Với mục đích chia sẻ kiến thức với các bạn đọc có nhu cầu về môn Điện tử công suất nên tôi có đăng một số đồ án về các mạch như chỉnh lưu cầu ba pha bán điều khiển, chỉnh lưu tia ba pha… Nhưng sau một thời gian thì hiện tại có khá nhiều trang web đăng bài của tôi lên nhằm mục đích thu lợi nhuận. nếu các bạn có nhu cầu muốn tải tài liệu của tôi thì có thể vào trang web violet.vn và hoàn toàn miễn phí.

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC BỘ BIẾN ĐỔI ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT THEO SƠ ĐỒ THIẾT KẾ TRONG ĐỒ ÁN

    Các vấn đề chung về bộ biến đổi công suất yêu cầu:

Mạch chỉnh lưu có công dụng chuyển đổi điện AC thành điện DC. Trong

công nghiệp còn sử dụng mạch chỉnh lưu có điều khiển để làm thay đổi công

suất của tải theo yêu cầu. Mạch chỉnh lưu có điều khiển thường áp dụng cách

thay đổi góc kích của SCR và được ứng dụng để điều chỉnh tự động cho các

mạch sau: Nạp accu, hàn điện, mạ điện, điện phân, điều khiển động cơ DC,

truyền động điện …

Tuy trong công nghiệp đôi khi còn sửdụng các mạch chỉnh lưu không có

điều khiển ( Diode ), nhưng trường hợp này có thể được xem là trường hợp của

SCR với góc kích được điều khiển bằng 0 độ

Nói đến chỉnh lưu là nói đến giá trị điện DC, tức là quan tâm đến giá trị

trung bình của các đại lượng điện của chúng. Tuy nhiên ta cũng cần quan tâm

đến đại lượng hiệu dụng để so sánh và ứng dụng trong việc điều khiển tải AC

1. Sơ đồ cầu một pha:

Chỉnh lưu cầu một pha trong lĩnh vực điện tử công suất, ta chỉ quan tâm đến

sơ đồ mạch và phương pháp điều khiển. Việc tính toán hoàn toàn thực hiện

giống như mạch chỉnh lưu dạng cầu, và nếu chúng ta bỏ qua các giá trị của dòng

áp trên linh kiện chỉnh lưu ( Diode hay SCR ) thì hoàn toàn có thể sử dụng các

công thức tính toán của mạch toàn kỳ. Chỉ khác trong khi tính toán các đại

lượng điện đặt lên các linh kiện.

Có hai cách đấu mạch van: sơ đồ Thyristor mắc catot chung và sơ đồ Thyristor mắc thẳng hàng.

 

    Chỉnh lưu cầu bán điều khiển Thyristor mắc catot chung

Nhóm catot chung là các Thyristor nên chúng được mở ở các thời điểm của nó. Nhóm anot chung là van diode nên chúng luôn mở tự nhiên theo điện áp nguồn: Đ1 mở khi u2 bắt đầu âm; Đ2 mở khi u2 bắt đầu dương. Do vậy sự dẫn của các van trong chu kỳ lưới là:

+Trong khoảng : T1 Đ2 dẫn ud = u2

+Trong khoảng : T1 Đ1 dẫn, do ở Đ1 mở tự nhiên làm Đ2 khóa: ud = 0

+Trong khoảng: T2 Đ1 dẫn, T2 được phát xung mở ở điểm           () và dẫn làm cho T1 khóa ud = -u2

+Trong khoảng : T2 Đ2 dẫn, Đ2 mở tự nhiên ở điểm làm cho Đ1 khóa ud = 0

Qua đây ta thấy có hai đoạn có hiện tượng dẫn thẳng hàng của hai van: T1 Đ1 và T2 Đ2, do đó ở những đoạn này tải bị ngắn mạch nên ud=  0 (các đoạn còn lại ud bám theo điện áp nguồn). Như vậy dòng Id vẫn liên tục, song dòng i2 đi đứt đoạn do dòng tải Id chảy quẳn qua hai van thẳng hàng mà không về nguồn. Điều này là có lợi về khía cạnh năng lượng, vì năng lượng không bị trả về nguồn mà giữ lại trong tải.

