đó sẽ có ấn tượng rất tốt và nhanh chóng hòa mình vào không khí học tập của nhà trường.

Vai trò của tổ chức công đoàn trong vấn đề này là điều kiện tương đối quyết định. Một nhà trường có tổ chức công đoàn mạnh, lại có những cán bộ công đoàn năng động hiểu biết; tất sẽ biết cách tạo và duy trì một môi trường văn hóa lành mạnh trong cơ quan mình.

Xin đừng quay lại thời mà cán bộ công đoàn chỉ có mỗi một việc "ma chay hiếu hỷ - tứ thân phụ mẫu". Người cán bộ công đoàn ngoài khả năng bao quát, cần có những đánh giá chuẩn mực, gần như "trọng tài". Cần phải đứng về phía quyền lợi của người lao động để đưa ra các ý kiến xác đáng bảo vệ nhân phẩm và thu nhập của cán bộ giáo viên, học sinh – sinh viên.

Dưới góc độ một công đoàn viên tôi cho là phải tập trung trước tiên vào các công việc như sau:

1- Cán bộ công đoàn cần phải được đào tạo bài bản. Tác phong phải gương mẫu, thể hiện được vai trò đại diện của quyền lợi công nhân. Tổ chức thực hiện các phong trào Xanh-Sạch-đẹp, đảm bảo ATVSLĐ-PCCN; phong trào xây dựng Mái ấm Công đoàn; từ thiện, ... phải thực chất, đa dạng.

2- Công đoàn phải theo dõi chặt chẽ việc bình xét lao động của bộ phận quản lý. Không để tình trạng cán bộ quản lý nhận xét chung chung một ai đó "ý thức kém", mà Công đoàn phải biết rõ ai mắc lỗi khi nào, có bao nhiêu người bị mắc cùng lỗi đó, và những người bị mắc cùng một lỗi có bị xử lý như nhau không? Cán bộ quản lý có thực sự công tâm hay không - hay là có định kiến với ai? 

Chăm lo, theo dõi chế độ thưởng, phạt dân chủ khiến cho những người có cống hiến cho sự phát triển của nhà trường đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. Các cán bộ công đoàn cần phải theo dõi hoạt động sáng tạo, các ý tưởng hay, các giải pháp tiết kiệm... để có ý kiến với lãnh đạo khen thưởng kịp thời kể cả các ý tưởng nhỏ nhất.

3- Công đoàn phải có sự kiểm soát nhất định trong việc điều chỉnh nhân sự. Như vậy mới giải thích được cho cán bộ giáo viên, học sinh – sinh viên các chủ trương, biện pháp của lãnh đạo, tránh những lời đồn đại xầm xì không có lợi.

Như vậy là, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh. Để tăng cường nội lực và sức mạnh của mình, các tổ chức công đoàn phải nhanh chóng xây dựng và duy trì một môi trường văn hóa trong giảng dạy, quản lý, sản xuất, kinh doanh, ... vừa có tính hiện đại, vừa đầm ấm theo truyền thống dân tộc.

Nhân cuộc thi này, tôi rất mong những suy nghĩ nhỏ nhoi của mình đồng cảm với nhiều đoàn viên công đoàn khác, để  mọi người phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh, cán bộ giáo viên có một cuộc sống ổn định, tin tưởng vào nơi làm việc của mình. 

Kính chúc toàn thể các đoàn viên công đoàn của Tổng liên đoàn LĐVN dồi dào sức khỏe và chúc cuộc thi thành công tốt đẹp!

 

 

CÔNG ĐOÀN VIÊN

1

 

nguon VI OLET