TUẦN 1

 

Bài 1.

Điền vào chỗ trống các từ ngữ có tiếng :

- than : than vãn , ….

- thang : thuốc thang ,…..

Bài 2.

Đọc đoạn văn sau và tìm những từ chỉ sự vật ( chỉ người , chỉ vật , chỉ hiện tượng tự nhiên …) trong đoạn đó :

Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn , mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt . Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang.

Bài 3.

Ghi lại các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn ở bài tập 2.

Bài 4.

Hãy so sánh mỗi sự vật sau với một sự vật khác để tăng vẻ đẹp:

- Đôi mắt bé tròn như…

- Bốn chân của chú voi to như…

- Trưa hè , tiếng ve như…

Bài 5.

Môt bạn hỏi em ;’’ Tại sao cậu lại muốn vào Đội?”. Em hãy viết một đoạn văn để trả lời bạn.

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1.( 1 điểm ). Điền đúng ; than thở , than khóc,…

    Thang điểm , thang bậc , …

Bài 2 ( 1 điểm ) .Viết đúng ; khung, cửa sổ ,Vy ,đầu, bạn, mắt , ánh , ban mai , mặt nước , mặt , chú , chó xù ,lông ,mái tóc , búp bê , mõm .

Bài 3. ( 1 điểm ) .Viết đúng : Lông ( trắng mượt ) như mái tóc búp bê.

Bài 4.( 3 điểm ) . Viết đúng : Có thể một trong các từ sau :

Hạt nhãn , mắt nai , mắt thỏ…( 1 điểm ).

Bốn cái cột nhà , bốn cái cột đình ,… ( 1 điểm ).

Tiếng nhạc ,tiếng hát của dàn đồng ca…( 1 điểm ).

Bài 5. ( 4 điểm ).Bài viết các em cần làm rõ : Sau một thời gian tìm hiểu về Đội , tôi đã biết Đội TNTPHCM là tổ chức của thiếu nhi , là nơi tốt nhất rèn luyện thiếu niên trở thành những người trò ngoan , trở thành những người có ích cho đất nước.

Tuỳ mức độ sai sót về dùng từ, viết câu, cách diễn đạt, lỗi chính tả mà GV trừ điểm cho phù hợp.

 

TUẦN 2

Bài 1.

Tìm từ có tiếng chứa vần ăn hoặc ăng có nghĩa như sau :

-         Tên môn học trong nhà trường, chất lỏng dùng để đốt cháy, tên cây tre còn nhỏ.

Bài 2.

Tìm các từ chỉ trẻ em với thái độ tôn trọng trong các từ sau:

  1. Trẻ em   c. Nhóc con   e. Trẻ thơ
  2. Trẻ con  d.Trẻ ranh   g. Thiếu nhi

Bài 3.

Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ? , gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Là gì ?( hoặc là ai? ) trong mỗi câu sau :

-         Cha mẹ , ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình .

-         Thầy cô giáo là những người dạy dỗ trẻ  em ở trường học.

-         Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại.

Bài 4.

Tìm từ ngữ điền vào từng chỗ trống để những dòng sau thành câu có mô hình Ai ( cái gì , con gì ) ? Là gì ( là ai ) ?

-         Con trâu là …

-         Hoa phượng là …

-         … là những đồ dùng học sinh luôn phải mang đến lớp .

Bài 5.

Em hãy viết 3-4 câu bày tỏ nguyện vọng được vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và lời hứa nếu đơn được chấp nhận.

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1. ( 1 điểm )Tìm đúng : môn văn , xăng , cây măng.

Bài 2. ( 1 điểm ) Phương án  đúng : a , e , g

Bài 3. ( 2 điểm ) Câu1:gạch 1 gạch dưới các từ ngữ : cha mẹ , ông bà  , gạch 2 gạch dưới các từ ngữ : là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình .

  Câu2 :gạch 1 gạch dưới từ ngữ : thầy cô giáo , gạch hai gạch dưới các từ ngữ : là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học .

  Câu 3 :gạch 1 gạch dưới từ ngữ : trẻ em , gạch 2 gạch dưới các từ ngữ :là tương lai của đất nước và của nhân loại.

Bài 4. ( 2 điểm ) Câu 1 :bạn của nhà nông , con vật kéo rất khỏe …

       Câu 2: loài hoa báo hiệu mùa hè tới , loài hoa có màu sắc rực rỡ …

                Câu 3 : sách , vở , bút …

Bài 5. ( 4 điểm ) Viết được các ý sau : Em luôn mong ước được đứng trong hàng ngũ của Đội TNTPHCM , được đeo khăn quàng đỏ trên vai. Em đã đọc rất kĩ điều lệ Đội và hiểu rõ Đội là tổ chức tốt nhất giúp em rèn luyên trở thành người có ích cho Tổ Quốc. Vì vậy em viết đơn này đề nghị Ban chỉ huy Liên đội kết nạp em vào Đội . Đươc đứng trong hàng ngũ của Đội , em xin hứa sẽ thực hiện tốt điều lệ Đội , cố gắng hơn nữa để xứng đáng là con ngoan trò giỏi .

Tuỳ mức độ sai sót về dùng từ, viết câu, cách diễn đạt, lỗi chính tả mà GV trừ điểm cho phù hợp.

 

TUẦN 3

Bài 1.

Điền  vào chỗ trống:

  1. chẻ hay trẻ : …lạt, …trung, …con ,…củi.
  2. cha hay tra : …mẹ, …hạt ,… hỏi, …ông.
  3. chong hay trong :…đèn ,…xanh,…nhà , …chóng.
  4. chứng hay trứng : …minh , …tỏ , …gà , …vịt .

Bài 2 .

Ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn sau :

a.                          Quạt nan như lá

Chớp chớp lay lay

Quạt nan rất mỏng

Quạt gió rất dày

b.                           Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

                                                  Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời

Bài 3.

Điền từ so sánh ở trong ngoặc vào từng chỗ trống trong mỗi câu sau cho phù hợp :

  1. Đêm ấy , trời tối …….. mực .
  2. Trăm cô gái ……. tiên sa .
  3. Mắt của trời đêm …….các vì sao .      ( là , tựa ,như )

Bài 4.

Ghi lại 2 thành ngữ hoặc tục ngữ có hình ảnh so sánh mà em biết :

M : Đẹp như tiên.

Bài 5.

Hãy giới thiệu về những người thân trong gia đình em .

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1. ( 1điểm ) Điền đúng :

  1. chẻ lạt , trẻ trung , trẻ con , chẻ củi.( 0,25 điểm )
  2. cha mẹ ,tra hạt ,tra hỏi , cha ông . ( 0,25 điểm )
  3. chong đèn ,trong xanh ,trong nhà ,chong chóng . ( 0,25 điểm )
  4. chứng minh ,chứng tỏ , trứng gà , trứng vịt . .( 0,25 điểm )

   

Bài 2. ( 1 điểm ) . Viết đúng:   a.Quạt nan như lá

     Chớp chớp lay lay

                                                  b. Diều là hạt cau

      Phơi trên nong trời

Bài 3 . ( 3 điểm ) . Viết đúng : a .như ; b. tựa ; c. là .

Bài 4 . ( 1 điểm ) Viết được thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh so sánh VD : trắng như bông , vàng như nghệ …

Bài 5 . (4 điểm ) . Nội dung nêu được :Người thân đó là ai ? Hình dáng người đó như thế nào ? Tính tình người đó ra sao ? Em có kỉ niệm gì khó quên về người đó ? Tình cảm của em với người thân đó ra sao?

 

Tuỳ mức độ sai sót về dùng từ, viết câu, cách diễn đạt, lỗi chính tả mà GV trừ điểm cho phù hợp.

 

TUẦN 4

Bài 1 .

Điền vào chỗ trống :

a . rào hay dào : hàng … , dồi … ,mưa … , … dạt.

b . rẻo hay dẻo : bánh … , múa … , … dai , … cao.

Bài 2 .

Ghi chữ Đ vào trước các từ chỉ gộp nhiều người trong gia đình :

     a. cha mẹ

b. con cháu

c. con gái

d. anh em

Bài 3 .

Tìm mỗi thành ngữ hoặc tục ngữ :

a . Chỉ tình cảm hoặc công lao của cha mẹ đối với con cái :

M: Dạy con từ thủa còn thơ .

b .Chỉ tình cảm , trách nhiệm của con đối với cha mẹ .

M :Bên cha cũng kính , bên mẹ cũng vái .

Bài 4 .

Đặt 2 câu có mô hình Ai – là gì ? để nói về những người trong gia đình : 

M : Mẹ tôi là giáo viên tiểu học .

Bài 5 .

Đặt mình vào vai bà mẹ và kể lại câu chuyện “ Dại gì mà đổi’’ .

         

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1. ( 1 điểm ) Điền đúng :

  1. hàng rào , dồi dào ,  mưa rào , dào dạt .( 0,5 điểm )
  2. bánh dẻo , múa dẻo , dẻo dai , rẻo cao.( 0,5 điểm )

Bài 2. ( 1 điểm ) Ghi Đ vào các chữ a , b , d 

Bài 3. ( 2 điểm ) Điền đúng :

a . Cha sinh , mẹ dưỡng .( 1 điểm ).

     Công cha như núi Thái Sơn …

b. Con chẳng chê mẹ khó , chó không chê chủ nghèo…( 1điểm ). 

Bài 4 . ( 2 điểm ) Đặt câu tương tự như mẫu :Bố tôi là công nhân nhà máy chè …

Bài 5 . ( 4 điểm ) HS kể được câu chuyện "Dại gì mà đổi " bằng lời của bà mẹ đảm bảo đúng nội dung chuyện và thể hiện được suy nghĩ , tình cảm thái độ của bà mẹ trong lời kể.

Đầu câu chuyện các em có thể kể : Con trai tôi năm nay mới lên 4 tuổi nhưng rất nghịch ngợm . Có lần , bực vì nó nghịch quá tôi đã dọa …

Cuối câu chuyện có thể thêm một số suy nghĩ của người mẹ : Tôi bật cười vì sự láu lỉnh của cậu con trai . Thế này thì tôi lại phải nát óc để đối phó với những trò nghịch ngợm mới của nó đây .

Tuỳ mức độ sai sót về dùng từ, viết câu, cách diễn đạt, lỗi chính tả mà GV trừ điểm cho phù hợp.

 

 

TUẦN 5

Bài 1.

Tìm và điền tiếp vào chỗ trống 3 từ láy âm đầu l và 3 từ láy  âm đầu n :

a . l / l : lung  linh , lấp lánh , …

b . n / n : no nê . nao núng , …

Bài 2.

Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn và đoạn thơ sau :

a . Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp .

b . Bão đến ầm ầm

     Như đoàn tàu hỏa

     Bão đi thong thả

     Như con bò gầy

Bài 3 .

Đọc đoạn văn rồi viết lại những câu văn có hình ảnh so sánh :

 Mùa xuân , cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim . Từ xa nhìn lại , cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ . Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi . Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến lung linh trong nắng .

Bài 4 .

Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vât với nhau :

-         Tiếng suối ngân nga như …

-         Mặt trăng tròn vành vạnh như …

-         Trường học là …

Bài 5 .

Em hãy giới  thiệu về trường mình cho một bạn học ở trường khác rồi ghi lại lời giới thiệu đó .

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1 .(1 điểm ) Điền đúng :

a .lạnh lùng , lo lắng , lặng lẽ …( 0,5 điểm ).

b . nung nấu , nườm nượp , nở nang …( 0,5 điểm ).

Bài 2 ( 2 điểm ) Ghi đúng :

a . giàn hoa mướp và đàn bướm .( 1 điểm )

b. bão và đoàn tàu hỏa , bão và con bò gầy .( 1 điểm )

Bài 3 ( 1,5 điểm ) Viết được các câu : Từ xa … khổng lồ . Hàng ngàn bông hoa … hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn … trong xanh .

Bài 4 ( 1,5 điểm )Điền đúng :

-         Tiếng suối ngân nga như tiếng hát .( 0,5 điểm )

-         Mặt trăng tròn vành vạnh như cái mâm son .( 0,5 điểm )

-         Trường học là ngôi nhà thứ hai của em .( 0,5 điểm )

Bài 5 ( 4 điểm ) Nêu được : Trường em là trường nào? Ở đâu? Trường có đặc điểm gì nổi bật dễ nhận ra? Em tự hào về điều gì của trường mình? Trường có những hoạt động gì? Tình cảm của em đối với trường như thế nào ?

 

                              

TUẦN 6

Bài 1.

Tìm ba từ láy có âm đầu là s và ba từ láy có âm đầu là x.

Bài 2.

a) Em hiểu thông minh có nghĩa là gì?

b) Đặt một câu có từ thông minh.

Bài 3.

Em hãy chia các từ ngữ dưới đây thành hai nhóm rồi đặt tên cho mỗi nhóm.

Giáo viên, dạy học, lớp trưởng, vui chơi, học tập, hiệu trưởng, học sinh, đọc bài, vẽ, hiệu phó.

Bài 4.

 Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu văn sau:

 a) Mây bò trên mặt đất tràn vào trong nhà quấn lấy người đi đường.

 b) Những khi đi một mình tôi thích ôm cặp vào ngực nhìn lên vòm cây vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.

Bài 5. 

Ngày đầu tiên đi học đối với mỗi người đều là một kỷ niệm khó quên. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) kể lại ngày đầu tiên đến trường của em.

