ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 8 

I.TRẮC NGHIỆM

1.Hoạt động bơm và đẩy máu của tim?

Các ngăn cơ tim

Nơi máu được bơm tới

Tâm nhĩ trái co

Tâm thất trái

Tâm nhĩ phải co

Tâm thất phải

Tâm thất trái co

Động mạch chủ( Vòng tuần hoàn lớn)

Tâm thất phải co

Động mạch phổi( Vòng tuần hoàn nhỏ)

 

2.Các chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ và vận chyển qua đường bạch huyết?

-Đường bạch huyết: lipit (giọt nhỏ) và vitamin tan trong dầu (A,D,E,K)

3.Vai trò của các phân hệ trong hệ  bạch huyết?

- Phân hệ nhỏ: Thu bạch huyết nữa trên bên phải cơ thể đổ vào tĩnh mạch

- Phân hệ lớn: Thu bạch huyết phần còn lại của cơ thể.

4.Cấu tạo của hệ tuần hoàn máu?

 

*Hệtuần hoàn máu gồm: tim vàcác hệmạch tạo thành vòng tuần hoàn.

+ Tim 4 ngăn (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất), nửa phải máu đỏthẫm, nửa trái máu đỏtươi.

+ Hệ mạch:-Động mạch: dẫn máu từ tim đến cơquan.

                   -Tĩnh mạch: dẫn máu từcơquan đến tim.

                   -Mao mạch: Nối động mạch vàtĩnh mạch (đường kính mao mạch nhỏ).

 

5.Mối quan hệ cho nhận của các nhóm máu?

 

 

 

 

6.Sự thông khí ở phổi?

- Sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ hoạt động hô hấp( hít vào và thở ra)

- Có sự phối hợp co và giãn của cơ liên hoành, cơ liên sườn và sự nâng lên , hạ xuống của xương sườn, xương ức làm thay đổi thể tích lồng ngực tạo ra sự lưu thông khí ở phổi

- Dung tích phổi phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, tầm vóc, sự luyện tập, tình trạng sức khỏe,...

7.Thực chất sự thông khí ở phổi và tế bào?

- Sự TĐK ở phổi và tế bào thực hiện theo cơ chế khuếch tán: Chất khí chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Trao đổi khí ở phổi: Gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.

* Trao đổi khí ở tế bào:Gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu

8.Các cơ quan hệ hô hấp?

*Hệ hô hấp gồm các cơ quan :Đường dẫn khí và 2 lá phổi

-Đường dẫn khí có chức năng: dẫn khí, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi

-Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài

 

9.Đơn vị cấu trúc của phổi?

Phế nang, khoảng 700-800 triệu phế nang

10.Cấu tạo của thành ruột non?

- Thành ruột non có 4 lớp nhưng mỏng:

+Lớp cơ chỉ có  cơ vòng và cơ dọc

+Lớp niêm mạc (sau tá tràng) có nhiều tế bào tiết dịch ruột và chất nhầy

11.Dịch tiết của gan?

    Dịch mật

12.Enzim có trong nước bọt?

  Amilaza

13.Huyết áp mạnh nhất ở mạch nào?

  Động mạch chủ

14.Nhóm máu nào chuyên nhận?

    AB

15.Máu và nước mô vận chuyển chất  gì ở tế bào?

   Oxi và chất dinh dưỡng

16.tuyến Amidan nằm ở đâu?

         Họng

17.Hiệu quả tăng hô hấp khi nào?

   Hít thở sâu và giảm nhịp thở

18.Bộ phận nào của ống tiêu hóa biến đổi thức ăn chủ yếu về mặt hóa học?    Ruột non

 

19.Bệnh nào dễ truyền qua đường hô hấp?

Lao phổi, ho gà, sars

20.Sản phẩm cuối cùng sau khi biến đổi thức ăn ở ruột non?

Đường đơn, axitamin, axit béo và glixerin

21.Cấu tạo thành dạ dày?

         - Thành dạ dày có 4 lớp: lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc .

            + Lớp cơ dày, khỏe gồm 3 lớp:  cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo.

            + Lớp niêm mạc với  nhiều tuyến tiết dịch

 

22.Chất dinh dưỡng nào không bị biến đổi trong quá trình tiêu hóa?

Vitamin, nước và muối khoáng

23.Động tác hít vào được thực hiện như  khi nào?

