Đề tài: Nâng cao kết quả học tập cho HS bằng cách ứng dụng CNTT trong  dạy học môn Hình học 9

1. Tên đề tài

Nâng cao kết quả học tập cho học sinh bằng cách ứng dụng CNTT trong  dạy học môn Hình học lớp 9 tại trường THCS Phạm Hồng Thái

Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin (CNTT) là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi.

Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Hòa trong xu thế đổi mới từng bước tiến lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, ngành GD – ĐT nước ta không ngừng phát triển để đáp ứng những đòi hỏi trong thời kỳ mới. Thực hiện chủ trương của đảng về việc “Nâng cao năng lực, bồi dưỡng nhân tài, lấy khoa học kỹ thuật và công nghệ làm trung tâm”, yêu cầu cấp bách hàng đầu đặt ra với công tác giáo dục đào tạo là cần phải xây dựng, bồi dưỡng một đội ngũ chủ nhân tương lai của đất nước xứng tầm, để đ­a đất nước tránh khỏi tình trạng tụt hậu về mọi mặt so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục đào tạo đã trở nên quen thuộc trong hầu khắp các trường học và cơ sở giáo dục trên toàn quốc

Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một yêu cầu thiết yếu đặt ra cho ngành Giáo dục của tất cả các nước trên thế giới, với sự phát triển như vũ bão của CNTT và khả năng phổ biến thông tin ngày càng đa dạng, đơn giản, nhanh chóng và rất hiệu quậ, hoạt động dạy học phải có những đổi mới về phuơng pháp để thích úng đuợc với điều kiện công nghệ mới và tận dụng được những thành tựu của công nghệ trong các hoạt động dạy học. Thục tế cho thấy, CNTT đã xâm nhâp ngày càng sâu vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường và góp phần quan trọng trong việc đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá, qua đó mở rộng khả năng truyền đạt và lĩnh hội tri thúc với chất lượng cao, tổc độ nhanh.

Đổi với giáo dục Việt Nam những năm gần đây, cùng với việc đổi mới chương trình, SGK, các trường phổ thông đã được tàng cường trang bị phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, trong đó số máy vi tính, máy chiếu tạo điều kiện cho GV ứng dụng CNTT trong các hoạt động chuyên môn của mình như soạn giáo án, trình chiếu trên lớp, kiểm tra, đánh giá.

Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy học tôi nhận thấy phương pháp ứng dụng CNTT trong dạy học môn Hình học ở THCS rất có hiệu quả đối với việc học tập của học sinh (HS), giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học Hình học, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn Hình học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn Toán. Việc ứng dụng CNTT kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, dạy học hợp tác theo nhóm, đặt và giải quyết vấn đề, … có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học.

Vậy ứng dụng CNTT có làm nâng cao kết quả học tập môn Hình học cho HS không? Đó là những vấn đề tôi chọn nghiên cứu trong đề tài này.

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là lớp 9A (32 HS) và lớp 9B (31 HS) của trường THCS Phạm Hồng Thái, trong đó lớp 9A là lớp thực nghiệm và lớp 9B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được tiến hành giải pháp thay thế khi dạy các tiết Hình học lớp 9 trong năm học 2015-2016.

Qua nghiên cứu, thu thập số liệu cho thấy kết quả TBC điểm kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có sự chênh lệch cao so với kết quả TBC trước kiểm tra. Kết quả kiểm chứng T-test là p = 0,00136 < 0,05 cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến việc làm giảm số lượng học sinh yếu kém và chất lượng học tập môn Hình học của lớp 9A đã được nâng lên. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao kết quả học tập môn Hình học của học sinh lớp 9A.

2. Hiện trạng

Ứng dụng CNTT, đưa CNTT vảo giảng dạy là một yêu cầu quan trọng của đổi mới PPDH. Trường THCS Phạm Hồng thái cũng như một số trường học khác đều quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tất cả các bộ môn trong đó có môn Toán. Vì các nội dung dạy học môn Toán ở cấp THCS  nói chung và môn Hình học lớp 9 nói riêng có rất nhiều vấn đề trừu tượng học sinh khó hình dung, khó hiểu như: Bài "Góc ở tâm – số đo cung bị chắn;  Liên hệ giữa cung và dây; Sự xác định đường tròn; Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn; Vị trí tương đối giữa đường tròn và đường tròn; Góc nội tiếp; Góc có đỉnh trong, ngoài đường tròn; Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và một dây; Cung chứa góc; Tứ giác nội tiếp; Độ dài hình tròn... Để hỗ trợ việc dạy học các nội dung này, SGK cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện bổ trợ như tranh, ảnh, sơ đồ... Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp cho học sinh hiểu bài hơn. Tuy nhiên, đối với những nội dung khó mà lại cần sự đổi mới PPDH trong đó quá trình tìm tòi và phát hiện kiến thức được đặt lên hàng đầu thì việc "mô tả" các kiến thức để làm rõ đặc điểm, bản chất của nó thì học sinh vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế, ít gây được hứng thú học tập. Nhiều học sinh thuộc bài mà không hiểu được bản chất của kiến thức, hiện tượng thực tế xảy ra, kĩ năng vận dụng thực tế, đưa kiến thức vào thực tế chưa tốt.