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1 (1 điểm)

 

Tìm đúng ba từ láy có âm đầu là s cho 0,5 điểm

Tìm đúng ba từ láy có âm đầu là x cho 0,5 điểm                          

Bài 2 (1,5 điểm)                          

 

a)Thông minh có nghĩa là:hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, xử trínhanh(0,75điểm)

b) Đặt câu đúng cho 0,75 điểm.

Bài 3 (1,5 điểm)

 

Nhóm 1: Những người thường có ở trường học:

Giáo viên, lớp trưởng, hiệu trưởng, học sinh, hiệu phó.( 0,75 điểm)

Nhóm 1: Những hoạt động thường có ở trường học:

Dạy học, vui chơi, học tập, đọc bài, vẽ. ( 0,75 điểm)

Bài 4 (2 điểm)

 

a) Mây bò trên mặt đất,  tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.(1điểm)

b) Những khi đi một mình,  tôi thích ôm cặp vào ngực nhìn lên vòm cây,  vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.(1điểm)

Bài 5 (4 điểm) 

 

a) Nội dung:

- Có đủ kết cấu 3 phần rõ ràng, đủ số lượng câu theo yêu cầu (0,5 điểm)

- Kể được năm nào em đi học lớp Một; em học cô giáo nào, trường nào; hôm đầu tiên ai đưa em đến trường; em mặc gì, mang theo những gì; ai dắt em vào lớp; các bạn mới như thế nào; lúc đó em cảm thấy ra sao, điều gì gây ấn tượng nhất đối với em; cảm giác ấy có là một kỷ niệm sâu sắc với em không, vì sao (2,5 điểm)

- Trình tự hợp lí, lời văn tự nhiên chân thực có cảm xúc: (0,5 điểm)

b) Diễn đạt: viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng sạch sẽ.( 0,5 điểm)

 

TUẦN 7

Bài 1

 Em hãy tìm những từ ngữ viết sai chính tả trong đoạn thơ sau rồi sửa lại cho đúng?

                           Khi trời chong gió nhẹ, sớm mai hồng

                           dân trai cháng bơi thuyền đi đánh cá

                           Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái trèo mạnh mẽ vượt chường giang

Bài 2  

  Tìm các từ chỉ hoạt động trong câu văn sau rồi đặt câu với một từ vừa tìm được:

 " Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang, lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ." 

Bài 3

 Điền tiếp từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để các câu văn sau có hình ảnh so sánh?

 a) Chiếc tổ của bầy ong như.....

 b) Ông cụ hiền lành và tốt bụng như....

Bài 4

 Trong câu thơ:

                        " Bác ngồi đó lớn mênh mông

                             Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non."

 a) Bác Hồ được so sánh với những sự vật nào?

 b) So sánh như vậy có tác dụng gì?

Bài 5

  Em hãy kể một câu chuyện vui có đề tài về nếp sống văn minh? 

 

Đáp án và cách đánh giá

 

Bài 1 (1 điểm)

Tìm và sửa đúng mỗi từ  cho 0,2 điểm.

       trong; Dân; tráng; chèo; trường.

 

Bài 2 (1,5 điểm) 

Tìm  đúng mỗi từ  cho 0,20 điểm.

         rời; lấy; tiết ra; trộn; xây.

Đặt câu đúng cho 0,50 điểm.

Bài 3 (1,5 điểm)

Điền đúng từ ngữ vào mỗi câu được 0, 75 điểm.

Bài 4 (2,0 điểm)

a) Bác Hồ được so sánh với trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non

b) Nhà thơ so sánh như vậy nhằm làm nổi bật sự vĩ đại của Bác Hồ.

Bài 5 (4 điểm) 

a) Nội dung:

- Có đủ kết cấu 3 phần rõ ràng, đủ số lượng câu theo yêu cầu (0,5 điểm)

- Kể được một câu chuyện vui có đề tài về nếp sống văn minh (2,5 điểm)

 

b) Diễn đạt: viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng sạch sẽ.

TUẦN 8

 

Bài 1

           Tên của một số con vật dưới đây bị viết sai chính tả, em hãy tìm rồi sửa lại cho đúng?

 Giun, dắn, rái cá, riều hâu, rươi, bọ rừa, dế,  giuồi, rùa,  dán.

Bài 2

 a) Em hãy tìm những thành ngữ nói về thái độ ứng xử trong cộng đồng trong các thành ngữ sau:

 Chung lưng đấu cật; cha truyền con nối; ăn ở như bát nước đầy; trên thuận dưới hòa;  lá lành đùm lá rách; tre già măng mọc;  nhường cơm sẻ áo; thức khuya dậy sớm.

 b) Em hiểu "chung lưng đấu cật " có nghĩa là gì?

Bài 3

 Cho câu văn: " Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước."

 a) Tìm các từ chỉ hoạt động có trong câu văn đó?

 b) Em hãy đặt câu theo mẫu Ai - làm gì? với mỗi từ vừa tìm được?

Bài 4

 Hãy xác định bộ phận trả lời câu hỏi: Ai ( cáigì, con gì)?; bộ phận trả lời câu hỏi: làm gì? trong các câu văn sau:

 a)  Mỗi khi đi học về, Lan thường đọc thơ, kể chuyện ở trường, ở lớp cho bà nghe.             

 b) Một ông lão người nhỏ bé, mặc chiếc áo xanh đang đứng trú mưa trước cửa nhà Hoa.

Bài 5

  Trong xóm( khu phố ) em có một bác( cô, chú...) rất tốt bụng hay giúp đỡ mọi người. Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 câu ) để kể về người đó?

Đáp án và cách đánh giá

 

Bài 1 (1 điểm)

 

Sửa đúng mỗi từ cho 0,20 điểm

Giun, rắn, rái cá, diều hâu, rươi, bọ dừa, dế, ruồi, rùa, gián.

Bài 2 (1,5 điểm)

 

a) Tìm đúng mỗi thành ngữ cho 0,25 điểm

 

        Chung lưng đấu cật; ăn ở như bát nước đầy; lá lành đùm lá rách;  nhường cơm sẻ áo.

 

b) Chung lưng đấu cật có nghĩa là đoàn kết lại, góp sức vào để chùng nhau làm việc, vượt qua mọi khó khăn trở ngại. (0,5điểm)

 

Bài 3 (1,5 điểm)

 

a) Tìm đúng mỗi từ cho 0,25 điểm:  treo, bẻ.

 

b) Đặt đúng mỗi câu cho 0,50 điểm

 

Bài 4 (2,0 điểm)

 

a) Mỗi khi đi học về, Lan  thường đọc thơ, kể chuyện ở trường, ở lớp cho bà nghe.              (1điểm)           Ai?                       Làm gì?

 

b) Một ông lão người nhỏ bé, mặc chiếc áo xanh đang đứng trú mưa trước cửa nhà

                               Ai?                                                                   Làm gì?

Hoa.(1điểm)

 

Bài 5 (4 điểm)

 

a) Nội dung:

- Có đủ kết cấu 3 phần rõ ràng, đủ số lượng câu theo yêu cầu (0,5 điểm)

- Kể được người đó là ai, bao nhiêu tuổi, làm công việc gì. Nêu được một số biểu hiện về lòng tốt của người đó đối với mọi người. Kể về một việc tốt người đó đã làm để lại ấn tượng sâu sắc cho em. Tình cảm của em và mọi người với người tốt bụng đó. (2,5 điểm)

- Trình tự hợp lí, lời văn tự nhiên chân thực có cảm xúc: (0,5 điểm)

b) Diễn đạt: viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng sạch sẽ.

 

TUẦN 9

Bài 1

           Điền vào chỗ trống:

 a) Chung hay trung: ...thủy;... thành.

 b) Chống hay trống: chèo...; ...hoác.

Bài 2

 Cho câu văn: "Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp"

 a) Xếp các từ ngữ in đậm trong câu văn trên vào hai nhóm:

 - Từ chỉ sự vật;

 - Từ chỉ hoạt động trạng thái.

 b) Câu văn trên thuộc kiểu câu nào? Hãy viết một câu theo mẫu câu đó?

Bài 3

 Cho câu văn: " Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ sáng long lanh".

 a) Tìm cặp sự vật được so sánh với nhau và từ so sánh trong câu văn trên.

 b) Hình ảnh so sánh có gì hay.

Bài 4

 Em hãy ngắt đoạn văn sau thành 8 câu rồi chép lại cho đúng chính tả?

 "Mùa thu về, vùng cao không mưa nữa trời xanh trong những dãy núi dài, xanh biếc nước chảy róc rách trong khe núi đàn bò đi ra đồi con vàng, con đen đàn dê chạy lên, chạy xuống nương ngô vàng mượt nương lúa vàng óng".

Bài 5

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) kể về tình cảm của bố mẹ em hoặc người thân của em đối với em.

 

Đáp án và cách đánh giá

 

 

Bài 1 (1 điểm)

          

Điền đúng mỗi từ cho 0,25 điểm

a) chung thủy, trung thành

b) chèo chống, trống hoác

Bài 2 (1,5 điểm)

 

a) Tìm đúng mỗi thành ngữ cho 0,10 điểm

- Từ chỉ sự vật: sương, mẹ, đường làng;

- Từ chỉ hoạt động trạng thái:  nắm, dẫn.

b) Kiểu câu: Ai- làm gì?. (0,50 điểm)

Viết câu đúng cho 0,50 điểm

Bài 3 (1,5 điểm)

 

a) Hồ/ chiếc gương; từ so sánh: như

b) Hình ảnh so sánh đã thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú và độc đáo của nhà văn giúp người đọc cảm nhận đơc vẻ đẹp của Hồ Gươm.

Bài 4 (2,0 điểm)

 

Ngắt đúng mỗi câu cho 0, 25 điểm.

"Mùa thu về, vùng cao không mưa nữ. Trời xanh trong. Những dãy núi dài, xanh biếc. Nước chảy róc rách trong khe núi. Đàn bò đi ra đồi con vàng, con đen. Đàn dê chạy lên, chạy xuống. Nương ngô vàng mượt nương lúa vàng óng".             

Bài 5 (4 điểm)

 

a) Nội dung:

- Có đủ kết cấu 3 phần rõ ràng, đủ số lượng câu theo yêu cầu (0,5 điểm)

- Kể được ở nhà ai yêu em nhất, người đó thường làm những việc gì để chăm sóc em, người đó thường làm gì để cho em vui, em có tình cảm gì đối với người đó. (2,5 điểm)

- Trình tự hợp lí, lời văn tự nhiên chân thực có cảm xúc: (0,5 điểm)

 

b) Diễn đạt: viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng sạch sẽ.

 

 

TUẦN 10

Bài 1  

 Tìm từ chứa chứa tiếng có vần oai hoặc oay điền vào chỗ chấm:

           loay .....;  ......lang; .....nhoáy; ......tròn; choai...... 

Bài 2

 Trong Tiếng Việt có một số thành ngữ so sánh ( M: Hiền như bụt). Em hãy tìm 5 thành ngữ như vậy và đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được.

Bài 3

 Trong đoạn văn dưới đây, người viết dùng sai dấu chấm. Em hãy sửa rồi chép lại cho đúng:

 Búp măng non cảm thấy thật sung sướng và tự hào. Măng non cùng với các bạn bè khác. Được ông Mặt trời chiếu sáng và lớn lên mạnh mẽ. Từ búp măng non, chú đã trở thành. Cây tre nhỏ giống như mẹ. Những cây tre nhỏ sẽ hợp thành một rừng tre mới.

Bài 4

 Tìm hình ảnh so sánh trong khổ thơ sau và chỉ ra cái hay của hình ảnh so sánh này?

                                       “ Trăng ơi...từ  đâu tới

                                                   Hay từ cánh đồng xa

                                                   Trăng hồng như quả chín

                                                    Lơ lửng lên trước nhà”

Bài 5

  Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) giới thiệu về quê hương em?

 

Đáp án và cách đánh giá

 

Bài 1 (1 điểm)

 Điền đúng mỗi từ cho 0,20 điểm

 loay hoay, khoai lang, nhoay nhoáy, tròn xoay, choai choai.

 

Bài 2 (1,5 điểm)

Tìm đúng mỗi thành ngữ cho 0,20 điểm

 

- Khỏe như voi, chậm như sên, nhát như cáy, dữ như hổ, xấu như ma....

 

 

Đặt câu đúng cho 0,5 điểm

 

Bài 3 (1,5 điểm)

 Ngắt, sửa đúng mỗi câu cho 0, 75 điểm.

 

Búp măng non cảm thấy thật sung sướng và tự hào. Măng non cùng với các bạn bè khác được ông Mặt Trời chiếu sáng và lớn lên mạnh mẽ. Từ búp măng non, chú đã trở thành cây tre nhỏ giống như mẹ. Những cây tre nhỏ sẽ hợp thành một rừng tre mới.

Bài 4 (2 điểm)

 - Hình ảnh so sánh: Trăng hồng như quả chín.

 

 

- Cái hay của hình ảnh so sánh: Hình ảnh vầng trăng tròn, đầy đặn và đỏ hồng như một quả chín nằm trên mâm trời thật đẹp và sinh động. Điều đó thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú và độc đáo của nhà thơ.

 

Bài 5 (4 điểm)

 

a) Nội dung:

- Có đủ kết cấu 3 phần rõ ràng, đủ số lượng câu theo yêu cầu (0,5 điểm)

- Giới thiệu được quê hương em ở đâu, cảnh vật quê hương em như thế nào, em thích cảnh vật nào ở quê em, tình cảm của em đối với quê hương thế nào? Em mong muốn điều gì cho quê mình. (2,5 điểm)

- Trình tự hợp lí, lời văn tự nhiên chân thực có cảm xúc: (0,5 điểm)

 

b) Diễn đạt: viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng sạch sẽ.

