ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI- NĂM HỌC 2015-2016

Môn: sinh học 9

Câu 1: Phát biểu nội dung quy luật phân li. Trình bày khái niệm lai phân tích.

Câu 2: Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập. Trình bày khái niệm biến dị tổ hợp

Câu 3: BT về lai một, hai cặp tính trạng

Câu 4: Những biến đổi của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân, giảm phân

Câu 5: BT về nguyên phân, giảm phân

Câu 6: Bản chất của quá trình thụ tinh

Câu 7: Cơ chế xác định giới tính

Câu 8: Trình bày cấu trúc không gian của ADN

Câu 9: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Câu 10: Chức năng của prôtêin. Quá trình tổng hợp prôtêin

Câu 11: BT về ADN, ARN

Câu 12: So sánh những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.

Câu 13: BT về đột biến

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1:

- Nêu nội dung quy luật phân li (lai 1 cặp tính trạng)

- Nêu nội dung khái niệm lai phân tích

Câu 2:

- Nêu nội dung quy luật phân li độc lập (lai 2 cặp tính trạng)

- Nêu nội dung khái niệm biến dị tổ hợp

Câu 3:

Nắm được cách xác định giao tử, kết quả về kiểu gen và kiểu hình của phép lai qua ví dụ như:

- Xác định kết quả của các phép lai: AA x Aa; Aa x Aa; AA x aa; Aa x aa; AABb x aabb; ...

- Xác đinh giao tử của kiểu gen: AaBb; AABB; AaBB; ...

Câu 4:

Trình bày được những biến đổi của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân, giảm phân

Câu 5:

- Xác định được số lượng nhiễm sắc thể trong các kì của nguyên phân, giảm phân qua BT bằng công thức đã GV cung cấp (VD: 1 loài có bộ NST 2n=12, xác định số lượng NST trong các kì của nguyên phân, giảm phân là bao nhiêu)

- Xác định tên kì của nguyên phân, giảm phân qua hình vẽ

Câu 6: Bản chất của quá trình thụ tinh là:

Sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ mẹ và bố

Câu 7: Cơ chế xác định giới tính là:

Sự phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Câu 8: Trình bày cấu trúc không gian của ADN (phần II bài 15)

Câu 9: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và tính trạng:

Gen (một đoạn ADN)   ->        mARN      ->      Prôtêin    ->       Tính trạng

Câu 10:

- Trình bày chức năng của prôtêin (phần II bài 18)

- Quá trình tổng hợp prôtêin (phần diễn biến bài 19)

Câu 11: BT về ADN, ARN

- Xác định được mạch bổ sung của đoạn phân tử ADN

- Xác định cấu trúc của 2 phân tử ADN con

- Xác định mạch ARN được tổng hợp từ một mạch của đoạn phân tử ADN

- Xác định được cấu trúc của đoạn ADN từ mạch ARN

Câu 12: So sánh những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.

Thường biến

Đột biến

- Biến đổi ở kiểu hình

 

- Không di truyền

- Xuất hiện theo hướng xác định

- Có lợi cho sinh vật

- Không có giá trị trong chọn giống và tiến hóa

- Phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường

- Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (AND, NST)

- Di truyền cho thế hệ sau

- Xuất hiện ngẫu nhiên, riêng lẻ

- Đa số là có hại cho sinh vật

- Có giá trị trong chọn giống và tiến hóa

- Do rối loạn trong nội bào, tác nhân vật lí hóa học trong môi trường

Câu 13: BT về đột biến

- Xác định được dạng đột biến gen, đột biến cấu trúc, dị bội qua hình vẽ

- Viết được cấu trúc của gen bị đột biến

- Xác định được số lượng NST của loài bị đột biến dị bội

 

nguon VI OLET