Tuần: 01
Tiết PPCT: 01
Ngày soạn: 16/08/2013

PHẦN 1: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG.

BÀI 1: DÂN SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS cần hiểu và nắm vững về dân số, mật độ DS, tháp tuổi. Hiểu DS là nguồn lao động của một địa phương, hiểu nguyên nhân của sự gia tăng và bùng nổ DS. Biết được hậu quả của bùng nổ DS đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết, khai thác thông tin từ các biểu đồ DS và tháp tuổi.
3. Thái độ:
- Thông qua bài học để giáo dục ý thức về DS – KHHGĐ đối với cộng đồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Biểu đồ tháp tuổi hình 1.1 phóng to.
- Biểu đồ gia tăng DS tự nhiên thế giới (H1.2)
- Biểu đồ tỉ lệ gia tăng DS (H1.3, 1.4)
2. HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III/ Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung

*HĐ1: Cá nhân, nhóm nhỏ.
-HS đọc thuật ngữ “dân số” tr186:
-GV đưa ra số liệu cụ thể: Tính đến ngày 1/4/1999 DS nước ta là 76,3 triệu người.
? Bằng cách nào người ta lại biết được DS của một địa phương trong một thời điểm nhất định?
? Điều tra DS sẽ tìm hiểu được những vấn đề gì? DS có ý nghĩa gì đối với sự phát triển KT-XH?

? DS thường được thể hiện cụ thể băng loại biểu đồ nào?
-HS quan sát hình 1.1:
? Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra đến 4 tuổi ở mỗi tháp có khoảng bao nhiêu bé trai, bao nhiêu bé gái?
? So sánh số người trong độ tuổi lao động ở hai tháp? (Số lao động ở tháp 2 nhiều hơn ở tháp 1)
? Nhận xét hình dạng của 2 tháp tuổi? (về đáy, thân của tháp)
-GV giới thiệu 3 dạng tổng quát của tháp tuổi: (Trẻ, già, ổn định.)
? Qua phân tích trên, tháp tuổi cho ta biết đặc điểm gì của DS?

*HĐ2: Nhóm nhỏ.
-HS đọc kênh chữ mục 2: Phân biệt gia tăng DS tự nhiên và gia tăng DS cơ giới?
* Giáo dục môi trường: Tình hình gia tăng dân số TG?
-HS quan sát hình 1.2:
? Nhận xét về tình hình tăng DS thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX?
+DS tăng nhanh từ năm nào? (1804) (dốc.
+DS tăng vọt từ năm nào? (1960) (dốc đứng.
* Giáo dục môi trường: Nguyên nhân của sự gia tăng dân số TG?
? Vì sao trong nhiều thập kỉ đầu DS tăng chậm, đến thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX DS tăng nhanh?
-HS trình bày, nhận xét bổ sung.
-GV chốt ý ( HS ghi nhớ.
-Chuyển ý.
*HĐ3: Cả lớp - nhóm.
-HS quan sát H1.2 & kênh chữ mục 3:
? DS thế giới tăng nhanh đột ngột vào thời gian nào? ở những châu lục nào? Vì sao?
? Thế nào là “bùng nổ dân số”? Bùng nổ DS xảy ra khi nào?
-HS quan sát H1.3 & 1.4:
Nhóm 1&2: hình 1.3: Các nước phát triển
Nhóm 3&4: hình 1.4: Các nước đang phát triển.
? Nhận xét về tỉ lệ sinh, tử, tăng tự nhiên ở mỗi nhóm nước?
? Trong giai đoạn từ 1950 (2000 nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng DS cao hơn? Tại sao?
-HS thảo luận: Bùng nổ DS gây ra những hậu quả gì ? Biện pháp khắc phục như thế nào?
-GV liên hệ tình hình DS ở Việt Nam.
1. Dân số, nguồn lao động:

- Dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm cụ thể.

- Các cuộc điều tra dân số cho ta biết tình hình DS, nguồn lao động… của một địa phương.

- DS được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi (tháp dân số).




nguon VI OLET