 

 

TUẦN 11

Bài 1:

Trong các từ ngữ sau , từ ngữ nào viết sai chính tả ? Em hãy sửa lại cho đúng.

   Sạch sẽ , xanh sao  , xang sông , sáng xủa , ngôi xao , sôi gấc , cặp xách , sương đêm , xửa chữa , xức khỏe.

Bài 2 :

Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu nói về cảnh vật quê hương

.-….lồng lộng                                        -….rì rào trong gió

  -…..nhởn nhơ                                       -…um tùm

  -…..bay bổng                                       -….ríu rít

  -….lăn tăn tăn gợn sóng                      -….rập rờn

Bài 3:

a) T ìm những thành ngữ nói về quê hương

Non xanh nước biếc ,thức khuya dậy sớm , non sông gấm vóc , thẳng cánh cò bay , học một biết mười , chôn rau cắt rốn , làng trên xóm dưới , dám nghĩ dám làm , muôn hình muôn vẻ ,quê cha đất tổ .

b) Đặt câu với thành ngữ “ quê cha đất tổ ”

Bài 4:

 Em hãy tìm những từ gợi cho em nghĩ về quê hương, nơi cha ông em đã sống nhiều năm trong những từ sau:

     a. con đò              b. bến nước        c .  lũy tre            d. lễ hội

     e .rạp hát              g .mái đình         h .dòng sông        I .hội chợ .

Bài 5 :Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương.Một dòng sông với những cánh buồm nâu rập rờn trong nắng sớm. Một cánh đồng xanh mướt thẳng cánh cò bay .Một con đường làng thân thuộc in dấu chân em. Một đêm trăng đẹp với những điệu hò …….

Em hãy t một trong những cảnh đẹp đó .

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1 : (1 điểm ) .Viết đúng chính tả các từ ngữ đã viết sai :

Ví dụ  Xanh xao , sang sông ……

Bài 2 :( 2 điểm ) Tìm đúng từ ngữ điền vào chỗ trống để tạo thành câu nói về cảnh vật quê hương :

Thứ tự các từ cần điền là : trời cao, mây trắng , cánh diều , mặt hồ ,lũy tre , cây cối , chim chóc , ong bướm .

Bài 3 : ( 2 điểm )

a)     Tìm đúng những thành ngữ nói về quê hương như : non xanh nước biếc, non sông gấm vóc , thẳng cánh cò bay ,chôn rau cắt rốn ,..quê cha đất tổ ( 1 đ))

b)    Đặt đúng câu có thành ngữ “ quê cha đất tổ ” . .( 1điểm )

Ví dụ : -Người dân Việt Nam dù đi đâu,ở đâu vẫn luôn nhớ về quê cha đất tổ.

c)     Bài 4 : ( 1điểm ) Chọn đúng các phương án là :a , b , c ,d , g , h

Bài 5 : ( 4điểm ) Bài viết các em cần làm rõ:

-         Cảnh đó đẹp như thế nào ?

+ Nhìn t xa như thế nào ?

+ Lại gần như thế nào ?

+ Có đặc điểm gì nổi bật ?

+Có nhng màu sắc âm thanh gì ?

-         Cảnh đó gắn bó với thời thơ u của em ra sao ?

                              

                                       TUẦN 12

Bài 1 :

Điền vào chỗ trống át hay ác

-         Lên th…..xuống ghềnh

-         Ăn no v….nặng

Bài 2 :

Đọc đoạn văn sau

Trời nắng gắt .Con ong xanh biếc,to bằng quả ớt nhỡ , lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất ….Nó dừng lại , ngước đầu lên mình nhún nhảy rung rinh , giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn.Nó đi dọc đi ngang, sục sạo ,tìm kiếm .

                                  Vũ Tú Nam

a.Tìm các từ chỉ hoạt động của con ong trong đoạn văn trên .

b. Những từ ngữ này cho thấy con ong ở đây là con vật thế nào ?

Bài 3 .

Tìm các hình ảnh so sánh trong khổ thơ dưới đây.Các hình ảnh so sánh này đã góp phần diễn tả  nội dung  thêm sinh động , gợi cảm như thế nào ?
            Nắng vàng tươi dải nhẹ

  Bưởi tròn mọng trĩu cành

   Hồng chín như đèn đỏ

Thắp trong lùm cây xanh.                 

                        Tập đọc lớp 5-1980

Bài 4 .

Chọn từ ngữ thích hợp (trong khung ở dưới ) để điền vào chỗ trống trong các dòng dưới đây cho thành câu. Sắp sếp các câu đã điền từ hoàn chỉnh thành một đoạn văn tả con mèo .

-         ….có bộ lông rất đẹp :màu vàng sậm lẫn với trắng tinh và đen tuyền .

-         ….tròn, ….dựng dưới để nghe ngóng

-         …..dài ngoe nguẩy.

-         …..long lanh xanh biếc như ngọc bích.

-         …..nhỏ có những vuốt nhọn và sắc .

-         …..lơ phơ mấy sợi sâu trắng cong cong.

-         ….đo đỏ như cặp môi son hồng

 

 

 

 

 

 Bài 5.

 Mỗi miền Bắc ,Trung , Nam  của đất nước ta đều có hoa quả,trái cây nổi tiếng.Em hãy giới thiệu thứ trái cây của vùng mình mà em yêu thích nhất.

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1: ( 1điểm) Điền đúng chỗ trống

-         Lên thác xuống ghềnh

-         Ăn no vác nặng

  Bài 2-( 1,5 điểm )

a)Tìm dúng các từ ngữ chỉ hoạt độngcủa con ong ;Thứ tự các từ cần điền là: lướt , dừng , ngước( đầu) , nhún nhảy , giơ , vuốt ( râu ), bay , đậu , rà khắp (mảnh vườn ), đi dọc , đi ngang , sục sạo , tìm kiếm.( 0,75 điểm )

          b )  Trả lời được : con ong ở đây là con vật nhanh nhẹn, linh lợi ,thông minh. ( 0,75 điểm ).

Bài 3: (1,5 điểm)Tìm được các hình ảnh so sánh, nêu tác dụng của hình ảnh đó

- Hình ảnh so sánh :hồng chín như đèn đỏ….(0.75 điểm)

-Tác dụng : Hình ảnh “ Hồng chín như đèn đỏ.Thắp trong lùm cây xanh”vẽ lên bức tranh giàu màu sắc, trong đó mỗi chùm quả hồng chín đỏ như chùm đèn lung linh tỏa sáng trong lùm cây.( 0,75 điểm)

          Bài 4: ( 2 điểm )Điền đúng thứ tự các từ cần điền tạo ra câu có nội dung thích hợp  theo trình tự hợp lí ,lôgic để tả con mèo .( Từ khái quát đến cụ thể , từ trước đến sau …..) cho 1đểm

-         Viết được đoạn văn tả con mèo ( cho 1đểm )

Bài 5 : (4điểm)

- Giới thiệu được thứ cây của vùng mình mà em yêu thích .

      VD : xoài,bưởi nhãn ….( 1đ )

- Tả sơ lược về loại cây đó., nêu tác dụng của loại cây đó.( 2đ )

- Cảm nghĩ của em về  loại cây đó .Từ đó em chăm sóc bảo vệ cây đó ra sao …..? (1đ ) .

 

TUẦN 13:

Bài 1:

 Điền vào chỗ trống :

a)     Rao ,dao hay giao

-         Thức đón …..thừa

-         Trật tự ….thông công cộng

-         Mục ….vặt trên báo

b)    Ranh , danh hay gianh

-         Hạ Long là một ….lam thắng cảnh nổi tiếng

-         Thằng nhỏ bắt được mấy con cá mè ……

-         Những đồi cỏ ….mọc liên tiếp

-         Con sông làm …..giới giữa hai miền.

Bài 2:

Nối các từ ở hai cột có nghĩa giống nhau thành từng cặp :

         a . hoa                                  h . chén

         b .đình                                  I .li

         c .bát                                     k .nhà việc

         d .cốc                                    l .(hạt) mè

        e .(hạt) đậu phộng                  m .bông

        g .(hạt ) vừng                         n .(hạt) lạc

Bài 3 :

Những t gạch dưới trong các câu dưới đâycó nghĩa là gì ? ghi nghĩa của từng t vào ch trống:

a . Đứng bên ni đồng. ngó bên đồng mênh mông bát ngát

     Đứng bên tê đồng , ngó bên ni đồng  bát ngát mênh mông

b .Ai Nam b

    Tiền Giang ,Hậu Giang

    Ai vô thành ph

     H Chí Minh rực r tên vàng

-         Ni ………..

-         Tê………..

-         Vô………..  

 Bài 4:

 Điền vào ch trống  các dấu phẩy các t ng thích hợp:

         Nước ta có nhiều thành ph lớn như : Hà Nội ,Hải Phòng, Vinh,…...

 Bài 5 :

 Hãy viết một đoạn văn đ đăng báo mục kết bạn( giới thiệu v mình, s thích của mình ,mong muốn được kết bạn với những người như thế nào …) 

                      Đáp án và cách đánh giá

Bài 1 : ( 1 điểm ) Điền đúng các tiếng rao , dao hoặc giao được điền vào chỗ trống   đúng thứ tự như sau :a) giao , giao , rao ( cho 0,5 điểm )

                       b) danh , ranh , gianh , ranh .( cho 0,5 điểm )

Bài 2 :(2 điểm) Nối đúng các từ có nghĩa giống nhau thành các cặp từ : nối a – m ,

b – k , c – h  , d – I , e – n , g – l .

Bài 3 :(2 điểm) Ghi nghĩa của từng từ đúng vào chỗ trống

  Ni – này  ;  tê – kia ; vô – vào

Bài 4 :(1 điểm) Có th  tham khảo cách điền như sau : Việt Trì , Nam Định , Huế , Đà nẵng ……

Bài 5 (4 điểm) Em có th gii thiệu v mình như sau :

-         Em tên là gì ?

-         Năm nay em bao nhiêu tuổi , là HS lớp mấy , trường nào ?

-         Nêu một s đặc điểm v tính tình của mình, những hoạt động của mình yêu thich  ( VD : vui tính , nhút nhát ,….hay giúp đ m làm việc nhà ….)

-         Em thích được kết bạn với những người như thế nào ?

-         Địa ch cần liên h: Trường …..lớp

-         Địa ch nhà riêng - S điện thoại ( nếu có ) .

                               

TUẦN 14

 Bài 1:

Tìm các từ ngữ có vần ay hay ây , có nghĩa như sau :

-         Người dạy học.

-         Con vật cùng loài cáo hay bắt gà .

-         Động tác di chuyển nhanh bằng chân .

-         Động tác làm t vải thành áo .

Bài 2 :

 Đọc đoạn văn sau rồi ghi lại những t ch màu sắc , ch đặc điểm vào ch trống cho phù hợp :

Đi khỏi dốc đê đu làng , t nhiên Minh cảm thấy rât khoan khoái d chịu . Minh dừng lại hít một hơi dài . Hương sen thơm mát t cánh đồng đưa lên làm dịu cái nóng ngt ngạt ca trưa hè .

Trước mặt Minh , đầm sen rộng mênh mông . Những bông sen trắng , sen hồng kh đu đưa nổi bât trên nền lá xanh mượt.

a.T ch màu sắc :…………………..

b.T ch đặc điểm :………………….

Bài 3 :

Gạch dưới các từ chỉ màu sắc hoặc chỉ đặc điểm của 2 s vật đưc so sánh với nhau trong mỗi câu sau .

M : Giữa thành ph có hồ Xuân Hương mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu.

 a) Đường mềm như dải lụa

    Un mình dưới cây xanh

  b) Cánh đồng đẹp như một tấm thảm .

Bài 4 :

 Điền t ng thích hợpvào ch trống để hoàn thành câu có mô hình Ai ( cái gì , con gì )? - thế nào ?

a)     Những làn gió t sông thổi vào …………………………………………

b)    Mặt trời lúc hoàng hôn ……………………………………………………

c)     Ánh trăng đêm trung thu…………………………………………………

Bài 5 :

Hãy k v người thân nhất của em .

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1 : (2điểm) Tìm đúng các t ng có vần ây , ay có nghĩa được điền như sau:
   ….thầy giáo

……con cầy

   …..chạy

   …..may áo

Bài 2 :(1.5điểm) Ghi lại đúng các t ch màu sắc , t ch đặc điểm

a)     trắng , hồng  ……..

b)    khoan khoái ,d  chu……..

Bài 3 ( 1 điểm) Tìm và gạch đúng  các  t : mềm , đẹp cho phù hợp.

Bài 4 :(1,5điểmĐiền đúng các t thích hợp vào ch trống  đ hoàn thành câu

Có th tham khảo cách điền như sau :

a)     Nhữg làn gió ………mát rượi.

b)    Mặt trời …… đỏ rực như khối cầu lửa khổng lồ.

c)     Ánh trăng……. sáng vằng vặc.

Bài 5: (4 điểm )Phải k  được v người bạn thân nhất của em .

-         Người bạn thân nhất của em là ai ?

-         Bạn có hình dáng , tính tình như thế nào ?

-         Em và bạn chơi với nhau như thế nào ?

-         Em có suy nghĩ gì v  tình bạn giữa em và bạn em ?.....

