ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2
I- Phần văn bản:
Cây tre Việt Nam
Cô Tô
Tác giả?
Thể loại ? Ký
Nội dung và nghệ thuật của 2 văn bản ( Phần ghi nhớ trong SGK)
II- Tiếng Việt:
Khái niệm so sánh
Khái niệm nhân hóa
Phân tích ngắn gọn tác dụng của phép so sánh hoặc nhân hóa trong đoạn trích của đề bài.
Ví dụ 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn:
“ Gậy tre, chông tre chống lại…..Tre! Anh hùng chiến đấu “
Chỉ ra:
Phép nhân hóa trong đoạn trích là: tre xung phong, tre giữ làng, giữ nước, tre hy sinh bảo vệ con người….
Nêu tác dụng:
+ Phép nhân hóa tạo ra cách diễn đạt sinh động, độc đáo cho lời văn, gây ấn tượng mạnh với người đọc…
+ Phép nhân hóa giúp cho cây tre trở nên sinh động, có hồn như con người, có những đóng góp to lớn cho công cuộc kháng chiến, bảo vệ đất nước.
+ Qua đó, tác giả khẳng định, ngợi ca cây tre với những phẩm chất tốt đẹp, trở thành biểu tượng cho con người và đất nước Việt Nam.
Ví dụ2 : Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh trong đoạn:
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể ……… màu ngọc trai nước biển hửng hồng.”
Chỉ ra:
Phép so sánh trong đoạn trích:
+ chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi
+ mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
Phân tích tác dụng:
+ Phép so sánh tạo ra cách diễn đạt sinh động, gợi cảm, hấp dẫn cho đoạn văn.
+ Gợi tả, nhấn mạnh vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi của bầu trời Cô Tô sau cơn bão. Đó là một bầu trời khoáng đạt, trong trẻo tựa như tấm kính và vầng mặt trời đầy đặn, tròn trịa với màu đỏ rực rỡ như một quả trứng ấm áp… Cảnh vật Cô Tô sau cơn bão vì thế hiện lên đẹp tựa một bức tranh.
III – Tập làm văn
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một trong các nhân vật sau:
Bác Hồ trong bài Đêm nay Bác không ngủ
Lượm
Dế Mèn trong “ Bài học đường đời đầu tiên”
Viết bài văn tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi
nguon VI OLET