CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........................., ngày 06 tháng 06 năm 2020


ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp Huyện.
- Họ và tên : .....................................
- Đơn vị công tác: Trường TH ......................... – .................. – Hà Giang.
Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm học 2019 - 2020 như sau:
1. Tên sáng kiến:
Bồi dưỡng nâng cao Giáo viên giỏi các cấp ở trường Tiểu học ......................... .
2. Sự cần thiết ( Lý do nghiên cứu).
Giáo dục và Đào tạo có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của dân tộc. Là một những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hưng thịnh hay suy vong của mỗi Quốc gia.
Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường .Chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường phụ thuộc phần lớn đội ngũ giáo viên, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ rèn luyện phẩm chất chính trị vững vàng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong đó yêu cầu quan trọng nhất là phải rèn luyện tay nghề dạy giỏi. Chúng ta đều biết, muốn có học sinh giỏi, phải có giáo viên giỏi, “thầy nào, trò nấy”.
Là Hiệu trưởng của trường tôi cần xác định rõ trong công tác quản lí rằng: công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi là một móc xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lí. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.
Trong thực tiễn công tác quản lí với nhận thức sâu sắc như trên , Tôi quyết định chọn sáng kiến: “Bồi dưỡng nâng cao Giáo viên giỏi các cấp ở trường Tiểu học ......................... ”
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến:
Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên giỏi, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Xuất phát từ việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi các cấp là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng mang tính chiến lược của thời đại, là tiếng gọi tha thiết của lương tâm và trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục, là nhu cầu thiết thực của mỗi giáo viên và là mong muốn của toàn xã hội.
Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới Giáo dục phổ thông, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hòa mình vào xu thế toàn cầu hóa. Do đó vấn đề bồi dưỡng giáo viên về trình độ lí luận và chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng học sinh trở nên cấp bách. Bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm.
Giải pháp 1: Nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên – xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn.
Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Giải pháp 3: Tăng cường công tác quản lí chỉ đạo và các hình thức hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn.
Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
Giải pháp 5: Tuyên dương, khen thưởng kịp thời.
4. Điều kiện áp dụng:
Trong đề tài này tôi xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu trong Thời gian từ năm học 2016- 2017 đến năm học 2019 - 2020. Nghiên cứu biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại trường Tiểu học ........................., trên cơ sở các thông tin từ năm học 2016- 2017 đến năm học 2019 - 2020.
Để chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng cao, là cả quá trình chỉ đạo và phấn đấu. Trách nhiệm của một người đứng đầu trường Tiểu học ........................., tôi quyết định áp dụng sáng kiến này một cách triệt để, đã mang lại kết quả chuyển biến thật rõ rệt trong công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi để nâng cao chất lượng học sinh. Tôi thật hài lòng vì sự tiến bộ đáng kể của các vấn đề chủ quan - khách quan mà tôi đã đề cập và áp dụng khoa học sáng kiến này, “ Thầy giáo, cô giáo là những người kiến tạo tương lai”.
5. Hiệu quả đạt được.
Trong giai đoạn hiện nay, muốn sự nghiệp giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc tế. Là Hiệu trưởng nhà
nguon VI OLET