 

                                            TUẦN 15

Bài 1:

 Đin vào ch trống vần ui hay uôi.

-         Giấu đầu h đ…..

-         Miệng ăn n….l

-         Đánh trống b d….

-         Đầu x….đ …. lọt

Bài 2 :

Hãy chọn phương án đúng trước các t ng ch s vật có vùng các dân tộc ít người sinh sống .

     a. nhà sàn                        b .suối                            c .ruộng bậc thang

     d .thuyền                          e . nương rẫy                  g .trâu bò

Bài 3 :

Tìm các t ch đặc điểm đ điền vào ch trống cho phù hợp.

       a.Các cô gái đi d l hội trông ……………tựa tiên sa .

        b .Nước biển ……………….như màu mảnh chai .

Bài 4 :

Đặt 2 câu có hình ảnh so sánh các s việc với nhau .

  1. …………………………………………………….
  2. …………………………………………………….

Bài 5  : 

Hãy cùng một người bạn chơi trò chơi phỏng vấn v trường và hoạt động của trường em .Ghi lại nội dung cuộc phỏng vấn đó.

 

                     Đáp án và cách đánh giá

 Bài 1 : ( 2điểm ) Điền đúng vần ui hoặc uôi  vào ch trống

-         …………i    ( 0,5 đ )

-         ………….úi ….( 0,5 đ )

-         ………….ùi       ( 0,5 đ)

-         …..xuôiuôi……(0,5 đ )

Bài 2 : ( 1 đểm )

-         VD các phương án đúng là : nhà sàn , ruộng bậc thang ……..

Bài 3 (1điểm) Tìm đúng các t ch đặc điểm điền vào ch trống cho phù hợp

a)     ……đẹp …..

b)    …..xanh…

 Bài 4 :(2 điểm) Có th tham khảo cách đặt câu  sau :

a)     Mảnh trăng đầu tháng nhô lên cong cong như chiếc lưỡi liềm.

b)    Sóng biển rì rầm như tiếng hát .

Bài 5 :(4 điểm)Ghi lại nội dung  cuộc phỏng vấn v hoạt độngcủa trường em .

     Em và một người bạn s chơi phỏng vấn ,một người là phóng viên , một người đóng vai cô hiệu trưởng hoặc một giáo viên , hay một học sinh của trường thc hiện cuộc phỏng vấn . Nội dung cuộc phỏng vấn phải nói lên được những hoạt động của trường em .

 

TUẦN 16

Bài 1:

Điền ch hoặc tr vào chỗ chấm:

 Công ...a như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước ...ong nguồn ...ảy ra

                            Một lòng thơ mẹ kính ....a

                    Cho ....òn .....ữ hiếu mới là đạo con

Bài 2:

  Đọc và tìm đúng tên các thành phố,các miền quê ở nước ta có trong đoạn văn sau:

  Mười tám thôn Vườn Trầu, Nha Trang, Đất Mũi, Cần Thơ, Ba Làng An, Vĩ Dạ, Huế, Phúc Trạch, Vinh, Đoạn Hùng, Việt Trì, Lim.

a.  Tên các thành phố.............................................................................................

b. Tên các miền quê...............................................................................................

 Bài 3:

   Điền tiếp vào chỗ trống các từ thích hợp:

a. Những nơi thường tập chung động người ở thành phố: quảng trường, rạp hát, siêu thị........

b. Những nơi thường tập chung đông người ở nông thôn: đình, nhà văn hóa.....

Bài 4:

  Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trọng đoạn văn dưới đây:

   Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Cây lan cây huệ cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa. Cây mơ cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu cây bí nói bằng quả. Cây khoai, cây dong nói bằng củ bằng rễ.... Phải yêu vườn như Loan Mới hiểu được tiếng nói của các loài cây.

Bài 5:

       Chọn một trong hai mở đầu sau và hoàn thành đoạn văn:

- Có một lần mình được ra thành phố, mình đã thấy bao nhiêu điều lạ......

-Có một lần mình được về quê, mình được thấy bao điều thú vị.....

 

 

                                                 Đáp án và cách đánh g

Bài 1:( 1 điểm)

Công cha như núi Thái Sơn

                    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                            Một lòng thơ mẹ kính cha

                    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Bài 2: ( 1 điểm )

a.  Tên các thành phố: Nha Trang, Huế, Vinh, Việt Trì, Cần Thơ

b. Tên các miền quê: Mười tám thôn Vườn Trầu, Đất Mũi, Ba Làng An, Vỹ Dạ, Phúc Trạch, Đoan Hùng, Lim.

 Bài 3: ( 2 điểm )

   Điền tiếp vào chỗ trống các từ thích hợp:

a. Những nơi thường tập chung động người ở thành phố: quảng trường, rạp hát, siêu thị.,  chợ, trường học, bệnh viện, nhà máy, cơ quan, nhà ga, đường phố, cong viên...

b. Những nơi thường tập chung đông người ở nông thôn: đình, nhà văn hóa, chợ, bến sông, trường học, nhà thờ....

Bài 4: ( 2 điểm )

  Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trọng đoạn văn dưới đây:

   Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Cây lan, cây huệ ,cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả. Cây khoai, cây dong nói bằng củ, bằng rễ.... Phải yêu vườn như Loan Mới hiểu được tiếng nói của các loài cây.

Bài 5: (4 điểm)

  Chọn một trong hai câu mở đầu  và hoàn thành đoạn văn nói về thành thị hoặc nông thôn.

 

 

                                                                      

TUẦN 17

Bài 1:

Điền vào chỗ trống d,gi hay r:

-Thầy ....áo .....ảng bài.

-Cô ....ạy em tập viết.

-ăn mặc ...ản ...ị.

-Khúc nhạc ...u ...ương.

Bài 2:

   Tìm những từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:

   Gần trưa, mây mù tan. Bầu trời sáng và cao hơn. Phong cảnh hiện ra rõ rệt. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành cây khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cành hoa đào đỏ thắm đầu mùa.

 Bài 3:

     Viết một vài câu có mô hình Ai- thế nào? để tả từng sự vật sau. Hãy tham khảo các từ chỉ đặc điểm trong ngoặc để đặt câu:

a.Một bông hoa hồng vào buổi sớm.

b.Cô giáo( hoặc thầy giáo) dạy lớp em.

c. Mẹ của em.

d. Một ngày hội ở trường em.

( nghiêm, hiền, nhộn nhịp, dịu dàng, chăm chỉ, rực rỡ, tươi thắm, tận tụy )

 Bài 4:

    Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu văn sau:

a. Lá ngô rộng dài trổ ra mạnh mẽ nõn nà.

b. Cây hồi thẳng cao tròn xoe.

c. Hồ Than Thở nước trong xanh êm ả có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều.

d. Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa tường rêu cổ kính xây trên gò đất cỏ mọc xanh um.

Bài 5:

     Em có một người bạn thân ở thành phố( hoặc thị xã). Hãy viết thư giới thiệu vẻ đáng yêu của làng quê nơi em ở để thuyết phục bạn về thăm.

                                       

 

                                             Đáp án và cách đánh giá

Bài 1: (1 điểm)

-Thầy giáo giảng bài.

-Cô dạy em tập viết.

-ăn mặc giản dị.

-Khúc nhạc du dương.

Bài 2: ( 1,5 điểm )

   Những từ chỉ đặc điểm :  sáng , cao , khẳng khiu , lấm tấm ,non, lơ thơ ,đỏ thắm .

Bài  3: ( 2 điểm )

     Mô hình Ai- thế nào?

a. Sáng sớm ra vườn, em thấy một bông hoa hồng mới nở. Cánh hoa tươi thắm. Dưới ánh nắng mặt trời, màu hoa càng thêm rực rỡ.

b. Cô giáo em rất hiền và dịu dàng. Cô giống như người mẹ hiền. Khi gặp những học sinh hư. Cô cũng rất nghiêm.

c. Mẹ em như một cô tiên dịu dàng và chăm chỉ.

d. Ngày khai giảng trường em rất đông vui, nhộn nhịp. Khắp sân trường cờ và hoa rực rỡ sắc màu.

 Bài 4: ( 1,5 điểm )

    Dấu phẩy điền trong mỗi câu văn sau:

a. Lá ngô rộng , dài , trổ ra mạnh mẽ , nõn nà.

b. Cây hồi thẳng , cao , tròn xoe.

c. Hồ Than Thở nước trong xanh , êm ả , có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều.

d. Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa tường rêu cổ kính , xây trên gò đất cỏ mọc xanh um.

Bài 5( 4 diểm)

 HS viết được:

  -Làng quê em ở đâu?

  - Ở đó có những gì đáng yêu?

 

TUẦN 18

Bài 1:

Điền vào chỗ trống inh hay in:

-Tự t....., t... tưởng,   x.....xắn,  lung l...

Bài 2:

   Đọc đoạn văn sau và ghi lại những câu văn có hình ảnh so sánh:

   Từ trên cao nhìn xuống, Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già rễ lá xum xuê.

Bài 3:

   Trong Trường ca Đam San có câu: Nhà dài như tiếng chiêng. Hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim."

a. Tìm hình ảnh so sánh và từ so sánh trong hai câu trên.

b. Cách so sánh ở đây có gì đặc biệt?

Bài 4:

   Điền dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây. Chép lại đoạn văn đã điền đã điền hoàn chỉnh vào vở( Nhớ viết hoa đầu câu):

    Sáng mùng một, ngày đầu xuân em cùng ba mẹ đi chúc Tết ông bà nội, ngoại em chúc ông bà mạnh khỏe và em cũng được nhận lại những lời chúc tốt đẹp. Ôi dễ thương biết bao khi mùa xuân tới!

Bài 5:

      Viết thư thăm hỏi một người bạn và kể về việc học tập của em trong học kì I.

 

Đáp án và cách đánh giá

 Bài 1: ( 1 điểm )

-Tự tin, tin tưởng,   xinh xắn, lung linh

Bài 2: ( 1,5 điểm )

    Câu văn có hình ảnh so sánh:

   Từ trên cao nhìn xuống, Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.  

 Bài 3: ( 2 điểm )

      a. Hình ảnh so sánh và từ so sánh:

     Nhà dài như tiếng chiêng.

     Hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim.

   b. Cách so sánh ở đâyđặc biệt ở chỗ: Hai sự vật so sánh với nhau không cùng loại( nhà/ tiếng chiêng, hiên nhà / sức bay của chim ). Do đó đã tạo ra sự bất ngờ độc đáo, thú vị.

 Bài 4: ( 1,5 điểm )

     Sáng mùng một, ngày đầu xuân, em cùng ba mẹ đi chúc Tết ông bà nội, ngoại . Em chúc ông bà mạnh khỏe và em cũng được nhận lại những lời chúc tốt đẹp. Ôi , dễ thương biết bao khi mùa xuân tới!

Bài 5 ( 4 diểm)

    Nội dung thư HS viết có hai ý:

   - Thăm hỏi tình hình sức khỏe, học tập của bạn.

   - Kể về việc học tập của em trong học kì I.

 

 

TUẦN 19

 Bài 1:

   Chép lại những dòng thơ nói về sự vật có hoạt động như hoạt động của người:

                                        Em nằm trên chiếc võng

                                        Êm như tay bố nâng

                                        Đung đưa chiếc võng kể

                                        Chuyện đêm bố vượt rừng.

Bài 2:

Đọc lại bài thơ Anh Đom Đóm (đã học trong học kỳ I) . tìm những con vật khác ngoài con đom đóm gọi và tả như người ( nhân hóa), viết vào chỗ trống trong bảng sau:

Tên các con vật

Các con vật dược gọi bằng

Các con vật dược tả bằng những từ ngữ

 

 

 

 

 

 

Bài 3:

   Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?

a. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Quân ta đã thắng lớn ở Điện biên Phủ.

b. Đêm hôm ấy, chị Bưởi phải vượt sông Kinh Thầy để chuyển công văn từ xã lên huyện.

c.Năm mười bốn tuổi, Hòa xin mẹ được cho đi đánh giặc.

 Bài 4:

                                 Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa

                                 Mẹ sẽ là cành hoa cho con cài lên ngực

                                 Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con...

                                 Dù mai đây khôn lớn, bay đi khắp mọi miền

                                 Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

                                                                          Phạm Trọng Cầu

Từ lời bài hát trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm xúc của mình khi nghĩ về cha mẹ.

Bài 5:

Hãy mượn lời chàng thanh niên Pham Ngũ Lão để kể lại câu chuyện "Chàng trai làng Phù Ủng"

 

Đáp án và cách đánh giá

 Bài 1: ( 1 điểm )

                                       Đung đưa chiếc võng kể

                                       Chuyện đêm bố vượt rừng.

Bài 2:(1.5 điểm)

Tên các con vật

Các con vật dược gọi bằng

Các con vật dược tả bằng những từ ngữ

Cò Bợ                            

  Vạc

  Chị

  Thím

Ru hỡi, ru hời...

lạng lẽ.......

 

Bài 3: ( 1.5 điểm )

   Bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?

a. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp

b. Đêm hôm ấy

c.Năm mười bốn tuổi

 Bài 4: ( 2 điểm )

  Từ khi còn nằm trong nôi, em đã được nghe tiếng ru ầu ơ của mẹ. Được nhận tình cảm vô bờ của cha. Cha mẹ luôn giúp đỡ và che chở cho em những lúc em khó khăn hoạn nạn. Nâng đôi cánh ước mơ cho em vươn tới những điều tốt đẹp trong tương lai. Dù mai đây em đã lớn khôn, trưởng thành nhưng không bao giờ quên được công lao to lớn như trời, như bể của cha mẹ  đã dành cho em.