Dạy học ứng dụng CNTT là một giải pháp góp phần đổi mới cơ bản phương pháp giáo dục. Ứng dụng CNTT là một công cụ có tính khả thi cao đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội .

Do đó tôi đã nghiên cứu và sử dụng tính năng mô phỏng vượt trội của phần mềm Geometer's Sketchpad có nội dung phù hợp vào nhiều tiết dạy hình học thay vì chỉ sử dụng các hình ảnh tĩnh trong SGK và coi đó là nguồn cung cấp thông tin giúp các em tự tìm hiểu và nắm bắt được bản chất của kiến thức; gây hứng thú học tập, làm động lực cho học sinh tìm hiểu, say mê môn Toán.

Căn cứ vào thực trạng trên và điều kiện phương tiện dạy học thực tế của nhà trường. Trong năm học 2015-2016 tôi quyết định chọn giải pháp tác động đó là: Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách ứng dụng CNTT trong các tiết dạy học môn Hình học ở lớp 9A .

Đến giữa học kì II, qua kiểm tra đánh giá tôi nhận thấy kết quả học môn Hinh học của học sinh lớp 9A được nâng lên rõ rệt. Điểm TBC sau khi tác động của lớp thực nghiệm là 7,34 so với điểm TBC trước khi tác động là 5,84, như vậy việc ứng dụng CNTT trong dạy học là có tác dụng nâng cao kết quả học tập môn Hình học cho học sinh.

3. Giải pháp thay thế:

Qua hiện trạng và nguyên nhân nêu trên, tôi đã chọn giải pháp tác động là ứng dụng CNTT trong trong các tiết dạy môn Hình học lớp 9A nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán 9. Bởi vì: việc ứng dụng CNTT trong dạy học giúp học sinh được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn hẳn phương pháp đọc – chép truyền thống. Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy cô và học trò cũng được cải thiện đáng kể, học sinh có nhiều cơ hội được thể hiện quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình. Điều này không chỉ giúp các em ngày thêm tự tin mà còn để cho giáo viên hiểu thêm về năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học trò, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học.

Hơn thế nữa, việc được tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin trong lớp học còn mang đến cho các em những kỹ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây sẽ là nền tảng và sự trợ giúp đắc lực giúp học sinh đa dạng và sáng tạo các buổi thuyết trình trước lớp, đồng thời tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin cho bài học của các em.

Lợi ích quan trọng nhất là học sinh không còn sợ, không còn chán ghét môn Hình học nói riêng và môn Toán nói chung nữa.

* Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài:

Bài Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học của GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp;

Bài Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng CNTT đối với người giáo viên của tác giả Đào Thái Lai, Viện Toán Giáo dục Việt Nam....


4. Vấn đề nghiên cứu:

4.1. Vấn đề nghiên cứu:

Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Hình học lớp 9A có làm nâng cao kết quả học môn Hình học của học sinh không?

4.2. Giả thuyết nghiên cứu:

Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Hình học lớp 9A sẽ nâng cao được kết quả học tập môn Hình học cho học sinh.

5. Thiết kế

5.1. Khách thể nghiên cứu:

Tôi chọn trường THCS Phạm Hồng Thái là cơ quan tôi đang công tác và cũng là nơi có đủ điều kiện thuận lợi để nghiên cứu thực nghiệm.

Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 9A và lớp 9B. Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh qua khảo sát đầu năm và kết quả bài kiểm tra chương I Hình học 9, tỉ lệ xếp loại học lực, hạnh kiểm và giới tính của hai lớp 9A và 9B tôi chọn lớp 9A với 32 học sinh là lớp thực nghiệm và lớp 9B với 31 học sinh là lớp đối chứng.