 

Chỉnh lưu bán điều khiển có thyristor đấu catot chung và đồ thị

Dạng điện áp ud trở lại giống như chỉnh lưu điều khiển với tải thuần trở, do vậy quy luật ud là:

 

Dòng tải:

Các van đẫn một khoảng điều nhau là , do vầy trị số trung bình của dòng van vẫn là Id/2.

2. Giới thiệu các van được sử dụng trong sơ đồ trên:

a. Diode bán dẫn

    Cấu tạo và ký hiệu của diode

- Cấu tạo: Diode bán dẫn là loại linh kiện bán dẫn có một miền tiếp giáp P -N, có 2 cực ra nối với 2 chất bán dẫn P và N, được đặt trong một vỏ bằng thuỷ tinh hay kim loại hoặc nhựa như hình 2.8a, hai cực nối ra được gọi là Anốt (A) và Katốt (K)

 

 

 

 

- Kí hiệu: Theo các dạng diode (Hình 2.8b- Kí hiệu chung, diod ổn áp, diod biến dung).

    Đặc tuyến của diode

Diode làm việc như một tiếp giáp P -N,

sự phụ thuộc của dòng điện qua diode và điện

áp ngoài theo đặc tuyến hình 2.9.

Bằng thực nghiệm người ta xác định đượcB: Sau khi Ud tăng vượt qua điện áp thềm U (tương ứng với Utx ) thì dòng Ia sẽ tăng theo hàm số mũ:

                                                         (2.4)

Với:  q = 1,6.10-19 culông;     K = 1,38.10-23 J/ 0k

T:  Nhiệt độ tuyệt đối;        Is: Dòng nghịch bão hoà

Ud: Điện áp  trên diode (V)  ở nhiệt độ bình thường (250C), thì:

Id               (2.5)

+ Khi phân cực thuận, Ud  > U    thì  >>1, nên:

                                 (2.6)

+ Khi phân cực nghịch, Ud < 0 thì  << 1, nên:

Id Is 0                                       (2.7)

Nếu tăng cao điện áp nghịch, đến một mức nào đó sẽ gây ra hiện tượng đánh thủng (hiện tượng thác lũ), mức điện áp đó gọi là điện áp đánh thủng U đt. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đánh thủng lớp tiếp giáp là do các hạt dẫn được sinh ra nhiều xung quanh tiếp giáp, dưới hai dạng là đánh thủng về điện (gồm đánh thủng Zenel và đánh thủng dây chuyền) và đánh thủng về nhiệt.

Nói chung hiện tượng đánh thủng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh, vào trị số dòng điện ngược và điều kiện toả nhiệt.

Điện áp đánh thủng của diode Ge nhỏ hơn của diode Si.

b. SCR

    Cấu tạo và kí hiệu

SCR (Silicon Controlled Rectifier: Bộ chỉnh lưu bằng Silic có điều khiển) là loại linh kiện được chế tạo bằng 4 lớp bán dẫn xếp xen kẽ nhau P1-N1-P2-N2, chúng tạo thành 3 mặt ghép P -N (J1,J2,J3).

SCR được xem như gồm 2 transisto PNP và NPN ghép với nhau, sơ đồ tương đương và ký hiệu của SCR như hình 5.5

 

 

 

 

 

    Nguyên lý hoạt động

- Khi phân tích nguyên lý hoạt động của SCR cần phải kết hợp cả cấu tạo, sơ đồ tương đương và các điện áp UAK, UGK tác động lên các cực làm thay đổi dòng IA , có thể kết hợp đường đặc tuyến đã có để phân tích.

- Sử dụng dạng đặc tuyến đã được xác định Hình 5.6 ta phân tích hoạt động của SCR theo các vấn đề sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khi SCR phân cực ngược UAK<0, đặc tuyến ở đoạn 1 gọi là vùng chắn ngược

+ Đặc tính ở đoạn này có thể coi SCR như 2 diode ngược mắc nối tiếp (J2 phân cực thuận, J1 và J3 phân cực ngược). Dòng IA qua SCR là dòng ngược của diode có giá trị rất nhỏ.

