Chương trình thực địa chuyên đề địa lý kinh tế - xã hội cho K67
Địa bàn: Tây Bắc (Hòa Bình – Sơn La)
A. Khái quát về đợt thực địa chuyên đề địa lý kinh tế - xã hội
1.Mục đích
Đợt thực địa chuyên đề địa lý kinh tế - xã hội được quy định là 1 tín chỉ học tập của sinh viên khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Sinh viên vận dụng những điều đã được học quan sát, đối chiếu với thực tế về 1 khía cạnh của địa lý kinh tế - xã hội:
- 1 hoạt động kinh tế
- 1 đối tượng dân cư - xã hội
- 1 hay 1 số mối quan hệ, liên kết trong địa lý
Trên cơ sở đó, sinh viên củng cố kiến thức, kĩ năng của mình.
2. Yêu cầu
Sinh viên phải phân tích, xem xét trọn vẹn đối tượng trên tất cả các khía cạnh của nó:
a. Với các hoạt động kinh tế
Phải xem xét vai trò, các nguồn lực, tình hình phát triển (lịch sử, hiện trạng, triển vọng), các vấn đề đặt ra, những định hướng phát triển. Những vấn đề trên phải được xem xét theo các quan điểm địa lý, quan trọng nhất là quan điểm lịch sử, quan điểm lãnh thổ, quan điểm hệ thống.
b. Với các đối tượng về dân cư - xã hội
Phải xem xét các nhân tố tác động, quá trình biến động, hiện trạng, hướng thay đổi, những vấn đề đặt ra, những định hướng thay đổi.
Các nội dung về dân cư rất rộng. Sinh viên có thể chọn để xem xét một nội dung cụ thể có nội hàm rộng hay hẹp nhưng phải đảm bảo xem xét toàn diện. Một số nội dung gợi ý là: sự phân bố dân cư, tình hình phát triển dân số, tập quán sống, nét văn hoá độc đáo, sinh kế...
c. Các mối quan hệ, liên kết xét về mặt địa lý
- Các quan hệ, liên kết về mặt lãnh thổ: thể hiện trong việc hoạch định và tổ chức mối liên hệ giữa các đơn vị, các hình thức lãnh thổ sản xuất như các xí nghiệp công nghiệp, trang trại nông nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, điểm công nghiệp, nông trường, đại điền trang nông nghiệp, trung tâm công nghiệp, dịch vụ, vùng ngành...
- Các liên kết trong việc tổ chức sản xuất theo các quy trình kinh tế - kĩ thuật của ngành: gồm các liên kết dọc (liên kết của các công đoạn trong quá trình sản xuất, từ các yếu tố đầu vào đến các sản phẩm đầu ra), liên kết ngang (liên kết các hoạt động, các cơ sở thuộc cùng 1 công đoạn trong quá trình sản xuất).
- Các liên kết tổng quát xét theo cả chu trình kinh tế theo chuỗi đầu tư - sản xuất - phân phối - tiêu thụ.
Những quan hệ, liên kết này được xem xét theo các hình thức: tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá... với các mức độ khác nhau của sự phân công lao động xã hội (theo ngành, theo lãnh thổ).
3. Những nhiệm vụ
a. Sinh viên tìm hiểu mục đích, yêu cầu của đợt thực địa, chọn hay nhận 1 chuyên đề để nghiên cứu trên thực địa.
b.Tập hợp kiến thức đã học có liên quan, tìm hiểu qua các nguồn khác nhau về đối tượng để xây dựng đề cương nghiên cứu, tìm hiểu, đối chiếu đối tượng trên thực địa.
Đề cương phải chỉ ra được:
- Các nội dung cần tìm hiểu về đối tượng (ví dụ nếu chọn hoạt động kinh tế thì phải xem xét vai trò, các nguồn lực, tình hình phát triển (lịch sử, hiện trạng, triển vọng), các vấn đề đặt ra, những định hướng phát triển...)
- Những khía cạnh nào của đối tượng có thể hiểu được qua kiến thức đã học
- Những khía cạnh nào của đối tượng chưa thể hiểu qua kiến thức đã học, cần đọc hay tìm hiểu thêm.
- Những kiến thức nào về loại đối tượng này đã được học nhưng không phát hiện sự biểu hiện của nó trên đối tượng mình nghiên cứu.
Trên cơ sở đó xác định rõ khi đi thực tế mình cần tập trung vào những công việc gì để hoàn thành nhiệm vụ đợt thực địa.
c. Đi thực địa
- Quan sát, tìm hiểu đối tượng theo những kế hoạch đã vạch ra ở nhà
- Phát hiện những điểm khác của đối tượng mà ở nhà mình chưa thu thập được
- Cần quan sát, nghiên cứu tất cả các đối tượng khác trên lãnh thổ thực địa (dù nằm ngoài chuyên đề mình chọn) vì đối tượng mình chọn sẽ có mối quan hệ nào đấy với chúng
- Ghi chép các nội dung cần thiết, hỏi thầy cô, bạn bè, hướng dẫn viên...cuối buổi có
nguon VI OLET