Bảng 1: Giới tính và kết quả học lực, hạnh kiểm năm học 2014 – 2015

của hai lớp thực nghiệm và đối chứng:

 

Đối tượng

Sĩ số

Giới tính

Học lực

Hạnh kiểm

Nam

Nữ

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Tốt

Khá

Lớp 9A (TN)

32

15

17

3

13

14

2

27

5

Lớp 9B (ĐC)

31

15

16

3

12

15

1

27

4

 

5.2. Thiết kế:

Tôi chọn sử dụng dạng thiết kế phổ biến thứ 2, đó là thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Hai nhóm tương đương là học sinh lớp 9A và lớp 9B của trường THCS Phạm Hồng Thái.

Tôi lấy kết quả bài kiểm tra chương I Hình học 9 - Tiết 18 ở tuần học thứ 9 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T- Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm tr­ước khi tác động.

Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm t­ương đư­ơng:

 

Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

TBC

5,87

5,84

p =

0,468

Kết quả T-test độc lập p = 0,468 > 0,05 chứng tỏ sự chênh lệch điểm số trung bình cộng của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có nghĩa, do đó hai nhóm được coi là tương đương nhau.

Bảng 3: Bảng thiết kế nghiên cứu:

Lớp

Kiểm tra

trước tác động

Tác động

Kiểm tra

sau tác động

9A

(thực nghiệm)

O1

Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Hình học

O3

9B

(đối chứng)

O2

Không ứng dụng CNTT trong dạy học môn Hình học

O4

 

Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.

5.3. Quy trình nghiên cứu:

- Đọc và tham khảo các sách lí luận dạy học để tìm hiểu những cơ sở lí luận cần thiết cho việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh qua ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Nghiên cứu các bài dạy để chọn nội dung, thời điểm ứng dụng CNTT cho phù hợp.

- Tiến hành áp dụng việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong các tiết học ở môn Hình học 9.

- Tìm hiểu thực tế, rút kinh nghiệm qua các tiết dạy học có ứng dụng CNTT của đồng nghiệp, trao đổi ý kiến trong tổ chuyên môn, nhà trường.

* Đối với giáo viên:

Để việc ứng dụng CNTT trong dạy học đạt hiệu quả như mong muốn, người GV cần đảm bảo thực hiện một số nguyên tác cơ bản sau:

- Việc lựa chọn khả năng và mức độ ứng dụng CNTT trong mỗi bài học phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung và hình thức của bài học đó.

- Việc ứng dụng CNTT trong mỗi bài học cần xác địch rõ: sử dụng CNTT nhằm mục đích gì, giải quyết vấn đề gì, nội dung gì trong bài học.

- Đảm bảo cho tất cả HS trong lớp cùng có cơ hội đuợc tiếp cận cận với CNTT trong quá trình học.

- Đảm bảo kết hợp giữa ứng dụng CNTT với các PPDH, đặc biệt chú ý kết hợp với các PPDH tích cực khác.

Dạy tại lớp đối chứng: Khi thiết kế bài giảng và giảng dạy, ngoài những phương pháp dạy học tích cực khác tôi không ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán.

Dạy tại lớp thực nghiệm: Khi thiết kế bài giảng và giảng dạy, ngoài những phư­ơng pháp dạy học tích cực khác, tôi thường xuyên ứng dụng CNTT duy trong các tiết dạy môn Hình học.

* Tiến hành dạy thực nghiệm:

-  Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm đối với môn toán ở lớp 9A

- Thời gian tiến hành thực nghiệm từ tuần 10 đến tuần 28 theo phân phối chương trình và thời khoá biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan.

 

Bảng 4: Một số tiết thực nghiệm ứng dụng CNTT trong dạy học môn

Hình học 9

 

Tiết theo PPCT

Tên bài dạy

19

Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn

25

Vị trí tương đối của đường thẳng và đườngtròn

30+31

Vị trí tương đối của của hai đường tròn

37

Góc ở tâm. Số đo cung

39

Liên hệ giữa cung và dây cung

40

Góc nội tiếp

42

Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và   dây cung

44

Góc  có đỉnh ở bên trong đường tròn và ở bên ngoài đường tròn

46+47

Cung chứa góc                                                                                                     

49

Tứ giác nội tiếp tiếp

52

Độ dài đường ttròn, cung tròn

58

Hình trụ. Diện tích  xung quanh và thể tích của hình trụ

60

Hình nón – Hình nóncụt. Diện tích xung quanh và thể tích của  hình nón và hình nón cụt

62+63

Hình cầu. Diện tích Mặt cầu và thể tích hình cầu

Ví dụ: Khi dạy bài “Góc ở tâm – số đo cung” giáo viên có thể đưa ra phần đặt vấn đề từ bài tập có hình ảnh dưới đây. Qua đó học sinh bước đầu hình dung ra được mối quan hệ giữa hai yếu tố hình học này.