+ Nếu tăng điện áp ngược đến một giá trị nào đó (Uđt) thì các tiếp giáp J1 và J3 lần lượt bị đánh thủng, dòng ngược SCR tăng đột ngột và sẽ làm hỏng SCR.

- Khi SCR phân cực thuận UAK>0

+ UAK>0 còn nhỏ (< mức điện áp mở UF) lúc này J1 và J3 được phân cực thuận, J2 phân cực ngược và như vậy SCR tương đương như một diode mắc phân cực ngược. Dòng IA vẫn có giá trị rất nhỏ là dòng ngược của J2 . Đặc tuyến là đoạn 2 gọi là vùng chắn thuận.

+ Trường hợp cực G để hở (IG = 0): Khi UAK tăng đến giá trị điện áp  mở UF0 làm cho J2 đánh thủng, lúc này J2 coi như nối tắt, dòng IC0 trong SCR đủ lớn làm cho Transistor tương đương T1 và T2 dẫn và lập tức chuyển sang trạng thái dẫn bão hoà và SCR chuyển sang trạng thái mở. Khi SCR mở, nội trở của nó bị giảm xuống, sụt áp giữa A và K giảm xuống còn giá trị UT gọi là điện áp dẫn thuận tương ứng như của diode (≈ 0,7V), dòng điện tương ứng lúc này là dòng duy trì IH. Phương pháp kích mở SCR bằng cách tăng dần UAK gọi là phương pháp kích mở bằng điện áp thuận.

+ Trường hợp IG 0: Dòng IG do UGK>0 cung cấp cùng với dòng ngược vốn có IC0 trong SCR làm cho T2 cùng T1 dẫn mạnh thêm, làm cho SCR có thể mở ngay khi điện áp UAK đang còn nhỏ hơn nhiều so với điện áp UF0 kích mở khi IG = 0. Dòng IG càng lớn thì mức điện áp kích mở UF­ càng nhỏ. Tuy nhiên vẫn phải bảo đảm cho UAK đủ lớn để phân cực thuận cho T1 và T2. Đặc tuyến trường hợp này thuộc vùng 3 gọi là vùng điện trở âm.

+ Khi SCR ở trạng thái mở hoàn toàn, điện trở của nó có giá trị rất nhỏ và dòng điện IA có giá trị lớn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn UAK và điện trở ngoài. Đặc tuyến trường hợp này thuộc vùng 4 gọi là vùng dẫn thuận.

-Kết luận về tính chất của SCR

+ Từ nguyên lý HĐ phân tích trên rút ra tính chất đặc trưng của SCR là tính chất chỉnh lưu có điều khiển.

+  Khi SCR đã mở thì xung kích mở không còn tác dụng. Muốn làm tắt SCR có thể dùng các phương pháp:

Giảm dòng I­A < IH gọi là dòng ghim, bằng cách giảm UAK < UH.

Đặt một xung âm vào cực cổng G làm tắt Q2IC2 (IB1) giảm nhanh Q2 và SCR tắt.

Tắt nguồn cung cấp

    Các tham số kỹ thuật

- SCR có các tham số cơ bản sau:

+ UF : Điện áp kích mở

+ UT : Điện áp dẫn thuận

+ IH : Dũng duy trỡ

+ IAmax : Dòng điện thuận cực đại

Là trị số dòng điện thuận lớn nhất qua SCR mà nó có thể chịu đựng liên tục, quá trị số này SCR sẽ bị hỏng. Khi SCR đã dẫn điện UAK khoảng 0,71V nên có thể tính dòng điện thuận qua SCR theo công thức:

                                                 (5.2)

+ Điện áp ngược cực đại: UNGmax

Là trị số điện áp ngược lớn nhất có thể đặt vào giữa 2 cực A, K mà SCR chưa bị đánh thủng, nếu vượt qua trị số này SCR sẽ bị phá huỷ. UNGmax thường khoảng 100V đến 1000V.