Bài 5: ( 4 diểm)

   Kể lại được nội dung câu chuyện " Chàng trai làng Phù Ủng" bằng lời của Phạm Ngũ Lão.

 

TUẦN 20

Bài 1:

Gạch dưới những từ nói về hoạt động bảo vệ Tổ Quốc:

bảo vệ, giữ gìn, xây dựng ,chiến đấu, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo,chống trả ,đánh.....

Bài 2:

   Đọc và ghi lại tên những đội quân đã sang xâm lược nước ta và bị quân ta đánh bại:

  a. quân Nam Hán              b. quân Nguyên                c. quân Minh

  d. quân Thanh                   c. quân Đức                      g. quân Pháp

   h. quân Anh                      i. quân Mĩ                         k. quân Nhật

Bài 3:

  Trong từ Tổ quốc, quốc có nghĩa là nước. Tìm thêm các từ khác có tiếng quốc như trên.

M: quốc ca, quốc kì

Bài 4:

  Ở mỗi câu dưới đây, em hãy đặt dấu phẩyvào vị trí thích hợp trong câu:

Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh...Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay là trời xanh trong và cao vút.

                                                 Con chuồn chuồn nước- Nguyễn Thế Hội

 

Bài 5

3.Em là tổ trưởng. Hãy ghi nội dung báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng vừa qua.

 

                                        Đáp án và cách đánh giá

Bài 1: ( 1 điểm)

bảo vệ, giữ gìn, xây dựng ,chiến đấu, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo,chống trả ,đánh.....

 

Bài 2: (2 điểm)

   Những đội quân đã sang xâm lược nước ta và bị quân ta đánh bại:

  a. quân Nam Hán                i. quân Mĩ                        

  b. quân Nguyên                   k. quân Nhật

  c. quân Minh                       g. quân Pháp

  d. quân Thanh                  

Bài 3: (1,5 điểm)

  Từ: quốc phòng, quốc tế, quốc sách, quốc vương, quốc hội, quốc huy, quốc khánh, quốc dân...

Bài 4: (1,5 điểm)

  Ở mỗi câu dưới đây, đặt dấu phẩy  trong câu:

Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh...Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.

                                                 Con chuồn chuồn nước- Nguyễn Thế Hội

Bài 5 (4 điểm)

-HS nêu được một số ý chính như sau:

1. Em định viết báo cáo về điều gì?

           2.Em báo cáo với ai?

           3.Nội dung báo cáo gồm những vấn đề gì?

              - Thời gian phát động thi đua trong bao lâu

              -Những biện pháp đã làm

              -Thànhtích đã đạt được

 

                         

                                                    TUẦN 21

Bài 1:

    Đọc đoạn thơ sau ;

           Tiếng dừa làm dịu nắng  trưa

       Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

       Trời trong đầy tiếng rì rào

     Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra

       Đứng canh trời đất bao la

                                              Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

  Tìm các từ ngữ thích hợp trong đoạn thơ trên.

+ T ng ch s vật coi như người.

+T ng ch hoạt động,đặc đim của mgười được ch cho s vật.

Bài 2 :

  Tìm dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu ?

a, Các em nhỏ chơi đá bóng ở bãi cỏ sau đình.

b, Ngoài vườn, hoa hồng và hoa loa kèn đang nở rộ.

Bài 3

Điền tiếp các bộ phận câu nói về nơi diễn ra các sự việc nêu trong từng câu sau:

  a, Lớp 3A được phân công làm vệ sinh................................................................

  b, Cô giáo đưa chúng em đến thăm cảnh đẹp.......................................................

Bài 4

   Ngoài t “như”,các tác gi còn dùng những t ng nào đ so sánh trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây.Hãy tìm những t ng đó.

a,   …Này em m cửa ra

Một trời xanh vẫn đợi

    Cánh buồm là tiếng gọi

      Mặt biẻn và dòng sông.

 

     Nắng vườn trưa mênh mông

Bướm bay như lời hát

    Con tàu là đất nước

     Đưa ta tới bến xa…

                            Xuân Quỳnh

b,Thuyền chồm lên hụp xuống như đang nô giỡn .Sóng đạp vào với mũi thùm thùm chiếc thuyền tựa h một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm,vẫn lao mình tới.

 Bài 5

Em đã được nghe,được đọc các mẩu truyện v các nhà khoa học.H là những tấm gương trong học tập và lao động sáng tạo.Hãy k lại một câu truyện mà em nh nhất.

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1: (2điểm)

    Điền vào ô trống các từ ngữ thích hợp trong đoạn thơ mỗi phần 1điểm.

+ T ng ch s vật coi như người:Tiếng dừa,đàn cò ,dừa.

+T ng ch hoạt động,đặc đim của mgười được ch cho s vt : gọi. đánh nhịp , đứng canh.

Bài 2 (1điểm):

  Tìm được đúng mỗi phần cho 0,5 điểm

a, ở bãi cỏ sau đình.

b, Ngoài vườn.

Bài 3(1điểm) :

    Điền đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.

Ví dụ :

  a, Lớp 3A được phân công làm vệ sinh ở khu vực sân trường.

  b, Cô giáo đưa chúng em đến thăm cảnh đẹp ở khu Suối Tiên.

Bài 4 : ( 2điểm )

   Học sinh viết được mỗi t đúng cho 1 điểm.

  a, là( c kh thơ 1 và kh thơ 2)

  b, tựa hồ.

Bài 5 : ( 4điểm)

-         Học sinh viết đúng đủ nội dung , không sai lỗi chính tả , bài viết sạch sẽ

Nội dung bài viết phải đảm bảo yêu cầu sau :

-         Nhân vật chính trong câu chuyện mà em k là một nhà khoa học tên là gì? em đã được nghe ,được đọc .

-         K được những hoạt động học tập và lao động ,sáng tạo nổi bật của nhà khoa học đó.

-         Nêu cảm nghĩ và ấn tượng của em v nhà khoa học này.

  • Tuỳ theo mức độ sai sót mà giáo viên tr điểm bài viết.

 

TUẦN22

Bài 1:

   Chọn từ cột A với nghĩa tương ứng cột B:

               A                                                                             B

1,Trí thức                              

 

a,Kh năng hiểu biết suy xét bằng b óc

 

 

 

2,ý trí                                      

 

b,Người làm việc trí óc,hiểu biết nhiều.

 

 

 

3,Trí tu                                 

 

c, Ý thức t giác,mạnh m,quyết tâm dồn sức lực,trí tu đ đạt dược mục đích.   

 

Bài 2 :  

   Chọn những đáp án v các hoạt động lao động đòi hỏi nhiều suy nghĩ  sáng tạo:

a,khám bệnh                  b,thiết kế mu nhà                      c,dạy học

d,chế tạo máy                 e,lắp ô tô                                    g, chăn nuôi gia súc

h,may quần áo

Bài 3:

     Dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận chỉ địa điểm với các bộ phận khác trong mỗi câu thơ sau:

  a, trạm y tế xã các bác sĩ đang kiểm tra sức khỏe cho học sinh trường em.

  b,Trên bến cảng tàu thuyền ra vào tấp nập.

  c,Trong bản mọi người đang chuẩn b dụng c đ lên nương làm việc.

Bài 4:  

Theo em cách so sánh ở câu ca dao và ở câu thơ sau có điểm gì khác nhau ( chú ý vế so sánh - từ in đậm ) ? Nêu tác dụng của mỗi cách so sánh đó.

 

a,Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                                                              Ca dao

b, Trường sơn : chí lớn ông cha

Cửu long : lòng mẹ bao la sóng trào

 

                                       Lê Anh Xuân

Bài 5 : 

Em ước mơ lớn lên sẽ trở thành một nhà khoa học chế tạo được nhiều máy móc phục vụ con người. Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về ước mơ đó.

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1: ( 1,5 điểm): Học sinh chọn được mỗi từ cột A với nghĩa tương ứng cột B: đúng cho 0,5 điểm.

1,- b,                                 2,- c,                             3,-a,

 Bài 2 : ( 1 điểm)Học sinh viết được mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.

    a,khám bệnh                 b,thiết kế mẫu nhà           c,dạy học         d,chế tạo máy

Bài 3 : ( 1,5 điểm) Học sinh viết được mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.

   a, trạm y tế xã, các bác sĩ dang kiểm tra sức khỏe cho học sinh trường em.

   b,Trên bến cảng, tàu thuyền ra vào tấp nập.

   c,Trong bản,mọi người đang chuẩn b dụng c đ lên nương làm việc.

Bài 4 : ( 2 điểm ) Học sinh viết được mỗi ý đúng cho 1điểm.

-         Trong các cách  so sánh câu ca dao và câu thơ sau có điểm khác nhau là: Núi thái sơn - nước trong nguồn chảy ra;Chí lớn ông cha-lòng m bao la sóng trào.Em thy những s vật c th là: núi Thái sơn, nước trong nguồn. Còn những điều trừu tượng là: chí lớn ông cha, lòng m bao la sóng trào .

-         Cách so sánh giúp ta cảm nhận được nội  dung muốn diễn đạt bằng những giác quan c th là : Th giác nhìn thấy được Núi thái sơn - nước trong nguồn chảy ra .Cách so sánh giúp ta cảm nhận được nội  dung muốn diễn đạt bằng chí tưởng tượng và cảm xúc là: Công lao, tình cảm, ý trí của cha m dành cho con rất lớn lao ging như núi Thái sơn và nước trong nguồn,dãy núi Trường Sơn và dòng sông Cửu Long.

Bài 5 : ( 4 điểm ) Học sinh viết đúng đủ nội dung , không sai lỗi chính tả , bài viết sạch sẽ.

Nội dung báo cáo phải đảm bảo yêu cầu sau :

-         Vì sao em muốn chế tạo máy móc đó ?

-         Đó là các máy gì ?

-         Nó có tác dụng ra sao?

-         Em d định s chế tạo như thế nào?

-         Em s làm gì đ biến ước mơ đó thành hiện thực?

  • Tuỳ theo mức độ sai sót mà giáo viên tr điểm bài viết.

 

TUẦN23

Bài 1

  Tìm  những t ng ch  s vật được nhân hóa trong những dòng thơ sau:

    a.    Phì phò như b

          Biển mệt th rung.

    b.    Ngàn con sóng khỏe

           Lon ta lon ton.

Bài 2

    Ghi lại từng t ng ch đặc điểm và ch hoạt động của người được lấy đ t đặc điểm và hoạt động của s vật trong các dòng thơ nêu bài tập1. Cho biết nghĩa của từng t ng đó.

Bài 3

   Đặt câu hỏi cho mỗi b phận gạch dưới trong mỗi câu sau:

    a, Khi còn bé, Anh-xtanh rất tinh nghịch.

    b, Mô-da là một nhạc sĩ thiên tài.

    c, Cầu th Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện.

Bài 4

    Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách s dụng biện pháp so sánh.

   a, Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa đỏ.

   b, Xe cộ chạy nhanh vun vút trên con đường nhựa.

   c, Những em nhỏ quần áo đủ màu sặc sỡ đang nô đùa trên sân trường.

   d, Bé có đôi mắt đen tròn, hai má ửng đỏ.

Bài 5

      Hãy k v một ngh sĩ mà em hâm m.

 

                                           Đáp án và cách đánh giá

Bài 1(1 điểm): Học sinh tìm được mỗi t đúng cho 0,5 điểm.

   + biển,con sóng.

Bài 2(1,5 điểm):Học sinh làm đúng mỗi phần cho 0,5 điểm.

  + Mệt th rung: nổi sóng.

  +Khỏe: (sóng)to.

  +Lon ta lon ton: sóng xô nhanh vào b như tr con chạy.

Bài 3 (1,5 điểm):Học sinh làm đúng mỗi phần cho 0,5 điểm.

   a,Khi còn bé ,Anh-xtanh như thế nào?

   b, Mô-da là một nhạc sĩ như thư nào?

   c, Cầu th Hồng Sơn đi bóng như thé nào?

Bài 4 (2 điểm):Học sinh làm đúng mỗi phần cho 0,5 điểm.

Ví d:

   a, Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa đ giống như một bó đuốc khổng lồ.

   b, Xe cộ chạy nhanh vun vút trên con đường nhựa   như những con thoi.

   c, Những em nhỏ quần áo đủ màu sặc sỡ đang nô đùa trên sân trường tựa như một đàn bướm tung tăng bay lượn.

   d, Bé có đôi mắt đen tròn như hai hạt nhãn, hai má ửng đ như trái chín.

Bài 5 : ( 4điểm)

-         Học sinh viết đúng đủ nội dung , không sai lỗi chính tả , bài viết sạch sẽ

Nội dung bài viết phải đảm bảo yêu cầu sau :

1, Đó là ngh sĩ nào? Ngh sĩ ấy trong câu chuyện nào, hoạt động trong môi trường ngh thuật nào?

2, Vì sao em hâm m ngh sĩ ấy?

  • Tuỳ theo mức độ sai sót mà giáo viên tr điểm bài viết.

 

 TUẦN24

Bài 1

Chọn các t ng bên trái với các t ng bên phải để tạo thành câu đúng:

 

1, Gà Trống

 

a) m đầu khúc nhạc nhan đ bình minh bằng tiết tấu nhanh khỏe,đầy hứng khởi.

