CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN GDQP-AN

 

1/ Động tác “Nghiêm” hai gót chân đặt sát nhau, nằm trên một đường ngang thẳng, hai bàn chân mở rộng bao nhiêu độ.

a) 45 độ.

b) 22,5 độ.

c) 50 độ.

d) 60 độ.

2/ Tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang thực hiện theo thứ tự nào sau đây.

a) Tập hợp; Điểm số; Chỉnh đốn hàng ngũ; Giải tán.

b) Tập hợp; Chỉnh đốn hàng ngũ; Giải tán.

c) Chỉnh hàng; Điểm số; Giải tán.

d) Tập hợp; Chỉnh đốn hàng ngũ; Điểm số; Giải tán.

3/ Tâp hợp đội hình tiểu đội 2 hàng ngang thực hiện theo thứ tự nào sau đâyg

a) Tập hợp; Chỉnh đốn hàng ngũ; Giải tán.

b) Tập hợp; Điểm số; Chỉnh đốn hàng ngũ; Giải tán.

c) Chỉnh hàng; Điểm số; Giải tán.

d) Tập hợp; Chỉnh đốn hàng ngũ; Điểm số; Giải tán.

4/ Tâp hợp đội hình tiểu đội 2 hàng dọc thực hiện theo thứ tự nào sau đâyg

a) Tập hợp; Chỉnh đốn hàng ngũ; Giải tán.

b) Tập hợp; Điểm số; Chỉnh đốn hàng ngũ; Giải tán.

c) Chỉnh hàng; Điểm số; Giải tán.

d) Tập hợp; Chỉnh đốn hàng ngũ; Điểm số; Giải tán.

5/ Tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng dọc thực hiện theo thứ tự nào sau đây.

a)Tập hợp, điểm số, chỉnh đốn hàng ngũ, giải tán

b)Tập hợp, điểm số, chỉnh đốn hàng ngũ

c)Tập hợp,  chỉnh đốn hàng ngũ, giải tán

d)Cả 3 sai

6/ Trong đội hình tiểu đội 2 hàng dọc các số chẳn đứng ở:

a) Bên trái số lẻ

b) Bên phải số lẻ

c) Sau số lẻ

d) Trước số lẻ

7/ Trong đội hình tiểu đội 2 hàng ngang các số chẳn đứng ở:

a) Sau số lẻ

b) Bên phải số lẻ

c) Trước số lẻ

d) Bên trái số lẻ

8/ Khi hô khẩu lệnh tập họp đội hình tiểu đội một hàng ngang, người chỉ huy đứng ở:

a)Bên phải đội hình

b)Bên trái đội hình

c)Trước mặt đội hình

d)Quay lưng lại đội hình

9/ Khẩu lệnh động tác nghiêm ?

a)“ Nghiêm”

b)Tất cả chú ý : “ Nghiêm”


c)Nhìn phải : “ Thẳng”

d)Nhìn trước : “ Thẳng”

10/ Những điểm chú ý khi đứng nghiêm ?

a) Cả 3 đều đúng

b) Không động đậy, không lệch vai

c) Mắt nhìn thẳng, hai tay ép sát vào  thân

d) Nét mặt tươi vui, nghiêm túc

11/ Khẩu lệnh động tác Tiến.

a) Tiến 2 bước _ bước

b) Tiến lên 2 bước – bước

c) Bước lên 2 bước – bước

d) Tới trước 2 bước - bước

12/ Ý nghĩa của động tác quay tại chỗ ?

a) Đổi hướng được nhanh chóng, chính xác, giữ được vị trí đứng, duy trì trật tự đội hình

b)Rèn luyện tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh

c) Giữ được tư thế nghiêm chỉnh và tập trung sức chú ý

d) Đứng trong đội hình đở mõi

13/ Khẩu lệnh quay đằng sau ?