+ Dòng điện kích thích cực tiểu: IGmin

Để SCR dẫn trong trường hợp UAK­ nhỏ thì phải có dòng kích cho cực cổng G. Dòng IGmin là trị số dòng kích nhỏ nhất đủ để điều khiển SCR dẫn điện và dòng này phụ thuộc vào công suất của SCR, nếu công suất của SCR càng lớn thì IGmin càng lớn. Thông thường IGmin từ 1 đến vài chục mA.

    Ứng dụng của SCR

SCR được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực điều khiển như dùng làm khoá điều khiển trong các mạch điện công suất lớn, sử dụng trong các mạch chỉnh lưu, nghịch lưu có điều khiển...

 


Với mục đích chia sẻ kiến thức với các bạn đọc có nhu cầu về môn Điện tử công suất nên tôi có đăng một số đồ án về các mạch như chỉnh lưu cầu ba pha bán điều khiển, chỉnh lưu tia ba pha… Nhưng sau một thời gian thì hiện tại có khá nhiều trang web đăng bài của tôi lên nhằm mục đích thu lợi nhuận. nếu các bạn có nhu cầu muốn tải tài liệu của tôi thì có thể vào trang web violet.vn và hoàn toàn miễn phí.

 CHƯƠNG 2:

TÍNH TOÁN TIẾT KẾ MẠCH LỰC

1.Thiết kế mạch nguồn:

-Mạch nguồn:

-Cấu tạo

+ Nguồn điện cấp vào cuộn sơ cấp là nguồn điện lưới: U =~220V.

+ Máy biến áp 1 pha yêu cầu đầu ra cuộn thứ cấp điện áp U2=~7V, do đó tính toán chọn số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp là:

 Số vòng dây quận sơ cấp: N= 1100.

 Số vòng dây quận thứ cấp: Ns= 36.

-Chức năng: Biến đổi điện áp lưới xoay chiều 220V xuống còn 6V đầu ra cấp cho bộ chỉnh lưu đáp ứng yêu cầu đầu ra của mạch.

 

2.Thiết kế mạch công suất:

-Cấu tạo:

+ Các Thysistor T1, T2.

+ Các Điốt D1và D2 .

+ Tải R,L.

-Chức năng: mạch chỉnh lưu bán điều khiển cầu 1 pha chuyển đổi dòng điện xoay chiều 1 pha thành dòng điện 1 chiều.

 

3.Thiết kế mạch bảo vệ:

Sơ đồ mạch lực có mạch bảo vệ:

 

 Trong quá trình mạch hoạt động, xuất hiện điện áp ngược trên các van và có công suất phản kháng do tải trả về nguồn, do đó để bảo vệ các van và bảo vệ nguồn ta phải thiết kế mạch bảo vệ cho mạch.

 

a,Bảo vệ quá điện áp cho van:

Bảo vệ quá điện áp do quá trình đóng ngắt các van được thực hiện bằng cách mắc R-C song song với các van. Khi có sự chuyển mạch, các điện tích tích tụ trong cac lớp bán dẫn phóng ra ngoài tạo ra dòng điện ngược trong khoảng thời gian ngắn, sự biến thiên nhanh chóng của dòng điên ngược gây ra sức điện động cảm ứng rất lớn trong các điện cảm làm cho quá điện áp giữa Anod và Katod của các van. Khi có mạch R-C mắc song song với các van tạo ra mạch vòng phóng điện tích trong quá trình chuyển mạch nên các van không bị quá điện áp

Mạch R-C bảo vệ quá điện áp do chuyển mạch

    Chọn thông số các linh kiện:

-Điện áp ngược van: Ungmax = U = 10(V).

-Chọn tụ điện có điện dung C=0,4μF

-Điện trở R=6Ω

 

b,Bảo vệ điện áp phản kháng từ lưới điện

-Để bảo vệ điện áp phản kháng trả về nguồn ta sử dụng mạch R-C song song với tải tạo mạch phóng khi có công suất phản kháng.

