Tiết 29-30
§4.

( ( (

I. Mục tiêu:
* Về kiến thức: - Biết được phép thử ngẫu nhiên; không gian mẫu; biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên.
- Biết được các khái niệm biến cố hợp; biến cố xung khắc; biến cố đối; biến cố giao; biến cố độc lập.
* Về kỹ năng: Xác định được phép thử ngẫu nhiên; không gian mẫu; biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
* Giáo viên : SGK, phiếu học tập, sử dụng bảng, đồng tiền, con súc sắc.
* Học sinh : chia nhóm học tập, thảo luận .
III. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS sửa vài bài tập về nhà SGK trang 57, 58.
IV. Tiến trình giảng bài mới:
Hoạt động 1: Phép thử:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung

- Phép thử là một trong những khái niệm cơ bản của lí thuyết xác suất.
- GV cho ví dụ: gieo một đồng tiền kim loại; rút một quân bài; . . . là các ví dụ về phép thử ngẫu nhiên (các kết quả thu được là ngẫu nhiên, không đoán trước được mặc dù đã biết được tập hợp các kết quả có thể có của mỗi phép thử)
- Y/c học sinh nêu khái niệm về phép thử.
- Trong toán học phổ thông ta chỉ xét phép thử có một số hữu hạn kết quả.
- Làm quen

- Lắng nghe và nêu ví dụ thấy trong thực tế: thảy con súc sắc: biết được tập hợp kết quả là: {1, 2, 3, 4, 5, 6}nhưng không đoán trước được kết quả sau mỗi lần thảy.




- Nêu khái niệm phép thử theo ý hiểu và tham khảo SGK trang 59.
I. Phép thử. Không gian mẫu:
1/ Phép thử:
Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không đoán trước được kết quả của nó, mặc dù đã biết tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử đó.


Hoạt động 2: Không gian mẫu:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung

- Em hãy liệt kê các kết quả có thể của phép thử gieo một con súc sắc.
- Tập hợp các kết quả có thể xảy ra của một phép thử được gọi là không gian mẫu của phép thử và kí hiệu là (.
- Y/c học sinh cho ví dụ về một phép thử khác và nêu không gian mẫu của phép thử đó.
- Nếu phép thử là gieo một đồng tiền hai lần thì không gian mẫu thế nào?
- Hoạt động nhóm: Nếu phép thử là gieo một con súc sắc hai lần thì không gian mẫu thế nào?
- Các kết qủa có thể có: 1, 2, 3, 4, 5, 6.

- Hs làm quen khái niệm mới, tham khảo SGK/60

- Phép thử gieo một đồng tiền, ta được không gian mẫu là ( = {S, N}





( = {SS, SN, NS, NN}

Các nhóm báo cáo kết quả: ( = {(i, j)| i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6}
2/ Không gian mẫu:
Tập hợp các kết quả có thể xãy ra của một phép thử được gọi là không gian mẫu của phép thử và kí hiệu là ( (đọc là ô-mê-ga)
VD:
a) Phép thử gieo một đồng tiền, ta được không gian mẫu là ( = {S, N}.
b) Phép thử gieo một đồng tiền hai lần, không gian mẫu ( = {SS, SN, NS, NN}.





c) Phép thử gieo một con súc sắc hai lần thì không mẫu là:
( = {(i, j) / i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6}


Hoạt động 3: Biến cố:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung

- Gieo đồng tiền hai lần thì không gian mẫu: ( = {SS, SN, NS, NN}
- Sự kiện A: “Kết quả của hai lần gieo là như nhau”. Ta gọi A là một biến cố và viết A = {SS, NN}
- Biến cố B: “Có ít nhất một lần xuất hiện mặt ngửa” viết thế nào?
- C = {SS, SN}phát biểu dưới dạng mệnh đề thế nào?
- Nhận xét các biến cố B, C với phép thử A

- Nêu khái niệm biến cố

- Người ta thường kí hiệu các biến cố bằng các chữ
nguon VI OLET