 

 

 

2, Bản giao hưởng Mùa thu do Dế Mèn trình diễn.

 

b) đã trình bày song bản giao hưởng Mùa h.

 

 

 

3,Ve sầu

 

c) đã gợi ra những cảnh tượng của mùa thu êm dịu.

Bài 2

   Đặt dấu phẩy vào những ch cần thiết trong đoạn văn sau :

   Bản giao hưởng Mùa thu cất lên .Những chiếc lá vàng rơi trong nắng nắng lung linh kì ảo .Lá vàng ph hai b tiếng gió xào xạc nói với lá .Hương mùa thu nh thoảng những con bướm vàng bay rối mắt.Giai điệu tr tình trong sáng quán xuyến t đầu đến cuối phần biểu diễn của Dế Mèn.

                                                                                         theo Nguyễn Phan Hách

 

Bài 3

    Tìm b phận câu tr lời câu hỏi vì sao? Trong mỗi câu sau :

a, Hội làng ta năm nay t chức sớm hơn mọi năm nửa tháng vì sắp sửa chữa đình làng.

b, Trường em ngh học vào ngày mai vì có Hội khỏe Phù Đổng.

c, Lớp em ngh học muộn vì phải lại tập hát.

Bài 4

  Tìm những t ng cho biết tác gi đã dùng biện pháp nhân hóa khi  nói v s vật trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây:

                                             a)  Bé ng ngon quá

                                                  Đẫy c giấc trưa

                                                  Cái võng thương bé

                                                  Thức hoài đưa đưa .

                                                                            Định Hải

                          b) Lúc ấy

                              C công trường say ng cạnh dòng sông

                               Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

                               Nhưng xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm ngh

                             Ch còn tiếng đàn ngân nga

                              Với một dòng sông lấp loáng sông Đà.

                                                                             Quang Huy

Bài 5

     Hãy k lại một câu chuyện em đã từng được nghe hoặc được đọc v một tài năng ngh thuật.

 

                                            Đáp án và cách đánh giá

Bài 1(1,5điểm)

    Chọn các t ng bên trái với các t ng bên phải đúng  mỗi ý cho 0,5điểm.

1- a,                                              2-c,                                         3- b.

 

Bài 2(1.5điểm):

  -Câu 1: .Những chiếc lá vàng rơi trong nắng, nắng lung linh kì ảo .

  -Câu 2: Lá vàng ph hai b, tiếng gió xào xạc nói với lá .

  -Câu 3: Hương mùa thu nh thoảng, những con bướm vàng bay rối mắt.

Bài 3(1.5điểm): Học sinh làm đúng mỗi ý cho 0,5 điểm.

  a, vì sắp sửa chữa đình làng.

  b, vì có Hội khỏe phù Đổng.

  c, vì phải lại tập hát.

.Bài 4(1.5điểm): Học sinh gạch đúng mỗi ý  cho 0.75 điểm.

a, Thương, thức hoài đưa đưa.

b, Say ng, ngẫm nghĩ, sóng vai nhau nằm nghỉ.

 Bài 5(4điểm): Học sinh viết đúng đủ nội dung , không sai lỗi chính tả , bài viết sạch sẽ

Nội dung bài viết phải đảm bảo yêu cầu sau :

1-    Giới thiệu được câu chuyện mà em đã từng được đọc hoặc được nghe .

2-    Nhân vật trong câu truyện đó là ai?

     3-  Tài năng ngh thuật của nhân vật đó là gì?

3-    Em có cảm nhận gì v nhân vật đó trong câu truyn?

  • Tuỳ theo mức độ sai sót mà giáo viên tr điểm bài viết.

 

TUẦN 25

Bài 1

Đọc đoạn thơ sau:

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham kh vẫn hát du lá càmh

Yêu nhiều nắng n trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không riêng

Lũy thành t đó mà nên hỡi người

                                                                             Nguyễn Duy

   Những t ng nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa?

Bài 2

Tìm t ng trong mỗi đoạn thơ sau đ điền vào ch trống cho phù hợp:

                            a, Dòng sông mới điệu làm sao

                                Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

                            b, Mặt trời lặn xuống b ao

                                Ngọn khói xanh lên lúng liếng

                               Vườn sau gió chẳng đuổi nhau

                                Lá vẫn bay vàng sân giếng.

T ng ch s vật được nhân hóa

T ng nói v người được dùng đ nói v s vật.

a,…………………………………….

b,…………………………………….

a,………………………………………..

b,………………………………………..

Bài 3

Dùng câu hỏi vì sao? hoặc do đâu?, Tại sao? đ hỏi cho những b phận câu gạch dưới.

   a, Bạn Hoa và bạn Lê đã cãi nhau chỉ vì một chuyện nhỏ.

   b, Các bạn vùng sâu phải đi học bằng thuyền vì lũ lớn.

Bài 4

Trong bài thơ sau nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhân hóa cách dùng t xưng hô với các s vật như thế nào? Biện pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được bức tranh cảnh vật buổi sáng ra sao?

Buổi sáng nhà em

 

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vẫn chiếc khăn hồng đẹp thay

Bố em sách điếu đi cày

Mẹ em tát nước,nắng đầy trong thau

Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng

Mụ gà cục tác như điên

Làm thằng gà trống luyên thuyên một hồi

Cái na đã tỉnh giấc rồi

Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao.

Ch tre chải tóc bên ao

Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương

Bác nồi đồng nát bùng boong

Bà chổi loẹt  quẹt lom khom trong nhà.

Bài 5

Hãy viết một đoạn văn k v chuyện nàng L- Lem đi d hội.

 

                                             Đáp án và cách đánh giá

Bài 1:(2 điểm)

-S vật được nhân hóa: tre.

- T ng th hiện biện pháp nhân hóa: vươn mình, đu, hat ru; yêu nhiều, không đứng khuất; thân bọc lấy thân; tay ôm, tay níu, thương nhau, không riêng.

Bài 2(1 điểm)

-  Học sinh tìm được các t ng chỉ s vật được nhân hóa cho 0,5 điểm

-  Học sinh tìm được các t ng nói v người được dùng đ nói v s vật cho 0,5 điểm

T ng ch s vật được nhân hóa

T ng nói v người được dùng đ nói v s vật.

a, Dòng sông.

b, Mặt trời, ngọn khói, gió.

a, Điệu, mặc áo.

b, Lặn, lúng liếng, đuổi .

Bài  3(1 điểm).

  -Học sinh làm đúng mỗi ý a, b cho 0,5 điểm

  a,Tại sao bạn Hoa và bạn Lê đã cãi nhau ?

  b,Ví sao các bạn vùng sâu phải đi học bằng thuyền ?

Bài 4:(2 điểm).

    Học sinh tr lời được đầy đ mỗi ý sau cho 1 điểm.

-   Nhà thơ đã nhân hóa bằng cách dùng t xưng hô với các s vật : ông trời, bà sân, cậu mèo, m gà, thằng gà trống,ch tre, nàng mây, bác nồi đồng. bà chổi,…             

-  Biện pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được bức tranh cảnh vật buổi sáng thật đẹp đ, nhộn nhịp và sinh động.

Bài 5 : ( 4điểm)

-         Học sinh viết đúng đủ nội dung , không sai lỗi chính tả , bài viết sạch sẽ

Nội dung bài viết phải đảm bảo yêu cầu sau :

- Giới thiệu được câu chuyện L-Lem d hội.

- L- Lem ăn mặc ra sao?

- Lo- Lem d hội trong tâm trạng như thế nào?

- Em có cảm nhận gì v nàng L- Lem?

  • Tuỳ theo mức độ sai sót mà giáo viên tr điểm bài viết.

 

 

                                                          TUẦN 26

Bài 1 :

Điền t ng thích hợp vào ch trống trong từng câu dưới đây đ có th s dụng thêm một s dấu phẩy :

a) Hà Nội , ... là những thành ph lớn nước ta.

b) Trong vườn, hoa hồng, ... đua nhau n r.

c) Dọc theo b sông, những vườn cam, ... xum xuê trĩu qu.

Bài 2:

 Chọn t ng thích hợp (trong các t ng: lễ chào cờ, lễ đài, lễ độ, lễ nghi) đ điền vào ch trống :

a) Đoàn người diễu hành đi qua ...

b) Đối với người lớn tuổi cần gi ...

c)Đám tang t chức theo ... đơn giản.

d) Th hai đầu tuần trường em t chức ...

Bài 3:

 Điền tiếp b phận ch nguyên nhân vào mỗi dòng sau:

a) Nhà em phải sửa cha ........................................................................................

b) Lớp 3C chưa đạt danh hiệu lớp tiên tiến ...........................................................

c) Ch Hà đến d buổi biểu diễn văn ngh muộn ..................................................

Bài 4:

Đọc mẩu chuyện sau:

                                   Búp bê và Dế Mèn

  Búp bê làm rất nhiều việc:quét nhà, rửa bát, nấu cơm.Lúc ngồi ngh,búp bê bỗng nghe thấy tiếng hát.

     Búp bê hỏi:

    - Ai hát đấy ?

    Có tiếng tr lời:

    - Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn.Thấy bạn bận rộn, vất v, tôi hát đ tặng bạn đấy.

     Búp bê nói:

   - Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn đã làm tôi hết mệt.

                                                                                           Nguyễn Kiên

        Theo em , nh s dụng biện pháp nhân hoá, tác gi đã giúp cho người đọc d dàng cảm nhn được ý nghĩa gì ?

Bài 5:

Hãy viết 5- 6 câu v cảnh vui trung thu mà em đã từng tham gia.

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1: (1,5 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5đ

Vd:  a) Thành ph H Chí Minh, Hải Phòng

        b) hoa lan, hoa hu

        c) vườn nhãn, vườn táo.

 Bài 2:(2 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 đ

Bài 3: (1,5 điểm) mỗi ý đúng được 0,5 đ

a) Nhà em phải sửa cha vì b dột.

b) Lớp 3C chưa đạt danh hiệu lớp tiên tiến vì còn có bạn đi học muộn.

c) Ch Hà đến d buổi biểu diễn văn ngh muộn vì hỏng xe giữa đường.

Bài 4: ( 1 điểm)

Nh s dụng biện pháp nhân hoá, tác gi giúp cho người đọc d cảm nhận được ý nghĩa : ai lao động chăm chỉ , người đó sẽ có được niềm vui và tình bạn đáng quý.

 

Bài 5( 4 điểm): HS viết được 5-6 câu theo yêu cầu của đề, dùng từ viết câu đúng. Câu văn không sai ngữ pháp và chính tả.VD:

  Trung thu năm nay sao mà vui quá! Các anh ch ph trách t chức cho chúng em rước đèn ông sao. em cùng các bạn múa hát dưới ánh trăng vằng vặc.

-Tuỳ mức độ sai sót mà GV trừ điểm cho phù hợp.

 

TUẦN 27

Bài 1 :

Đọc đoạn văn sau:

                                      Hội th chim b câu

     Hằng năm, vào mùa xuân, thời tiết bắt đầu ấm áp, nhiều làng vùng đồng bằng và trung du bắc B thi nhau m hội th chim b câu. Đây là một trò trơi dân gian lành mạnh, nh nhàng, một thú vui tao nhã được nhiều người ưa thích.

    Em hãy giải thích nghĩa của các t sau: trò chơi dân gian, thú vui tao nhã.,

Bài 2 :

 Điền tiếp vào ch trống những từu ch các hoạt động bảo v t quốc của quân và dân ta.

    Kháng chiến , đánh đuổi, canh phòng, ...............................................................

 

Bài 3:

 Điền dấu phẩy vào ch thích hợp đ ngăn cách b phận ch thời gian, địa điểm, nguyên nhân với các b phận khác trong mỗi câu sau:

a) Tối qua tại nhà văn hoá xã Đoàn ca nhạc Bông Sen đã biểu diễn phục v bà con.

b) Vì mun xem phim Hoà c làm xong các bài tập cô cho v nhà.

c) T khắp nơi bà con nô nức kéo v núi Cương đ d l hội đền Hùng.

Bài 4:

Tìm t ng ch đặc điểm, dấu hiệu của con người, điền vào ch trốngcho thích hợp nhằm diễn t s vật bằng cách nhân hoá.

a) Vầng trăng ...

b) Bông hoa ...

c) Cổng trường ...

Bài 5:

Em hãy k lại câu chuyện v một tấm gương vượt khó đ được những ước mơ cao đẹp.                         

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1:(2 điểm) Giải nghĩa đúng 1 t được 1 đ

- trò chơi dân gian : là trò chơi được tạo ravà lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.

- thú vui tao nhã : là thú vui thanh cao, lịch sự.

Bài 2 : (1 điểm) viết được 3 t tr lên được 1 đ

    Đấu tranh, tiêu diệt, bắn, chống tr , chiến đấu, ...

Bài 3:  (1,5 điểm) mỗi ý đúng được 0,5 đ

a) Tối qua, tại nhà văn hoá xã, Đoàn ca nhạc Bông Sen đã biểu diễn phục v bà con.

b) Vì muốn xem phim, Hoà c làm xong các bài tập cô cho v nhà.

c) T khắp nơi, bà con nô nức kéo v núi Cương đ d l hội đền Hùng.

Bài 4 (1,5 điểm) : mỗi ý đúng được 0,5 đ

a) Vầng trăng hiền hoà(hiền từu , hiền hậu ...)

b) Bông hoa (duyên dáng (thì thầm to hương, tươi cười chào đón em...)

c) Cổng trường m rộng vòng tay đón chúng em (dang tay đón các bạn...)

