ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

Ngày 11/02/2017

 

 

 

BÁO CÁO THAM LUẬN

ĐỔI MỚI  SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

 THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

MÔN TIẾNG ANH

 

I. Đặc điểm tình hình

1. Thuận lợi

  - Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nghành

 - Cơ sở vật chất , đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ thuận lợi cho việc dạy và học.

- Hoạt động của Tổ được sự quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện của BGH.

- Giáo viên đều được tham gia các lớp tập huấn do trường và ngành tổ chức.

-  Đội  ngũ giáo viên trong tổ đoàn kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, chuyên môn vững, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

- Học sinh phần lớn có ý thức, chăm chỉ học tập, có ý thức vươn lên về tu dưỡng đạo đức.

2. Khó khăn

- Một số giáo viên nhận thức chưa sâu sắc về SHCM theo nghiên cứu bài học.

- Nếp sinh hoạt chuyên theo cách truyền thống một thời gian dài nên việc thay đổi cách SHCM cần phải có thời gian để giáo viên tiếp cận dần.

- Học sinh chưa quen với việc dự giờ theo kiểu mới nên còn bỡ ngỡ, rụt rè, có em tò mò nên phần nào  có ảnh hưởng đến giờ học.

- Lớp học hẹp khó bố trí chỗ ngồi cho GV đến dự

-Đồ dùng dạy học cho tiết dạy còn thiếu, không đồng bộ.

- Học sinh ở xa trường học . Một số phụ huynh đi làm ăn xa nên việc phối hợp với gia đình để giáo dục học sinh chưa kịp thời.

 

II. Ưu điểm của đổi mới SHCM theo nghiên cứu bài học với SHCM truyền thống.

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không đặt nặng việc quan tâm giờ dạy của giáo viên như trước đây mà khuyến khích người dự giờ hướng đến đối tượng học sinh để làm sao giúp đỡ các em có một bài học hoàn chỉnh, chất lượng, gây được hứng thú và niềm say mê học tập,… Trong tiết học này, giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học, phải xem thử học sinh học như thế nào, lớp dạy đang gặp khó khăn gì? Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú cho học sinh không? Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào cho phù hợp nhất?...

- Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của HS.

- Làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của GV về HS trong từng hoàn cảnh khác nhau.

          - Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.

 

- Bài dạy minh hoạ được các GV trong tổ thiết kế. Chủ động linh hoạt không phụ thuộc máy móc vào quy trình, các bước dạy học trong SGK, SGV.

- Các hoạt động trong thiết kế bài học cần đảm bảo được mục tiêu bài học, tạo cơ hội cho tất cả HS được tham gia bài học.

 - Người dự giờ đứng ở vị trí thuận lợi để quan sát, ghi chép, sử dụng các kĩ thuật, chụp ảnh, quay phim…những hành vi, tâm lí, thái độ của HS để có dữ liệu phân tích việc học tập của HS..

- Tạo cơ hội cho CBQL, GV hiểu về quy định, chính sách của ngành và công việc của mỗi GV.

          - Tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới PPDH, kĩ thuật dự giờ theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của HS làm trung tâm của GV khi tham gia SHCM theo NCBH.

III. Các bước tiến hành SHCM theo nghiên cứu bài học

1. Bước 1. Họp tổ chuyên môn để xác định mục tiêu, chuẩn bị bài dạy: Tổ chọn một bài, giao cho giáo viên thảo luận về thể loại, nội dung, các PP, chuẩn kiến thức, kỹ năng, cách thức tổ chức cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, dự kiến những khó khăn... Giao cho giáo viên soạn.

2. Bước 2. Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ. Giáo viên dạy minh hoạ thực hiện bài nghiên cứu. Giáo viên trong tổ thưc hiện dự giờ như mục tiêu 2.

3. Bước 3. Họp tổ chuyên môn, suy ngẫm, thảo luận, tìm biện pháp khắc phục. Giáo viên thực hiện tiết minh hoạ tự nhận xét về ý tưởng của tổ và mình đã thực hiện được đến đâu. Giáo viên tham gia góp ý, tập trung vào hoạt động của học sinh, không xếp loại tiết dạy. Rút ra bài học kinh nghiệm cho mọi giáo viên.

4. Bước 4. Áp dụng. Trên cơ sở bài dạy minh hoạ, giáo viên trong tổ vận dụng, kiểm nghiệm vấn đề đã được thống nhất trong tổ vào dạy dạy hàng ngày.