Khi dạy đến phần số đo cung giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ này và rút ra nhận xét. Ở đây điểm B có thể dịch chuyển được theo hai chiều trên cung nhỏ AmB khi đó số đo góc và số đo cung AmB liên tục thay đổi nhưng luôn luôn bằng nhau.

Khi dạy bài "liên hệ giữa cung và dây" giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh dưới đây rồi từ đó rút ra nội dung hai định lí. Ở hình ảnh này học sinh nhìn thấy được sự dịch chuyển của cung AmB cũng như dây AB, khi đó số đo cung và độ dài dây cung liên tục thay đổi còn cung CnD và dây CD không thay đổi. Nhờ vào các số liệu cụ thể học sinh có thể dễ dàng rút ra nhận xét.

6. Đo lường:

Tôi sử dụng kết quả bài kiểm tra 45 phút của học sinh làm thang đo đánh giá sự ảnh hưởng của tác động.

- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 45 phút chương I Hình học 9- Tiết 18.

- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra chương III Hình học 9- Tiết 57.

Bài kiểm tra được cả nhóm Toán 9 thống nhất xây dựng đã được Ban giám hiệu duyệt và tổ chức cho kiểm tra chung, chấm chéo đảm bảo chính xác và khách quan về kết quả (đề kiểm tra, hướng dẫn chấm và bảng điểm trong phần minh chứng của đề tài)


7. Phân tích dữ liệu và bàn luận:

7.1. Trình bài kết quả:

Bảng 5: Bảng so sánh điểm TBC sau khi tác động

 

Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Điểm trung bình

6,29

7,34

Độ lệch chuẩn

1,22

1,45

Giá trị p của T-test

0,00136

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD

0,8606

Hệ số tương quan  r

0,92101

7.2. Phân tích dữ liệu:

- Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 7,34 cao hơn nhiều so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 6,29. Điều này chứng tỏ rằng kết quả học tập môn Hình học của học sinh lớp 9A đã được nâng lên đáng kể.

- Độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p = 0,00136 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả.

- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = sánh với bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp: Nâng cao kết quả học tập môn toán cho học sinh bằng cách ứng dụng CNTT trong dạy học môn Hình học đối với lớp 9A là lớn.

- Qua biểu đồ ta thấy rõ kết quả học môn toán của lớp thực nghiệm 9A tăng lên rõ rệt so với lớp đối chứng 9B sau khi tác động giải pháp của đề tài..

Giả thuyết của đề tài

Sử dụng bản đồ tư duy đối với các tiết dạy học môn toán lớp 9A sẽ nâng cao kết quả học tập môn toán cho học sinh”

đã được kiểm chứng.

 

Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động

của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

7.3. Bàn luận:

Qua tiến hành thực nghiệm và kiểm tra đã cho thấy kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có TBC = 7,34, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có TBC = 6,29. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,05. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp đ­ược tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD=0,8606 điều này có nghĩa mức độ ảnh h­ưởng của tác động là lớn.

Phép kiểm chứng T-test sau tác động của hai lớp là P =0,00136 <0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình (ĐTB) của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. Với điểm số như­ vậy, có thể đánh giá rằng học sinh ở lớp 9A đã tiếp thu bài tốt hơn, nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức tốt hơn so với lớp 9B. Tỉ lệ học sinh yếu kém của lớp 9A giảm nhiều so với giữa học kì I, tỉ lệ học sinh học khá, giỏi môn toán cao hơn.

+ Ưu điểm:

- Thứ nhất: ta có nguồn dữ liệu đã được xây dựng dùng được nhiều lần, nhiều năm.

- Thứ hai: hình ảnh minh họa là những hình ảnh mô phỏng động nên gây hứng thú rất tốt cho học sinh.

- Thứ ba: hình ảnh minh họa là những hình ảnh mô phỏng động có màu sắc hấp dẫn và xuất phát từ thực tế nên học sinh dễ hình dung, dễ hiểu, dễ nhớ, ...

- Thứ tư: tiết kiệm thời gian, công sức để giảng giải cho học sinh hiểu bài, giành nhiều thời gian cho học sinh được rèn các kĩ năng và tư duy phát triển năng lực.