a) Đằng sau “ Quay”

b) Tất cả chú ý : “ Đằng sau quay”

c) Nghiêm : “ Đằng sau quay”

d) Cả 3 đều đúng

14/ Khẩu lệnh quay bên phải ?

a) Bên phải : “ Quay”

b) Chú ý : “ Bên phải quay”

c) Nghiêm : “ Bên phải quay”

d) Quay bên phải -“ Quay”

15/ Những điểm chú ý khi thực hiện các động tác quay ?

a) Cả 3 đều đúng

b) Người không chuẩn bị, lấy đà trước để quay

c) Khi đưa chân phải lên không đưa ngang để đập gót

d) Dồn trọng tâm vào chân trụ để người đứng vững, 2 tay vẫn giữ như đứng nghiêm

16/ Khẩu lệnh động tác giậm chân tại chỗ ?

a) “Giậm chân – giậm”

b) Chú ý : “Giậm chân tại chỗ”

c) “Giậm chân tại chỗ - giậm”

d) Nghiêm, “Giậm chân tại chỗ - giậm”

17/ Khi giậm chân tại chỗ mũi của 2 bàn chân khi co lên cách mặt đất

a) 20cm

b) 10cm

c) 30cm

d) 15cm

18/ Động tác sửa sai khi giậm chân tại chỗ

a)Giậm chân phải liên tiếp 2 lần

b)Giậm mỗi chân 1 lần

c)Dậm chân trái 2 lần


d)Dậm liên tiếp 2 lần chân nào cũng đươc

19/ Khẩu lệnh đi đều ?

a) Đi đều – “ Bước”

b) Nghiêm : “ Bước đều bước”

c) Bước đều -“ Bước”

d) Chú ý – Đi đều “Bước”

20/ Tốc độ đi đều khoảng bao nhiêu bước trong 1 phút

a) 110 bước/phút

b) 100 bước/phút

c) 90 bước/phút

d) 80 bước/phút

21/ Độ dài trung bình mỗi bước chân khi đi đều(tính từ gót chân này đến gót chân kia)khoảng.

a) 70 cm

b) 50 cm

c) 65 cm

d) 60 cm

22/ Khẩu lệnh đứng lại trong khi đi đều

a) Đứng lại – đứng.

b) Đứng lại.

c) Chú ý- Đứng lại

d) Thôi -  đứng

23/ Khi tập hợp 1 hàng ngang khoảng cách giữa 2 chiến sĩ trong hàng khoảng bao nhiêu?

a)Khoảng 20cm(tính theo khoảng cách giữa 2 cánh tay của 2 người đứng cạnh nhau)

b)Một cánh tay chạm vai người kia

c)Một giang tay chạm vai người kia

d)Một nắm tay chạm vai người kia

24/ Khi tập hợp 1 hàng dọc người sau cách người đứng trước khoảng bao nhiêu(tính từ gót người này đến gót người kia)

a)Một mét

b)Một cánh tay

c)Một bước chân

d)70cm

25/ Dự lệnh và động lệnh của khẩu lệnh đứng lại phải rơi vào chân nào là đúng?

a)Dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải

b)Dự lệnh chân trái-Động lệnh chân phải

c)Dự lệnh chân phải-Động lệnh chân trái

d)Dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân trái

26/ Khi tập hợp 1 hàng ngang thì người chiến sĩ phải đứng về phía bên nào của người chỉ huy?

a)Bên tay trái

b)Đằng sau bên tay trái

c)Đằng sau bên tay phải

d)Bên tay phải


27/ Khi tập hợp 1 hàng dọc thì người chiến sĩ phải đứng về phía bên nào của người chỉ huy?

