Mục lục

. MỞ ĐẦU 2
. Tính cấp thiết của đề tài: 2
. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 3
. Phương pháp nghiên cứu 3
. NỘI DUNG CHÍNH 3
1: Cơ sở lý luận. 3
.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản: 3
.2 Các lý thuyết sử dụng trong đề tài 3
2: Khái quát về gia đình khuyết thiếu 3
. Khái niệm “Gia đình khuyết thiếu”: 3
. Phân loại: 3
3 Đời sống văn hoá của trẻ sinh ra trong gia đình 3
. Những tác động của dư luận xã hội: 3
Đời sống văn hoá của trẻ 3
. KẾT LUẬN 3
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3







Họ và tên: Vũ Thị Phi Yến
Mã số sv: 08031403
Ngày sinh: 08/3/1990
Bài tiểu luận cuối kì
Môn: Xã hội học văn hoá
Gv: TS. Mai Thị Kim Thanh
Đề tài:
ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ
SINH RA TRONG GIA ĐÌNH KHUYẾT THIẾU CHỈ CÓ MẸ
I . MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong lịch sử phát triển của gia đình vừa là một đơn vị kinh tế, vừa là cái nôi đầu tiên và suốt đời nuôi dưỡng, giáo dục con người duy trì và phát triển ở họ những quan hệ tình cảm đặc biệt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cùng với thiết chế giáo dục, gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc xã hội hóa con người, từ con người sinh vật thành con người xã hội. Sự hình thành những chuẩn mực và định hướng giá trị tốt đẹp của gia đình không chỉ củng cố các mối quan hệ trong gia đình mà còn kiến tạo môi trường xã hội thuận lợi cho mỗi cá nhân được phát triển hài hòa và toàn diện.
Một gia đình hoàn thiện, hòa thuận, hạnh phúc và mọi người cùng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là mơ ước của tất cả mọi người khi sinh ra và lớn lên trên cõi đời này. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng được như chúng ta mong muốn, nhất là trong điều kiện xã hội luôn thay đổi như hiện nay. Vì vậy trong xã hội, bên cạnh những gia đình hoàn thiện đầy đủ thì cũng tồn tại không ít những gia đình khuyết thiếu do nhiều nguyên nhân khác nhau như cha hoặc mẹ mất, cha hoặc mẹ ly hôn, hoặc sinh con ngoài giá thú ...
Trong một đất nước vốn từ rất lâu đã mang nặng dấu ấn của Nho giáo như nước ta vai trò của người phụ nữ vốn dĩ đã không được đề cao. Nên việc những người phụ nữ ly hôn vì bất cứ lý do gì hoặc có con ngoài giá thú thường bị xã hội lên án, phê phán rất mạnh mẽ. Mà theo lẽ thường thì, bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra trên đời này, đều cần có cả bố và mẹ. Nếu thiếu đi một trong hai người, cuộc đời của trẻ khó trở nên bình thường như bao cuộc đời khác. Vì vậy, những trẻ em ở trong các gia đình chỉ có mẹ bên cạnh sự thiếu vắng tình cảm của người cha còn bị sự kì thị của dư luận xã hội rất lớn. Và điều tất nhiên là trong hoàn cảnh như vậy, chúng không thể phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác được.
Mặt khác, những người mẹ có con ngoài giá thú hoặc sau ly hôn do mặc cảm của người phụ nữ “bỏ chồng” hoặc bị “chồng bỏ” nên dường như ít mở rộng giao lưu xã hội và thường có xu hướng bao bọc con – dường như muốn bù đắp những thiệt thòi mà nó phải gánh chịu. Đồng thời để bù đắp lại những thiệt thòi mình phải chịu, những bà mẹ này thường chờ đợi quá mức vào sự thành đạt của con cái. Điều này gây nhiều sức ép đối với trẻ, làm trẻ hoang mang.
Những trẻ mồ côi nói chung và đặc biệt là những trẻ ở trong những gia đình chỉ có mẹ bên cạnh những đặc điểm tâm lý chung của trẻ em cùng lứa tuổi, còn có những đặc điểm tâm lý đặc thù về định hướng giá trị, mong muốn nguyện vọng cuộc sống, về thái độ hành vi đạo đức khác với những đứa trẻ bình thường. Những đặc điểm tâm lý riêng biệt này là tất yếu vì đó là con đẻ của các hoàn cảnh riêng biệt của chúng.
Hiểu đặc điểm tâm lý riêng của các em để từ đó tổ chức hoạt động trên cơ sở tính đến sự phù hợp với đặc điểm tâm lý của các em là một việc làm rất có ý nghĩa. Đồng thời, đây cũng là con đường tốt nhất để đưa trẻ hòa nhập với cộng đồng xã hội nhằm bớt những thiệt thòi mà các
nguon VI OLET