PHÒNG GD- ĐT ĐỀ KHẢO SÁT HSG LỚP 5
VĨNH TƯỜNG MÔN: TIẾNG VIỆT- LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ
(Thời gian làm bài: 90 phút)


I. PHẦN TIẾNG VIỆT:
Câu1:
+ Nghĩa của các từ láy dưới đây có điểm nào giống nhau?
khấp khểnh, gập ghềnh, mấp mô, lấp ló, thập thò, lập loè
+ Tìm thêm 5 từ láy tương tự với các từ láy trên?
Câu 2:
Đặt 3 câu có 3 từ con đồng âm là danh từ, tính từ, đại từ.
Tìm cặp từ hô ứng điền vào chỗ chấm cho thích hợp
+ ……. biết nhiều chuyện về chiếc bi đông tôi ……. thích nó.
+ Chị Thắm thích thú với mấy quả thị ….. thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông …..
Câu 3: Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
Có một người chẳng may đánh mất dấu phảy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Câu 4: Cho câu sau:
Nhưng Bạch Dương mẹ còn chưa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói tai vang lên.
Câu trên là câu đơn hay câu ghép? Tìm CN và VN của câu đó.
Câu trên có những quan hệ từ nào? Chúng có tác dụng gì?
Câu 5: Khi viết về những mùi hương quen thuộc của làng quê, nhà văn Băng Sơn đã viết:
“ …. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm …..”
(Trích : Hương làng – Băng Sơn )
Em hãy nhận xét về cách dùng từ, viết câu và các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn trên, qua đó gợi cho em thấy được ý nghĩa gì đẹp đẽ về quê hương.
Câu 6: Em hãy tả lại một cảnh đẹp của thiên nhiên mà em yêu thích nhất bằng một đoạn văn ngắn (từ 10 đến 12 dòng).

II. PHẦN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ:
Câu 1: Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu thân 1968?
Câu 2: Hãy nêu đặc điểm của ngành trồng trọt nước ta?


Ghi chú: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

PHÒNG GD- ĐT HD CHẤM KHẢO SÁT HSG LỚP 5
VĨNH TƯỜNG MÔN: TIẾNG VIỆT- LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ


I.Phần Tiếng Việt: (8 điểm)
Câu1: (1 điểm).
+ Nêu đúng được nghĩa của các từ láy có điểm giống nhau ( cho 0,5 điểm )
Nghĩa của các từ láy có điểm giống nhau là: Cùng diễn tả trạng thái lúc lên lúc xuống, lúc có lúc không, lúc cao lúc thấp, lúc sáng lúc tối….. một cách đều đặn của sự vật, hiện tượng.
+ Cho 0,5 điểm: Tìm được mỗi từ láy , cho 0,1 điểm
Ví dụ: nhấp nhô, lập lờ, khập khiễng, nhấp nhổm, dập dềnh ….
Câu2: (1, 25 điểm)
Cho o,75 điểm
HS đặt được mỗi câu đúng với yêu cầu của đề bài, cho 0,25 điểm.
Cụ thể:
+ Câu có từ con là danh từ:
Con sông quê tôi như một dải lụa đào.
+ Câu có từ con là tính từ:
Sông cái chảy vào sông con.
+ Câu có từ con là đại từ:
Con ơi, lại đây mẹ bảo
Cho 0,5 điểm Học sinh tìm và điền đúng được mỗi cặp từ hô ứng tương ứng với mỗi câu, cho 0, 25 điểm
Câu1: Cặp từ hô ứng là: càng ……. càng
Câu2: Cặp từ hô ứng là: bao nhiêu ……. bấy nhiêu.
Câu3: (0,5 điểm)
Học sinh chỉ ra đúng các cách liên kết câu ở mỗi câu văn, cho 0,25 điểm.
Cụ thể:
- Câu 1 liên kết với câu 2 bằng cách thay thế từ ngữ (từ “anh ta” thay thế cho từ “người”.
- Câu 2 liên kết với câu 3 bằng cách lặp từ ngữ (lặp từ “đơn giản”).
Câu4: (1 điểm)
Cho 0,75 điểm. Cụ thể
+ Học sinh trả lời đúng được: Câu trên là câu ghép 2 vế câu. (cho 0,25 điểm
nguon VI OLET