Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI: BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.
Biết được các nội dung cơ bản của phân môn Địa lí ở lớp 6.
Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí. Hiểu được rằng môn Địa lí gắn với cuộc sống thực tế, lí giải các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội.
Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống. HS nhận thấy việc nắm các kiến thức, kĩ năng địa lí sẽ giúp ích cho HS có cái nhìn khách quan về thế giới xung quanh và giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống.
2. Về kĩ năng, năng lực
a. Kĩ năng:
Sử dụng các sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày được nội dung kiến thức
b. Năng lực
- Năng lực chung: Lí giải các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội
- Năng lực riêng: Liên hệ được với thực tế, bản thân
3. Về phẩm chất
Yêu thích môn học, có niêm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
Hình ảnh, video về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng Địa lí
Một số công cụ địa lí học thường sử dụng như quả Địa cầu, sơ đồ, bản đồ, mô hình, bảng số liệu,...
2. Đối với học sinh:
Vở ghi, sách giáo khoa
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho học sinh quan sát các hình ảnh liên quan đến môn học địa lí. Các hình ảnh cần đa dạng về tự nhiên, con người ở những không gian khác nhau. Từ đó, yêu cầu học sinh trình bày những kiến thức, hiểu biết về hình ảnh đó.
- GV trình bày vấn đề:“Từ lớp 6, các em sẽ tiếp nhận một môn học, đó là Địa lí. Môn học này giúp các em hiểu biết về Trái Đất, môi trường sống của con người.... Việc học tốt môn Địa lí giúp các em mở rộng thêm những hiểu biết của mình về các hiện tượng địa lí xảy ra ở xung quanh, thêm yêu thiên thiên, quê hương, đất nước.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Những khái niệm cơ bản và những kĩ năng cơ bản của môn địa lí
a. Mục tiêu: HS nắm được những khái niệm cơ bản, một số hệ thống tư liệu trong quá trình học môn Địa lí, và những kĩ năng chủ yếu.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV yêu cầu 1 HS đọc thông tin trong SGK
+ GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
? Một số kĩ năng được rèn luyện khi học môn địa lí
? Việc nắm các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí có‎ nghĩa gì trong họctập và đời sống
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
1. Những khái niệm cơ bản và những kĩ năng cơ bản của môn địa lí
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Các kĩ năng: sử dụng bản đồ, sử dụng sơ đồ hình ảnh, bảng số liệu, điều tra thực tế, ....
- Giúp các em học tốt môn học, thông qua đó các em có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống.


Hoạt động 2: Môn địa lí và những điều lí thú
a. Mục tiêu: HS nêu được những điều lí thú về môn học Địa lí
b. Nội dung: Đọc thông tin
nguon VI OLET