UBND HUYỆN MƯỜNG TÈ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

( Đề gồm 3 câu)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học …………….

 

Môn: SINH HỌC - LỚP 6

Ngày thi: … tháng …….. năm ……

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Đ bài

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy nêu tên, chức năng các bộ phận chính của hoa. Trong đó bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 2 (4,0 điểm): Em hãy kể tên ít nhất 3 loại thực vật quý hiếm? Là học sinh em có các biện pháp nào để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?

Câu 3 (3,0 điểm): Em hãy nêu những đặc điểm để phân biệt cây thuộc lớp một lá mầm với cây thuộc lớp hai lá mầm? Kể tên một số cây thuộc lớp một lá mầm và cây thuộc lớp hai lá mầm?

 

.................................... Hết ..................................

 

Họ và tên thí sinh :……………………………………SBD……………………….

Học sinh trường :…………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KÌ THI HỌC KÌ II

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM SINH HỌC 6

 

Câu

Hướng dẫn chấm

Thang điểm

1 (3,0đ)

- Các bộ phận chính: đài, tràng, nhị, nhụy

- Chức năng:

+ Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy.

+ Nhị và nhụy có chức năng sinh sản

- Bộ phận quan trọng nhất là nhị và nhụy, vì đó là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa (HS có thể nêu do nhị và nhụy chứa TB sinh dục đực và TB sinh dục cái)

1,0

 

0,5

0,5

1,0

 

2

(4,0đ)

- Thực vật quý hiếm: cây tam thất, cây trắc, cây gụ,… (HS có thể kể những loài thực vật quý hiếm khác)

- Các biện pháp bảo vệ:

+ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.

+ Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,…

+ Hạn chế việc khai thác bừa bãi; cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm.

+ Tuyên truyền để bảo vệ rừng.

1,0

 

0,75

 

0,75

0,75

 

0,75

3 (3,0đ)

- Đặc điểm để phân biệt:

+ Phân biệt chủ yếu ở số lá mầm của phôi

+ Ngoài ra còn một vài dấu hiệu khác để phân biệt như kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân,…

- Ví dụ: cây một lá mầm: ngô, lúa, …; cây hai lá mầm: bưởi, xoài,…

 

1,0

1,0

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


UBND HUYỆN MƯỜNG TÈ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

( Đề gồm 3 câu)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học ……………..

 

Môn: SINH HỌC - LỚP 7

Ngày thi: ……… tháng … năm ………

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề bài

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy cho biết thế nào là động vật quý hiếm? Kể tên ít nhất 3 động vật quý hiếm mà em biết? Là học sinh em phải làm gì để bảo vệ động vật quý hiếm?

Câu 2 (4,0 điểm): Em hãy nêu những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.

Câu 3 (3,0 điểm): Hãy lấy những ví dụ cụ thể minh họa về vai trò của Thú?

 

.................................... Hết ..................................

 

Họ và tên thí sinh :……………………………………SBD……………………….

Học sinh trường :…………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KÌ THI HỌC KÌ II

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM SINH HỌC 7

 

Câu

Hướng dẫn chấm

Thang điểm

1 (3,0đ)

- Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, khoa học, xuất khẩu,…

- Ví dụ: gà lôi trắng, sóc đỏ, hươu xạ,…

- Biện pháp bảo vệ:

+ Bảo vệ môi trường sống

+ Cấm buôn bán, săn bắt trái phép

+ Xây dựng các khu bảo tồn, dự trữ, đẩy mạnh việc chăn nuôi,…

1,0

 

0,5

 

0,5

0,5

0,5

2 (4,0đ)

Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn:

- Thở bằng phổi

- Tim xuất hiện vách hụt ngăn tâm thất thành 2 nửa (4 ngăn chưa hoàn toàn)

- Máu nuôi cơ thể vẫn là máu pha

- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hậu thận trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước

- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển

 

 

0,8

0,8

 

0,8

0,8

0,8

3 (3,0đ)

Vai trò của thú:

- Cung cấp dược liệu: sừng, nhung của hươu nai, mật gấu,…

- Làm đồ mĩ nghệ: da, lông (hổ, báo), ngà voi,

- Vật liệu thí nghiệm: chuột nhắt, khỉ,…

- Là nguồn thực phẩm: trâu, bò, lợn,…

- Cung cấp sức kéo: ngựa, trâu,…

 

0,6

 

0,6

0,6

0,6

0,6

 

 

 

 

 

 


UBND HUYỆN MƯỜNG TÈ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

( Đề gồm 3 câu)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học ……………

 

Môn: SINH HỌC - LỚP 8

Ngày thi: …… tháng ….. năm …….

