BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUI NHƠN





TS. Lương Thị Vân – ThS. Dương Văn Thành







ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN: ĐỊA LÍ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC
GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRƯỜNG THPT


















Qui Nhơn, tháng 2 năm 2006



LỜI NÓI ĐẦU

Tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học địa lí trung học phổ thông được biên soạn để triển khai thực hiện Dự án phát triển giáo dục THPT, nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên cốt cán các trường THPT ở 22 tỉnh, thành trên địa bàn cả nước, trong đó có 4 tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak và Đak Nông.
Tài liệu trình bày một số vấn đề cơ bản về việc đổi mới dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông. Cấu trúc tài liệu được chia thành 4 chương với sự phân công biên soạn như sau:
Chương 1: Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông (ThS. Dương Văn Thành).
Chương 2: Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong môn Địa lí trung học phổ thông (ThS. Dương Văn Thành, TS. Lương Thị Vân – Phương pháp đóng vai).
Chương 3: Nâng cao hiệu quả việc khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông (Th.S Dương Văn Thành).
Chương 4: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Địa lí của học sinh trung học phổ thông ( TS. Lương Thị Vân).
Tài liệu này được sử dụng để triển khai các lớp tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán dạy môn Địa lí ở 4 tỉnh Tây Nguyên nói trên, làm chỗ dựa thiết thực và cụ thể cho giáo viên địa lí THPT trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tại cơ sở giáo dục mà mình đang công tác. Tuy nhiên, các cán bộ quản lý, chỉ đạo chuyên môn ở các Sở Giáo dục và Đào tạo, ở các trường phổ thông, giảng viên các trường đại học, giáo viên dạy môn Địa lí các trường THPT khác và những ai quan tâm đến vấn đề đổi mới dạy học địa lí ở trường phổ thông đều có thể tham khảo, sử dụng tài liệu này.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng lựa chọn và tham khảo, sử dụng nhiều nguồn thông tin tư liệu, tài liệu của nhiều tác giả, nhưng do hạn chế nhiều mặt - nhất là về mặt thời gian, nên chắc chắn tài liệu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các cán bộ quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn và các bạn đồng nghiệp.

NHÓM BIÊN SOẠN









CHƯƠNG 1 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
1.1.1. Thực trạng dạy học địa lí ở trường phổ thông và sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ trên thế giới đang diễn ra một cách mạnh mẽ cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại hay còn gọi là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Đây là giai đoạn mới về chất trong sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, trong đó các phương tiện và đối tượng lao động, các nguồn lao động, công nghệ, các phương thức tổ chức và quản lý sản xuất xã hội đã biến đổi về căn bản. Và tất nhiên nhu cầu của nền sản xuất xã hội đối với nguồn nhân lực, một lực lượng sản xuất chủ yếu và quan trọng nhất cũng đòi hỏi phải có nhiều biến đổi về chất để thích ứng.
Ở nước ta trong vài thập kỷ gần đây, cùng với việc đổi mới kinh tế - xã hội, xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp để chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, chúng ta đã thực hiện mở cửa, tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật ... từng bước tiến hành hội nhập kinh tế, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế trong khu vực và trên quy mô toàn cầu. Nhờ đó nền kinh tế - xã hội nước ta đã có những biến đổi căn bản về mọi mặt. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi phải có những con người “lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết những
nguon VI OLET