ĐÔ THỊ HÓA Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Tỉ lệ dân số thành thị ở trên thế giới

Dân số đô thị (triệu nười)

% dân số đô thị

 

Khu vực

1970

1990

2025

1970

1990

2025

Toàn thế giới

Các nước đang phát triển:

  • Các nước kém phát triển nhất
  • Các nước khác

Các nước kinh tế phát triển

1352

654

38

 

615

 

689

2282

1401

103

 

1298

 

881

5187

4011

532

 

3479

 

1177

37

25

13

 

26

 

67

43

34

20

 

36

 

73

61

57

44

 

59

 

84

Bảng tỉ lệ dân số thành thị ở một số nước trên thế giới

Đơn vị %

Tên nước

Tỉ lệ dân số đô thị

Các Nước Phát Triển

Châu Đại Dương

Nauru 

Guan

Oxtraylia

Niudilan

Tan Caledonia

Palau 

Xalomom

Lb Micoronexia

Xoana

Tonga 

 

72

100

93

91

86

71

70

16

22

22

33


Châu Âu

Anh

Pháp

Áo

Đức

Bắc Âu

Thụy Điển

Nauy

Phần Lan

Nam Âu

Tây Ban Nha

Bồ Đâu Nha

Italia

Đông Âu

Nga

Ucraina

Uzbekixtan

Acmênia

Hurari

Bungari

Rumani

Balan

Bắc Mĩ

Canada 

Hoa Kì

Các Nước Đang Phát Triển

Châu Mĩ La Tinh

Achentina

Venezuela 

Uruguay 

74

89

76

54

88

84

86

78

62

 

76

53

90

 

73

68

37

65

65

70

53

62

 

79

79

 

 

80

89

87

93


Mehico

Xanluxia

Chilê

Pêru

Braxil

Vùng Caribe

Cuba 

Trung Mĩ

Xan Kit Ne Vi

Hai Ti

Grinad

Châu Á

Trung Quốc

Đìa Loan

Indônesia

Thái Lan

Philippin

Mianma

Malayxia

Việt Nam

Băngladet

Pakixtan

Apgakixtan

Châu phi

Agiêri

Libi

Ai Cập

Maroc

Xuđăng

Nigieria

Ruand

75

30

87

73

81

65

76

68

33

36

39

38

37

78

42

31

48

29

62

20

37

34

 

 

 

86

43

57

36

44

17


Burkinafaso

Etiopia

Lasotho

Malawi 

Uguand

Eritorea

Nigre

 

 

17

15

13

14

12

19

21

 

I. SỰ KHÁC NHAU CỞ BẢN VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở CÁC NHÓM NUỚC

Quá trình đô thị hóa có tính chất khác nhau giữa các nước, các vùng kinh tế có trình độ phát triển khác nhau, có chế độ xã hội khác nhau. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt về mức độ và tính chất đô thị hóa giữa các nước vì đô thị hóa là quá trình đô thị hóa là quá trình mang tính chất quy luật, các đô thị phát triển phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế- xã hội- văn hóa của đất nước và của từng vùng.

Đô thị hóa phát triển mạnh trên quy mô toàn cầu làm tăng số lượng các đô thị lớn, tăng nhanh dân số đô thị và tiử lệ thị dân. Hiện nay, xu hướng phát triển của thế giới là biến trái đất thành một hành tinh chủ yếu bao gồm các đô thị (hành tinh bê tông). Đến thế kỉ 21, khi dân số đạt mức ổn định, thì số dân cư nông thôn thật là nông dân sẽ chỉ là một thiểu số ít ỏi. Dân số đô thị thế giới 2005 đạt tới 47% tổng dân số, ước tính đến 2025 là 61%. Sự gia tăng dân số đô thi thế giới hiện nay chủ yếu tập chung ở các nước đang phát triển.

Vào giữa thế kỉ 20 các nước kinh tế phát triển dân số đô thị đã đạt trên 50%, trong khi để đạt tỉ lệ này các nước đang phát triển phải mất 75 năm nữa, tức là vào năm 2025. Các nước chậm phát triển tỉ lệ dân số đô thị thấp đặc biệt là các nước châu phi và châu Á với tỉ lệ dân cư đô thị dưới 30% dân số. trong khi đó tỉ lệ dân cư đô thị ở Mỹ La Tinh cao hơn đạt khoảng 70%.