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề bài

Câu 1 (3,0 điểm): Hãy nêu cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu? Em đã xây dựng thói quen sống như thế nào để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu?

Câu 2 (4,5 điểm): Em hãy nêu chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não? Thế nào là phản xạ có điều kiện? Lấy ví dụ minh họa?

Câu 3 (2,5 điểm): AIDS là gì? Kể tên những con đường lây nhiễm HIV/AIDS? Phòng tránh lây nhiễm HIV như thế nào?

 

.................................... Hết ..................................

 

Họ và tên thí sinh :……………………………………SBD……………………….

Học sinh trường :…………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KÌ THI HỌC KÌ II

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM SINH HỌC 8

 

Câu

Hướng dẫn chấm

Thang điểm

1 (3,0đ)

- Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Thận gồm 2 quả với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Vệ sinh hệ bài tiết:

+ Giữ vệ sinh cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu

+ Khẩu phần ăn uống hợp lí

+ Đi tiểu đúng lúc

1,5

 

 

 

0,5

0,5

0,5

2 (4,5đ)

- Chức năng của:

+ Trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.

+ Não trung gian điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt

+ Tiểu não điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể

- Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua quá trình học tập, rèn luyện.

VD: tay chạm vật nóng thì rụt lại,…

 

1,0

 

1,0

 

1,0

 

1,0

0,5

3 (2,5đ)

- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

- Con đường lây nhiễm: qua quan hệ tình dục, qua đường máu, qua nhau thai.

- Cách phòng tránh: không dùng chung bơm kim tiêm, tránh lây nhiễm từ mẹ bị nhiễm HIV sang con, chung thủy một vợ một chồng

1,0

0,75

 

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


UBND HUYỆN MƯỜNG TÈ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

( Đề gồm 3 câu)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học …………….

 

Môn: HÓA HỌC - LỚP 8

Ngày thi: …. tháng ………. năm ……

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Đ bài

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy cân bằng các phương trình hóa học sau và cho biết mỗi phương trình hóa học thuộc loại phản ứng hóa học nào?

a.  Na    +  Cl2    NaCl

b.  Al(OH)3     Al2O3     +  H2O

c.  Fe    +  HCl              FeCl2      +  H2

d.  Cu    +  O2    CuO

Câu 2 (3,0 điểm): : Hãy phân loại và đọc tên các công thức hóa học sau: HCl, CO2, KOH, NaHCO3.

Câu 3 (4,0 điểm): : Cho 5,4 gam nhôm tác dụng với 10,95 gam axit HCl theo phương trình phản ứng sau:

2Al  +     6HCl    2AlCl3       +     3H2

a. Sau phản ứng chất nào còn dư?

b. Tính khối lượng của muối nhôm clorua tạo thành?

c. Tính thể tích khí hiđrô ở đktc?

(Al = 27, H = 1, Cl = 35,5)

 

.................................... Hết ..................................

 

Họ và tên thí sinh :……………………………………SBD……………………….

Học sinh trường :…………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 


KÌ THI HỌC KÌ II

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN HÓA 8

 

Câu

Hướng dẫn chấm

Thang điểm

1 (3,0đ)

a.  2Na     +  Cl2          2NaCl                   pư hóa hợp

b.  2Al(OH)3         Al2O3     + 3H2O    pư phân hủy

c.  Fe    +     2HCl           FeCl2  +   H2        pư thế

d.  2Cu   +  O2         2CuO                     pư hóa hợp

0,75

0,75

0,75

0,75

2 (3,0đ)

axit:     HCl           -   axit clohiđric

oxit:     CO2           - cacbon đioxit ( hs có thể đọc khí cacbonic)

bazơ:   KOH          - kali hiđroxit

muối:   NaHCO3      - natri hiđrocacbonat

0,75

0,75

0,75

0,75

3 (4,0đ)

2Al  +     6HCl    2AlCl3       +     3H2

molAl = 5,4 / 27 = 0,2 (mol)

molHCl = 10,95 / 36,5 = 0,3 (mol)

a.   Sau phản ứng Al còn dư

b.   Số mol AlCl3 = 1/3 Số mol HCl = 0,1 mol

                    mAlCl3 = 0,1 x 133,5 = 13,35 (g)

c.   Số mol H2 = 1/2 số mol HCl = 0,15mol

                   VH2 = 22,4 x 0,15 = 3,36 (l)

 

0,5

0,5

0,5

0,5

0,75

0,5

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


UBND HUYỆN MƯỜNG TÈ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

( Đề gồm 5 câu)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học …………….