a)Đằng sau người chỉ huy

b)Bên tay trái

c)Bên tay phải

d)Theo hướng chỉ tay của người chỉ huy

28/ Bảo quản súng bằng cách :

a)Để nơi khô ráo, sạch sẽ

b)Để nơi có nhiệt độ ẩm

c)Bôi dầu mỡ vào các bộ phận bằng gỗ hoặc da

d)Tất cả a, b, c đều đúng 

29/ Chóp của đầu đạn thường sơn màu

a) Không sơn

b) Màu xanh lá cây

c) Màu đen

d) Màu đỏ

30/ Chóp của đầu đạn vạch đường sơn màu

a) Màu xanh lá cây

b) Không sơn

c) Màu đen

d) Màu đỏ

31/ Chóp của đầu đạn xuyên cháy sơn màu

a) Màu đỏ

b) Màu xanh lá cây

c) Màu tím

d) Màu vàng

32/ Súng tiểu liên AK trang bị cho :

a)Từng người                    

b) Nhiều người

c)Từng nhóm người           

d) Nhiều nhóm người

33/ Súng tiểu liên AK chủ yếu bắn được :

a)Liên thanh, phát một                      

b)Loạt dài

c) Phát một                       

d) Liên tục

34/ Khi bắn liên thanh tốc độ bắn chiến đấu của súng tiểu liên AK là khoảng:

a) 100 phát /1 phút                 

b) 80 phát / 1 phút

c) 90 phát / 1 phút                

d)150 phát /1 phút

35/ Các bộ phận chính của đạn gồm :

a)Vỏ đạn, đầu đạn, thuốc phóng, hạt lửa

b)Vỏ đạn, đầu đạn, đầu đạn thường

c)Vỏ đạn, đầu đạn, đầu đạn xuyên cháy

d)Vỏ đạn, đầu đạn, đầu đạn vạch đường


36/ Khi bắn phát một tốc độ bắn chiến đấu của súng tiểu liên AK là khoảng :

a) 40 phát /1 phút                     

b) 50 phát / 1 phút

c) 70 phát / 1 phút                

d)  60 phát /1 phút

37/ Ngày chính thức quyết định ngày Hội Quốc Phòng Toàn Dân

a) 17/10/1989

b) 19/8/2005

c) 02/9/1976

d) 30/04/1975

38/ Tầm bắn ghi trên thước ngắm của súng AK thường

a) 800m

b) 1000m

c) 1100m

d) 900m

39/ Tầm bắn ghi trên thước ngắm của súng AK cải tiến

a) 1000m

b) 800m

c) 1200m

d) 1500m

40/ Súng tiểu liên AK thường nặng (tính luôn hộp tiếp đạn có đạn)

a) 4,3 kg

b) 3,8 kg

c) 3,1 kg

d) 3,3 kg

41/ Súng tiểu liên AKM nặng (tính luôn hộp tiếp đạn có đạn)

a) 3,6 kg

b) 3,8 kg

c) 4,2 kg

d) 3,7 kg

42/ Súng tiểu liên AKMS nặng (tính luôn hộp tiếp đạn có đạn)

a) 3,8 kg

b) 4,8kg

c) 3,4 kg

d) 3,5 kg

43/ Hộp tiếp đạn súng tiểu liên AK có trọng lượng

a) 0,5 kg

b) 0,6 kg

c) 0,7 kg

d) 0,8 kg

44/ Cấu tạo các bộ phận chính của súng tiểu liên AK

a) Nòng súng, bộ phận ngắm, hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng, bệ khóa nòng và thoi đẩy, khóa nòng, bộ phận cò, bộ phận đẩy về, ống dẫn thoi và ốp lót tay, báng súng và tay cầm, hộp tiếp đạn, lê.

b) Nòng súng, bộ phận ngắm, hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng, bệ đầu ngắm, chốt định vị, bộ phận cò, bộ phận đẩy về, ống dẫn thoi và ốp lót tay, vành cò, hộp tiếp đạn, lê.


c) Nòng súng, đầu ngắm, hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng, bệ khóa nòng và thoi đẩy, kim hỏa, tay cò, bộ phận đẩy về, khe ngắm, báng súng và tay cầm, hộp tiếp đạn, lê.

d) Nòng súng, bộ phận ngắm, cần định cách bắn, bệ khóa nòng, khóa nòng, bộ phận cò, lò so đẩy về, ốp lót tay, báng súng và tay cầm, hộp tiếp đạn, lê.

