Tiết 22

KIỂM TRA: 1 TIẾT

Ngày soạn: 15  / 11 / 2016

Ngày giảng: 18 / 11 / 2016

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn là ?

- Phát biểu được định luật Ôm; định luật Jun – len-

- Viết đươc công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, song song.

- Công suất điện, điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, hệ thức định luật Jun – Len-

2. Kĩ năng:

- Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần.

- Vận dụng công thức tính điện trở và công thức của định luật Ôm để giải các bài toán về mạch điện

- Vận dụng công thức tính điện năng tiêu thụ, công thức tính công, công thức tính công suất

3. Thái độ:

- Cẩn thận khi tính toán, trung thực, tự giác.

II. Ma trận đề kiểm tra:

Tên chủ đề

 

Nhận biết

 

Thông hiểu

 

Vận dụng

Cộng

Cấp độ nhận thức

Cấp độ cao

 

1. Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm.

 

1. Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

2. Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào đơn vị đo .

3. Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch điện trở.

4. Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở.

 

5.  Biết được các loại biến trở.

 

6. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện vật liệu làm dây dẫn. Nêu được các vật liệu khác nhau thì điện trở suất khác nhau.

 

7. Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần.

8. Vận dụng được công thức R = giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn.

9. Vận dụng được định luật Ôm công thức R = để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi.

 

Số Câu

1

1/2

1/4

1/2

9/4

Số điểm

2

1

1,5

2

6,5

Tỉ lệ

 

20%

10%

15%

20%

65%

2. Công công suất điện.

 

10. Viết được các công thức tính công suất điện điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.

11. Biết sử dụng an toàn tiết kiệm điện.

12. Nêu được ý nghĩa các trị số vôn oat ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng.

 

13. Vận dụng được định luật Jun – Len- để giải thích các hiện tượng đơn giản liên quan.

14.  Vận dụng được các công thức = UI, A = t = UIt đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.

 

 

 

Số Câu

1

1/4

1/2

 

7/4

Số điểm

2

0,5

1

 

3,5

Tỉ lệ

20%

5%

10%

 

35%

Ts Câu

2

3/4

3/4

1/2

13

Ts điểm

4

1,5

2,5

2

10đ

T tỉ lệ

40%

15%

25%

20%

100%

 

 

ĐỀ RA: (ĐỀ 01)

Câu 1. (1,5 điểm):

Một dây dẫn bằng nikelin dài 20m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6.m. Tính Điện trở của dây dẫn trên.

Câu 2: (1,5 điểm)

Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun – Len-xơ.

Câu 3: (2 điểm)

 Hãy cho biết sao phải tiết kiệm điện năng. Nêu một số việc làm cụ thể để tiết kiệm điện ở gia đình.

Câu 4: (5 điểm)

Cho đoạn mạch như hình vẽ. Trong đó biết các giá trị R1 = 20,

    R2 = 30, R3 = 40 và hiệu điện thế U = 220V.

a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b/ Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua mỗi

    điện trở.

c/ Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch trên.

d/ Đoạn mạch trên mỗi ngày dùng 1 giờ, tính số tiền phải trả

    trong một tháng (30 ngày), biết mỗi kwh giá 1500 đồng.              

 

 

 

ĐỀ RA: (ĐỀ 02)

Câu 1. (1,5 điểm):

Một dây dẫn bằng nikelin dài 30m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6.m. Tính Điện trở của dây dẫn trên.

Câu 2: (1,5 điểm) 

Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm.

Câu 3: (2 điểm) 

Hãy cho biết sao phải tiết kiệm điện năng. Nêu một số việc làm cụ thể để tiết kiệm điện ở trường học.

Câu 4: (5 điểm)

Cho đoạn mạch như hình vẽ. Trong đó biết các giá trị R1 = 20,

    R2 = 40, R3 = 30 và hiệu điện thế U = 220V.

a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b/ Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua mỗi điện trở.

c/ Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch trên.

d/ Đoạn mạch trên mỗi ngày dùng 2 giờ, tính số tiền phải trả

    trong một tháng (30 ngày), biết mỗi kwh giá 1400 đồng.              

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP SỐ   

 ĐỀ 01

 Câu 1. (1,5 điểm):

 

Một dây dẫn bằng nikêlin dài 20m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6.m. Tính Điện trở của dây dẫn trên.

 Tóm tắt: l = 20m;  s = 0,05.10-6 m2; = 0,4.10-6.m                        0,5 đ

 Tìm R?

 Giải: Công thức  R = = 0,4.10-6. = 160                            1,0đ

Câu 2: (1,5 điểm) 

Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun Len Xơ.