- Thứ năm: mọi giáo viên đều có thể sử dụng một cách dễ dàng.

- Thứ sáu: Geometer’s Sketchpad là phần mềm miễn phí và đã có phiên bản Tiếng Việt nên rất thuận tiện cho người dùng.

- Thứ bảy: có rất nhiều bài viết, diễn đàn trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trên các trang Web của giáo dục.

- Thứ tám: hàng năm được sự quan tâm của PGD, SGD nên đã mở được nhiều lớp tập huấn về cách thức sử dụng và khai thác CNTT

+ Hạn chế:

- Cần có trang thiết bị đồng bộ như máy chiếu đa năng, máy tính.

- Cần có sự hiểu về phần mềm Geometer's Sketchpad

- Cơ sở vật chất có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp: Số HS, không gian lớp học, trang thiết bị, đồ dung dạy học, thời gian tiết học…

- Năng lực HS không đồng đều nên đôi khi việc sử dụng CNTT trong học tập có lúc là sự máy móc nên  hiệu quả chưa cao.

Nghiên cứu này nhằm tìm giải pháp nâng cao kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 9A nói riêng và của học sinh thuộc trường THCS Phạm Hồng Thái nói chung. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu còn ít và phạm vi nghiên cứu còn hẹp, việc thu thập kết quả mới chỉ thực hiện trong một chuyên đề kiến thức nên phép kiểm chứng có thể chưa hoàn toàn chính xác.

7.4. Hiệu quả của đề tài

a. Hiệu quả kinh tế:

+ Phần mềm Geometer's Sketchpad được các nhà sáng chế cung cấp miễn phí cho các thầy cô giáo.

+ Sản phẩm bài học được tạo ra từ phần mềm được chạy trực tiếp trên các máy tính nên không gây tốn kém

b. Hiệu quả về mặt xã hội:

+ Các bài học được tạo ra từ phần mềm này rất hấp dẫn, thu hút học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài học một cách chủ động, hiệu quả.

+ Thông qua những ứng dụng thiết thực của phần mềm mà mỗi giáo viên có thể thỏa sức sáng tạo cho các bài giảng của mình. Nhờ đó mà học sinh không còn coi môn Toán nói chung và phân môn Hình học nói riêng là môn học khô khan, trừu tượng, khó hiểu. Các em đã thay đổi nhận thức về môn học, đã yêu thích môn học, chất lượng giảng dạy môn học đã có cải thiện rõ rệt.

+ Việc sử dụng CNTT giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

+ Sử dụng thành thạo và hiệu quả CNTT trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng tính linh hoạt trong bài giảng và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức.

+ Sau một thời gian ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Toán nói riêng, tôi thấy bước đầu có những kết quả khả quan.

c. Giá trị làm lợi khác:

+ Thông qua việc ứng dụng các tính năng vượt trội của  phần mềm vào các bài học mà các em học sinh đã thay đổi nhận thức về môn học, đã yêu thích môn học, chất lượng giảng dạy môn học đã có cải thiện rõ rệt. Qua đó giúp phát triển cho học sinh tính tự giác, chủ động, năng động, sáng tạo trong học tập, phát huy sự mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống hằng ngày, trong ứng xử, giao tiếp với thầy cô, bạn bè và ngoài xã hội.


8. Kết luận và khuyến nghị:

8.1. Kết luận :

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Cụ thể, các thầy cô không chỉ bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có mà còn được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành khác như tin học và học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn giúp giáo viên có thể chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo án của mình

Các em được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn hẳn phương pháp đọc – chép truyền thống. Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy cô và học trò cũng được cải thiện đáng kể, học sinh có nhiều cơ hội được thể hiện quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình. Điều này không chỉ giúp các em ngày thêm tự tin mà còn để cho giáo viên hiểu thêm về năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học trò, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học. Hơn thế nữa, việc được tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin trong lớp học còn mang đến cho các em những kỹ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây sẽ là nền tảng và sự trợ giúp đắc lực giúp học sinh đa dạng và sáng tạo các buổi thuyết trình trước lớp, đồng thời tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin cho bài học của các em.

8.2. Khuyến nghị:

8.2.1. Đối với các cấp lãnh đạo:

Cần có chính sách khuyến khích giáo viên nghiên cứu tìm ra giải pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của từng môn học. Động viên, giúp đỡ và khen thưởng những giáo viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường.

Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ cho công tác dạy và học, đảm bảo cho việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào hoạt động giảng dạy hiện nay.

