Bài Tiểu Luận Cuối Kỳ

Môn: Xã hội học văn hóa

Giảng viên: TS Mai Thị Kim Thanh

 

Đề Tài : Tìm hiểu những mâu thuẫn trong gia đình hiện đại qua khảo    sát ở phường Vũ Ninh – Thành phố Bắc Ninh

 

 

Họ và tên : Nguyễn Thị Diệu Thu

Ngày sinh : 4-9-1990

Mã sinh viên: 08031166

                                Lớp: K53 Lịch sử văn hóa

 


 

 

 

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................

2. Câu hỏi nghiên cứu

3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài……………………..

4. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu……………………………

5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu………………….

6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………

7. Giả thuyết nghiên cứu………………………………………………..

8. Khung lý thuyết

B. NỘI DUNG…………………………………………………………...

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

  1. Cơ sở lý luận của đề tài………………………………………………

     2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

     3. Một số khái niệm công cụ…………………………………………….

CHƯƠNG II.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Hình thức biểu hiện của mâu thuẫn trong gia đình


 

 

2. Nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn gia đình

3. Ảnh hưởng của mâu thuẫn gia đình với xã hội

4. Cách giải quyết mâu thuẫn gia đình

CHƯƠNG  III.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………………...

C. PHỤ LỤC

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU………………………………………………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1 .Lý do chọn đề tài

        Tổ ấm gia đình là nơi sum họp thường xuyên của đôi vợ chồng, cha mẹ, con cái và ông bà, là nơi đem lại cho mỗi thành viên gia đình sự chăm sóc về vật chất, sự chia sẽ về tình cảm, sự yên ổn về tâm lý. Tuy nhiên trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình khó tránh khỏi những lúc xảy ra những mâu thuẫn, va chạm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mâu thuẫn có thể liên quan đến vấn đề kinh tế, tình cảm, cách giáo dục con cái và các vấn đề khác. Trong cuộc sống  gia đình xảy mâu thuẫn là điều  tất yếu, có thể xem đó là một hiện tượng tâm lý xã hội.  Mâu thuẫn trong gia đình  xuất phát từ sự khác biệt về nguồn gốc văn hóa – địa vị xã hội – thu nhập – bất bình đẳng giới và các yếu tố khác giữa các thành viên trong gia đình. Nhưng vấn đề mâu thuẫn nhẹ thì hậu quả sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống gia đình và xã hội, nếu mâu thuẫn này theo chiều hướng nặng nề, căng thẳng thì dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc trong đó nặng nề  nhất là bạo lực gia đình gây ảnh hưởng không những đối với gia đình mà đến xã hội. Chính vì vậy công tác phòng chống bạo lực gia đình ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết và tất yếu của xã hội.  Gia đình phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội, phản ánh trạng thái phát triển dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Và sự tác động mạnh mẽ của xã hội đã kéo theo những biến đổi to lớn trong đời sống gia đình.

         Mâu thuẫn gia đình là một vấn đề muôn thuở, con người sống chung với nhau không ít thì nhiều bao giờ cũng có mâu thuẫn. Sự ổn định và phát triển của hôn nhân và gia đình phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn thường nhiều chiều và phức tạp. Chính vì vậy mỗi người đều muốn giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân của mình, sự giải quyết này có thể làm cho các thành viên trong gia đình  ngày càng gần nhau hơn hoặc có thể làm cho mối quan hệ gia đình  thêm căng thẳng thậm chí còn rời xa nhau hay thậm chí làm hạnh phúc gia đình còn trở nên xấu đi. Nếu giải quyết các mâu thuẫn tốt có thể giúp củng cố tốt mối quan hệ và trái lại. Khi mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột có thể gây ra những chấn thương về tinh thần lẫn thể xác gây nên. Điều này đang trở thành vấn đề phổ biến của xã hội Việt Nam.