Bảng1: Dân số đô thị và tỉ lệ % dân số sống ở khu vực đô thị năm 1970, 1990 và 2025

Dân số đô thị (triệu nười)

% dân số đô thị

 

Khu vực

1970

1990

2025

1970

1990

2025

Toàn thế giới

Các nước đang phát triển:

  • Các nước kém phát triển nhất
  • Các nước khác

Các nước kinh tế phát triển

1352

654

38

 

615

 

689

2282

1401

103

 

1298

 

881

5187

4011

532

 

3479

 

1177

37

25

13

 

26

 

67

43

34

20

 

36

 

73

61

57

44

 

59

 

84

 

Sự bùng nổ dâm cư đô thị trong thế kỉ tới chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển. Trong khi vào những năm 60 hơn một nữa dân số đô thị thế giới tập trung ở các nước kinh tế phát triển. tuy nhiên đến năm 1970 thì dân số đô thị ở các nước phát triển chỉ nhiều hơn ở các nước đang phát triển cỏ 44 triệu người.Nhưng trong thời gian gần đây, sự chênh lệch dân số đô thị ở các nước phát triển và các nước đang phát triển tăng lên nhanh chóng, từ 1975 các cân dân số đô thị giữua hai khu vực đã có sự thay đổi, tỉ lệ dân số đô thị của thế giới sinh sống ở các nước đang phát triển tăng nhanh. Năm 1990 quá nữa dân số đô thị thế giới (61%) tập trung ở các nước đang phát triển.

Theo dự đoán dân số đô thị của lien hợp quốc, dân số đô thị thế giới năm 2025 sẽ tập rung ở các nước đang phát triển gấp 4 lần ở các nước phát triển.

Tốc độ gia tăng dân số đô thị các nước đang phát triển tăng lên nhanh chóng trong thời gian ngắn có thể đạt tới con số hơn 4 tỉ người vào năm 2025. trong khi đó dân số đo thị ở các nước kinh tế phát triển tăng lên chậm, chỉ tăng từ 881 triệu 1990 lên 1177 triệu năm 2025.


Tốc độ đô thị hóa ở các nước đang phát triển trong những năm gần đây và trong thời gian tới tỉ lệ thị dân sẽ đạt tới 50% vào năm 2015 và có thể đạt 57% vào năm 2025. Tuy nhiên, trong số đó còn có 47 quốc gia kém phát triển nhất là những nước ở trong tình trạng kinh tế nghèo nàn, lạc hậu có tốc độ đô thị hóa thấp, năm 1970 tỉ lệ thị dân đạt có 13%, đến năm 1990 là 20% với 103 triệu dân đô thị, tốc độ gia tăng trung bình là 4,95%/ năm

II. Đô thị hóa ở các nước kinh tế phát triển

Mức độ đô thị hóa cao ở tất cả các nước kinh tế phát triển. Các nước: Ôxtrâylia, Niudilan, tây âu, bắc mỹ có mức độ đô thị hóa cao, tỉ lệ dân số đô thị đạ từ 80% trở lên. Còn khu vực Đông và Nam Âu mức độ đô thị hóa còn thấp, trong đó thấp nhất so với các nước kinh tế phát triển là các nước ĐÔNG ÂU:63% dân số sống ở khu vực đô thị.

Bảng 2: Dân số đô thị ở các nước kinh tế phát triển qua các năm

Dân số đô thị (triệu nười)

% dân số đô thị

 

Khu vực

1950

1970

2025

1950

1970

2025

Các nước kinh tế phát triển

  • Úc- Niudilân
  • Châu  Âu
  • Nhật Bản
  • Bắc Mỹ
  • Liên Xô

452

 

7,5

223,9

42

106,1

62,4

698

 

13

311

74

167

133

1177

 

27

458

109

307

277

54,3

 

74,6

56,2

50,3

63,9

41,5

67

 

84

67

71

74

57

84

 

90

85

86

85

----

 

Cùng với sự khác biệt về trình độ phát triển về kinh tế là sự khác biệt về mức độ đô thị hóa giữua các nước. Ở châu Âu có thể nhận ra sự khác biệt về mức độ đô thị hóa dễ dàng, sự thay đổi mức độ đô thị hóa trung bình đến mức độ đô thị hóa cao, ngay trong cùng quốc gia cũng có sự biến đổi theo từng vùng lãnh thổ.

Trong số các nước châu Âu có 12 nước có tỉ lệ dân số đô thị hơn 75% là các nước kinh tế phát triển. các  nước đô thị hóa cao trong số các nước đang phát triển  là bỉ 97%, Lucxambua 91%, Hà Lan 90%, Anh 89%, Đan Mạch 72% và CHLB Đức 88%. Như vây, các nước đô thị hóa cao là các nước ở ven vành đai  biển Bắcgồm 4 nước: Bỉ, Hà Lan, CHLB Đức và Đan Mạch, thêm vào đó là Anh- đất nước trải dài trên Đại Tâu Dương


. Trong khi một số nước nhỏ ở châu Âu như: Monaco 100% dân số sống ở đô thị, Malta 91% dân số đô thị, Lucxambua 91%, các nước châu Âu khác: Aixolen 94% có mức độ đô thi hóa cao cũng như những đảo ở biển Bắc.

