TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ KHỐI 12

HK1 NĂM 2014-2015
Môn: LỊCH SỬ


A. Những nội dung chính cần nắm.
I. Phần Lịch sử thế giới.
1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta, thế giới bị chia làm hai phe- tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Mối quan hệ giữa hai phe là đặc trưng chủ yếu của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX.
2. Với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vựơt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới, vươn sang cả châu Á và khu vực Mĩ- la- tinh. Tuy nhiên do những sai lầm về đường lối, năm 1991, CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng bị sụp đổ theo.
3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra mạnh mẽ ở các nước Á, Phi và Milatinh. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai đã bị sụp đổ hoàn toàn. Các nước Á, Phi và Mĩlatinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên công cuộc xây dựng đất nước ở các khu vực này chưa máy thành công.
4. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản đã có sự phát triển quan trọng.
- Mĩ vươn lên là đế quốc giàu mạnh nhất, luôn theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, nhưng đã gặp không ít tổn thất
- Nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục và đạt được nhiều thành tựu to lớn, hình thành các trung tâm kinh tế thế giới.
- Với sự phát triển của KHKT và lực lượng sản xuất, liên kết khu vực đã trở thành xu thế của thế giới, tiêu biểu nhất là sự thành công trong liên kết của Liên minh châu Âu (EU).
5. Đây là thời kì tồn tại các mối quan hệ quốc tế đa dạng.
- Từ năm 1945 đến 1989, cuộc chiến tranh lạnh với sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là hai siêu cương Mĩ và Liên Xô.
- Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (12- 1989), quan hệ quốc tế chuyển sang xu thế hoà dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.
- Các cuộc nội chiến, xung đột ở nhiều khu vực vẫn diễn ra.
6. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy đã diễn ra đưa con người bước vào thời kì «văn minh trí tuệ », đã làm xuất hiện xu thế toàn cầu hoá lan nhanh ra toàn thế giới.
II. Phần lịch sử Việt Nam (từ 1919 đến 1954).
1. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động làm cho tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc.
2. Từ năm 1919 đến 1930, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Đặc biệt từ năm 1925, với sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam đã có những chuyển biến to lớn. Đến năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập là kết quả của phong trào dân tộc dân chủ theo hệ tư tưởng vô sản.
3. Từ năm 1930 đến năm 1945, dưới sự lãnh đạo cuả Đảng Cộng sản Đông Dương, cách mạng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, trải qua 3 giai đoạn (1930- 1935) ; 1936- 1939 ; 1939- 1945. Sự phát triển cách mạng Việt Nam qua 3 giai, đặc biệt là sự thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chứng minh đường lối cách mạng đúng đắn và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.
4. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam độc lập được ra đời thì thực dân Pháp lại quay trở lại xâm lược nước ta. Nhân dân ta lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Song, với đường lối kháng chiến đúng đăn, với tinh thần «thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ », nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến. Và sau 9 năm trường kì kháng chiến, nhân dân ta đã giành thắng lợi vẻ vang.
B. Câu hỏi
nguon VI OLET