-Mạch R-C tạo mạch phóng không cho điện áp phản kháng trả về nguồn, bảo vệ nguồn cấp cho mạch.

-Đồng thời mạch còn có vai trò san phẳng dòng điện tại đầu ra qua tải.

    Chọn thông số cho mạch:

-Tụ điện: C=20F.

-Điện trở: 6 Ω

 

4,Tính toán các thông số cho mạch

      Nguồn đầu vào U=~220V, Tải R = 10 Ω,tính cảm kháng của tải là L=0,1H.

-         Chọn góc mở

-         Quy luật của Ud:   

= 6(V)  => 

=> Tỉ lệ vòng dây sơ cấp và thứ cấp là:

     -Số vòng mỗi volt=5vòng/volt

 => Số vòng cuộn sơ cấp: Ns=220*5=1100Vòng

      Số cuộn thứ cấp là: Np=1100/30,9=35,6 vòng=>chọn Np=36 vòng

-         Điên áp ra tải: Ud=6V.

-         Dòng tải:

= .

-         Dòng cực đại qua van: Imax = I = 0.85 (A).

-         Dòng điện trung bình van: ITBV=Id/2=0,3A.

-         Điện áp ngược van phải chịu: Ungmax = U2 = 10(V).

Từ các thông số trên ta chọn thyristor T6-10:

+Itb=10A  +Udk=3V   + Ungmax=100V

+Tph=2-5μs  + Idk=70mA 

 


 


Với mục đích chia sẻ kiến thức với các bạn đọc có nhu cầu về môn Điện tử công suất nên tôi có đăng một số đồ án về các mạch như chỉnh lưu cầu ba pha bán điều khiển, chỉnh lưu tia ba pha… Nhưng sau một thời gian thì hiện tại có khá nhiều trang web đăng bài của tôi lên nhằm mục đích thu lợi nhuận. nếu các bạn có nhu cầu muốn tải tài liệu của tôi thì có thể vào trang web violet.vn và hoàn toàn miễn phí.

CHƯƠNG 3:

THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN

1,Khâu cảm ứng-khuếch đại:

 Khâu cảm ứng dùng phần tử cảm ứng điện áp Voltage Sensor.

   

 -Cấu tạo gồm 1 ngõ vào âm và 1 ngõ vào dương.

 -Nguyên lý hoạt động: Khi điện áp ngõ vào của Sensor có sự thay đổi sẽ xuất hiện tín hiệu đầu ra. Tín hiệu đầu ra khuếch đại lên so với tín hiệu đầu vào G0 lần. Dùng để cảm ứng khi có dòng điện dương cấp tới Thyristor để nó có khả năng mở tự nhiên nhưng chưa dẫn, nó chỉ dẫn khi có đồng thời cả xung kích mở góc α.

 -Cực + và – của cảm biến lần lượt nối với anốt và catốt của Thyristor.

 -Sơ đồ đấu nối:

   

 -Đồ thị điện áp:

2, Khâu so sánh (Sử dụng IC KĐTT)-Tạo tín hiệu đồng bộ:

    IC KĐTT:

Khuếch đại thuật toán (KĐTT) ngày nay được sản xuất dưới dạng các IC tương tự (analog). Có từ "thuật toán" vì lần đầu tiên chế tạo ra chúng người ta sử dụng chúng trong các máy điện toán. Do sự ra đời của khuếch đại thuật toán mà các mạch tổ hợp analog đã chiếm một vai trò quan trọng trong kỹ thuật mạch điện tử. Trước đây chưa có khuếch đại thuật toán thì đã tồn tại vô số các mạch chức năng khác nhau. Ngày nay, nhờ sự ra đời của khuếch đại thuật toán số lượng đó đã giảm xuống một cách đáng kể vì có thể dùng khuếch đại thuật toán để thực hiện các chức năng khác nhau nhờ mạch hồi tiếp ngoài thích hợp. Trong nhiều trường hợp dùng khuếch đại thuật toán có thể tạo hàm đơn giản hơn, chính xác hơn và giá thành rẻ hơn các mạch khuếch đại rời rạc (được lắp bằng các linh kiện rời ) .