 

 

Phường Vũ Ninh là một phường ở nội thành Bắc Ninh trước đây vốn là một phường thuần nông nhưng hiện nay dưới tác động của quá trình đô thị hóa đã làm cho cơ cấu ngành nghề đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Nhờ vậy, đời sống của người dân được nâng cao, kinh tế tăng trưởng và tốc độ đô thị hóa ngày càng được mở rộng về chiều sâu và bề rộng. Bên những chiều cạnh đạt được, quá trình đô thị hóa kéo theo những biến đổi trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó biến đổi về lối sống, văn hóa ứng xử….có mặt trong đời sống gia đình và xã hội. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống gia đình tính chất và mức độ mâu thuẫn.

Tìm hiểu về thực trạng mâu thuẫn gia đình đô thị hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau nhưng cũng rất ít nghiên cứu cụ thể nào mang tính thực nghiệm của ngành xã hội học nói riêng và khoa học xã hội nói chung trả lời các câu hỏi trên để đánh giá một cách khách quan về thực trạng mâu thuẫn trong gia đình đô thị hiện nay tại Bắc Ninh dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa. Trong nghiên cứu này sẽ trả lời những câu hỏi chính là: Thực trạng mâu thuẫn gia đình tại địa bàn nghiên cứu diễn  ra như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn?  Hậu quả của những mâu thuẫn ra sao? Các thành viên trong gia đình  đô thị giải quyết mâu thuẫn như thế nào?  Đó là những câu hỏi chính thôi thúc người nghiên cứu đi sâu làm rõ trong đề tài “ Mâu thuẫn trong gia đình đô thị hiện nay ” 


 

 

2. Câu hỏi nghiên cứu

-         Mẫu thuẫn  trong gia đình hiện nay tại địa bàn nghiên cứu diễn ra như thế nào?

-         Những nguyên nhân nào dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu?

-         Mẫu thuẫn gây ra những hậu quả như thế nào cho gia đình và xã hội?

-         Các cách giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu như thế nào?

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Vận dụng các kiến thức xã hội học vào nghiên cứu chủ đề trên sẽ góp phần làm phong phú thêm lý thuyết của khoa học xã hội, gợi mở các ý tưởng khoa học góp phần làm nền tảng tạo cơ sở cho những nghiên cứu khác liên quan đến mâu thuẫn gia đình ở các khía cạnh khác như mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và mâu thuẫn trong gia đình nói chung.

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

         Nghiên cứu mâu thuẫn trong gia đình hiện nay có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Các kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách xã hội cũng như các tổ chức ban ngành có liên quan nhìn nhận rõ những hình thức mâu thuẫn trong gia đình đô thị hiện nay; tìm hiểu và phân tích nguyên nhân của những mâu thuẫn đó. Đồng thời làm rõ các cách giải quyết mâu thuẫn mà các thành viên trong gia đình đã áp dụng. Qua đó, có những chính sách hay hành động cũng như nhận thức đúng đắn giúp các thành viên trong gia đình có cách áp dụng, giải quyết phù hợp và đạt hiệu quả nhất.


 

 

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

         4.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm mô tả và phân tích thực trạng mâu thuẫn trong gia đình ở Phường Vũ Ninh – Thành phố Bắc Ninh hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ rõ những nguyên nhân, hậu quả của những mâu thuẫn đó và các cách giải quyết mâu thuẫn trong gia đình hiện nay. Trên cơ sở đó nêu  ra một số giải pháp nhằm hạn chế mâu thuẫn trong gia đình.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

-         Làm rõ tình hình mâu thuẫn trong gia đình hiện nay tại địa bàn nghiên cứu.

-         Làm rõ và phân tích nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình hiện nay.

-         Làm rõ và phân tích mâu thuẫn trong gia đình gây ra những hậu quả đến đời sống gia đình và xã hội

-         Làm rõ và phân tích cách giải quyết mâu thuẫn trong gia đình

-         Nêu ra một số biện pháp, khuyến nghị để hạn chế tình hình trên

5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

   5.1.  Đối tượng nghiên cứu: Mâu thuẫn trong gia đình đô thị hiện nay.

   5.2.  Khách thể nghiên cứu

-         Các hộ gia đình xảy mâu thuẫn, tại địa bàn nghiên cứu.


 

 

-           Chính quyền, địa phương, tổ chức đoàn thể nắm rõ tình hình mâu thuẫn trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu.