 - Phát biểu đúng             0,5đ

 - Viết đúng hệ thức        0,5đ

 - Ghi ra đơn vị trong công thức:       0,5đ

Câu 3: (2 điểm) 

Hãy cho biết sao phải tiết kiệm điện năng. Nêu một số việc làm cụ thể để tiết kiệm điện ở gia đình.

a, Nêu được sao phải tiết kiệm điện:                                                            1,5đ  

      - Tiết kiệm điện giảm chi phí cho gia đình

      - Nâng cao tuổi thọ của các thiết bị điện

      - Tránh quá tải cho các trạm biến áp, đường dây điện, máy phát điện

      - Ưu tiên điện cho các nhà máy, cơ sở sản xuất, các trung tâm y tế, quốc phùng...

b, Nêu được các việc làm cụ thể  để tiết kiệm điện ở gia đình:                         0,5đ                                            

Câu 4: (5 điểm)

Cho đoạn mạch như hình vẽ. Trong đó biết các giá trị R1 = 20,

      R2 = 30, R3 = 40 và hiệu điện thế U = 220V.

 

 

a,  (1đ)  RAB = R1 +                                  0,5đ

            = 20 + = 37,14 ( )                   0,5đ

 

b, (2đ)    Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở:

 IAB = I1 =   =   = 5,92 (A)             0,5đ          

 U2 = U3 = UAB - U1 = UAB - I1.R1 = 220 - 5,92.20 = 101,6 (V) 0,5đ

 I2 = U2/R2 = 101,6/30 = 3,39 (A)      0,5đ

 I3 = I1 - I2 = 5,92  - 3,39  = 2,53 (A)     0,5đ

c/ (1đ)     Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch trên.

 PAB = UAB.IAB                     0,5đ

 = 220.5,92 = 1302,4 (W) = 1,302 (KW)     0,5đ

d/ (1đ) Đoạn mạch trên mỗi ngày dùng 1 giờ, tính số tiền phải trả

    trong một tháng (30 ngày), biết mỗi kwh giá 1500 đồng

 A = P.t =  1,302 .1.30  = 39,06 KWh       0,5đ

Tiền phải trả:  39,06.1500 =  58 590 đồng      0,5đ

 

HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP SỐ    

ĐỀ 02

 Câu 1. (1,5 điểm):

Một dây dẫn bằng nikêlin dài 30m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6.m

 Tóm tắt: l = 30m;  s = 0,05.10-6 m2; = 0,4.10-6.m                        0,5 đ

 Tìm R?

 Giải: Công thức  R = = 0,4.10-6. = 240                            1,0đ

Câu 2: (1,5 điểm) 

Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm.

 - Phát biểu đúng             0,5đ

 - Viết đúng hệ thức        0,5đ

 - Ghi ra đơn vị trong công thức:       0,5đ

Câu 3: (2 điểm) 

Hãy cho biết sao phải tiết kiệm điện năng. Nêu một số việc làm cụ thể để tiết kiệm điện ở trường.

a, Nêu được sao phải tiết kiệm điện:                                                            1,5đ  

      - Tiết kiệm điện giảm chi phí cho gia đình

      - Nâng cao tuổi thọ của các thiết bị điện

      - Tránh quá tải cho các trạm biến áp, đường dây điện, máy phát điện

      - Ưu tiên điện cho các nhà máy, cơ sở sản xuất, các trung tâm y tế, quốc phòng...

b, Nêu được các việc làm cụ thể  để tiết kiệm điện ở trường:                         0,5đ                                            

Câu 4: (5 điểm)

Cho đoạn mạch như hình vẽ. trị R1 = 20,

                 R2 = 40, R3 = 30 và hiệu điện thế U = 220V.

 

 

a,  (1đ)  RAB = R1 +                                  0,5đ

            = 20 + = 37,14 ( )                   0,5đ

 

b, (2đ)    Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở:

 IAB = I1 =   =   = 5,92 (A)             0,5đ          

 U2 = U3 = UAB - U1 = UAB - I1.R1 = 220 - 5,92.20 = 101,6 (V) 0,5đ

 I2 = U2/R2 = 101,6/30 = 3,39 (A)      0,5đ

 I3 = I1 - I2 = 5,92  - 3,39  = 2,53 (A)     0,5đ

c/ (1đ)     Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch trên.

 PAB = UAB.IAB                     0,5đ

 = 220.5,92 = 1302,4 (W) = 1,302 (KW)     0,5đ

d/ (1đ) Đoạn mạch trên mỗi ngày dùng 2 giờ, tính số tiền phải trả

    trong một thỏng (30 ngày), biết mỗi kwh giá 1400 đồng

 A = P.t =  1,302 .2.30  = 78,12 KWh       0,5đ

Tiền phải trả:  78,12 .1400 =  109 368 đồng  

 

 

nguon VI OLET