SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG

Description: Description: Anh Logo- truong TP

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 04 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN THỨ 3

NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn: HOÁ HỌC

Ngày thi:   /06/2015

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

(50 câu trắc nghiệm)

 

Mã đề thi 301

Họ, tên thí sinh:...........................................................................................................................

Số báo danh:................................................................................................................................

 

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu – Giám thị coi thi không phải giải thích gì thêm)

 

Cho: H = 1; C = 12; O =16; S = 32; N = 14; P = 15; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80 ; I = 127; Li = 7; Na = 23; K = 39;  Mg = 24; Ba = 137; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55;  Fe = 56;  Al = 27;  Cu = 64;  Ag = 108

 

Câu 1: Quỳ tím chuyển màu hồng khi nhúng vào dung dịch

A. H2N-CH2-COONa. B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. ClH3N-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH.

Câu 2: Chất mà trong phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị là

A. MgO. B. KCl. C. NH4Cl. D. HCl.

Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch Y chứa ba muối và chất rắn Z gồm hai kim loại. Vậy các muối trong dung dịch Y là:

A. Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. B. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

C. Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2. D. Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.

Câu 4: Đốt 0,2 mol hỗn hợp kim loại M, N (hóa trị không đổi và bằng nhau) trong khí O2 thu được 14,6 gam chất rắn X. Cho toàn bộ lượng X này tan trong dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đktc) và trong dung dịch có chứa 27,2 gam muối. Giá trị của V là

A. 3,36 lít B. 4,48 lít C. 1,68 lít D. 2,24 lít

Câu 5: Dãy các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuSO4 là:

A. Ba, Zn, Hg. B. Na, Au, Ni. C. Mg, Al, Ag. D. Fe, Mg, Na.

Câu 6: Khi nung butan với xúc tác thích hợp ta thu được hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 , C2H4 , C2H6 , C4H8 , C4H6 H2. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Biết rằng X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 19,2 gam Br2. Phần trăm thể tích của C4H6 trong X là

A. 9,09%. B. 10,91%. C. 9,91%. D. 10,09%.

Câu 7: Cho các chất sau: (1) PbS; (2) dung dịch KI + hồ tinh bột; (3) kim loại Ag;  (4)  Fe(OH)2 ẩm.

Những hoá chất có thể sử dụng để phân biệt O2 và O3 là:

A. (1) (3) (4). B. (2) (3) (4). C. (1) (2) (4). D. (1) (2) (3).

Câu 8: Cho các quá trình sau : 

Na→ Na+ ;  NO3- → NO;  CH3CH2OH →  CH3COOH; 

2H+ →H2;  CH3CHO → CH3CH2OH; 

CH4→  HCHO;   MnO2 → Mn2+

      Số quá trình oxi hóa là

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 9: Có các chất sau: CH3NH2; CH3NH3Cl, C6H5NH2, NaOH và C6H5NH3Cl tác dụng với nhau theo từng đôi một. Số cặp xảy ra phản ứng là

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 10: Đốt 13,0 gam Zn trong bình chứa 0,15 mol khí Cl2, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được lượng kết tủa là

A. 46,30 gam. B. 57,10 gam. C. 53,85 gam. D. 43,05 gam.

Câu 11: Một hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na sinh ra 672 ml lít khí (đktc) và hỗn hợp rắn X. Nếu đốt cháy hết Y thu được 4,032 lít CO2 (đktc). Nếu đốt cháy hết X thu được Na2CO3; H2O và V lít (đktc) CO2. Giá trị của V là

A. 2,688. B. 3,360. C. 4,032. D. 3,584.

Câu 12: Không chứng minh được sự tồn tại nhóm chức anđehit trong phân tử glucozơ khi cho nó tương tác với

A. (CH3CO)2O. B. Br2/H2O. C. Cu(OH)2/OH-, to. D. AgNO3/NH3, to.

Câu 13: Trong các thí nghiệm sau:

(1)  Cho sắt vào dung dịch đồng sunfat.  (2) Đồng tan trong axit sunhuric đặc nóng.

