1. Trình bày các loại hình nghiên cứu khoa học. Nêu mối quan hệ giữa loại hình nghiên cứu với giả thuyết khoa học và các phương pháp nghiên cứu khoa học. Cho VD?

     - Nghiên cứu khoa học :

       + Là sự khám phá, phát hiện những quy luật vận động của thế giới tự nhiên và xã hội (bao gồm cả con người) là sự sáng tạo các giải pháp khoa học được khám phá nhằm phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người .

     + Thực chất của nghiên cứu khoa học là thu thập và xử lý thông tin trong thế giới tự nhiên và xã hội.

    + Nội dung của nghiên cứu khoa học :

      Ě Là khám phá, phát hiện những quy luật vận động của tự nhiên và xã hội .

        Ě Sáng tạo các giải pháp khoa học nhằm biến đổi trạng thái của sự vật và hiện tượng.

        Ě Ứng dụng những giải pháp khoa học nhằm phục vụ sự tiến bộ của loài người.

       + Ví dụ :               

         Ě Dựa trên những cơ sở lý thuyết đã có về trường điện từ, trường hấp dẫn... người ta  phát hiện chứng minh có các hạt cơ bản trong lĩnh vực vật lý: đó chính là nghiên cứu khoa học.

    Việc phân loại nghiên cứu khoa học có nhiều cách khác nhau:

   1. Phân loại theo mức độ và tính chất của sản phẩm khoa học

Theo cách phân loại này, ta có thể phân loại hình nghiên cứu khoa học thành các lớp như sau:

1.1. Nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu cơ bản là loại hình nghiên cứu nhằm phát hiện về bản chất và quy luật của sự vật hay hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người. Nghiên cứu cơ bản có thể tiến hành nhờ những suy luận lý thuyết hoặc nhờ thực nghiệm. Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản là những quy luật, định lý, những giải pháp, những phát hiện, phát kiến trên cơ sở đó xây dựng được những cơ sở lý thuyết có giá trị trên các mặt hoạt động tương ứng. Nghiên cứu cơ bản có hai loại:

+ Nghiên cứu cơ bản thuần tuý.

+ Nghiên cứu cơ bản có định hướng (hay nghiên cứu thăm dò). Trong nghiên cứu cơ bản định hướng, theo UNESCO, được phân chia thành 2 lĩnh vực: nghiên cứu nền tảng nghiên cứu chuyên đề.

Nghiên cứu nền tảng là loại hình nghiên cứu có tính chất tìm hiểu, khám phá bằng việc quan sát, đo đạc, thu thập số liệu những vấn đề có tính chất cơ sở làm nền tảng cho một luận thuyết nào đó.

Nghiên cứu chuyên đề là loại hình nghiên cứu có tính chất chuyên đề cụ thể nào đó.

1.2. Nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu ứng dụng là loại hình nghiên cứu mang đặc trưng ứng dụng những kết quả của nghiên cứu cơ bản nhằm đưa ra những giải pháp thuộc một một lĩnh vực nào đó của tự nhiên, xã hội và con người.

Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng có thể là những giải pháp, những kiến nghị, những quy trình, những thuật toán hoặc công thức cho sản phẩm mới ... Chú ý rằng nghiên cứu ứng dụng chỉ mới dừng lại ở kết quả “có tính chất nghiên cứu” mà chưa cần thiết phải có ứng dụng cụ thể.

1.3. Nghiên cứu triển khai. Nghiên cứu triển khai là loại hình nghiên cứu có tính kỹ thuật, nhờ sử dụng các kết quả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

Sản phẩm của nghiên cứu triển khai phải là các sản phẩm cụ thể có tính hình mẫu mang tính khoa học. Như vậy nghiên cứu triển khai cũng có thể chưa đòi hỏi sản phẩm có địa chỉ tung ra thị trường. Hoạt động triển khai được phân chia thành các loại hình sau:

+ Triển khai trong phòng thí nghiệm. Loại hình này nhằm khẳng định kết quả mà chưa quan tâm đến quy mô áp dụng (chẳng hạn các phương pháp nhân bản).

+ Triển khai bán đại trà. Loại hình này nhằm kiểm chứng giả thuyết với quy mô áp dụng vừa phải.

+ Triển khai đại trà. Kết quả đã được khẳng định. Chẳng hạn nhân diện rộng giống lúa mới.

Để phân biệt 3 loại hình đã nêu, chúng ta hãy thử xếp các sản phẩm khoa học sau đây thuộc loại hình nghiên cứu nào?

+ Từ phát hiện sức đẩy của hơi nước đến tàu hoả chạy bằng đầu máy hơi nước.

