Đề cương dự giờ số 1

ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ SỐ 1

Tên bài:

Bài 6:

Thực hành: KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM CÁC ĐỊNH LUẬT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC ĐƠN

Tiết (theo chương trình):  Tiết 11 Tại lớp:  12B6

Phòng học:  Thực hành Ngày:  2/10/2014

GV giảng dạy:  Trần Thị Hoài Đông

SVKT dự giờ:  Tống Thị Thanh Na

 

I. Mục tiêu, yêu cầu

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức:

- Chu kì dao động T của con lắc đơn không phụ thuộc vào biên độ khi biên độ dao động nhỏ, không phụ thuộc khối lượng, chỉ phụ thuộc vào chiều dài l và gia tốc rơi tự do của nơi làm thí nghiệm.

- Tìm và kiểm tra công thức tính chu kì T , từ đó nghiệm lại công thức lí thuyết về chu kì dao động của con lắc đơn, ứng dụng tính gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm.

b. Về kĩ năng

- Kĩ năng xử lí kết quả thí nghiệm: Xử lí số liệu bằng cách lập các tỉ số cần thiết và bằng cách vẽ đồ thị để xác định giá trị của s, từ đó suy ra công thức thực nghiệm về chu kì dao động của con lắc đơn, kiểm chứng công thức lí thuyết về chu kì dao động của con lắc đơn và vận dụng tính gia tốc g tại nơi làm thí nghiệm

- Vẽ được đồ thị T=f(l) và T2=f(l)

- Thành thạo các thao tác thực hành

c. Về thái độ

Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, thái độ tích cực tìm hiểu, học tập và có tính tập thể.

2. Yêu cầu

Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để xử lí số liệu thu được trong quá trình thực hành.

II. Chuẩn bị

 1. Giáo viên

- Nhắc học sinh chuẩn bị bài theo các nội dung ở phần báo cáo thực hành trong sách giáo khoa.

- Chuẩn bị một số câu hỏi kết hợp với bài thực hành của học sinh.

2. Học sinh

- Ôn lại các kiến thức đã học về dao động của con lắc đơn.

- Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành trong sách giáo khoa.

- Chuẩn bị giấy kẻ ô milimet để vẽ đồ thị.

III. Phương pháp dạy học

-                     Phương pháp thuyết trình

-                     Phương pháp thảo luận nhóm…

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp, tác phong, trang phục…..

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra trong quá trình dạy học.

3. Đặt vấn đề

Phân tích kết quả thí nghiệm, rút ra kết luận về định luật dao động của con lắc đơn.

 

4. Nội dung bài học

Hoạt động Giáo viên & Học sinh

Nội dung ghi bảng

1. Chu kì của con lắc đơn.

GV: Yêu cầu nhắc lại mục đích bài thực hành?

 HS: Khảo sát thực nghiệm để biết ảnh hưởng của A, m, l đối với T. Từ đó tìm ra công thức

T

GV: Giúp học sinh xử lí số liệu thu thập được, từ đó tìm ra mối quan hệ về sự phụ thuộc của chu kì dao động T vào các yếu tố: biên độ A, khối lượng m, chiều dài l

2. Chu kì dao động T của con lắc đơn phụ thuộc vào biên độ dao động A, khối lượng m của con lắc.

GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

Cách xác định biên độ góc từ biên độ dài A? Hãy tính sin và suy ra góc lệch trong bảng 6.1 SGK

 HS: Cách xác định biên độ góc

Sin

GV: Nếu đo thời gian t của n=10 dao động thì Chu kì T của con lắc là bao nhiêu?

 HS:  T =

GV: Hướng dẫn học sinh tính sai số 

 Sai số khi đo t với đồng hồ bấm giây bằng tổng của sai số dụng cụ và sai số chủ quan của người đo.

Chọn đồng hồ bấm giây có độ chia nhỏ nhất 0,01s, cộng thêm sai số chủ quan của người đo là 0,2s thì sai số phép đo sẽ là

.

Thí nghiệm với con lắc đơn có chu kì T1s, nếu đo thời gian của n=10 dao động thì t=10s, sai số phạm phải là:

3. Chu kì dao động của con lắc đơn phụ thuộc chiều dài con lắc.

GV: Yêu cầu học sinh tính bình phương chu kì T12, T22, T32 và các tỉ số

GV: Hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị

 HS:

-         Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của T vào chiều dài l của con lắc đơn.

-          Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của T2 vào chiều dài l của con lắc đơn

GV: Giúp học sinh rút ra nhận xét sau khi vẽ đồ thị T=f(l) và T2=f(l)

 HS:

-         Từ đồ thị T=f(l) nhận thấy T không tỉ lệ với l

-         Từ đồ thị T2=f(l) nhận thấy T2 tỉ lệ với l

    Tính gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm.

GV: Hướng dẫn học sinh tính gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm.

Từ công thức tính chu kì dao động của con lắc đơn T

Đặt

           g= (m/s2)

Trong đó: a là hệ số góc của đường biểu diễn T2=f(l)

HS: Tiếp thu và ghi nhớ.  

GV: Rút ra kết luận:

Bằng việc đo thời gian của các dao động có biên độ khác nhau của con lắc có cùng chiều dài; đo thời gian của các dao động có khối lượng khác nhau của con lắc; đo thời gian của các dao động có cùng biên độ nhưng chiều dài con lắc khác nhau.

Nhận thấy chu kì dao động T của con lắc đơn không phụ thuộc vào biên độ khi biên độ dao động nhỏ, không phụ thuộc khối lượng, chỉ phụ thuộc vào chiều dài l.

1. Chu kì của con lắc đơn.

T

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Xác định biên độ góc

Sin

 

 

 

 

 

3. Chu kì con lắc đơn: T(s)

n=10

T =

 

 

 

4. Tính sai số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Vẽ đồ thị

T=f(l)

T2=f(l)

 

 

Tính gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm.

Đặt

     g=

a là hệ số góc của đường biểu diễn

T2=f(l)

V. Củng cố kiến thức

Nhắc lại công thức tính T:  T

VI. Hướng dẫn về nhà

 - Xem và làm các bài tập còn lại

- Ôn tập chương theo phần tổng kết chương SGK .

- Chuẩn bị kiến thức cho bài sau.

VII. Rút kinh nghiệm

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

Xác nhận của giáo viên giảng dạy Sinh viên kiến tập

 Trần Thị Hoài Đông    Tống Thị Thanh Na

 

 

~ 1 ~

GVHD: TRẦN THỊ HOÀI ĐÔNG  SVKT: TỐNG THỊ THANH NA

nguon VI OLET