IV. Kết quả đạt được

- Số lần tổ chức:

Trong năm học  nhóm Tiếng anh tố chức 4  buổi SHCM theo nghiên cứu bài học(1 buổi/ học kỳ):

- Học kỳ I   Thực hiện  tiết dạy minh họa  vào ngày 16/11 môn tiếng anh 7 tiết 39

- Học kỳ II: Thực hiện vào tháng 2 năm  môn tiếng anh 9 tiết 42

Cả hai tiết học này chúng tôi dều UDCNTT

- Kết quả đạt được như sau:

- Đối với giáo viên:

- Ưu điểm

Sau giờ dạy, giáo viên dạy minh họa chia sẻ về mục tiêu bài học, những điều đã làm được và chưa làm được trong giờ học; người dự đưa ra những ý kiến nhận xét, chia sẻ về giờ dạy; các ý kiến tập trung vào những hoạt động của học sinh, hoạt động  các em thấy hứng thú cho học sinh là các hoạt động theo cặp và hoạt động nhóm đa số các em học sinh tham gia sôi nổi , tích cực , có hiệu quả trong nhận thức bài học, hoạt động  còn gây ra những khó khăn cho học sinh hay hiệu quả chưa cao là hoạt động cá nhân nhất là đối với học sinh yếu kém.

 Đa số các ý kiến đều đánh giá giờ dạy phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh; tạo không khí học tập sôi nổi, hào hứng; tạo không khí dân chủ, xóa đi khoảng cách giữa người dạy và người dự, giữa giáo viên với học sinh, giáo viên với giáo viên và học sinh với học sinh

- Hạn chế:

- Hệ thống câu hỏi chưa bám sát cả 3 đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém.

- Do lớp học đông học sinh nên gv chưa quan sát được hành vi , tâm lí, thái độ của từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
         - Dù kết quả đạt được ban đầu còn khiêm tốn so với yêu cầu đặt ra và còn nhiều khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ để thực hiện tốt Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa  theo nghiên cứu bài học, nhưng những thành công ban đầu của bài dạy đã có tác dụng tích cực trong việc tạo động lực mạnh mẽ cho giáo viên trong nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn nhưng cũng vô cùng bổ ích này.

-         Đối với học sinh:

- Ưu điểm

Đa số học sinh rất hào hứng, chủ động, tự nhiên được thể hiện mình, được thầy cô giáo quan tâm hướng dẫn học, các em có thể chia sẻ, trao đổi với bạn và tự làm.  

Qua 2 tiết dạy theo hình thức nghiên cứu bài học, học sinh cải thiện được chất lượng học tập, các em rất hào hứng, phấn khởi, cảm thấy gần gũi với thầy cô. Giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, tạo quan hệ thân thiện, tích cực giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên.

Hạn chế:

- Một số học sinh còn rụt rè,chưa tự tin hoặc chưa tích cực tham gia hoạt động nhóm, cặp.

- Kỹ năng ghi chép còn chậm.

* Kết luận:

Qua 2 lần SHCM THEO NCBH chúng tôi đã tiến hành thảo luận và đi đến thống nhất chung một số vấn đề để áp dụng vào thực tế giảng dậy hàng ngày như sau:

- Tăng cường UDCNTT vào giảng dạy, đặc biệt là đưa vào bài dạy các hình ảnh, các hiện tượng thực tế thường gặp trong cuộc sống để các em nắm bài tốt hơn.

- Tích cực  đổi mới  PP dạy học, đổi mới KTĐG trong quá trình dạy học.

- Tăng cường cho các em học sinh thực hành nói, và giao tiếp bằng tiếng anh hằng ngày.

- Quan tâm sát sao hơn đến khó khăn của học sinh trong quá trình tiếp thu bài học để có biện pháp động viên , giúp đỡ kịp thời.

IV. Kiến nghị, đề xuất:        

          Chúng tôi mong muốn được trang bị phòng học bộ môn có đầy đủ phương tiện phục vụ cho việc dạy và học môn tiếng Anh đặc biệt là để phục vụ cho việc phát triển kỹ năng nghe, nói tiếng Anh cho các em học sinh đáp ứng được yêu cầu giáo dục bộ môn tiếng Anh trong trường THCS hiện nay.

 

          Trên đây là một số ý kiến của tổ, nhóm chúng tôi về việc sinh hoạt chuyên môn Theo NCBH môn tiếng Anh, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí Lãnh đạo Phòng GD, BGH và các đồng chí, đồng nghiệp để chúng tôi thực hiện tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

 

nguon VI OLET