23 nước có tỉ lệ dân số đô thị từ 50%- 75% ví dụ: Bộ Đầu Nha 54%

3 nước và quần đảo Chenen có tỉ lệ dân số đô thị dưới 50% như: Anbani 42%, Bosnia Herzegovinia 43%, Mondova 45%, quần đảo Chenen là 31% là khu vực kinh tế kém phát triển hơn.

Đông Âu là khu vực đô thị hóa kém hơn chỉ đạt gần 68%. CHLB Nga có tỉ lệ dân số đô thị khoảng 73%, những nước này có trình độ đô thị hóa tương tự nhau: CH Séc 77%, Belarut 72%, Bungari 70%, dân số đô thị thấp nhất là 4 nước: Mondova 54%, Rumani 53%, Xlovakia 53%.

khu vực Nam Âu, có trình độ đô thị hóa khác nhau khá lớn. Một số nước có mức độ đô thị cao như:Andora 92%, Man ta 91%, Italia 90%, Tây Ban Nha 76%. Nhưng nhiều nước mức độ đô thị hóa còn thấp: Anbani 42%, Bosnia Herzegovinia 43%, Xlovennia 525, Bồ Đầu Nha 53%.

các nước kinh tế phát triển sự di dân nông thôn và đô thị làm tăng dân số ở khu vực đô thị đã trở thành nét chung nhất ở các nước này trong những năm cuối thể kỉ 19 đầu thể kỉ 20. Nhưng cuối thế kỉ 20 thì quá trình đô thị hóa đã mang đặc trưng khác biệt giữua các nước này do quá trình đô thị hóa đã vào giai đoạn kết, gắn với quá trình ngoại ô hóa, nên tỉ lệ dân số đô thị ở một số nước không tăng, thậm chí lại giảm so với những năm trước.

Nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa này chúng ta có thể nhận thấy ở Hoa Kì giữa những năm 70 và sau đó là ơ Canada trong những năm của thập niên 80, cũng như ở các nước kinh tế phát triển khác ở châu Âu, Úc, Niudilân, Nhật Bản.

Trong thời kì 70-75 mức độ đô thị hóa của Hoa Kì chỉ đạt 1%/ năm còn ở Canada giảm 0,1%/ năm.


ở châu Âu mức độ đô thị hóa chậm lại đặc biệt là một số nước nam Âu và Đông Âu nhưng thời gian đô thị hóa diễn ra chậm hơn 5-10 năm ở các nước Băc Mĩ. Trong thời gian 5 năm từ 1980-1985 mức độ đô thị hóa chậm lại ở Nam Âu chỉ đạt 0,8% /năm, ở Đông Âu tăng trưởng còn chậm hơn khoảng 0,16%/năm. Suốt thời kì 1985-1990 Phần Lan và Pháp không tăng suốt thập niên 80 và mức độ đô thị hóa dường như không đổi: Phần Lan 60%, Pháp 73%.

Úc trong thời kì 1975- 1980 đô thị hóa không tăng thậm chí còn giảm 0,4%/năm.

Ngoài ra, ở một số nước như Thụy Điển, Hà Lan, Niudilan, Nhật Bản cũng ở trong nhòm nước giảm mức độ đô thị hóa. Theo sự đánh giá đô thị hóa của Liên Hiệp Quốc nếu mức độ gia tăng dân số đô thị nhanh hơn tốc độ gia tăng dân số thì đô thị hóa tích cực trình độ đô thị hóa sẽ tăng và ngược lại mức độ gia tăng dân số đô thị chậm hơn mức tăng tổng dân số thì trình độ đô thị hóa sẽ thấp, quá trình đô thị hóa trở nên tiêu cực.

Vào những năm 1970 dân số đô thị thế giới khoảng 1,4 tỉ so với 3,7 tỉ dân số thế giới, trong đó gần một nữa dân số đô thị thế giới tập trung ở các nước có nền kinh tế phát triển (698 triệu).