45/ Thứ tự các bước tháo súng tiểu liên AK

a) Tháo hộp tiếp đạn và khám súng; Tháo ống đựng phụ tùng; Tháo cây thông nòng; Tháo nắp hộp khóa nòng; Tháo bộ phận đẩy về; Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng; Tháo ống dẫn thoi và ốp lốt tay trên

b) Tháo hộp tiếp đạn và khám súng; Tháo cây thông nòng; Tháo ống đựng phụ tùng; Tháo nắp hộp khóa nòng; Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng; Tháo bộ phận đẩy về; Tháo ống dẫn thoi và ốp lốt tay trên

c) Tháo hộp tiếp đạn; Tháo ống đựng phụ tùng; Tháo bộ phận ngắm; Tháo nắp hộp khóa nòng; Tháo bộ phận đẩy về; Tháo khóa nòng; Tháo ống dẫn thoi và ốp lốt tay dưới

d) Tháo hộp tiếp đạn và khám súng; Tháo ống đựng phụ tùng; Tháo cây thông nòng; Tháo hộp khóa nòng; Tháo cốt lò xo đẩy về; Tháo khóa nòng; Tháo ống dẫn thoi và ốp lốt tay trên

46/ Thứ tự các bước lắp súng tiểu liên AK

a) Lắp ống dẫn thoi và ốp lốt tay trên; Lắp khóa nòng và bệ khóa nòng; Lắp bộ phận đẩy về; Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra súng; Lắp cây thông nòng; Lắp ống đựng phụ tùng; Lắp hộp tiếp đạn

b) Lắp ốp lốt tay trên; Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng; Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra súng; Lắp bộ phận đẩy về; Lắp ống đựng phụ tùng; Lắp cây thông nòng; Lắp hộp tiếp đạn

c) Lắp ống dẫn thoi và ốp lốt tay trên; Lắp khóa nòng; Lắp cây thông nòng; Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra súng; Lắp bộ phận đẩy về; Lắp ống đựng phụ tùng; Lắp hộp tiếp đạn

d) Lắp ống dẫn thoi và cây thông nòng; Lắp bệ khóa nòng; Lắp bộ phận đẩy về; Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra súng; Lắpbộ phận cò; Lắp ống đựng phụ tùng; Lắp hộp tiếp đạn

47/ Bán kính sát thương của lựu đạn phi 1

a) 5m

b) 4m

c) 6m

d) 9m

48/ Thời gian cháy chậm từ khi phát lửa đến khi nổ của lựu đạn phi 1

a) 3,2s – 4,2s

b) 4,2s – 5,2s

c) 3,4s – 4,5s

d) 4,3s – 5,3s

49/ Các bộ phận chính của lựu đạn phi 1

a) Thân lựu đạn; Bộ phận gây nổ

b) Quả na; Mỏ vịt; Hạt lửa; Kíp để gây nổ

c) Chốt an toàn; Hạt lửu; Mỏ vịt; thuốc nổ TNT

d) Thân lựu đạn; Thuốc nổ TNT

50/ Toàn bộ lựu đạn phi 1 nặng

a) 450g


b) 550g

c) 400g

d) 500g

51/ Bên trong thân lựu đạn chứa bao nhiêu thuốc nổ TNT

a) 45g

b) 32g

c) 42g

d) 50g

52/ Hộp tiếp đạn chứa được bao nhiêu viên đạn

a) 30 viên

b) 28 viên

c) 33 viên

d) 35 viên

53/ Tầm bắn thẳng đối với mục tiêu người chạy

a) 525m

b) 500m

c) 1000m

d) 800m

54/ Bắn máy bay, quân nhảy dù trong vòng

a) 500m

b) 350m

c) 525m

d) 800m

55/ Ý nghĩa của việc lấy đường ngắm cơ bản là

a) Quyết định đến tính chính xác của góc bắn về tầm và hướng bắn đối với mục tiêu