(2 điểm) Giải nghĩa đúng 1 t được 1 đ

- trò chơi dân gian : là trò chơi được tạo ravà lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.

- thú vui tao nhã : là thú vui thanh cao, lịch sự.

Bài 5: ( 4 điểm): Nêu được:

- M đầu câu truyện : giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu truyện.

- Diễn biến câu chuyện : trình bày các khó khăn mà nhân vật gặp phải và lòng kiên trì vượt khó của nhân vật.

- Kết thúc câu truyện: Nêu kết qu (ước mơ cao đẹp) mà nhân vật đạt được hoặc nêu nhận xét v nhân vật.

-Tuỳ mức độ sai sót mà GV trừ điểm cho phù hợp.

 

TUẦN 28

Bài 1:

Đọc đoạn văn sau:

Hoa mận vùa tàn thì mùa xuân đến. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

     Em hãy tìm t ng trong đoạn văn trên đ điền vào ch trống:

a) T gọi chim như gọi người: ..............................................................................

b) T t chim như gọi người:.................................................................................

Bài 2:

Viết 2 câu  có s dụng biện pháp nhân hoá theo cách dưới đây:

- Dùng cách xưng hô của con người đ gọi s vật. (Ví d: bác Gấu Đen ...)

Bài 3:

Dùng câu hỏi Để làm gì ? đ hỏi cho b phận câu in nghiêng trong từng câu dưới đây:

a) Hai Bà Trưng mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.

b) Nhiều lần, ch Sáu dũng cảm, mưu trí luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để nắm tình hình, giúp công an phát hiện và tiêu diệt nhiều tên gian ác.

c) Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nh tuổi để thuyết phục các em trở về với gia đình.

Bài 4:

 Hãy s dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm.

a) Những bông hoa n trong nắng sớm.

b) Mấy con chim đang hót ríu rít trên vòm cây.

c) Mùa xuân, sân trường mướt xanh màu lá,

d) Những cơn gió thổi nhè nh trên mt h nước trong xanh.

Bài 5:

Hãy giới thiệu v một vận động viên hoặc cầu th mà em hâm m.

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1: (1 điểm) mỗi ý đúng được 0,5 đ

a) T gọi chim như gọi người: thím, chú, anh, bác.

b) T t chim như gọi người: nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm.

Bài 2: (1.5 điểm) mỗi cấu viết đúng được 0.75 điểm .

Bài 3: (1,5 điểm) mỗi ý đúng được 0,5 đ

a) Hai Bà Trưng mặc giáp phục thật đẹp đlàm gì ?

b) Nhiều lần, ch Sáu dũng cảm, mưu trí luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm đlàm gì ?

c) Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nh tuổi đlàm gì ?

Bài 4 (2 điểm) mỗi ý đúng được 0,5 đ

a) Những bông hoa tươi cười  trong nắng sớm.

b) Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên vòm cây.

c) Mùa xuân, sân trường khoác chiếc áo mướt xanh màu lá.

 

d) Những chị gió nhón chân đi nhè nh trên mt h nước trong xanh.

Bài 5: ( 4 điểm): Nêu được:

  - Đó là vận động viên (cầu th) nào ?

  - Vì sao mà em hâm m người đó ?....

-Tuỳ mức độ sai sót mà GV trừ điểm cho phù hợp.

 

TUẦN 29

Bài 1:

Viết tiếp vào ch trống tên những địa điểm diễn ra hoạt động thi đấu th thao:

Sân vận động, nhà thi đấu ...

Bài 2:

Nối t cột trái với t ng thích hợp cột phải đ tạo thành tên một môn th thao rồi viết lại các t đó.

                                                               vật

                       thi nhảy xa

                                                               kiếm

                      đấu         chạy tiếp sức

Bài 3:

Đặt dấu phẩy vào những ch thích hợp trong các câu sau:

  Sân bóng là một khoảng đất hẹp mấp mô trước khu nhà tập th . Tất c cầu th đều cởi trần chân đất đuổi theo qu bóng cao su bằng qu cam. Khung thành mỗi bên là khoảng trống giữa hai chiếc dép.

                                                                                                    Xuân Quỳnh

Bài 4:

Hãy ch ra những màu xanh khác nhau được t trong đon văn sau và nêu nhận xét v cảnh sắc vùng quê Bác.

      Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thời con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi loa xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa ...

                                                                                                    Xuân Quỳnh

Bài 5:

Hãy viết tiếp t 5 đến 6 câu vào câu sau đ tạo thành đoạn văn k v việc tập th buổi sáng của em:

        Va nghe tiếng m gọi "dậy tập th dục đi con", em liền vùng dậy chạy vội ra sân tập th dục ...

Đáp án và cách đánh giá

 

Bài 1(1,5 điểm) viết được 1 t được 0,5 đ

            sàn đấu, b bơi, võ đài, đường đua ...

Bài 2 (1 điểm): Mỗi t viết đúng được 0,25 đ

 thi nhảy xa, thi chạy sức, đấu vật, đấu kiếm.

Bài 3: (1,5 điểm) điền đúng 1 dấu phẩy được 0,5 đ

  Sân bóng là một khoảng đất hẹp, mấp mô trước khu nhà tập th . Tất c cầu th đều cởi trần, chân đất, đuổi theo qu bóng cao su bằng qu cam. Khung thành mỗi bên là khoảng trống giữa hai chiếc dép.

Bài 4:  (2 điểm) mỗi ý đúng được 1 đ

- Những  màu xanh khác nhau được t trong đon văn : : xanh pha vàng, xanh rất mượt mà ,xanh đậm , xanh biếc.

- Nhận xét v cảnh sắc vùng quê Bác : rất đẹp đ, giàu sức sống .

Bài 5: ( 4 điểm): Nêu được một s ý:

Va nghe tiếng m gọi "dậy tập th dục đi con", em liền vùng dậy chạy vội ra sân tập th dục. Đầu tiên, em tập động tác vươn th. Em bước chân rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao, hít vào thật sâu rồi h tay bắt chéo trước ngực và th ra chầm chậm. Không khí sáng mai trong lành và mát m đã dần dần làm em tỉnh táo. Sau đó, em chuyển sang tập các động tác tay, chân, lườn, bụng, vặn mình và động tác toàn thân. Động tác nào em cũng tập đ bốn lần tám nhịp theo đúng kĩ thuật mà cô giáo đã hướng dẫn. Cuối cùng, động tác điều hoà đ kết thúc bài th dục. Em  nhanh nhẹn vào nhà đánh răng, rửa mặt đ chu b đi học.

                                       

TUẦN 30

Bài 1:

Điền t ng ng thích hợp vào ô trống:

a) Chúng em quét nhà bằng....................................................................................

b) Ch nhật trước lớp em đi tham quan Bến Nhà Rồng bằng................................

c) Loài chim làm t bằng........................................................................................

Bài 2:

 Điền các t ng ch những hoạt động nhân dân khắp thế gii cùng làm vào từng ch trống cho phù hợp:

        Chống chiến tranh, bảo v môi trường, gi gìn hoà bình,.............................

Bài 3:

Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống:

a) An gọi to     " Ch tôi với !"

b) Chiến công kì diệu mùa xuân năm 1975 đã diễn ra trong thời gian rất ngắn

55 ngày đêm.

c) Nhiệm v của chúng ta là       

- Xây dựng ch nghĩa xã hội.

- Bảo v T quốc xã hội ch nghĩa.

Bài 4:

Đọc đoạn thơ sau:

Tiếng chim lay động lá cành

Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng

Tiếng chim v cánh bầy ong

Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm

Gọi bông lúa chín vàng thơm

Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà ...

                                                                       Định Hải

   Trong s các t ng gợi t tiếng chim buổi sáng nói trên, em thích nhất t ng nào ? Vì sao ?

Bài 5:

Hãy viết thư cho một người bạn nước ngoài gii thiệu v đất nước ta.

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1: (1,5 điểm) mỗi ý đúng được 0,5 đ

a) Chúng em quét nhà bằng chổi chít.

b) Ch nhật trước lớp em đi tham quan Bến Nhà Rồng bằng ô tô.

c) Loài chim làm t bằng các loại c rác.

 

Bài 2 (1 điểm): Mỗi t viết đúng được 0,25 đ

     phòng chống ma tuý, chống phân biệt chủng tộc, chống khủng b, phòng chống dịch HIV...

Bài 3: (1,5 điểm) điền đúng 1 dấu hai chấm được 0,5 đ

  c ba ý đều điền dấu hai chấm.

Bài 4: (2 điểm) nêu được một s ý sau:

    Đoạn thơ trên có nhiều t ng gợi t tiềng chim buổi sớm rất sinh động, gợi cảm súc mới m

                                 Tiếng chim                  lay động lá cành

                                                                     đánh thức chồi xanh dậy cùng

                                                                     v cánh bầy ong

                                                                      tha nắng rải đồng vàng thơm

                                                                    gọi bông lúa chín vàng thơm

                                                                     nhuộm óng cây rơm trước nhà

     Trong các t ng nói trên em thích nhất t ng "nhuộm óng cây rơm trước nhà" vì giúp em thêm yêu v đẹp của tiếng chim buổi sáng. Cho em cảm nhận tiếng chim dường như có màu sắc, nhuộm vàng được c cây rơm trước nhà đ cây rơm trông đẹp hơn...

Bài 5: ( 4 điểm):

- Viết đúng trình t một bức thư.

-Nội dung thư nêu được một s ý: Em hãy giới thiệu v đẹp, s giàu có của đất nước ta. 

VD:                             ... ngày ... tháng ... năm...

      Bạn An- na thân mến !

  T đất nước Việt nam mình viết thư cho bạn đây. Bạn có khẻo không ? học tập ra sao, chắc giỏi lắm phải không ?

 

      An- na ơi ! Quê mình là vùng đồng bằng thằng cánh cò bay có th nói là rất trù phú. Đứng đường làng mà nhìn ra cánh đồng vào ngày mùa thì thích lắm. Màu vàng trải dài lút c tầm mắt. Trên các thửa ruộng, những chiếc máy tuốt lúa chạy ầm ầm, tung những cọng rơm lên trời và những chiếc xe bò hối h lăn bánh chuyển thóc v sân phơi, trông thật nhộn nhịp. thôn que bận bịu nhất vẫn là những ngày thu hoạch ...

 

TUẦN 31

Bài 1

-Kể tên các nước chung đường biên giới trên bộ với nước ta.

Bài 2.

     - Nước nào có đặc điểm sau:

    a) Có Vạn lí trường thành.

    b) Có tháp Ép- phen.

    c) Có đền Ăng- co nổi tiếng.

    d) Là sứ sở của hoa anh đào.

    e) Là sứ sở của sương mù.

Bài 3.

   - Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong đoạn thơ sau:

            Trái đất này là của chúng mình

            Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

            Bồ câu ơi        tếng chim gù thương mến

            Hải âu ơi      cánh chim vờn sóng biển

            Cùng bay nào        cho trái đất quay!

            Cùng bay nào        cho trái đất quay!

Bài 4.  

  Đọc doạn văn sau:  

    Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát.Trận này chưa qua, trận khác đã tới,ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền.

                                                                               Ma Văn Kháng

   Hãy nhận xét:

a)     Ba câu ngắn( in đậm) ở đầu đoạn văn nhằm nhấn mạnh điều gì?

b)    Từ câu 1 đến câu 5, tính chất của những trận mưa được diễn tả như thế nào?

Bài 5. 

  Nơi em ở vẫn còn hiện tượng đổ rác bừa bãi. Hãy viết một đoạn văn nêu rõ lí do và đề ra cách khắc phục.

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1.(1 điểm)

   -Nêu được tên ba nước: Trung Quốc, Lào, Căm- pu- chia.

Bài 2.(2 điểm)

  - Nêu đúng mỗi ý được 0,2 điểm.

  a)Trung Quốc           b)Pháp          c) Căm- pu- chia      d) Nhật Bản     e) Anh

Bài 3 (1 điểm)

   -Điền đúng dấu phẩy vào mỗi ô trống được 0,25 điểm.

Bài 4.(2 điểm)

  - Trả lời được:

  a) Ba câu ngắn ở đầu đoạn văn nhằm nhấn mạnh tính chất dai dẳng và dữ dội của những cơn mưa.(1 điểm)

   b) Từ câu 1 đến câu 5, tính chất của những trận mưa được diễn tả theo mức độ ngày càng tăng tiến.(Ngày càng dữ dội hơn, cho đến cao điểm tột cùng.) (1 điểm)

Bài 5.  (4điểm)

- Nêu được lí do của hiện tượng vứt rác bừa bãi:

  + Ý thức người dân kém,  không chấp hành quy định …

  + Không có chỗ thu gom đúng quy định.

  + Trình độ của người dân còn kém:chưa biết cách phân loại rác, tái sử dụng.

-Cách khắc phục:

  +Nâng cao ý thức cho người dân bằng cách tuyên truyền, vận động để người dân chấp hành đổ rác đúng nơi quy định.

   + Hướng dẫn người dân biết cách phân loại rác.

   + Xử phạt nghiêm minh với các hành vi cố tình đổ rác bừa bãi.

 

TUẦN 32

Bài 1

Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi bằng gì? Trong mỗi câu sau:

      a) Thành tích của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trong SEAGAME 22 được tạo nên bằng công sức của các huấn luyện viên và cầu thủ toàn đội.

      b) Cô giáo em động viên học sinh học tập bằng những lời ân cần và dịu dàng.

      c) Nhân dân ta xây dựng đất nước bằng hàng triệu bàn tay lao động và hàng triệu khối óc.

       d) Chiếc áo bào bằng gấm xanh in hình hai mươi bốn rồng năm móng.