(3) Đốt lưu huỳnh bằng oxi tạo ra khí sunfurơ. (4) Bạc tan trong axit nitric loãng.

Dãy thí nghiệm có phản ứng xảy ra với số mol nguyên tử thể hiện tính oxi hóa bằng số mol nguyên tử thể hiện tính khử là:

A. (1), (2). B. (2),(3). C. (2), (3),(4). D. (1), (3).

Câu 14: Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (phân tử ankin có cùng số nguyên tử H nhưng ít hơn một nguyên tử C so với phân tử anđehit). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 2,4 mol CO2 và 1 mol nước. Nếu cho 2 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là

A. 460,8 gam. B. 308,8 gam. C. 616,0 gam. D. 644,0 gam.

Câu 15: Hoá chất không thể dùng để làm khô khí hiđroclorua là

A. NaOH (rắn). B. CaCl2 (khan). C. P2O5 (rắn). D. H2SO­4­ (đặc).

Câu 16: X là đồng đẳng của axetilen (C2H2) và có công thức đơn giản là C3H5. Thể tích O2 (đktc) cần lấy để đốt cháy hết 0,1 mol X là

A. 9,52 lít . B. 19,04 lít . C. 20,16 lít . D. 13,44 lít .

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sản phẩm của phản ứng thủy phân este luôn là axit và ancol.

B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.

C. Khi thủy phân etyl axetat trong dung dịch axit thì thu được axit axetic và etanol.

D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

Câu 18: Hợp chất hữu cơ X có chứa C, H, O với % khối lượng tương ứng là 60%; 8%; 32%. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản. Công thức phân tử của X là

A. C6H10O2 . B. C5H10O2 . C. C4H6O3 . D. C5H8O2 .

Câu 19: Cho phản ứng sau:

 KNO3  +  Cu  +  H2SO4  →  K2SO4  +  CuSO4   +  NO  +  H2O

       Chất oxi hóa là

A. Cu. B. KNO3. C. H2SO4. D. CuSO4.

Câu 20: Phát biểu nào chưa chính xác ?

A. Monosaccarit là cacbohiđrat không thể thủy phân được.

B. Thủy phân đisaccarit sinh ra hai loại monosaccarit .

C. Thủy phân hoàn toàn polisaccarit sinh ra nhiều monosaccarit .

D. Tinh bột, mantozơ và glucozơ lần lượt là poli, đi, và monosaccarit.

Câu 21: Oxi hóa 53,2g hỗn hợp gồm 1 ancol đơn chức và một andehit đơn chức ta thu được 1 axit hữu cơ duy nhất. Cho lượng axit này tác dụng với m gam dung dịch chứa NaOH 2% và Na2CO3 13,25% thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 21,87%. Giá trị phù hợp của m là

A. 298,56. B. 395,75. C. 438,45. D. 350,25.

Câu 22: Polime không phải polime thiên nhiên là

A. cao su isopren. B. thủy tinh hữu cơ. C. xenlulozơ . D. protein.

Câu 23: Cho m gam Ca vào 500 ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và CaCl2 0,5M. Phản ứng hoàn toàn thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 10 . B. 6 . C. 8 . D. 16 .

Câu 24: Tiến hành các thí nghiệm sau: 

(1) Cho xút vào dung dịch axit clohidric loãng.

(2) Cho vài giọt kali hidroxit loãng vào dung dịch đồng (II) sunfat, sau đó cho tiếp axit sulfuric loãng đến dư vào hỗn hợp.

(3) Cho từ từ dung dịch ammoniac vào dung dịch chứa nhôm clorua đến dư.

(4) Cho từ từ dung dịch natri hidroxit vào dung dịch chứa magiehidrocacbonat đến dư.

(5) Cho bột kẽm vào dung dịch axit axetic.

Số thí nghiệm có phản ứng axit – bazo xảy ra là

A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 25: Loại thuốc đã được biết thuộc loại gây nghiện cho con người là:

A. seđuxen, moocphin, cocain, heroin.

B. thuốc cảm Pamin, Panadol, becberin.

C. penixilin, amoxilin, cefalexin, tanin.

D. vitamin C, glucozơ, caroten, geraniol.

Câu 26: Cho phản ứng:  2KClO3 (r) 2KCl (r)   +  3O2 (k)  (1). 

         Yếu tố  không làm thay đổi tốc độ phản ứng (1) là

A. xúc tác MnO2. B. áp suất. C. kích cỡ KClO3 (r). D. nhiệt độ.

Câu 27: Số ancol bậc II, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18% là

A. 4 chất. B. 2 chất. C. 5 chất. D. 3 chất.

Câu 28: Có thể bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) an toàn bằng cách

A. dùng nước đá khô; fomon. B. dùng phân đạm; nước đá .

C. dùng nước đá; nước đá khô. D. dùng fomon; muối ăn.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm A đều là kim loại.

B. Nguyên tử các nguyên tố có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.

C. Nguyên tử các nguyên tố có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.

D. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm B đều là kim loại.

Câu 30: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố kim loại?

A. 1s1. B. 1s22s22p2. C. 1s2. D. 1s22s22p63s1.

Câu 31: Cho hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1) và hỗn hợp Y gồm CH3OH và C2H5OH (tỉ lệ mol 2:3). Thực hiện phản ứng este hóa bằng cách đun 16,96 gam X với 8,08 gam Y (xt: H2SO4 đặc; to); hiệu suất phản ứng là 80% (giả sử tốc độ este hóa như nhau đối với mỗi cặp chất tham gia) thì thu được lượng este là

A. 19,302 gam . B. 15,080 gam. C. 24,128 gam. D. 12,064 gam.

Câu 32: Tính chất vật lý đặc trưng của anđehit fomic là

A. chất khí, không màu có mùi xốc, không tan trong nước.

B. chất lỏng, không màu có mùi thơm, tan tốt trong nước.

C. chất lỏng, không màu có mùi xốc, tan tốt trong nước.

D. chất khí, không màu có mùi xốc, tan tốt trong nước.

Câu 33: Cho 3,2 g Cu tác dụng với 100 ml hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,4M, sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Dung dịch thu được sau khi phản ứng hoàn toàn, đem cô cạn thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 8,78 . B. 8,28. C. 8,00 . D. 8,00  < m < 9,40 .

Câu 34: Hòa tan 20,8 gam hỗn hợp gồm Fe, FeS, FeS2 và S bằng HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 ( đktc) và dung dịch thu được cho phản ứng với NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được lượng chất rắn là

A. 8,2 gam. B. 9 gam. C. 10,7 gam. D. 16 gam.

Câu 35: Chất hoặc ion chứa nguyên tử có số ôxi hóa bằng +4 là

A. NH4+. B. MnO4-. C. SO2. D. HNO3.

Câu 36: Cho 250 gam dung dịch FeCl3 6,5% vào 150 gam dung dịch Na2CO3 10,6% thu được khí X, kết tủa Y và dung dịch Z. Thêm m gam dung dịch AgNO3 21,25% vào dung dịch Z thu được dung dịch E có nồng độ của NaCl là 1,138%. Giá trị của m là

A. 206,86. B. 160,20. C. 143,27. D. 156,43.

Câu 37: Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách

A. nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hòa. B. dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí.

C. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng.

Câu 38: Hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ba, BaO. Hòa tan 107,9 gam X vào nước thu được 7,84 lít H2(đktc) và dung dịch Y trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít SO2 (đktc) vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 130,2. B. 173,6. C. 151,9. D. 119,35.

Câu 39: Cho 2,76g hữu cơ Y (chứa C, H, O) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản. Cho Y tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó đem cô cạn thì phần bay hơi chỉ có hơi nước và chất rắn còn lại chứa hai muối natri chiếm khối lượng 4,44gam. Nung hai muối này trong oxi dư, phản ứng hoàn toàn thu được 3,18 gam Na2CO3 ; 2,464 lít CO2 (đktc) và 0,9g H2O. Công thức cấu tạo của phù hợp với Y là

A. HCOOC6H4CH2OH. B. HCOOC6H5.

C. HCOOC6H4OH. D. CH3COOC6H5.

Câu 40: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na và Al tác dụng với nước dư thu được dung dịch Y và 5,6 lít khí hidro ( thể tích đo ở đktc). Dung dịch Y tác dụng với 550 ml dung dịch HCl 0,5M tạo thành 5,85 gam kết tủa. Giá trị phù hợp của m là

A. 7,52. B. 8,36. C. 11,65. D. 6,05.

Câu 41: Oxi không có hoá trị IV và VI như lưu huỳnh vì

A. oxi không có tính khử. B. oxi không có obitan d ở lớp ngoài cùng.

C. oxi có độ âm điện lớn hơn lưu huỳnh. D. oxi có ít electron hoá trị hơn lưu huỳnh.

Câu 42: Hỗn hợp X gồm metanal, axit etanoic, metyl fomat, 2-hidroxi propanoic. Đốt cháy hoàn toàn X cần V lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong, dư thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 5,6. B. 7,84. C. 6,72. D. 8,4.

Câu 43: Cacbon monoxit (CO) có trong thành phần chính của

A. không khí. B. khí thiên nhiên. C. khí lò cao. D. khí mỏ dầu.

Câu 44: Trong quá trình điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy nhôm oxit, người ta thường dùng criolit (Na3AlF6) vì mục đích chính

A. ngăn cản phản ứng của điện cực với không khí.

B. tăng khả năng phóng điện tại điện cực của ion nhôm .

C. thu được nhiều nhôm do criolit có chứa nhôm.

D. giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp điện phân.

Câu 45: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala , Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y (theo tỉ lệ mol tương ứng 1:3) với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, làm mất nước dung dịch thu được 23,745 gam rắn khan. Cho biết tên thay thế của Valin (Val) là 2-amino-3-metylbutanoic. Giá trị của m là

A. 19,455. B. 17,025. C. 68,100. D. 16,272.

Câu 46: Hợp chất X được tạo ra từ ancol đơn chức và aminoaxit  chứa một chức axit và một chức amin. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Để đốt cháy hoàn toàn 0,89 gam X cần vừa đủ 1,2 gam O2 và tạo ra 1,32 gam CO2, 0,63 gam H2O. Khi cho 0,89 gam X tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng chất rắn khan thu được là

A. 1,37 gam. B. 8,57 gam. C. 8,75 gam. D. 0,97 gam.

Câu 47: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là

A. 72,0. B. 90,0. C. 64,8. D. 75,6.

Câu 48: Axit axetic có thể tác dụng với dãy chất gồm:

A. Na, NaHCO3, C6H5ONa . B. Na, CaCO3, C6H5OH .

C. Cu, NaOH, C2H5ONa. D. Mg, NaCl, Cu(OH)2.

Câu 49: Một loại thuỷ tinh chứa 13% Na2O ; 11,7% CaO và 75,3% SiO2 về khối lượng. Thành phần của loại thuỷ tinh này biểu diễn dưới dạng hợp chất của các oxit là

A. Na2O. CaO. 6SiO2. B. 2Na2O. CaO.6SiO2. C. Na2O.6CaO. SiO2. D. 2Na2O.6CaO. SiO2.

Câu 50: Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm NaHCO3 và Na2CO3 cho đến khối lượng không đổi còn lại 69 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là

A. 84% và 16% . B. 42% và 58% . C. 63% và 37% . D. 21% và 79% .

 

 

----------- HẾT ----------

 

 

                                                Trang 1/4 - Mã đề thi 301

nguon VI OLET