Ta hiểu khuếch đại thuật toán như một bộ khuếch đại lý tưởng : có hệ số khuếch đại điện áp vô cùng lớn K → ∞, dải tần số làm việc từ 0→ ∞, trở kháng vào cực lớn Zv → ∞, trở kháng ra cực nhỏ Zr → 0, có hai đầu vào và một đầu ra. Thực tế người ta chế tạo ra KĐTT có các tham số gần được lý tưởng.

Hình 7.5a là ký hiệu của KĐTT : Đầu vào (+) gọi là đầu vào không đảo P(positive), đầu vào (-) gọi là đầu vào đảo N (negative), (VS+) điện áp nguồn dương, (VS-) điện áp nguồn âm và một đầu ra (VOut).

    Mạch so sánh dùng KĐTT:

  

-Ed là điện thế khác nhau giữa 2 ngõ vào và được định nghĩa :
 Ed = (điện thế ngõ vào dương (+) – điện thế ngõ vào âm (-)).
-Do mạch không có hồi tiếp âm nên:
 VOut=A(V1-V2) = A.Ed ; Với Ed=(V1-V2).
Trong đó A là độ lợi vòng hở của op-amp.

-Vì A rất lớn nên theo công thức trên VOut  rất lớn.
       -Khi Ed nhỏ, VOut được xác định. Khi Ed vượt quá một trị số nào đó thì VOut đạt đến trị số bão hòa và được gọi là VSat. Trị số của Ed tùy thuộc vào mỗi op-amp và có trị số vào khoảng vài chục μV.
- Khi Ed âm, mạch đảo pha nên VOut =-VSat
- Khi Ed dương, tức V1>V2 thì VOut =+VSat.
      -Ðiện thế ngõ ra bão hòa thường nhỏ hơn điện thế nguồn từ 1 volt đến 2 volt. Ðể ý là:    |+VSat| có thể khác |-VSat|.
Như vậy ta thấy điện thế Ed tối đa là:

   

    So sánh mức zerô không đảo:

Điện thế ngõ vào (-) được dùng làm điện thế chuẩn và Ei là điện thế muốn đem so sánh với điện thế chuẩn, Ei được đưa vào ngõ vào (+).
 -Khi Ei> Vref =0 thì Vout=+Vsat.
 -Khi Ei< Vref =0 thì Vout=-Vsat.
      Thí dụ khi Ei có dạng tam giác thì dạng sóng ngõ ra Vout có dạng như hình sau:

    Ứng dụng trong khâu so sánh của bộ điều khiển

a,Sơ đồ mạch:

   

b,Đồ thị điện áp vào-ra:

 

 

 

 

 

 

 

  • Ei là điện áp đầu ra khâu cảm biến nối với cực P của KĐTT. Cực N của KĐTT nối đât. Ei sẽ được so sánh với 0.
  • Ur là đầu ra khâu so sánh, được đưa đến khâu tạo xung.

 +Khi Ei>0, Ud>0, đầu ra có điện áp Ur=const>0.

 +Khi Ei<=0,Ud=0, do đó đầu ra Ur=0.

 

3,Khâu tạo xung điều khiển góc mở.

 a,Khái quát phần tử điều khiển pha:

 

-Sync(synchronization): tín hiệu xung đồng bộ.

-Alpha: giá trị góc α kích mở Thyristor.

-Enable: Tín hiệu cho phép.

-Đầu ra nối với cực điều khiển Thyristor.

Khi xuất hiện đồng thời xung đồng bộ và xung cho phép, tại góc mở α, ở đầu ra xuất hiện xung lên dương kích để kích mở Thyristor.

b,Sử dụng điều khiển góc mở Thyristor.