Các nước kinh tế phát triển có số dân đô thị nhiều hơn các nước đang phát triển nhưng nó mau chóng bị mất vị trí đó, do sự gia tăng dân số nhanh chóng ở các nước đang phát triển cộng với sự di dân từ nông thôn vào thành thị. Sự gia tăng dan số nhanh với sự di dân theo hướng nông thô-> đô thị  mạnh mẽ ở các nước đang phát triển làm cho cán cân dan số bị lệch đo từ năm 1975 và tiếp tục thay đổi trong thời gian sau đó.

Tỉ lệ dân số đô thị thế giới mỗi năm tăng lên so với dân số thế giới, các thành phố ở các nước đang phát triển dân số tăng lên làm giảm bớt số người cư trú ở nông thôn. Trong khi đó ở các nước đang phát triển gắn liền với quá trình di dân ào ạt từ nông thon lên thành phố không kiểm soát được gây thiếu lao động có kĩ thuật ở nông thôn, gây sức ép về việc làm, cơ sở khoa học kĩ thuật và gây ô nhiễm môi trường, gây trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội.

Đô thị hóa ở các nước châu đại dương


Số dân đô thị ở châu Đại Dương chiếm 72%  như tỉ lệ dân số đô thị lại tập trung cao nhất vào một số nước trong khu vực như: Nauru 100%, Ruam 93%,  Úc 91%, Niudilan86%, Tân calê đônia 71%, Palau 70%, các nước này có tỉ lệ dân số đô thị cao. Ngược lại trên các đảo Melanêsia và Polinêsia có mức đô thị hóa thấp: Papua Niu ghi ne 13%,  quần đảo Xalomon 16%, lien bang Micôronexia 22%, Tây Xoa na 22%, Tonga 33%.

Châu Đại Dương chỉ có Úc  là có 5 thành phố với quy mô dân số trên 1 triệu. thành phố lớn nhất là Xitni- thành phố cảng trung tâm kinh tế văn hóa, thương mại  lớn nhất của úc với dân số là 3,7 triệu dân chiếm 25% số dân đô thị của toàn quốc.

Men buốc là trung tâm văn hóa lớn có 3,1 triệu dân chiếm 21% dân số thành thị của cả nước. Brisbane là cảng biển quan trọng; Perth là cảng biển phía tây, Canberra  là thủ đô của Úc nhưng là thành phố có quy mô dân số nhỏ. Các thành phố ở phía Đông Nam và có sự rang buột chặc chẽ với chính quốc (Anh). Phần lớn người dân châu Đại Dương là người châu Âu 96% dân số, riêng người Anh và người Ailen chiếm 77%  và người dân các nước khác di cư đến châu Đại Dương qua các thời kì đặc biệt là “cơ sốt vàng” giữua thế kỉ 19. cùng với công nghiệp khai thác vàng  và khai thác khoáng sản là sự phát triển các ngành công nghiệp điện lực, luyện kim, chế tạo máy phát triển mạnh. Công nghiệp của Úc đứng vị trí thứ 10 trên thế giới làm cho dân số đô thị của nước này tăng lên nhanh chóng.

Đô thị hóa ở Nhật Bản

Là nước có trình độ phát triển cao, đô thị hóa mạnh mẽ, tập trung ở nhiều thành phố lớn bậc nhất thế giới.

Nhật  là nước tư bản duy nhất ở châu Á có trình độ phát triển kinh tế phát triển cao. Đô thị hóa ở nhật diễn ra mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, các thành phố mọc lên nhanh chóng, đặc biệt là các thành phố lớn có mật độ dày đặc ở đảo Honxu, trong đó thành phố lớn nhất Nhật Bản đồng thời cũng là thành phố lớn nhất thế giới là Tokiô đã đạt 25 triệu dân năm 1990. ngay từ năm 1960 Tokyô đã trở thành trung tâm kinh tế của Nhật Bản và của thế giới.


Trước đây, theo dự báo của cơ quan thống kê Nhật Bản về dân số thành phố, thành phố Tokyô đến năm 1990 có 18 triệu dân và đến 200 là 19 triệu dân và 2020 là 28 triệu dân, nhưng thực tế Tokyo đã đạt 29,8 triệu dân ngay từ đầu năm 1995, đang là thành phố đứng đầu về dân số thế giới và còn giữ vị trí đến năm 2010. Ở Tokyô tập trung 26 % dân số đô thị của Nhật.

Vùng Tokyo kể cả vùng ngoại ô có sức mạnh kinh tế rất lớn, lớn hơn tiềm lực kinh tế của toàn nước Ý hay nước Anh. Vùng Tokyô chiếm 33% GNP của toàn nuớc thời kì 1987-1988. Osaca là thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng 25%/ năm trong những năm 1985-1990 ngược lại Tokyô lại có tốc độ phát triển đô thị giảm đi -0,6%.