- Khi hít vào các cơ liên sườn ngoài co, cơ hoành co đồng thời các xương sườn được nâng lên đẩy xương ức về phía trước làm thể tích lồng ngực  tăng lên.

24.Thành phần thức ăn biến đổi hóa học ở dạ dày là?

                                  Protein

II.TỰ LUẬN

1.-Các loại bạch cầu

+bạch cầu trung tính

+bạch cầu mônô

+bạch cầu limphô B

+ bạch cầu limphô T

   -các hoạt động của bạch cầu bảo vệ cơ thể

*Bạch cầu bảo vệ cơ thể qua các hoạt động chủ yếu

+Thực bào: dobạch cầu trung tính và bạch cầu mônô  nuốt và tiêu hóa vi khuẩn

+ bạch cầu limphô B: tiết kháng thể vô hiệu hóa virut, vi khuẩn.

+ bạch cầu limphô T:Phân dạng virut, vi khuẩn, phá hủy tế bào bị nhiễm virut , vi khuẩn và tiêu hóa chúng.

   -Vì sao người được miễn dịch sau khi tiêm phòng vacxin?

Người được miễn dịch sau khi tiêm vacxin vì: Trong vacxin có độc tố của vi khuẩn là kháng nguyên nhưng do đãđược làm yếu nên vào cơ thể người không đủ khả năng gây bệnh, nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản sinh ra kháng thể. Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh đó

2.*Sự thông khí ở phổi

- Sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ hoạt động hô hấp( hít vào và thở ra)

- Có sự phối hợp co và giãn của cơ liên hoành, cơ liên sườn và sự nâng lên , hạ xuống của xương sườn, xương ức làm thay đổi thể tích lồng ngực tạo ra sự lưu thông khí ở phổi

*Dung tích phổi phụ thuộc vào các yếu tố nào?

- Dung tích phổi phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, tầm vóc, sự luyện tập, tình trạng sức khỏe,...

*Cần rèn luyện hệ hô hấp như thế nào để có cơ thể khỏe mạnh?

- Rèn luyện TDTT thường xuyên từ bé để cơ thể khỏe mạnh

- Rèn luyện TDTT kết hợp hít thở sâu tăng hiệu quả hô hấp cơ thể khỏe mạnh.

3.-Sự  khác nhau về trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và trao đổi khí ở vòng tuần hoàn lớn?

Vòng tuần hoàn lớn

Vòng tuần hoàn nhỏ

Trao đổi khi ở mô tế bào máu vận chuyển O2 đến cung cấp cho mô tế bào đồng thời nhận CO2 thải ra ngoàiở phổi.

 

- Trao đổi khi ở phổi lấy O2 và thải CO2 ra ngoài

 

*Giải thích tại sao tim đập liên tục suốt đời  không mệt mỏi?

Hoạt động của timtheo 1 chu kỳ 3 pha với khoảng thời gian là 0,8 giây

+ Pha nhĩ co: đẩy máu xuống TT với thời gian là 0,1s

+ Pha thất co: đẩy máu vào ĐM với thời gian là 0,3s

+ Pha dãn chung: Toàn bộ tim giãn ra nghỉ ngơi với thời gian là 0,4s

 

4.Hấp thụ các chất dinh dưỡng  như thế nào?Gan có vai trò gì?

- Ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng

- Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ:

+Ruột dài tổng diện tích bề mặt bên trong lên đến 500m2

+Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp, có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ , mạng lưới mao mạch và mao mạch bạch huyết dày đặc

- Vai trò của gan là điều hòa nồng độ, các chất dinh dưỡng tan trong máu và khử độc

5.Ăn cháo và uống sữa các loại thức ăn này biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

Khi ta ăn cháo hay uống sữa, sự biến đổi các loại thức ăn này trong khoang miệng bao gồm :
- Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị men amilaza phân giải thành đường mantôzơ.
- Với sữa : thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ờ khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đôi hoặc đường đơn

6.Sự TĐK ở phổi  và tế bào diễn ra như thế nào?Cơ chế nào?

- Sự TĐK ở phổi và tế bào thực hiện theo cơ chế khuếch tán: Chất khí chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

+Trao đổi khí ở phổi: Gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.

+Trao đổi khí ở tế bào:Gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu

-Sự TĐK ở phổi  và tế bào thực hiện theo cơ chế khuếch tán: các khí chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp .

 

 

 

 

nguon VI OLET