+ Từ phát hiện chất bán dẫn đến bóng bán dẫn đến lý thuyết vô tuyến điện và sản phẩm thu-phát thanh.

+ Đổi mới phương pháp giảng dạy.

+ Ô nhiễm môi trường - thực trạng và giải pháp.

+ Thí điểm cải tiến phân cấp quản lý giáo dục.

2. Phân loại theo chức năng nghiên cứu

Theo cách phân loại này, người ta chia ra các loại hình nghiên cứu:

2.1Nghiên cứu mô tả. Nghiên cứu mô tả là nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức nhằm nhận dạng sự vật, giúp phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa sự vật này với sự vật khác. Nội dung mô tả bao gồm: mô tả hình thái, động thái, tương tác; mô tả định tính, tức là mô tả các đặc trưng bản chất của sự vật; mô tả định lượng nhằm chỉ ra các các đặc trưng về lượng của sự vật.

2.2 Nghiên cứu giải thích. Nghiên cứu giải thích là nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hay huỷ diệt và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Nội dung của nghiên cứu giải thích có thể bao gồm giải thích nguồn gốc, động thái, cấu trúc, tương tác, hậu quả, quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật.

2.3 Nghiên cứu giải pháp. Nghiên cứu giải pháp là loại nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại.

2.4 Nghiên cứu dự báo. Nghiên cứu dự báo là những nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật hay hiện tượng trong tương lai.

Chú ý:

- Trên đây là phân loại trên bình diện chung, ở mỗi ngành, mỗi cấp có thể phân loại hình nghiên cứu theo những góc độ khác nhau và chia nhỏ các loại hình nghiên cứu.

  Mối quan hệ giữa loại hình nghiên cứu với giả thuyết khoa học:Bất kỳ vấn đề tài nghiên cứu nào cũng có giả thuyết nghiên cứu.

1. Đặt, hiểu rõ giả thuyết nghiên cứu.

- Với khoa học cơ bản, giả thuyết nghiên cứu thường là các giả thuyết về quy luật của sự vật hay hiện tượng. Những quy luật này sẽ cần được chứng minh hay bác bỏ.

- Nghiên cứu ứng dụng, thường là giả thuyết về giải pháp. Các giải pháp nêu ra cũng có thể được chứng minh, kiểm nghiệm và khẳng định, cũng có thể bị bác bỏ.

- Các giải pháp loại hình triển khai thường là giả thuyết về hình mẫu. Các hình mẫu được đưa ra có thể được hoàn thiện, có thể bị loại bỏ. 

   2. Dự kiến kế hoạch và kết quả nghiên cứu.

Căn cứ vào loại hình nghiên cứu mà nhà nghiên cứu cũng như người quản lý (cơ quan quản lý) có được định hướng kế hoạch, hình dung được khả năng của sản phẩm nghiên cứu. Từ kê hoạch nghiên cứu sẽ đi kèm kế hoạch tài chính, khả năng áp dụng và triển khai về sau.

Trên cơ sở phân loại loại hình nghiên cứu mà chúng ta định hướng đánh giá, định lượng được kết quả nghiên cứu (tức là xây dựng chỉ tiêu đánh giá).

Chẳng hạn, với các đề tài KHCB, chúng ta cần các định kết quả của sản phẩm khoa học là các quy tắc, quy luật được phát hiện (mới về nội dung, chính xác về lý luận, ý nghĩa về khoa học ...). Với các đề tài ứng dụng thì sản phẩm khoa học là các giải pháp được chứng minh, được thể nghiệm dạng hình mẫu. Sản phẩm của nghiên cứu triển khai là các hình mẫu có địa chỉ.

Như đã nêu trong chương 2, giả thiết nghiên cứu là công việc không thể thiếu của một công trình nghiên cứu. Từ đây chúng ta có thể hình dung được giả thuyết nghiên cứu được thực hiện trên từng loại hình nghiên cứu như thế nào.

  2. Anh- chị được giao đề tài nghiên cứu khoa học: “ Nâng cao chất lượng đào tạo” thực hiện trong 1 năm. Trên cương vị công tác đang đảm nhận hãy cho biết ý kiến về đề tài đã nêu theo từng khía cạnh: Tên đề tài có hợp lý không? Tai sao? Theo A (C) thì nên sửalại tên đề tài như thế nào cho phù hợp yêu cầu và khả năng của bản thân? Cho biết : Lĩnh vực-Loại hình;....

     Đề tài nghiên cứu khoa học : “ Nâng cao chất lượng giáo dục” là một đề tài quá rộng khó xác định được mục đích, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Hơn nữa thời gian thực hiện đề tài mang tính vĩ mô lại quá ngắn : thực hiện trong 1 năm là không khả thi.