8.2.2. Đối với giáo viên:

- Phải không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân,  tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết vận dụng tốt các phương pháp dạy học vào quá trình dạy học ở lớp mình giảng dạy để đạt được kết quả giáo dục tốt nhất.

Không coi CNTT  như một phương tiện trình chiếu (thay bảng đen và phấn trắng truyền thống).

Phải biết biết cách kết hợp cỏ hiệu quả giữa ứng dụng CNTT và vận dụng các PPDH tích cực.

Không lạm dụng CNTT, để HS chủ động khai thác kiến thức thông qua CNTT mà thiếu sự định hướng của người dạy.

-   Việc nâng cao chất lượng dạy học môn toán trước tiên GV là người chủ đạo. Nếu có được những thầy cô tâm huyết, có kinh nghiệm dạy học, có phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả thì kết quả dạy và học sẽ được nâng lên một cách vững chắc. Do vậy, mỗi thầy cô giáo cần tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, tích cực nghiên cứu khoa học để tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học do mình phụ trách, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và của nền giáo dục nước nhà.

Với kết quả của đề tài nghiên cứu này, tôi rất mong muốn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của các đồng nghiệp để giúp tôi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này./.

Eapô, ngày 20 tháng 12 năm 2016

          NGƯỜI VIẾT

 

        

 

 

              Lương Quốc Phương

 

9. MINH CHỨNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

9.1. Minh họa một số bài dạy sử dụng CNTT trong quá trình thực nghiệm:

Khi dạy bài “Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn”. Vào đầu tiết học giáo viên đưa ra một số hình ốc hình ảnh về đường tròn để tạo sự thu hút đối với học sinh. Để nhắc lại quan hệ giữa điểm và đường tròn một cách sinh động không gò bó giáo viên có thể sử dụng bài tập sau:

Ở đây khi giáo viên kích chuột vào nút lệnh “đo độ dài” thì lần lượt xuất hiện điểm dịch chuyển tạo vết và đo độ dài các đoạn thẳng rồi hiện lên ở các vị trí tương ứng với các bán kính đường tròn. Khi đó học sinh dễ dàng so sánh được độ dài bán kính với độ dài các đoạn và từ đó rút ra hệ thức liên hệ. Với hệ thức liên hệ giáo viên chỉ cần kích vào nút lệnh “Hệ thức”.

Khi dạy đến nội dung mục 2. Cách xác định đường tròn, trong nội dung ?2 giáo viên minh hoạ nội dung ?2 bằng việc sử dụng bài tập dưới đây. Ở bài tập này học sinh quan sát thấy hình ảnh các đường tròn đi qua hai điểm lần lượt được xuất hiện và cuối cùng là tâm đường tròn xuất hiện và dịch chuyển để lại vết giúp học sinh dễ dàng quan sát và dự đoán tâm các đường tròn đó nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Để minh hoạ bài tập 2/101.sgk giáo viên có thể sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad để làm như sau:

Ở bài tập này giáo viên có thể cho điểm B dịch chuyển ngẫu nhiên trong mặt phẳng để học sinh quan sát thấy sự thay đổi độ lớn các góc trong tam giác và sự dịch chuyển tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác.

Khi dạy bài “Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn” cần cho học sinh ôn lại về vị trí tương đối giữa điểm và đường tròn, đường thẳng và đường tròn, đường thẳng và đường thẳng.

Vào đầu tiết học giáo viên đưa ra hình ảnh trên thực tế về các vị trí của Mặt trời so với đường chân trời sau đó cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi được xây dựng trên phần mềm Geometer’s Sketchpad. Ở đây đường tròn dịch chuyển được theo hai chiều lên xuống khi nó chạm vào đường thẳng thì giao điểm xuất hiện, khi đường tròn không chạm vào đường thẳng thì giao điểm biến mất. Qua đó có thể làm cụ thể hoá bước đầu về quan hệ đường tròn với đường thẳng và gây sự tập trung cho học sinh vào nội dung bài học.

Khi dạy bài “Vị trí tương đối giữa đường tròn và đường tròn” cần cho học sinh ôn lại về vị trí tương đối giữa điểm và đường tròn, đường thẳng và đường tròn…

Vào đầu tiết học giáo viên đưa ra hình ảnh trên thực tế về các vị trí của hai đường tròn “Hình ảnh các hình tròn tạo ra khi có các giọt nước ở các vị trí khác nhau rơi trên mặt nước” sau đó cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi được xây dựng trên phần mềm Geometer’s Sketchpad. Ở đây đường tròn (O) dịch chuyển được theo hai chiều trái, phải khi nó chạm vào đường tròn (I) thì giao điểm xuất hiện, khi hai đường tròn không chạm vào nhau thì giao điểm biến mất. Qua đó có thể làm cụ thể hoá bước đầu và gây sự tập trung cho học sinh vào nội dung bài học.

