ĐỀ TÀI
ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 8

I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài .
Chương trình đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục được coi là lấy học sinh làm trung tâm, cùng với việc đẩy mạnh lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS thông qua các môn học đã từng bước thu được một số kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên ở cả nước nói chung và ở vùng đặc biệt khó khăn nói riêng phạm tội có xu hướng gia tăng, đặc biệt xuất hiện những vụ giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và những người xung quanh. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông nghiện game, hút thuốc lá, uống rượu, nói tục, chửi bậy, trộm cắp, quan hệ tình dục sớm, tảo hôn… Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống.
Với kinh nghiệm qua nhiều năm dạy bộ môn Sinh học lớp 8 ở xã vùng đặc biệt khó khăn, tôi mạnh dạn đưa ra một ý kiến rút ra được trong suốt quá trình dạy học Sinh học 8 là: “Để làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn thông qua chương trình sinh học 8”. đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.
2. Nội dung đề tài nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể sau:
Trang bị cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực và các kỹ năng sống cần thiết, bắt kịp với học sinh vùng thuận lợi, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay.
Phân loại kiến thức kỹ năng sống: Chia làm 3 nhóm (kỹ năng sống liên quan đến thể chất sức khỏe; trí tuệ, thực hành; tình cảm, tinh thần.)
Phân loại các loại bài dạy trong chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng sống.
Giáo dục trí dục, kỹ năng và thái độ sống cho học sinh một cách hiệu quả
Từ việc nghiên cứu vận dụng đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm Để làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn thông qua chương trình sinh học 8.
3. Đối tượng nghiên cứu
Là học sinh lớp 8 - học sinh vùng đặc biệt khó khăn.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Chương trình Sinh học lớp 8 - THCS
5. Phương pháp nghiên cứu.
Qua các đợt tập huấn của Phòng giáo dục, hội thảo mở chuyên đề về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học các bộ môn nói chung và bộ môn sinh học 8 nói riêng vùng đặc biệt khó khăn ở trường THCS Hùng Vương.
Qua tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy, từ thực tế việc học bô môn Sinh học của học sinh.
II. Phần nội dung:
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục kỹ năng sống đây là một trong những nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, là xu hướng của xã hội hiện đại.
Bên cạnh đó khả năng đáp ứng của bộ môn sinh học, đặc biệt sinh học 8 đối với đề tài này là rất lớn, tin tưởng đội ngũ giáo viên của chúng ta có thể tiếp cận và thực hiện được.
Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống ở nước ta còn hạn chế và gặp không ít khó khăn như: giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo chuyển tải các nội dung bài dạy, phương tiện dạy học bộ môn sinh học ở nhiều nơi còn thiếu và không đồng bộ. Trong thời gian qua nhiệm vụ này được xem là của giáo viên chủ nhiệm. Trong khi đó giáo viên chủ nhiệm cả tuần cũng chỉ có một tiết sinh hoạt lớp. Thầy cô giáo chủ nhiệm được giao phụ trách học sinh nhưng không có thời gian nắm tình hình của từng em vv .
Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề : “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn thông qua chương trình sinh học 8”.
2. Thực trạng
a. Khái quát về chức trách, nhiệm vụ được giao
Bản thân hiện đang công tác ở xã Nam Ka là địa bàn thuộc vùng đặc biệt khó khăn nhiều năm liền được
nguon VI OLET