   Bản thân là người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,đào tạo nghề chuyên nhiệp cho xã hội, tôi xin sửa tên đề tài lại cho phù hợp và thực tế hơn là :

  “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của trường trung cấp nghề tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay

    1. Mục đích: Chất lượng giáo dục đào tạo của trường trung cấp nghề tỉnh Quảng Nam được nâng  lên hằng năm trong giai đoạn 2009 – 2015, nhằm đảm bảo mặt bằng đào tạo công nhân kỹ thuật  của các trường đào tạo nghề trên toàn quốc và cả khu vực Đông Nam Á.

    2. Mục tiêu : Đào tạo ra những công nhân kỹ thuật :

           - Về nghề nghiệp:

            + Có tay nghề kỹ thuật trình độ trung cấp,có khả năng lao động sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp trên toàn quốc và tham gia xuất khẩu lao động .

             + Có khả năng học liên thông lên trình độ cao dẳng nghề, đại học chuyên ngành trên phạm vi toàn quốc. 

             + Có khả năng tiếp cận với thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất.

             + Có tác phong công nghiệp hiện đại của người công nhân thời kỳ công nghệ thông tin .

      - Về chính trị xã hội :

       + có nhận thức đúng, đầy đủ về chính trị, xã hội, pháp luật.

       + Có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh,

      - Về sức khỏe: có đầy đủ sức khỏe để tham gia sản xuất và bảo vệ tổ quốc.

 3. Lĩnh vực và loại hình:

         -  Lĩnh vực : Giáo dục.

          - Loại hình :Nghiên cứu ứng dụng.

 4. Đối tượng và phạm vi :

          - Đối tượng :

           + Giáo viên và học sinh trường trung cấp nghề tỉnh Quảng Nam.

           + Thực trạng công tác đào tạo nghề ở trường TCN tỉnh Quảng Nam vào năm 2008.

           + Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường TCN tỉnh Quảng Nam.

           + Hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường TCN tỉnh Quảng Nam.

      - Phạm vi :

       + Phạm vi không gian : Trường trung cấp nghề tỉnh Quảng Nam .

       + Phạm vi thời gian : từ năm 2009 đến 2015 .

           + Qui mô đề tài: Nâng cao chất lượng tay nghề của học sinh trường nghề  tỉnh Quảng Nam đảm bảo mặt bằng chung trên toàn quốc và khu vực Đông Nam Á.

    5. Giả thuyết khoa học : 

        Xuất pháp từ các cơ sở lý luận cùng nghiên cứu thực tiễn, nếu đề ra được các giải pháp đúng về đào tạo nghề một cách có cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường thì chất lượng giáo dục đào tạo nghề của trường Trung cấp nghề tỉnh Quảng Nam sẽ được nâng lên đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thời kỳ công nghiệp công nghệ thông tin hiện nay .

    6. Phương pháp nghiên cứu : Vận dụng kết hợp các phương pháp sau:

            - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Trong đề tài này chủ yếu sử dụng các  phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:

              +  Thăm dò : Thông qua các hoạt động dự giờ, thao giảng, hoạt động ngoại khóa......

              +  Song hành : Thông qua việc tiến hành các giải pháp trên các đối tượng khác nhau ( giỏi, khá, tốt nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học..)

              +  Kiểm tra : Thông qua việc kiểm tra chất lượng tay nghề thực tế của học sinh tốt nghiệp lao động trong các cơ sở sản xuất .

            - Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm: Sử dụng các phương pháp:

               + Quan sát: Ghi nhận một cách đầy đủ thực tế sự biến đổi của chất lượng đào tạo thông qua các giải pháp.

               + Trắc nghiệm test: thông qua việc phát phiếu điều tra đến từng cá nhân học sinh ( qua từng năm học, khóa học)

              + Phương pháp chuyên gia : Thông qua việc phỏng vấn, hoặc gởi phiếu điều tra đến các chuyên gia đầu ngành trong tỉnh, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy nghề, phát triển giáo dục đào tạo...

     - Phương pháp thống kê toán học : Trong đề tài này sử dụng các phương pháp :

              + Thống kê toán học: Xác định kỳ vọng mẫu, phương sai mẫu. Từ đó tính khoảng tin cậy.

             + Lập biểu đồ : Có thể sử dụng các dạng biểu đồ : tuyến tính, hình quạt, hình cột, không gian.

 7. Sản phẩm khoa học : Đối với đề tài này , sản phẩm là:

            - Vật mang thông tin:   cụ thể là vật mang xã hội :  Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo .

 

1

 

nguon VI OLET