PHÒNG GD&ĐT TRẦN VĂN THỜI
TRƯỜNG THCS PHẠM CHÍ HIỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Số: ……/KH-TTo
Khánh Bình Đông, ngày 25 tháng 09 năm 2020



KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
NĂM HỌC 2020-2021

Căn cứ Văn bản số 974/BC-GDĐT ngày 15 tháng 08 của Phòng giáo dục huyện Củ Chi về phương hướng nhiệm vụ năm học 2019-2020;
Căn cứ Kế hoạch của trường Trung học cơ sở An Nhơn Tây về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020;
Nay trường THCS An Nhơn Tây xây dựng kế hoạch thực hiện dạy theo chủ đề của năm học 2019-2020 như sau:
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích:
Việc xây dựng các chủ đề, chuyên đề dạy học trong mỗi môn học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh; kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên, phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện để làm căn cứ cho kiểm tra. 
Yêu cầu:
Việc dạy học theo chủ đề, chú trọng các họat động dạy học tích hợp kiến thức của nhiều bộ môn, học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào việc giải quyết các tình huống cuả thực tiễn cuộc sống; lồng ghép các nội dung về giáo dục toàn diện cho học sinh….
Tổ, nhóm bộ môn tổ chức SHCM thống nhất chọn lựa một nhóm bài trong chương trình để xây dựng thành một chủ đề dạy học, xác định thời lượng dạy học cho cả chủ đề và thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho chủ đề thành từng giai đoạn hoạt động của học sinh.
GVBM có trách nhiệm hướng dẫn các nhiệm vụ học tập cho học sinh: có thể được thực hiện ở cả trong và ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, GV cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh theo hình thức cá nhân hoặc nhóm ở ngoài lớp học và ở nhà. Từng tổ bộ môn phải họp bàn bạc để tìm ra các giải pháp nhằm tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi.
NỘI DUNG THỰC HIỆN
Xây dựng chủ đề dạy học
          Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung, kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài hiện hành. Từ đó xây dựng thành một chủ đề chung để tạo thành một chủ đề dạy học và đặt tên cho chủ đề đó. Như vậy một chủ đề dạy học có ít nhất từ 2 tiết trở lên, có thể ở một khối lớp hoặc nhiều khối lớp.
Các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chủ đề đã xây dựng.
Biên soạn câu hỏi, bài tập
          Với mỗi chủ đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
Thiết kế tiến trình dạy học
          Tiến trình dạy học được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
Tổ chức dạy học
          Trên cơ sở các chủ đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập.
          - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học
nguon VI OLET