b) Gióng một đường thẳng từ mắt người bắn qua khe ngắm đến đỉnh đầu ngắm

c) Sao cho đỉnh đầu ngắm ở chính giữa và ngang bằng với hai mép trên của thành khe ngắm

d) Tạo ra góc ngắm và góc hướng cần thiết giữa đường ngắm và trục nòng súng

56/ Lấy đường ngắm đúng là

a) Đưa đường ngắm cơ bản đúng vào điểm định ngắm trên mục tiêu

b) Đầu ngắm ngang bằng với hai mép trên của thành khe ngắm

c) Ước lượng cự ly bắn, lấy thước ngắm tương ứng

d) Dùng bộ phận ngắm, ngắm vào mục tiêu và bóp cò

57/ Lấy đường ngắm cơ bản là

a) Gióng một đường thẳng từ mắt người bắn qua khe ngắm đến đỉnh đầu ngắm sao cho đỉnh đầu ngắm ở chính giữa và ngang bằng với hai mép trên của thành khe ngắm, mặt súng không nghiêng

b) Đưa đường ngắm cơ bản đúng vào điểm định ngắm trên mục tiêu, với điều kiện mặt súng không nghiêng và lấy thước ngắm 3

c) Ước lượng cự ly bắn, lấy thước ngắm tương ứng(thước ngắm 3), dùng bộ phận ngắm, ngắm vào mục tiêu và bóp cò

d) Quá trình phối hợp liên tục giữa lấy đường ngắm đúng và đưa đường ngắm đúng vào điểm định ngắm trên mục tiêu, duy trì trong suốt quá trình bắn

58/ Lấy sai đường ngắm cơ bản là

a) Sai góc bắn về tầm và hướng bắn đối với mục tiêu


b) Lấy thước ngắm sai không tương ứng với cự ly bắn

c) Đưa đường ngắm đúng không đúng vào điểm định ngắm trên mục tiêu

d) Nheo mắt không đúng và đặt mặt súng bị nghiêng

59/ Nếu đầu ngắm vừa cao, vừa lệch trái thì

a) Điểm chạm vừa cao, vừa lệch trái

b) Điểm chạm vừa thấp, vừa lệch trái

c) Điểm chạm vừa cao, vừa lệch phải

d) Điểm chạm đúng  vào điểm định ngắm

60/ Trường hợp vận dụng của động tác đứng ném lựu đạn

a) Ở trong hào, hố chiến đấu hoặc đang vận động gặp vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực

b) Vật che đỡ cao ngang thắt lưng (60 đến 70cm) hoặc trong công sự

c) Địa hình trống trải, gặp mục tiêu gần

d) Gặp vật che đỡ, che khuất cao hơn tầm người đứng

61/ Trường hợp vận dụng của động tác quì ném lựu đạn

a) Vật che đỡ cao ngang thắt lưng (60 đến 70cm) hoặc trong công sự

b) Địa hình trống trải, gặp mục tiêu gần

c) Gặp vật che đỡ, che khuất cao hơn tầm người đứng

d) Ở trong hào, hố chiến đấu hoặc đang vận động gặp vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực

62/ Trường hợp vận dụng của động tác nằm ném lựu đạn

a) Địa hình trống trải, gặp mục tiêu gần

b) Vật che đỡ cao ngang thắt lưng (60 đến 70cm) hoặc trong công sự

c) Gặp vật che đỡ, che khuất cao hơn tầm người đứng

d) Ở trong hào, hố chiến đấu hoặc đang vận động gặp vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực

63/ Trường hợp vận dụng của động tác đi khom

a) Trong địa hình địa vật che chở, che khuất cao ngang tầm ngực, hoặc khi đêm tối, trời mưa, sương mù

b) Có địa hình, địa vật che mắt địch cao hơn tư thế ngồi, nhưng chủ yếu vận dụng qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiến động

c) Qua địa hình bằng phẳng, trống trải, có địa hình che đỡ, che khuất chỉ cao hơn tư thế nằm hoặc nơi địch dễ nhìn thấy.

d) Khi cần thu hẹp mục tiêu ở những nơi gần địch, địa hình che mắt địch thấp.

64/ Trường hợp vận dụng của động tác chạy khom

a) Vượt qua địa hình trống trải trong tầm nhìn của địch , hoặc vọt tiến địa hình này sang địa hình khác.

b) Địa hình địa vật che chở, che khuất cao ngang tầm ngực, hoặc khi đêm tối, trời mưa, sương mù

c) Địa hình, địa vật che mắt địch cao hơn tư thế ngồi, nhưng chủ yếu vận dụng qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiến động

d) Trường hợp gần sát địch cần hạ thấp người khi vượt qua địa hình bằng phẳng, hành động hết sức nhẹ nhàng, thận trọng .

65/ Trường hợp vận dụng của động tác lê

a) Khi cần thu hẹp mục tiêu ở những nơi gần địch, địa hình che mắt địch thấp, ngang tầm người ngồi


b) Trường hợp gần sát địch cần hạ thấp người khi vượt qua địa hình bằng phẳng, hành động hết sức nhẹ nhàng, thận trọng .

c) Vượt qua địa hình trống trải trong tầm nhìn của địch , hoặc vọt tiến địa hình này sang địa hình khác.

d) Dùng khi vọt tiến dưới hỏa lực bắn thẳng của địch hoặc đang nằm bắn cần thay đổi vị trí sang phải hoặc sang trái trong khoảng cách ngắn.

66/ Trường hợp vận dụng của động tác trườn

a) Trong trường hợp gần sát địch cần hạ thấp người khi vượt qua địa hình bằng phẳng, hành động hết sức nhẹ nhàng, thận trọng .

b) Dùng khi vọt tiến dưới hỏa lực bắn thẳng của địch hoặc đang nằm bắn cần thay đổi vị trí sang phải hoặc sang trái trong khoảng cách ngắn.

c) Khi cần thu hẹp mục tiêu ở những nơi gần địch, địa hình che mắt địch thấp, ngang tầm người ngồi

d) Trong địa hình địa vật che chở, che khuất cao ngang tầm ngực, hoặc khi đêm tối, trời mưa, sương mù

67/ Dự lệnh của động tác đứng lại là

a) Đứng lại

b) Đứng lại – Đứng

c) Thôi đứng – Lại

d) Dừng lại – Dừng

68/ Địa hình, địa vật che khuất là

a) Những vật có thể che kín được hành động, nhưng không thể chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh bom, mảnh pháo, mảnh lựu đạn

b) Những vật có thể chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh bom, mảnh pháo, mảnh lựu đạn…, đồng thời có tác dụng che kín hành động.

c) Ngụy trang thích hợp, không làm thay đổi hình dáng, màu sắc, không làm rung động vật lợi dụng

d) Là vị trí che kín hành động của ta, dùng vũ khí tiêu diệt địch thuận lợi và bảo vệ mình.

69/ Địa hình, địa vật che đỡ là

a) Những vật có thể chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh bom, mảnh pháo, mảnh lựu đạn…, đồng thời có tác dụng che kín hành động.

b) Là vị trí che kín hành động của ta, dùng vũ khí tiêu diệt địch thuận lợi và bảo vệ mình.

c) Ngụy trang thích hợp, không làm thay đổi hình dáng, màu sắc, không làm rung động vật lợi dụng

d) Những vật có thể che kín được hành động, nhưng không thể chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh bom, mảnh pháo, mảnh lựu đạn

70/ An ninh quốc gia

a) Là sự ổn định, phát triển của chế độ và Nhà nước; sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

b) Giữ gìn sự trong sạch của tổ chức đảng, Nhà nước, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch

c) Đấu tranh với các đối tượng, các thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo. Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

d) Thực hiện đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới.

