Đề tài NCKH                                                                            Hoàng Thị Hường

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Xuất phát từ các văn kiện có tính pháp lý về giáo dục của Đảng và Nhà nước

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc ”. Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục và đào tạo là một trong những vấn đề cấp thiết được Đảng và Nhà nước chú trọng. Trong đó, đội ngũ giáo viên là lực lượng giữ vai trò có tính quyết định. Từ đó, đặt ra cho các trường sư phạm một trọng trách lớn, phải không ngừng đổi mới mục tiêu, phương pháp dạy học (PPDH) trong hệ thống trường sư phạm, phải coi GD ở các trường sư phạm (SP) như một quy trình công nghệ để tạo ra một lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp "Trồng người".

1.2. Xuất phát từ yêu cầu trong đổi mới PPDH

Yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng đề cao vai trò của người học, chống lại thói quen học tập thụ động, bồi dưỡng năng lực tự học nhằm mục đích giúp cho người học có khả năng học tập suốt đời.

 1.3. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các trường SP và ở phổ thông.

Để nâng cao chất lượng GV phổ thông đòi hỏi các trường sư phạm nói chung, trường CĐSP Hà Giang nói riêng phải đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học. Một sinh viên sư phạm chỉ trở thành một GV giỏi nếu được đào tạo, rèn luyện cân đối về kiến thức cơ bản và kiến thức nghiệp vụ. Vì vậy, việc đổi mới PPDH trong hệ thống trường SP, đặc biệt là việc "Dạy nghề DH" hay dạy cách dạy học cho SV như: Hình thành cho SV kỹ năng dạy học bộ môn là một vấn đề cần thiết. Nhưng việc dạy các môn nghiệp vụ ở trường SP vẫn còn nặng về lý thuyết chưa hình thành biện pháp rèn luyện kỹ năng ứng dụng cụ thể, do đó SV đi thực tập SP ở các trường phổ thông còn bỡ ngỡ, lúng túng trước các tình huống nghề nghiệp, số đông SV vẫn còn dạy theo kiểu thông báo kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực của HS.

Một trong những hướng khắc phục những hạn chế trên là cần xây dựng biện pháp và quy trình gắn lý luận với kỹ năng ứng dụng trong quá trình đào tạo để rèn luyện cho SV quen dần với việc xử lý các tình huống thực của nghề DH.

Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài "Xây dựng và sử dụng bài tập rèn luyện cho sinh viên ngành Sư phạm Sinh học trường CĐSP Hà Giang một số KNDH bộ môn ở THCS" với mong muốn góp phần cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo nghề DH cho SV.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Xác định PP, biện pháp xây dựng và sử dụng bài tập rèn luyện cho SV một số kỹ năng dạy học Sinh học trong đổi mới PPDH nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV ở các trường CĐSP .

3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Quy trình thiết kế bài tập và phương pháp sử dụng bài tập để rèn luyện cho SV CĐSP một số KNDH sinh học trong đổi mới PPDH.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Sinh viên ngành SP Sinh học trường CĐSP Hà Giang.

4. Giả thuyết khoa học

Thiết kế được bài tập rèn luyện KNDH và hướng dẫn cách giải quyết các bài tập đó một cách hợp lý, hệ thống thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SVSP sẽ rất có hiệu quả.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.

- Phân tích cấu trúc nội dung chương trình SGK Sinh học ở trường THCS để làm cơ sở lý thuyết cho việc thiết kế và sử dụng bài tập để rèn luyện một số KNDH Sinh học.

- Thiết kế bài tập để rèn luyện một số kỹ năng dạy học Sinh học cho SV.

- Nghiên cứu xây dựng quy trình sử dụng bài tập rèn luyện  kỹ năng dạy học Sinh học cho SV.

- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của PPDH đã đề xuất

6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết       

- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước trong công tác giáo dục chỉ đạo của bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới nội dung, PPDH ở các cấp bậc học làm cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu.

- Nghiên cứu cấu trúc nội dung chương trình SGK Sinh học ở THCS.

- Nghiên cứu tài liệu về hệ thống các nhóm KNDH làm cơ sở để xây dựng các kỹ năng cơ bản trong DH sinh học ở phổ thông.

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan làm cơ sở cho việc xác định bản chất bài tập rèn luyện KNDH cũng như thiết kế và đưa bài tập vào rèn luyện kỹ năng thực hành PPDH trong quá trình đào tạo GV.

6.2. phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Tìm hiểu thực tế tình hình vận dụng các kỹ năng vào dạy học bộ môn của Sinh viên khi thực tập tại trường phổ thông.

 - Thăm dò kỹ năng xử lý các bài tập rèn kỹ năng ở  một số GV trẻ dạy học bộ môn Sinh học mục đích xác định xem ở GV kỹ năng dạy học nào cần được tiếp tục bổ sung rèn luyện. Trên cơ sở đó có những định hướng rèn luyện kỹ năng dạy học bộ môn cho Sinh viên ngành SP Sinh học ở trường CĐSP Hà Giang.

6.3. Thực nghiệm sư phạm

Để đánh giá hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng bài tập rèn luyện một số kỹ năng dạy học bộ môn cho SV ngành Sư phạm Sinh học.

6.4. Phương pháp thống kê toán học

Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài chỉ nghiên cứu phương pháp, biện pháp xây dựng, sử dụng bài tập rèn luyện cho SV ngành SP Sinh học trường CĐSP Hà Giang một số kỹ năng nghề nghiệp vào dạy Sinh học ở trường THCS theo phương pháp tích cực.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận: Đề tài nghiên cứu giúp làm sáng tỏ cơ sở lý luận được cho việc xây dựng và sử dụng bài tập rèn luyện KNDH sinh học.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp các giảng viên giảng dạy PPDH và sinh viên chuyên ngành Sinh học làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy kiến thức sinh học ở THCS.

9. Cấu trúc đ tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương.

Chương 1: Tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Xây dựng và sử dụng bài tập rèn luyện một số kỹ năng dạy học bộ môn Sinh học ở THCS cho SV ngành SP Sinh học.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Tài liệu tham khảo và phụ lục.

 

 

 

nguon VI OLET