ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 TIN HỌC 7
NĂM 2020-2021
Bài 7: TRÌNH BÀY VÀ IN TRANG TÍNH
1. Xem trước khi in
   - Mục đích: kiểm tra dữ liệu được in ra.
   - Cú pháp: sử dụng các lệnh trong nhóm WorkbookViews trên dải lệnh View.
2. Điều chỉnh ngắt trang
   - Chương trình sẽ tự động phân chia trang tính ra thành các trang nhỏ.
   - Để điều chỉnh ngắt trang như ý muốn, sử dụng lệnh Page Break Preview.
 - Khi đó trang tính hiển thị thành 2 trang in page1 và page2 ngăn cách bởi dấu ngắt trang màu xanh.
- Để gộp chúng lại theo ý muốn ta đưa con trỏ vào dấu ngắt trang không hợp lý và kéo thả chúng đến vị trí mong muốn.
   - Kết thúc điều chỉnh bằng cách chọn chế độ Normal trên thanh công cụ.
3. Đặt lề và hướng in giấy
- Các trang in được đặt kích thước lề ngầm định với hướng giấy in đứng.
- Dùng các lệnh trong nhóm Page Setup trên dải lệnh Page Layout để diều chỉnh.
   - B1: mở dải lệnh Page Layout
   - B2: ở hộp thoại Page Setup chọn margins
   - B3: chọn Custom margins để tùy chỉnh lề.
- Các kích thước lề được hiển thị trong các ô Top, Bottom, Right, Left
   - B4: thay đổi số trong các ô trên để thiết đặt lề.
- ở hộp thoại Page chọn Portrait cho hướng giấy đứng hoặc Landscape cho hướng giấy ngang
4. In trang tính
   - B1: chọn lệnh Print trên bảng chọn File
   - B2: nháy chuột vào nút Print

Bài 8: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU
1. Sắp xếp dữ liệu:
-Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí các hàng để giá trị dữ liệu trong một hay nhiều cột được sắp xếp theo thự tự tăng dần hoặc giảm dần.
* Cách thực hiện:
1. Nháy chuột chọn một ô trong cột cần sắp xếp dữ liệu.
2. Nháy nút  trong nhóm Sort& Filter của dải lệnh Data để sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc nháy nút  để sắp xếp theo thứ tự giảm dần
2. Lọc dữ liệu
a. Định nghĩa: * Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị các hàng thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định nào đó.
b. Cách thực hiện lọc dữ liệu
*Quá trình lọc dữ liệu gồm 2 bước:
- Bước 1: Chuẩn bị:
+ Nháy chuột chọn một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc.
+ Mở dải lệnh Data, chọn lệnh Filter trong nhóm Sort&Filter.
- Bước 2: Lọc (là bước chọn tiêu chuẩn để lọc).
+ Nháy vào nút mũi tên trên hàng tiêu đề cột
+ Chọn các giá trị dữ liệu cần lọc trên danh sách hiện ra.
+ Nháy OK
- Hiển thị toàn bộ danh sách :
chọn lệnh Clear trong nhóm lệnh Sort&Filter trên dải lệnh Data
- Thoát khỏi chế độ lọc: Chọn lại lệnh Filter
3. Lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất)
Nháy nút mũi tên  trên hàng tiêu đề cột,chọn Number Filters chọn Top 10, xuất hiện hộp thoại:
+ Chọn Top (lớn nhất), hoặc Bottom (nhỏ nhất)
- Chọn hoặc nhập số hàng cần lọc
- Nháy OK

BÀI 9 TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
1. Minh họa số liệu bằng biểu đồ
* Biểu đồ là cách biểu diễn dữ liệu một cách trực quan bằng các đối tượng đồ họa (các cột, đoạn thẳng...)
* Mục đích của việc sử dụng biểu đồ: Cho phép biểu diễn tóm tắt nhiều dữ liệu chi tiết trên trang tính, giúp hiểu rõ hơn dữ liệu, dễ so sánh các dãy dữ liệu, đặc biệt là dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu trong tương lai.
* Ưu điểm:
- Dễ hiểu, dễ gây ấn tượng và người đọc ghi nhớ lâu hơn
- Biểu đồ được tự động cập nhật khi dữ liệu thay đổi
- Có nhiều dạng biểu đồ phong phú.
-lệnh tạo biểu đồ có trong nhóm Charts trên dải lệnh Insert
2. Một số dạng biểu đồ thường dùng
- Biểu đồ cột: Rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột.
- Biểu đồ đường gấp khúc: Dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.
- Biểu đồ hình tròn: Thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
3. Tạo biểu đồ
* Các bước tạo biểu đồ:
B1: Chỉ định miền dữ liệu để biểu diễn bằng biểu đồ.
B2: Chọn dạng biểu đồ trong nhóm lệnh Charts trên dải lệnh Insert.
a. Chỉ định miền dữ liệu:
-
nguon VI OLET