71/ Bảo vệ an ninh quốc gia là


a) Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia

b) Bảo vệ chế độ, Nhà nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

c) Bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

d) Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

72/ Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ là

a) Bảo vệ chế độ, Nhà nước, Đảng. Giữ gìn sự trong sạch của tổ chức đảng, Nhà nước

b) Đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng. Thực hiện đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển

c) Bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

d) Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

73/ Bảo vệ  an ninh văn hóa tư tưởng là

a) Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

b) Đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng. Thực hiện đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển

c) Bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật. Chống lộ, lọt những thông tin bí mật của Nhà nước

d) Bảo vệ chế độ, Nhà nước, Đảng. Giữ gìn sự trong sạch của tổ chức đảng, Nhà nước

74/ Bảo vệ  an ninh tôn giáo là

a) Đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng. Đấu tranh với các đối tượng, các thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo

b) Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

c) Bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật. Chống lộ, lọt những thông tin bí mật của Nhà nước

d) Bảo vệ chế độ, Nhà nước, Đảng. Giữ gìn sự trong sạch của tổ chức đảng, Nhà nước

75/ Bảo vệ  an ninh biên giới là

a) Bảo vệ an ninh trật tự ở khu vực biên giới quốc gia, cả ở đất liền và ở trên biển. Chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới

b) Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực hiện đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

c) Bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật. Chống lộ, lọt những thông tin bí mật của Nhà nước. Bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật

d) Bảo vệ chế độ, Nhà nước, Đảng. Giữ gìn sự trong sạch của tổ chức đảng, Nhà nước Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường

76/ Sinh viên nâng cao nhận thức trách nhiệm với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc

a) Xác định trách nhiệm, tích cực học tập hiểu được những nội dung cơ bản, cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phong trào

b) Luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, thực hiện tốt phương châm: Học sinh với 3 không, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau

c) Động viên giúp đỡ những người đã lầm lỡ, sa ngã để giúp họ mau chóng tiến bộ. Kiên quyết không được bao che khuyết điểm.


d) Chủ động đề phòng, không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo. Tích cực, tự giác tham gia giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu.

77/ Ở Việt Nam có bao nhiêu dân tộc

a) 54 dân tộc

b) 64 dân tộc

c) 45 dân tộc

d) 46 dân tộc

78/ Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam

a) 22/12/1944

b) 22/12/1945

c) 22/12/1946

d) 22/12/1947

79/ Ngày quyết định ngày hội Toàn Dân Bảo Vệ Tổ Quốc

a) 19/08/2005

b) 19/08/1945

c) 19/08/1975

d) 19/08/2000

80/ Ngày truyền thống của Công An Nhân Dân

a) 19/08/1945

b) 19/08/1944

c) 19/08/1930

d) 19/08/1947

81/ Ngày thành lập Bộ Công An Việt Nam là

a) 27/8/1953

b) 28/7/1935

c) 26/8/1953

d) 29/7/1954

82/ Ngày toàn quốc kháng chiến

a) 19/12/1946

b) 12/9/1946

c) 19/11/1947

d) 15/8/1945

83/ Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN

a) 20/12/1960

b) 22/12/1944

c) 12/2/1945

d) 30/4/1975

84/ Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

a) 03/2/1930

85/ Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam

a) 18/11/1930

b) 11/8/1930

c) 11/11/1930

d) 18/8/1930

86/ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được Quốc hội khóa XII, kì họp thứ 3, sửa đổi vào ngày, tháng, năm nào?

nguon VI OLET