 Để điều khiển pha mở Thyristor, đối với góc mở ta dùng nguồn 1 với giá trị ứng với góc mở α. Xung cho phép ta dùng xung step. Xung đồng bộ được lấy từ khối so sánh-tạo tín hiệu đồng bộ.

 Sơ đồ:

      

 Đối với mạch chỉnh lưu cầu 1 pha bán điều khiển dùng 2 Thyristor, cần điều khiển góc mở cho 2 Thyristor mở lệch nhau 1800.

 Vì sau khâu cảm biến, điện áp cảm biến đã lệch nhau 1800 nên ta cho giá trị điều khiển góc mở-nguồn điện 1 chiều cùng 1 giá trị, giả sử ta muốn cho Thyristor mở ở 300 và 2100 ta đặt giá trị điện áp nguồn 1 chiều là +30V.

4,Bộ điều khiển hoàn chỉnh.

  

    Nguyên lý làm việc:

 -Khi điện áp trên 2 đầu của Thyristor thay đổi, Cảm ứng điện áp cảm ứng giá trị thay đổi đó, khuếch đại lên ở đầu ra Ucu. Đầu ra khâu cảm ứng Ucu đưa tới cực không đảo của KĐTT trong khâu so sánh. Nếu Ucu>0, đầu ra khâu so sánh được giá trị Udb=const>0. Nếu Ucu<0, đầu ra khâu so sánh có giá trị Udb=0.

 -Thời điểm có xung Udb tới điều khiển góc mở α là thời điểm bắt đầu α=0. Đồng thời có xung cho phép cấp đến cực cho phép của phần tử điều khiển pha, tại góc mở α, đầu ra của phần tử điều khiển pha xuất hiện xung kích mở Thyristor với độ rông xung đặt trước.

 Công việc tiếp tục cho tới các chu kì tiếp theo.

 


Với mục đích chia sẻ kiến thức với các bạn đọc có nhu cầu về môn Điện tử công suất nên tôi có đăng một số đồ án về các mạch như chỉnh lưu cầu ba pha bán điều khiển, chỉnh lưu tia ba pha… Nhưng sau một thời gian thì hiện tại có khá nhiều trang web đăng bài của tôi lên nhằm mục đích thu lợi nhuận. nếu các bạn có nhu cầu muốn tải tài liệu của tôi thì có thể vào trang web violet.vn và hoàn toàn miễn phí.

CHƯƠNG 4

MÔ PHỎNG, KẾT LUẬN

(Mô phỏng bằng phần mềm Psym)

I. Mô phỏng mạch khi không có mạch bảo vệ:

Đồ thị điện áp và dòng điện qua tải:

 

 

 

 

II.Mô phỏng mạch khi có mạch bảo vệ:

 

Đồ thị điện áp và dòng điện của mạch:

 

III. Nhận xét, kết luận:

 Khi có thêm mạch bảo vệ, ta thấy ngay trên đồ thị điện áp và dòng điện của tải có sự khác nau rõ rệt, cụ thể như sau:

 -Điện áp và dòng điện đầu ra khi không có mạch điều khiển là dòng điện gián đoạn.

 -Điện áp và dòng điện đầu khi có mạch bảo vệ là dòng điện liên tục, bắt đầu lên từ không và đạt giá trị ổn định không đổi.

 -Giá trị điện áp đầu vào và đầu ra là: Uv=~220V, Ud=6V, Id=0,6A.

 -Đò thị điện áp trên các van cũng có sự khác nhau:

  +Khi không có mạch bảo vệ, điện áp trên các van gián đoạn, về giá trị 0.

  +Khi có mạch bảo vệ, điện áp trên các van không bị gián đoạn, khi ổn định điên áp trên các van có hình sin.

Mạch chỉnh lưu là mạch điều chỉnh điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều. Nó thuận lợi hơn so với việc sử dụng biến áp hoặc kết nối các nguồn 1 chiều lại với nhau  ở chỗ có thể biến đổi đồng thời cả dòng điện và điện áp đầu vào theo điện áp và dòng điện thích hợp phù hợp với yêu cầu của tải.

 

nguon VI OLET