  CHỦ ĐỀ TRUYỆN KỂ

 

“ BÁC HỒ MỘT TÌNH YÊU BAO LA”

 

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Tháp mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.

Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi lãnh đạo và dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân ta

đấu tranh giành thắng lợi vẻ vang như ngày nay.

 

Sinh thời, Người hằng quan tâm và dày công xây dựng  Đảng thành một

khối vững mạnh, trong sạch, chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, đào tạo, rèn

luyện đội ngủ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là thế hệ trẻ, trở thành con người vừa

hồng vừa chuyên. Trong cuộc sống Người coi trong cả đức lẫn tài, song đức là

gốc.

 

Suốt cả cuộc đời, Người hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, cho dân tộc độc

lập, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân và cho toàn nhân loại. 

 

Nay người đã đi xa nhưng những lời dạy của Người vẫn còn vang vọng mãi

với non sông đất nước. Người đã để lại cho nhân loại một di sản tinh thần vô giá,

di sản văn hoá tinh thần ấy là tấm gương đạo đức sáng ngời. 

 

Trong xã hội hiện nay, khi nền kinh tế thị trương đang phát triển mạnh mẻ,

đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển

nó mang lại cho chúng ta nhiều thành tựu đáng kể nhưng nó cũng đồng nghĩa với

một vấn nạn của kinh tế thị trường đó là sự phân hoá ngày càng sâu sắc giữa hai

tầng lớp người giàu và người nghèo. Mặt khác trong những năm gần đây thiên

tai lũ lụt liên tiếp xẩy ra gây khó khăn cho nhiều người dân trong mọi vùng miền

của tổ quốc. Thì tình yêu thương và lòng nhân ái của dân tộc ta lại làm dấy lên

phong trào “ Lá lành dùm lá rách”  chia sẻ khó khăn hổ trợ bà con đồng bào

vùng gặp thiên tai lũ lụt. Nhiều chương trình của quốc gia được triển khai để

“xoá đói giảm nghèo”; xây nhà tình nghĩa, xoá mái tranh nghèo…. Và các hoạt

động từ thiện khác ngày càng trở thành một nghĩa cử cao đẹp trong tấm lòng yêu

thương nhân ái của mỗi con người Việt Nam ta.

 

Tình thương yêu và lòng nhân ái của Người được thể hiện trong rất nhiều

mẫu chuyện kể về Bác Hồ. Một trong số những mẩu chuyện đó mà tôi yêu thích

đó là câu chuyện “ Chiếc áo ấm”  Được trích trong tuyển tập “ Những mẩu  

chuyện về phẩm cách của Người. Hồ Chí Minh một huyền thoại kỳ vĩ” Do nhà

xuất bản lao động ấn hành. Theo lời kể của đồng chí Tiện.

 

 

II. PHẦN NỘI DUNG.

 

Một đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt mưa

lâm thâm làm cho khí trời càng thêm lạnh giá. Thung lũng Bản Ty co mình lại

trong yên giấc, trừ một ngôi nhà sàn nhỏ còn phát ra ánh sáng. Ở đây Bác vẫn

thức, vẫn làm việc khuya như bao đêm bình thường khác.

Bỗng cánh cửa nhà sàn hé mở, bóng bác hiện ra. Bác bước xuống cầu thang, đi

thẳng về phía gốc cây, chỗ tôi đang đứng gác:

-  Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không ?

-  Thưa Bác, vâng ạ!

-  Chú không có áo mưa?

Tôi ngập ngừng nhưng mạnh dạn đáp:

-  Dạ thưa Bác, cháu không có ạ !

Bác nhìn tôi từ đầu đến chân ái ngại:

-  Gác đêm, có áo mưa, không ướt, đỡ lạnh hơn.

Sau đó Bác từ từ đi vào nhà, dáng suy nghĩ…

Một tuần sau, anh Bảy cùng mấy người nữa đem đến cho chúng tôi 12 chiếc

áo dạ dài chiến lợi phẩm. Anh nói:

-  Bác bảo phải cố gắng tìm áo mưa cho anh em. Hôm nay có mấy chiếc áo

này, chúng tôi mang lại cho các đồng chí.