 

Môn: SINH  HỌC - LỚP 9

Ngày thi: …. tháng ………. năm ……

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 

ĐỀ BÀI

Câu 1 (2điểm)

Qua bài thực hành tìm hiểu về môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống của sinh vật, em hãy nêu điểm khác nhau về  hình thái của thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng?

Câu 2 (2điểm)

 Vẽ sơ đồ 4 chuỗi thức ăn có trong hệ sinh thái đã quan sát (Hệ sinh thái đồng lúa).

Câu 3( 2,5điểm) 

Thế nào là ô nhiễm môi trường? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Tác hại của ô nhiễm môi trường?

Câu 4 (1điểm)

 Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng ?

Câu 5 (2,5điểm)

    Vì sao cần sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí? Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đối với nguồn tài nguyên đất và nước?

    Bản thân em phải làm gì để góp phần sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí?

 

 

.................................... Hết ..................................

 

Họ và tên thí sinh :……………………………………SBD……………………….

Học sinh trường :…………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KÌ THI HỌC KÌ II

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 9

Câu

Nội dung

Thang điểm

1

(2đ)

Đặc điểm

(1)

Cây sống nơi quang đãng

(2)

Cây sống trong bóng râm

(3)

Chiều cao thân cây

Thân cây thấp

Thân cây trung bình hoặc cao

Chiều rộng tán lá

Tán lá rộng

Tán lá rộng vừa phải

Số cành cây

Cành cây nhiều

Cành cây ít

Kích thước phiến lá và màu sắc lá cây

Phiến lá nhỏ hẹp và màu xanh nhạt

Phiến lá lớn và màu xanh thẫm

Mỗi ý đúng ở cột 2 và cột 3 được 0.25 điểm

 

2

(2đ)

 

1.  Cỏ         ốc         ếch            vi sinh vật

2.  Cỏ            sâu           vi sinh vật

3.  Lúa          sâu               chim sâu

4.  Lúa            chuột              rắn            vi sinh vật

 

0,5

0,5

0,5

0,5

 

3

(2,5đ)

  * Ô nhiễm môi trường là hiện tượng MT tự nhiên bị nhiễm bẩn, làm thay đổi tính chất của MT và gây tác hại đến đời sống của con người và sinh vật trong MT

* Nguyên nhân:

- Chủ yếu do hoạt động của con người gây ra.                                  

- Do hoạt động của tự nhiên: núi lửa, lũ lụt, phân huỷ xác động vật

* Tác hại của ô nhiễm MT là gây hại cho đời sống của con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển.                                     

Ví dụ đúng:                                                                                                                

( Khói bụi từ hoạt động vận tải và công nghiệp gây nên các bệnh về đường hô hấp.

Việc sử dụng không đúng cách thuốc bảo vệ thực vật  có tác dụng bất lợi đối với HST, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Các chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra 1 số bệnh di truyền và ung thư.)

....

 

 

 

0.5

 

 

 

0.5

 

 

0. 5

 

 

0. 5

 

 

 

0. 5

 

 

4

(1 đ)

- Trong trồng trọt: Trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt.

 

 

0.5


 

- Đối với chăn nuôi: Khi đàn quá đông, nhu cầu về thức ăn và nơi ở thiếu thốn, MT bị ô nhiễm cần tách đàn, cung cấp thức ăn cho chúng kết hợp với vệ sinh MT sạch sẽ để tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt

 

 

 

 

0.5

5

(2,5đ)

* Cần sử dụng hợp lí  nguồn tài nguyên vì: Tài nguyên không phải là vô tận cần sử dụng hợp lí để đáp ứng nhu cầu hiện tại của XH và đảm bảo duy trì lâu dài cho thế hệ mai sau.

* Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên đất và tài nguyên nước, vì:                       

Cây rừng hấp thu nước và muối khoáng trong đất nhưng xác sinh vật rừng chết đi cung cấp chất khoáng cho đất . Nhờ có cây rừng vận tốc nước chảy chậm, nước ngầm được hình thành và hạn chế xói mòn đất. 

* Nhiệm vụ của HS:

- Hiểu giá trị của tài nguyên từ đó tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn tài nguyên.

- Tuyên truyền cho bạn bè và người thân để cùng có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên.                          

 

 

 

0. 5

 

0. 5

 

 

 

0.5

 

0.5

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET