TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ KHỐI 12

HK1 NĂM 2014-2015
Môn: Hóa học



I- LÝ THUYẾT
1. Este, lipit
- Khái niệm về este, cấu tạo phân tử, danh pháp, tính chất lí hóa của este ( viết được pthh minh họa)
- Phương pháp điều chế este
- Khái niệm, phân loại lipit
- Khái niệm chất béo, tính chất lí hóa ( pứ thủy phân, xà phòng hóa, pứ của gốc hiđrocacbon)
2. Cacbohiđrat
- Khái niệm, phân loại cacbohiđrat.
- CTPT, đặc điểm cấu tạo, tính chất lí hóa và ứng dụng của glucozơ, fuctozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
- Phản ứng đặc trưng dùng để nhận biết các hợp chất cacbohiđrat tiêu biểu.
3. Amin, amino axit, protein
- Khái niệm, cấu tạo, danh pháp của amin, amino axit, peptit và protein.
- Tính chất lí, hóa học của amin, amino axit, peptit và protein.
4. Polime
- Khái niệm, phân loại polime, vật liệu polime.
- Viết PTHH điều chế một số polime dùng làm chất dẻo, tơ, cao su. Tính chất, ứng dụng của chúng?
II- BÀI TẬP
1. Bài tập định tính
Dạng 1. Viết CTCT, gọi tên các đồng phân
- Este: C4H8O2, C5H10O2
- Amin: C3H9N, C4H11N
- Amino axit: C4H9O2N, C5H11O2N
Dạng 2. So sánh tính bazơ của các chất
C6H5NH2 ; C2H5- NH2 ; NaOH ; NH3 .
CH3NH2, (CH3)2NH, NH3, C6H5NH2.
Dạng 3. Phân biệt chất
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất đựng trong các lọ riêng biệt, mất nhãn:
Glixerol, glucozơ, ancol etylic, andehit axetic, axit axetic.
Etanol, glucozơ, anilin, sacarozơ, tinh bột, anbumin
Etyl axetat, axit axetic, metyl fomat, metyl acrylic, metylamin.
Chỉ dùng quỳ tím, hãy phân biệt 3 dung dịch sau: glyxin, lysin, axit glutamic.
Glucozơ, fuctozơ, glixerol, saccarozơ
Dạng 4. Hoàn thành PTHH
a. Xà phòng hoá etyl fomat bằng dd KOH b. Glucozơ tác dụng với dd Cu(OH)2 ở đk thường
c. Thuỷ phân xenlulozơ (H+,t0) d. Xenlulozơ tác dụng với HNO3(xt,t0)
e. Thuỷ phân saccarozơ (H+,t0) f. Axit axetic tác dụng với ancol etylic( xt,t0)
2. Bài tập định lượng
Dạng 1. Bài tập xác định CTPT, CTCT của este dựa vào phản ứng đốt cháy, phản ứng xà phòng hóa…
Bài 1. Cho Este đơn chức X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O lần lượt là: 48,65%; 8,11%; 43,24%.
a. Tìm công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo có thể có và gọi tên X.
b. Đun nóng 3,7g X với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,1gam muối khan. Xác định CTCT của X.
Bài 2. Chất hữu cơ A (C, H, O) có tỉ khối của A so với niơ =3,1428. Đốt cháy hoàn toàn 8,8g A thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2 g H2O.
a. Tìm CTPT A.
b. Lấy 13,2g A cho phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được 12,3 g muối và một ancol. Tìm CTCT A.
c. Lấy 15,84 g A phản ứng với 200ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn. Tính khối lượng chất rắn này.
Bài 3. Đốt cháy 13,2 gam một este X thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O.
Xác định CTPT, CTCT và gọi tên X.
Cho 5,28 gam X tác dụng với dd KOH vừa đủ thu được 5,88 gam muối. Tìm CTCT đúng của X.
Dạng 2. Bài tập về cacbohidrat dựa vào phản ứng thủy phân, lên men glucozơ…..
Bài 4. Cho 10 kg glucozơ chứa 10% tạp chất, lên men thành ancol etylic. Trong quá trình chế bến, ancol bị hao hụt 5%. Khối lượng ancol etylic thu được bằng bao nhiêu?
Bài 5. Tính lượng mùn cưa (chứa 50% là xenlulozơ) cần để sản xuất 1 tấn C2H5OH, biết hiệu suất của quá trình đạt 70%.
Bài 6. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Tìm giá trị của m?
nguon VI OLET