Được một chiếc áo này là một điều quý, nhưng đối với chúng tôi còn quý giá

và hạnh phúc hơn khi Bác trực tiếp chăm lo, săn sóc với cả tấm lòng yêu

thương của một người cha.

Sáng hôm sau, tôi mặc chiếc áo mới nhận được đến gác nơi Bác làm việc,

Thấy tôi Bác cười và khen :

-  Hôm nay chú có áo rồi.

-  Dạ thưa Bác, đây lá áo anh Bảy đem  đến cho tiểu  đội chúng cháu mỗi

người một chiếc ạ.

Nghe tôi thưa lại, Bác rất vui, Bác ân cần dặn dò thêm:

-  Trời lạnh chú cần giữ gìn sức khoẻ và cố gắng làm tốt công tác.

Dặn dò xong, Bác trở lại ngôi nhà sàn để làm việc. Lòng tôi xiết bao xúc

động. Bác đã dành áo ấm cho chúng tôi trong lúc Bác chỉ mặc một chiếc áo

bông mỏng đã củ. Đáng lẽ ra chúng tôi phải chăm lo cho Bác nhiều hơn, còn

Bác, Bác lại lo nghĩ đến chúng tôi quá nhiều.

Từ đấy, tôi cũng trân trọng giữ dìn chiếc áo Bác cho như giữ lấy hơi ấm của

Bác. Hơi ấm đã truyền thêm cho chúng tôi sức mạnh trong mỗi chặng đường

công tác.

 

 

III. PHẦN KẾT THÚC

 

Qua câu chuyện, ta thấy hiện ra bức chân dung Người – Vị cha già kính yêu

của dân tộc. Vị Chủ tịch nước thật giản di, gần gủi, chân thành Người dành tất cả

tình yêu thương sự quan tâm của người không chỉ đến các đồng chí cán bộ làm

nhiệm vụ ở bên Bác mà Người còn dành tất cả tình thương yêu cho đồng bào,

đồng chí, con cháu, già, trẻ, gái, trai, miền xuôi miền ngược, Bắc cũng như Nam.

Trong lời bài hát của Nhạc sĩ Thuận Yến có viết.

Bác Hồ người là tình yêu thiết tha nhất. 

Trong toàn dân và trong trái tim nhân loại.

Cả cuộc đời bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân.

Cả cuộc đời bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam.

Bác thương những cụ già xuân về gửi biếu lụa

Bác thương đàn cháu nhỏ trung thu gửi quà cho.

Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng

Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương

Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn yêu thương.

 

Với tình yêu thương bao la, Người dành tình yêu cho tất cả, chia sẻ với mỗi

người những nỗi đau. Người nói “ Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau

khổ riêng, và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại,

thì thành nỗi đau khổ của tôi’

 

Mỗi một bài nói, bài viết, một lời căn dặn, một buổi gặp gỡ, công tác của

người đều chứa đựng ý nghĩa tư tưởng, hành vi và quan hệ đạo đức cách mạng

sáng ngời. Con người, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người đều là tấm

gương đạo đức cho toàn Đảng, toàn dân ta học tập suốt đời.

Tấm gương đạo đức của Bác là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ

thiên tài, một danh nhân văn hoá thế giới và cũng là tấm gương đạo đức của một

người bình thường mà ai cũng có thể noi theo, học theo, làm theo để trở thành

một người công dân tốt trong xã hội.

Tình yêu thương con người sống có nghĩa có tình xuất phát từ truyền thống

dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa cộng sản. Bác

Hồ coi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Nó luôn đồng

hành với mỗi chúng ta tạo nên nền tảng phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác của ,mỗi

con người.

Thế giới tự hào về Bác, là người Việt Nam chúng ta càng tự hào biết bao.

Cả cuộc đời người hy sinh cho dân tộc Việt Nam, Trong câu thơ của nhà thơ

Nguyễn Đình Thi có viết:

Người không con mà có triệu con

 

nguon VI OLET