CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO (10 tiết)
BÀI 6: ĐO THỜI GIAN (02 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động.
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo; ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian bằng đồng hồ và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
- Đo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hợp tác, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác;
- Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thảo luận nội dung liên quan đến phép đo thời gian.
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị và dụng cụ thường dung để đo thời gian của một hoạt động; Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trong một số trường hợp đơn giản;
- Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó;
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Đo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
3. Về phẩm chất
- Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập;
- Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác;
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ thu thập các dữ liệu để khám phá vấn đề.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa.
- Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm.
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập 1 và 2.
- Phiếu hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (15 phút)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài thực hành.
b) Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV, HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
+ Giác quan ta có thể cảm nhận sai về thời gian.
+ Để xác định được thời gian một cách chính xác, các em cần phải sử dụng dụng cụ đo phù hợp.
c) Sản phẩm: Sự hứng thú với bài học.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi đếm giây
- Cách chơi:
+ GV chọn ngẫu nhiên 3-5 HS tham gia trò chơi.
+ Khi GV ra hiệu lệnh, HS sẽ tiến hành ước lượng thời gian là 30s bằng cách đếm. Sau khi đếm xong, HS ra hiệu bằng cách giơ tay.
+ GV dùng đồng hồ bấm giây để đánh dấu lại các mốc mà HS giơ tay.
+ HS thắng cuộc là HS ước lượng đúng hoặc gần với 30s nhất.
+ Nhiệm vụ 2: HS quan sát đồng hồ bấm giây và xem 1 clip về cuộc thi điền kinh, trả lời các câu hỏi sau:
- Làm thế nào để xác định chính xác thứ tự về đích của các vân động viên?
- Đơn vị đo thời gian trong đồng hồ bấm giây là gì?
- Vì sao phải sử dụng đồng hồ bấm giây để đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao?
* GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ đã được giao.
* Báo cáo kết quả hoạt động:
- Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS đưa ra ý kiến về việc cảm nhận thời gian trong trò chơi.
(Gợi ý kết quả: Ta có thể cảm nhận sai về thời gian nếu không sử dụng dụng cụ đo).
- Nhiệm vụ 2: Chọn ngẫu nhiên 1 số HS trả lời các câu hỏi
H. Làm thế nào để xác định chính xác thứ tự về đích của các vân động viên?
H. Đơn vị đo trong đồng hồ bấm giây là gì?
H. Vì sao phải sử dụng đồng hồ bấm giây để đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao?
(Gợi ý kết quả: + Dùng đồng hồ bấm giây để xác định thời gian về đích của vận động viên tham gia.
nguon VI OLET