Để thiết lập được mối quan hệ giữa độ dài đoạn nối tâm và hai bán kính ta cho học sinh quan sát và làm bài tập sau:

Ở đây học sinh nhìn thấy sự dịch chuyển của đường tròn (I) khi đó độ dài d liên tục thay đổi theo các vị trí tương ứng, thông qua số đo độ dài cụ thể các em dễ dàng tìm được nội dung thích hợp để điền vào chỗ ô trống.

Sau khi dạy xong bài “ Vị trí tương đối giữa hai đường tròn” có thể cho học sinh làm bài tập sau: Hãy điền vào ô trống để được một đẳng thức đúng?

R

r

d

Vị trí tương đối

5cm

3 cm

1 cm

 

7 cm

5 cm

8 cm

 

6 cm

1 cm

 

Tiếp xúc trong

 

7 cm

13 cm

Tiếp xúc ngoài

15 cm

 

9 cm

Đựng nhau

6 cm

2 cm

 

Cắt nhau

- Khi dạy đến mục 4. Khi nào = sđ + sđ thì giáo viên đưa ra cho học sinh quan sát hai bài tập xây dựng trên phần mềm Geometer’s Sketchpad như dưới đây để thông qua đó học sinh tự rút ra được nội dung định lí và phương pháp chứng minh. Ở đây điểm C dịch chuyển được trong phạm vi giữa hai điểm A, B thuộc cung đang xét và dịch chuyển ra được bên ngoài phạm vi cung đang xét. Khi điểm C dịch chuyển ở bên trong cung đang xét thì luôn có còn khi điểm C dịch chuyển ra ngoài vị trí cung AB thì .

- Khi dạy bài “ Góc nội tiếp” Cần cho học sinh ôn lại tính chất góc ngoài tam giác, vẽ hình và chứng minh lại góc ở tâm, quan hệ góc ở tâm và cung bị chắn, …. Quan hệ điểm nằm trên cung tròn. Ngoài ra ở bài góc nội tiếp giáo viên cần chuẩn bị thêm một số hình ảnh cụ thể chẳng hạn hình đường tròn và góc xAy có thể thay đổi được độ lớn của góc để giúp học sinh nhận ra góc nội tiếp, cũng có thể làm tương tự cho bài “góc tạo bởi tia tiếp tuyến và một dây”, “góc có đỉnh trong, ngoài đường tròn” ….

Chẳng hạn ở bài “Góc nội tiếp” ta có thể sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad để minh hoạ tính chất của góc nội tiếp. Ở đây ta đưa ra cho học sinh quan sát hai hình vẽ, hình 1 là góc nội tiếp chắn cung nhỏ, hình 2 là góc nội tiếp chắn cung lớn khi cho điểm A dịch chuyển thì độ lớn của góc nội tiếp và số đo cung bị chắn luôn luôn không đổi và số đo cung bị chắn luôn gấp đôi số đo góc nội tiếp đó. Qua đó học sinh có thể dễ dàng nhận biết được tính chất của góc nội tiếp.

 

Phần hệ quả góc nội tiếp giáo viên có thể cho học sinh quan sát hình ảnh dưới đây rồi rút ra kết luận.

Ở hình vẽ trên các góc nội tiếp có thể thay đổi một cách linh hoạt vị trí các đỉnh mà tại đó số đo các  góc nội tiếp không hề thay đổi, qua đó giúp học sinh phát hiện và nhận ra kiến thức một cách tự nhiên, hào hứng.

Khi dạy bài “Góc có đỉnh trong, ngoài đường tròn” giáo viên có thể đặt vấn đề từ bài tập dưới đây, ở bài tập này học sinh quan sát thấy được điểm E di chuyển, số đo góc DEB, số đo góc DFB, số đo cung AmC liên tục thay đổi, số đo cung DnB không thay đổi nhưng luôn tồn tại nửa hiệu số đo hai cung bị chắn bằng số đo góc có đỉnh bên ngoài đường tròn, nửa tổng số đo hai cung bị chắn bằng số đo góc có đỉnh bên trong đường tròn. Nhờ đó mà học sinh dễ dàng phát hiện ra nội dung tính chất của hai loại góc này.