-           

5.3 Phạm vi nghiên cứu:

-         Không gian nghiên cứu: Phường Vũ Ninh – thành phố Bắc Ninh

6.  Phương pháp nghiên cứu

        Phương pháp điều tra bảng hỏi

        Phương pháp phỏng vấn sâu

        Phương pháp quan sát

        Phương pháp phân tích tài liệu

Các tài liệu đó bao gồm:

-         Các công trình nghiên cứu, tạp chí, kỷ yếu hội thảo của một số tổ chức làm việc về vấn đề gia đình và phụ nữ.

-         Các bài viết, số liệu, công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học như tạp chí xã hội học, tạp chí cộng sản, tạp chí tâm lý học, báo gia đình và phụ nữ…các website trong nước và quốc tế trên mạng internet.

-         Các báo cáo của địa bàn nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

 

7. Giả thuyết nghiên cứu

-         Mâu thuẫn trong gia đình thường xuyên xảy ra tại địa bàn nghiên cứu.


 

 

-         Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình  tại địa bàn nghiên cứu, trong đó nguyên nhân xuất phát từ kinh tế là chủ yếu.

-         Đã có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn trong gia đình nhưng chưa đạt hiệu quả cao?

8. Khung lý thuyết.

 

 

 


 

 

 

 

 

B. NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG I:  CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

-         Cơ sở lý luận của đề tài

     Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để  phân tích và làm rõ thực trạng mâu thuẫn  trong gia đình, nguyên nhân của mâu thuẫn đó đồng thời đi sâu lý giải thực trạng của vấn đề. Trên cơ sở đó đề tài  chỉ ra những xu hướng và lời cảnh báo liên quan đến đề tài nghiên cứu.

-         Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý

Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý chỉ ra rằng: “Khi đối diện với một số hành động mọi người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”

Thuật ngữ  “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Vận dụng quan điểm này để giải thích rằng các thành viên trong gia đình giải quyết tình huống như thế nào khi xảy ra mâu thuẫn.  Mục đích cuối cùng của việc giải quyết mâu thẫun nhằm duy trì một gia đình hạnh phúc. Trong quá trình mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình  đôi lúc xảy ra nhiều hậu quả không lường trước được. Chính vì vậy họ  đã chủ động “lựa chọn” họ đã suy nghĩ, tính toán và hành động có chủ đích, họ đã có sự cân nhắc, tính toán giữa cái được và mất để đưa ra hạn chế mâu thuẫn một cách tối ưu và đạt hiệu quả lớn nhất.


 

 

 

Lý thuyết chức năng về sai lệch xã hội

 Lý thuyết chức năng  sai lệch xã hội áp dụng trong đề tài này  có ý niệm cơ bản cho rằng mọi sự vận động và biến đổi trong gia đình không phù hợp giữa mục tiêu văn hóa và phương tiện được thiết chế hóa  sẽ gây ra sự lệch chuẩn xã hội, đặc biệt là gây ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình hiện nay.

Lý thuyết này theo Durkheim đưa ra khi bàn về các hình thức phân công lao động và các loại hình tự tử để xem xét sự sai lệch xã hội. Theo ông, lệch chuẩn là sự thiếu vắng hay rốn loạn chuẩn mực. Theo Parson cho rằng lệch chuẩn xã hội diễn ra trong một hệ thống của của sự phân hóa hành động theo xu hướng đối lập nhau là chủ động và thụ động và sự phân hóa động cơ thành thỏa hiệp và xa lạ. Merton cho rằng sự lệch chuẩn xã hội là sự không phù hợp, sự “lệch pha” giữa mục tiêu văn hóa hoặc chọn sai phương tiện mà hành động.

Như vậy, theo quan điểm này, sự sai lệch xã hội đều có yếu tố tác động của con người trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, một khi con người thực hiện nhận thức và hành động lệch lạc so với chuẩn mực trong xã hội trong việc lựa chọn mục tiêu và phương tiện sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc và các vấn nạn xã hội. Trong các nguyên đã được phân tích và làm rõ đề tài cho thấy sự nhận thức lệch chuẩn cũng là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn trong gia đình đô thị hiện nay.

 Lý thuyết cấu trúc – chức năng

nguon VI OLET