ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC SINH GIỎI

 

Câu 1: Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm ? Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất của con người ?

*Nguyên nhân:

- Do Trái đất có dạng hình cầu, do trục Trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo, nên nửa cầu bắc và nam lần lượt ngả gần hoặc chếch xa Mặt trời.

- Thời gian chiếu sáng và lượng bức xạ Mặt trời nhận được ở mỗi nửa cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết trong từng thời kỳ của năm, sinh ra các mùa.

-  Nửa cầu nào hướng về phía Mặt trời sẽ nhận được nhiều nhiệt và ánh sang, là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào chếch xa Mặt trời sẽ nhận được ít nhiệt và ánh sang, là mùa lạnh của nửa cầu đó. Các mùa trái ngược nhau ở hai nửa cầu.

* Tác động của sự thay đổi mùa:

- Làm cho cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa; Sản xuất theo mùa vụ.

- Sự thay đổi của thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của con người.

 

Câu 2:

  1. Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam .
  2. “Tài nguyên đất của nước ta hiện nay đang bị giảm sút”, em hãy chứng minh nhận định trên và nêu biện pháp giải quyết ?

a. Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

- Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp....

- Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau ...

- Hướng nghiêng của địa hình là tây bắc – đông nam...

- Hai hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc – đông nam và vòng cung(d/c)

- Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm (dẫn chứng)

b. “Tài nguyên đất của nước ta hiện nay đang bị giảm sút”, em hãy chứng minh nhận định trên và nêu biện pháp giải quyết?

- Tài nguyên đất của nước ta đang bị giảm sút mạnh mẽ:

+ Có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cần phải cải tạo (nhiễm phèn nhiễm mặn, bạc màu…)

+ Đất trống đồi trọc bị xói mòn mạnh, đã tới trên 10 triệu ha

- Biện pháp:

    + Sử dụng đất hợp lí, chống xói mòn rửa trôi, bạc màu đất ở miền đồi núi (Trồng rừng, làm ruộng bậc thang…)

   + Cải tạo đất chua, mặn, phèn ở miền đồng bằng ven biển

   + Các biện pháp khác..

Câu 3: (2 điểm) 

      a. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào?

      b. Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta?

a. - Nước ta có 54 dân tộc

    - Thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, tập quán, phong tục.


b. Phân bố các dân tộc:

- Dân tộc Kinh chiếm 86,2% phân bố rông khắp cả nước, song tập trung hơn ở các vùng Đồng bằng, trung du và duyên hải

- Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc, như Tày, Nùng, Mường, Thái...

+ Khu vực Trường sơn và Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người, như Ê đê, Gia- rai, Cơ ho...

+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me....Người Hoa...

- Hiện nay phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi do định cư chuyển cư

Câu 4: (3,5 điểm)

      Trình bày tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta ? Giải thích vì sao lúa là cây trồng chính của ngành trồng trọt ?

a. Trình bày tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta

* Sự phát triển: Nông nghiệp nước ta gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi, đang có những bước phát triển khá rõ:

- Trồng trọt: Từ một nền nông nghiệp chủ yếu dựa trên độc canh cây lúa, nay đã phát triển nhiều lọai cây công nghiệp và cây trồng khác.

- Chăn nuôi: Chiếm tỷ trọng chưa lớn trong nông nghiệp, nhưng đang có chiều hướng phát triển, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang phát triển ở nhiều địa phương, các dịch vụ chăn nuôi và thị trường đang được mở rộng để thúc đẩy chăn nuôi phát triển.

* Sự phân bố:

- Trồng trọt:

+ Cây lương thực: Chủ yếu phân bố ở đồng bằng: Hai vùng trọng điểm lương thực là đồng bằng S.Hồng, ĐB S.Cửu Long.

+ Cây công nghiệp:Chủ yếu ở miền núi và cao nguyên(d/c)

- Chăn nuôi:

+ Trâu bò: Trâu nhiều ở Trung du và miền núi bắc bộ; Bò nhiều ở Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Lợn: Tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Gia cầm: Phát triển ở đồng bằng, chăn nuôi vịt phát triển mạnh ở Đồng bằng sụng Cửu Long.

* Lúa là cây trồng chính của nước ta vì:

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào...

- Nguồn lao động dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất

 

Câu 5: Dựa vào át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

  1. Du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ.  Em hãy nêu sự phát triển của du lịch ở Bắc Trung Bộ?
  2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải Nam trung Bộ.

 


a. sự phát triển của du lịch ở Bắc Trung Bộ?

- Trong xu thế kinh tế mở, du lịch cũng bắt đầu phát triển. Số lượng khách du lịch tới Bắc Trung Bộ ngày càng tăng nhanh.     

- TN Du lịch tự nhiên

+ Bãi biển: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô

+ Sinh thái: vườn quốc gia Bến En, Phong Nha Kẻ Bàng, Bạch Mã.

- TN Du lịch nhân Văn; Cố đô Huế, Thành Nhà Hồ, Nhã nhạc cung đình Huế, Quê Bác....