 

Đô thị ở các nước châu Âu

Khu vực đô thị hóa lâu dài mức độ đô thị hóa cao nhưng những năm gần đây tốc độ tăng trưởng đô thị hóa chậm, đô thị cổ nhưng ít các đô thị khổng lồ.

Là khu vực thứ hai thế giới về số lượng cư dân đô thị năm 1970  với 311 triệu người. nhưng những năm gần đây dân số đô thị ở châu Âu tăng lên chậm hơn so với các nước châu Á. Cho đến 1990, số dân đô thị của châu Âu chỉ tăng lên 62 triệu dân, dự đoán đến năm 2025 dân số đô thị của châu Âu đạt 458 triệu dân, chỉ tăng khoảng 84 triệu trong vòng 35 năm. Trong khi đó ở các nước châu Á tăng lên 1,7 tỉ dân cũng trong 35 năm.

ở châu Âu không có thành phố nào có dân số trên 10 triệu dân trở lên, số thành phố có từ 5-10 triệu dân: 3 thành phố năm 1950; 4 thành phố năm 1970; 5 thành phố năm 1990 và không tăng lên cho đến năm 2010.

Thành phố 1-5 triệu dân chiếm khoảng 1/5 dân số đô thị. Châu là khu vực có lịch sử đô thị hóa lâu dài, ở châu Âu có nhiều dô thị cổ, mạng lưới đô thị dày đặc, mức đô thị hóa cao với 74% dân số sống ở các thành phố lớn.

Đô thị hóa ở khu vực Tây Âu

Khu vực đô thị hóa cao, đã ở giai đoạn kết.

Là khu vực diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, công nghiệp hóa cao là điều kiện để tiến hành quá trình đô thị hóa.


Nước Anh:là nước có trình độ đô thị hóa cao, lịch đô thị hóa lâu dài, chiếm 89% dân số đô thị và là một nước duy nhất ở Tây Âu có nhiều thành phố có hơn 1 triệu dân như: Luân Đôn, Birminham, Manchester Và Leed. Trong đó thủ đô Luân Đôn dân số hơn 7 triệu ngừời. quá trình đô thị hóa ở Anh gắn liền với quá trình phát triển cuộc cách mạng công nghiệp. sự phát triển công nghiệp đa xlàm thay đổi nhanh chóng sau sắc kinh tế -xã hội của nước Anh, những nơi đông dân nhất của Anh tập trung vào vùng Tay Bắc nơi xuất hiện hàng loạt các trung tâm công nghiệp mới: Manchester, Birminham, Liperpoon. ở Anh có 60 thành phố hơn 10000 dân và có  25 thành phố 25.000 dân.

Quá trình đô thị hóa ở anh diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ vào đầu thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, hiện nay đô thị hóa ở Anh đã vào giai đoạn kết tỉ lệ dân số đô thị đạt tới 89% dân số cả nước. Xu hướng phát triển ở Anh cũng như ở các nước phát triển là di cư từ thành phố vào nông thôn.

 

Áo  là nước nhỏ ở Tây Âu, có diện tích 838km2 với 8,1 triệu dân năm 1995 và hầu như giữ nguyên dân số đến năm 2005 (8,2 triệu dân). Áo là nước có dân số đô thị tập trung và thủ đô Viên với mức cao nhất 1,8 triệu dân. Áo là quốc gia có hơn một nữa dân số song ở đô thị nhưng là nước có dân số đo thị thấp ở Tây Âu.

Pháp với số dân 58,1 triệu năm 1995; 60,7 triệu năm 2005. pháp có quá trình đô thị hóa lâu dài, tốc độ gia tăng dân số đô thị rất nhanh, giữua thế kỉ 19 có ¾ dân số là sống ở nông thôn. Nhưng đến 1901 có đến 40% dân số sống ở đô thị; 2005 Pháp có 76% dân số đô thị. Trong đó tập trung vào những vùng kinh tế ở  phía Đông và phía Bắc có nhiều siêu đô thị sầm uất.

Pải là siêu đô thị lớn nhất nước Pháp  với 10 triệu dân chiếm 23% dân số đô thị và chiếm khoảng 17% dân số cả nước.

Macxay có số dân là 798,43  ngàn người, là thành phố lớn thứ hai về dân số.

Đức

 Có trình độ đô thị hóa cao, lịch sử đô thị hóa lâu dài với tỉ lệ dân số thành thị là 88% dân số toàn quốc, trong đó có 20% dân số tập trung vào các thành phố lớn trên 100000 dân

nguon VI OLET