Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:

…………………….............................


TÊN BÀI DẠY: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc
- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng Atlat để trình bày sự phân bố các dân tộc Việt Nam
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học:Thu thập thông tin về một dân tộc.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tìm hiểu đặc điểm các dân tộc Việt Nam
- Nhân ái:Có thái độ chung sống đoàn kết với các dân tộc khác trên đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ sự phân bố các dân tộc Việt Nam.
- Tranh ảnh,clip về các dân tộc
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về các dân tộc Việt Nam
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.
b) Nội dung:
HS quan sát video kết hợp kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Các dân tộc ở VN đa dạng, có đến 54 dân tộc.
- Các dân tộc có sự đoàn kết, gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc như cùng chung tay ủng hộ đồng bào miền trung gặp lũ lụt, góp sức người sức của,…
- Các dân tộc có điểm khác nhau về trang phục, phong tục, tập quán, ẩm thực, tiếng nói,…
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS quan sát video về các dân tộc ở VN và trả lời câu hỏi
- Em có nhận xét gì về các dân tộc ở VN?
- Em hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ các dân tộc có sự đoàn kết, gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Các dân tộc có điểm nào khác nhau?
Bước 2: HS quan sát video và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS trình bày kết quả, bổ sung
Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống. Các dân tộc tuy khác nhau về một số đặc điểm nhưng với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cộng đồng các dân tộc ở VN: các dân tộc VN có đặc điểm gì? Sự phân bố của các dân tộc….
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Các dân tộc ở Việt Nam ( 20 phút)
a) Mục đích:
- HS biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tuc, tập quán…
- HS biết được các dân tộc có số dân khác nhau và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và các hình ảnh về trang phục, phong tục, hoạt động kinh tế của các dân tộc để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
I. Các dân tộc ở Việt Nam
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 85,3 % dân số cả nước - có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, là lực lượng đông đảo trong các
nguon VI OLET