 

b. Những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng DHNTB:

* Thuận lợi:

+ Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho xây dựng cảng biển: Vịnh Dung Quất, Cam ranh, Vân Phong...

+ Có nhiều bãi tắm và điểm du lịch nổi tiếng: Non Nước, Sa huỳnh, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né... để phát triển du lịch

+ Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ: Thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản: Tôm hùm, tôm sú.

+ Trên một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim Yến.

+ Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông nước ta có ý nghĩa về kinh tế, quốc phòng.

+ Đất nông nghiệp ở các đồng bằng ven biển thích hợp trồng lúa, ngô sắn khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị (bông vải, mía đường). Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi và gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn.

+ Tài nguyên rừng đa dạng: Có nhiều đặc sản gỗ quý, như: trầm hương, quế, sâm quy, kì nam... và một số chim, thú quý hiếm. Độ che phủ rừng chiếm tỷ lệ cao: 39 % ( năm 2002).

+ Khoáng sản: Có nhiều loại như: Cát thạch anh, ti tan, vàng, đá quý, đá xây dựng, là cơ sở để phát triển ngành khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.

*  Khó khăn:

+ Vùng thường xuyên bị hạn hán kéo đai, thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão.

+ Độ che phủ của rừng còn 39%. Hiện tượng xa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ...

Câu 7: Cho bảng số liệu sau:

Sù biÕn ®éng diÖn tÝch rõng qua mét sè n¨m

 

N¨m

Tæng diÖn tÝch

rõng (triÖu ha)

DiÖn tÝch rõng

tù nhiªn (triÖu ha)

DiÖn tÝch rõng trång (triÖu ha)

§é che phñ (%)

1943

14,3

14,3

0

43,0

1983

7,2

6,8

0,4

22,0

2005

12,7

10,2

2,5

38,0

2008

13,1

10,3

2,8

38,7


a.VÏ biÓu ®å thÓ hiÖn sù biÕn ®éng vÒ tæng diÖn tÝch rõng, diÖn tÝch rõng tù nhiªn vµ ®é che phñ rõng cña n­íc ta qua c¸c n¨m nãi trªn.

b. Rót ra nhËn xÐt vµ gi¶i thÝch.

1. Vẽ biểu đồ:

- Vẽ biểu đồ kết hợp cột chồng, đường

- Vẽ đúng, đẹp, chính xác, cho 3 điểm.

 

2. Nhận xét, giải thích:

* Nhận xét:

- Giai đon 1943-2008, tæng diÖn tÝch rõng cã sù biÕn ®æi theo thêi gian:

+ Tõ n¨m 1943- 1883: DiÖn tÝch rõng gi¶m tõ 14,3 triÖu ha xuèng 7,2 triÖu ha.

+ Tõ n¨m 1983- 2008: DiÖn tÝch rõng t¨ng tõ 7,2 triÖu  ha lªn 13,1 triÖu ha.

- DiÖn tÝch rõng tù nhiªn còng cã sù biÕn ®æi theo thêi gian:

+ Tõ n¨m 1943-1983: DiÖn tÝch rõng gi¶m tõ 14,3 triÖu ha xuèng 6,8 triÖu ha.

+ Tõ n¨m 1983-2008: DiÖn tÝch rõng t¨ng tõ 6,8 triÖu ha lªn 10,3 triÖu ha.

- DiÖn tÝch rõng trång t¨ng liªn tôc: Tõ 0 triÖu ha n¨m 1943 lªn 2,8 triÖu ha n¨m 2005, tăng 2,8 triu ha.

- §é che phñ rõng cã sù thay ®æi:

+ Tõ n¨m 1943-1983: §é che phñ rõng gi¶m nhanh tõ 43,0% xuèng 22,0 %

+ Tõ n¨m 1943- 2008: §é che phñ rõng t¨ng tõ 22,0 % lªn 38,7 %, t¨ng 16,7 %.

* Gi¶i thÝch:

- Tæng diÖn tÝch rõng biÕn ®éng lµ do sù thay ®æi cña diÖn tÝch rõng tù nhiªn vµ diÖn tÝch rõng trång.

- Giai ®o¹n 1943-1983, diÖn tÝch rõng tù nhiªn gi¶m nhanh do viÖc chÆt ph¸ rõng qu¸ møc, do ch¸y rõng, do chiÕn tranh...

- Giai ®o¹n 1983-2008, diÖn tÝch rõng tù nhiªn t¨ng lªn lµ do kh«i phôc rõng tù nhiªn. DiÖn tÝch rõng trång t¨ng lªn lµ do chóng ta ®Èy m¹nh c«ng t¸c trång rõng, thùc hiÖn chÝnh s¸ch gai ®Êt giao rõng.

- §é che phñ cã sù biÕn ®éng lµ do sù biÕn ®éng vÒ tæng diÖn tÝch rõng.

 

 

 

nguon VI OLET