Bài 2

Chọn dấu chấm hoặc dấu hai chấm  để điền vào mỗi ô trống dưới đây:

    Cuối cùng, Gõ kiến đến nhà gà       Bảo Gà Choai đi tìm Mặt Trời, Gà Choai

nói        “Đến mai bác ạ !  Bảo Gà Mái, Gà Mái mới đẻ trứng xong, liền kêu lên                   

“ Nhọc! nhọc lắm, nhọc lắm! Mệt,! Mệt lắm, mệt lắm!”

                                                                                            Vũ Tú Nam                                                                                                                                                           Bài 3

Điền từ ngữ thích hợp (dấu hai chấm, dấu chấm) vào chỗ trống:

a)     …là dấu câu đặt cuối câu kể.

b)    … là dấu câu đặt trước lời trích dẫn hoặc đặt trước các ý liệt kê.

Bài 4

   - Trong đoạn văn sau, cây bàng ở mỗi mùa đều được gợi tả bằng hình ảnh tiêu biểu nào?  Em thích nhất hình ảnh cây bàng vào mùa nào? Vì sao?

      “ mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá.Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát cả sân trường. thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.”

                                                                                                         Hữu Tưởng

 

Bài 5

     Em đã biết dọn dẹp nhà cửa hay phòng ở, góc học tập cho sạch sẽ gọn gàng. Hãy viết một đoạn văn kể lại việc làm đó .

                                          

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1 (2 điểm)

Tìm đúng mỗi ý được 0,5 điểm.

  1. ... bằng công sức của các huấn luyện viên và cầu thủ toàn đội.
  2. …bằng những lời ân cần và dịu dàng.
  3. …bằng hàng triệu bàn tay lao động và hàng triệu khối óc.
  4. …bằng gấm xanh in hình hai mươi bốn rồng năm móng .

Bài 2(1 điểm)

   Điền đúng dấu vào ô trống được 1 điểm.

  -Thứ tự cần điền là: Dấu .  ,dấu : , dấu :

Bài 3 ( 1 điểm)   Điền đúng mỗi ý được 0,5 điểm.

     a.Dấu chấm                         b. Dấu hai chấm

Bài 4(2 điểm)

       Trả lời được:

   - Cây bàng ở mỗi mùa đều được gợi tả bằng hình ảnh tiêu biểu (1 điểm)

       + Mùa đông: cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá.

       + Mùa xuân: cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn.

       + Mùa hè: những tán lá xanh um che mát cả sân trường.

       + Mùa thu: từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.

   - Hình ảnh cây bàng vào mùa em thích nhất.giải thích được vì sao? (1 điểm)

Bài 5 ( 4điểm)

Viết đoạn văn nêu được các ý:

  1. Em có hay dọn dẹp nhà cửa không? Em thường dọn dẹp nhà cửa vào lúc nào hay vào dịp nào?

     2. Em đã dọn dẹp nhà cửa như thế nào? Em đã làm những gì?

     3. Sau khi dọn dẹp xong em thấy nhà cửa như thế nào?

     4. Em có cảm giác gì khi thấy nhà cửa gọn gàng sạch sẽ?

                                                  

                                                TUẦN 33

Bài 1. 

Đọc đoạn văn sau :

   Ôi cha ! Lão ta mới bảnh bao và oai vệ làm sao. Tên lão là Trả. Bởi vì lão chỉ ăn cá và mỗi khi định bắt một con cá, lão cứ vỗ cánh đứng trên không trung rồi đâm bổ xuống nước mà túm con cá lên, bởi vậy lão còn một biệt hiệu là bói cá. Tôi trông lão cũng nhiều tuổi rồi. Song loài này được tiếng là hay làm đỏm. Mình lão khoác một bộ áo rất sặc sỡ.Bụng trắng, người xanh,đôi cánh nuột nà biếc tím. Chân lão đi đôi ủng đỏ hắt…

                                                                                                     Tô Hoài

   a. Trong đoạn văn trên, con vật nào được nhân hóa ?

      Những từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó ?

    b. Theo em hình ảnh nhân hóa này hay ở chỗ nào ?

Bài 2

               Gạch dưới những từ ngữ cho biết Ngỗng và Vịt được nhân hóa trong bài thơ dưới đây :

                                                  Ngỗng không chịu học

                                                  Khoe biết chữ rồi

                                                  Vịt đưa sách ngược

                                                  Ngỗng cứ tưởng xuôi

                                                  Cứ giả đọc nhẩm

                                                  Làm Vịt phì cười

                                                  Vịt khuyên một hồi

                                                 - Ngỗng ơi ! Học! Học!

                                                                        Phạm Hổ

Bài 3

        Với mỗi trường hợp dưới đây, hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa:

- Tả một con vật.

- Tả một đồ vật.

 Bài 4.

   Nhà thơ Tố Hữu nhớ đến những cảnh gì, nhớ những người nào ở Việt Bắc qua đoạn thơ sau:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đeo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

  Em có nhận xét gì về hình ảnh những người dân Việt Bắc được gợi tả qua đoạn thơ trên ?

Bài 5

  Viết đoạn văn miêu tả bầu trời trong một ngày nắng đẹp.

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1: (2 điểm)

  1. Trong đoạn văn trên con vật được nhân hóa là: Con chim bói cá.

   + Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa:

    -Lão ta; bảnh bao; oai vệ

    - Tên lão; lão cũng nhiều tuổi rồi ; hay làm đỏm

    - Mình lão khoác một bộ áo rất sặc sỡ ; chân lão đi đôi ủng đỏ hắt.

  b. Hình ảnh nhân hóa này hay ở chỗ : nói về con chim như nói về con người, rất hóm hỉnh, sinh động. Cách nói rất tự nhiên, hấp hẫn.

Bài 2 ( 1 điểm)

Trả lời được : Những từ ngữ cho biết ngỗng và vịt được nhân hóa :

   - Ngỗng: không chịu học, khoe biết chữ,( sách ngược ) cứ tưởng xuôi, giả đọc nhẩm.

    - Vịt : Đưa sách ngược, phì cười, khuyên một hồi.

Bài 3 (1 điểm)

    Đặt được mỗi câu được 0,5 điểm

Bài 4 (2 điểm)

Trả lời được :

  - Nhà thơ nhớ  những cảnh : “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”, “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”, “ Ve kêu rừng phách đổ vàng”; Nhớ những người: người đi rừng, lên nương ( “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” ), người đan nón ( “ chuốt từng sợi dang” ), cô gái hái măng.

   - Nhận xét được:  Những người dân Việt Bắc được gợi tả qua đoạn thơ trên là những người đang đi rừng và lên nương . Họ lấy măng, đan nón...Đang làm như thế nào ? Làm trong hoàn cảnh ra sao ? Những điều đó gợi cho em nghĩ về họ là những người như thế nào ?

Bài 5 ( 4 điểm)

-         HS viết được đoạn văn 7-10 câu tả được cảnh bầu trời: Màu trời, mây, gió… như thế nào?

-         Tuỳ mức độ sai sót về dùng từ, cách diễn đạt, loõi chính tả... mà Gv trừ điểm phù hợp.

-          

TUẦN 34

Bài 1

Tìm các từ ngữ mà em biết:

a. Từ ngữ chỉ các sự vật làm đẹp bầu trời:  M: Mây, sao

b. Từ ngữ chỉ các sự vật làm đẹp biển cả: M: Đảo, sông

Bài 2

  Tìm những từ ngữ:

  1. Chỉ màu sắc của bầu trời ở những trạng thái thời tiết khác nhau( M: Xanh ngắt)
  2. Chỉ màu sắc của mặt trời lúc mới mọc và sắp lặn (M :đỏ rực). Chỉ đặc điểm của mặt trăng (M :bàng bạc)

Bài 3

       Trong các câu dưới đâycó dấu chấm nào dùng sai ? Em thay dấu chấm dùng sai bằng dấu gì ? Chép lại những câu này vào bài sau khi đã sửa lỗi.

          Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục. Giữa hồ. Trên thảm cỏ xanh. Tháp Rùa nổi lên lung linh. Khi mây bay gió thổi. Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây.

Bài 4

  Câu thơ sau có những hình ảnh nào đối lập nhau ? Sự đối lập đó gợi cho người đọc cảm nhận được điều gì ?

                                   Mồ hôi xuống ,cây mọc lên

                          Ăn no, đánh thắng, dân yên, nước giàu.

                                                                                     Thanh Tịnh

Bài 5.   

          Hãy viết một đoạn văn tả bầu trời trong một đêm trăng đẹp.

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1 (1 điểm)

     Điền được đúng  mỗi ý 3 từ ngữ được 0,5 điểm

  1. Cầu vồng, vầng trăng, cánh diều . mặt trời, ,…
  2. Bãi cát, tiếng sóng, cánh chim hải âu, bầu trời xanh,tàu thủy, …

Bài 2 (1điểm)

Tìm đúng mỗi ý 3 từ ngữ được 0,5 điểm.

a.Xanh ngắt, xám xịt, trong vắt, vàng thẫm, đỏ ửng,…

b.Đỏ, đỏ rực, đỏ ối, đỏ chói, đỏ dậy, …

- bàng bạc, bát ngát, trong vắt, mờ ảo,mờ tỏ,…

Bài 3 (2 điểm)

Trả lời được :

- Có ba dấu chấm dùng sai :dấu chấm thứ 3, 4, 6. Các dấu chấm dùng sai này cần thay bằng dấu phẩy.

-Viết lại những câu đã sửa: Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh, Tháp Rùa nổi lên lung linh. Khi mây bay gió thổi,Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây.

Bài 4 (2 điểm)

Trả lời được:

   - Câu thơ có những hình ảnh đối lập : “Mồ hôi (đổ) xuống”-“cây mọc lên”. 

   - Sự đối lập đó gợi cho người đọc cảm nhận được kết quả tốt đẹp của sức lao động của con người. Từ đó, ta càng thấy rõ ý nghĩa quan trọng và to lớn của lao động :làm cho mọi người “ ăn no, đánh thắng”, làm cho “dân yên, nước giàu”

Bài 5 (4 điểm)

Tả được bầu trời, trăng, sao, gió,…đẹp như thế nào?

 

TUẦN 35

Bài 1.

 Viết câu tả mỗi sự vật sau có dùng phép nhân hóa :

  1. Con gà trống đang gáy sáng.
  2. Những đám mây trắng đang bay trên bầu trời.

 Bài 2.

Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ sau: Anh dũng, cần cù, giản dị, thông minh.

  Đặt câu với 2 từ trái nghĩa tìm được.

Bài 3.

Đọc câu sau :

     Tuần trước bạn Hoa lớp em phải nghỉ học vì bị ốm.

  a.Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi khi nào?

  b.Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi vì sao .

Bài 4.

Hãy chỉ ra cái đúng và hay của sự so sánh trong câu thơ sau:

a)                   Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, biết ngủ,biết học hành là ngoan.

                                                                                                   Hồ Chí Minh

Bài 5.

     Hãy viết thư cho bạn nước ngoài giới thiệu về ngày Tết cổ truyền của nước ta.

 

Đáp án và cách đánh giá

Bài 1 (1 điểm)

 Đặt được câu tả mỗi sự vật có dùng phép nhân hóa được 0,5 điểm.

VD: a. Anh gà trống đang hát khúc ca của bình minh.

      b.Những đám mây trắng đang rủ nhau lang thang trên bầu trời.

Bài 2 ( 2 điểm)

-Tìm được từ cùng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩavới các từ đã cho.( 1 điểm)

Từ đã cho

     Từ cùng nghĩa, gần nghĩa

   Từ trái nghĩa

Anh dũng

Dũng cảm, gan dạ, anh hùng …

Hèn nhát

Cần cù

Chịu khó, cần mẫn,chuyên cần …

Lười biếng

Giản dị

Đơn sơ, bình dị, mộc mạc …

Cầu kỳ

Thông minh

Sáng tạo, nhanh trí, sáng suốt …

Đần độn

  - Đặt được 2 câu với  từ trái nghĩa tìm được.( 1điểm)

VD:  a. Những kẻ đầu hàng gặc là những kẻ hèn nhát.

      b. Muốn học giỏi, học sinh phải chịu khó, không được lười biếng.

Bài 3 (1 điểm)

     Viết đúng mỗi ý được ( 0,5 diểm)

  1. Tuần trước
  2. Vì bị ốm

Bài 4. ( 2 điểm)

   Nêu được cái đúng, cái hay của sự so sánh trong câu thơ:

        a.Đúng vì “ trẻ em” giống như “ búp trên cành” – đều là những sự vật còn tươi non, đang phát triển. Hay vì hình ảnhđưa ra làm chuẩn để so sánh (búp trên cành) gợi sự suy nghĩ, liên tưởng đẹp và gàu ý nghĩa về “ trẻ em”: đầy sức sống non tơ,chứa chan niềm hy vọng.

Bài 5(4 điểm

      - Viết đúng trình tự một bức thư.

      - Giới thiệu với bạn nước ngoài về này Tết âm lịch: Mọi nhà chuẩn bị những gì để đón Tết ? Ngày Tết người ta có những phong tục tốt đẹp nào ? Niềm vui của em trong ngày Tết ra sao ?

                                 

 


 

 

 

 

 

1

 

nguon VI OLET