 

Khi dạy bài “Cung chứa góc” đây là một bài khó do đó giáo viên phải cần nhiều đến sự mô phỏng trợ giúp cho học sinh nhằm làm cho tiết học trở nên đơn giản và dể hiểu hơn. Vào đầu tiết học giáo viên cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi ở phần đóng khung trong sgk, sau đó minh hoạ bằng hình ảnh dưới đây. Ở hình ảnh này điểm M có thể dịch chuyển được, khi nó di chuyển thì để lại vết và vết này cho thấy điểm N và điểm P cùng nằm trên cung chứa góc dựng trên đoạn AB.

Sau đó giáo viên có thể minh hoạ ?2 bằng hình ảnh dưới đây.

 

Khi dạy bài “Tứ giác nội tiếp” giáo viên có thể đặt vấn đề từ bài tập dưới đây, ở bài tập này học sinh quan sát thấy được có duy nhất một đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng và dự đoán xem có đường tròn nào đi qua bốn điểm phân biệt không có ba điểm nào thẳng hàng hay không và nếu có thì có bao nhiêu đường tròn?

Trên đây là hình ảnh mà ta quan sát được khi cho điểm D dịch chuyển qua đó học sinh dễ dàng dự đoán và nhận biết và trả lời được câu hỏi.

Giáo viên có thể cho học sinh vẽ ra  nhiều đường tròn bất kì, trên đó lấy bốn điểm bất kì không trùng nhau để tạo thành tứ giác lồi và yêu cầu dùng thước đo góc đó và tính tổng các góc đối diện của tứ giác đó? Điều ngược lại “ nếu tứ giác có tổng các góc đối diện bằng 180o thì các đỉnh của tứ giác có nằm trên một đường tròn hay không?” Hãy tìm hiểu và chứng minh?

Khi dạy nội dung định lí bài này giáo viên có thể cho học sinh quan sát hình vẽ dưới đây và trả lời câu hỏi, qua đó các em tổng hợp và rút ra nội dung định lí một cách tự nhiên, dễ hiểu.


CÁC PHỤ LỤC

9.1. Bài kiểm tra dùng để đánh giá kiểm chứng cho đề tài

Bài kiểm tra trước tác động

 ĐỀ KIỂM TRA

Bài 1(5 điểm): Cho ∆ ABC vuông tại A, có AB = 30 cm, BC = 50 cm. Kẻ đường cao AH.

a)  Tính độ dài AC và độ dài AH

b) Chứng minh rằng

c)  Hãy tính  các tỉ số lượng giác của góc B

Bài 2( 5 điểm): Cho ABC có đường cao AH và AB = 1cm, AC = 12cm.

a) Tính AH.

b) Tính số đo góc C  (làm tròn đến độ) và độ dài đoạn HC (làm tròn 3 chữ số thập phân)

c) Tính diện tích tam giác ABC.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần II: Tự Luận ( 7điểm)

Bài

Nội dung

Điểm

Bài1

(5đ)

+ Vẽ hình đúng                                                                   

a) Tính được AC = (cm)

+ AH.BC = AB.AC

  AH =(cm)                     

b) Ta có: ;

 

 

0.5đ

0.5đ

0,5đ

0,5đ

 

0,5đ

 

c) ;   

   ;   

 

0,75đ

 

0.75đ

Bài 2

(5đ)

+ Vẽ hình đúng                                                          

a) Tính được: AH = AB. sinB = 10.sin400 = 6,428 cm

b) Tính được:

  (cm)

c) Tính được : BH = AB. cosB = 10.cos400 = 7,66 (cm)

  BC = BH + HC = 7,66 + 10,133 = 17,793 (cm)

  SABC = (cm2)

 

0.5đ

 

0.75đ

 

0.75đ

 

0.5đ

0.5đ

0.5đ

 

0.5đ

 

Bài kiểm tra sau tác động

+ Đề kiểm tra

Câu 1: ( 3,5 đ)

           Cho nửa đ­ường tròn tâm O, đ­ường kính AB = 2R, M là một điểm tuỳ ý trên nửa đư­ờng tròn (M ạA; B). Kẻ  hai tiếp tuyến Ax và By với nửa đ­ường tròn. Qua M kẻ tiếp tuyến thứ ba lần lư­ợt cắt Ax và By tại C và D.

           a) Chứng minh CD = AC + BD và góc COD = 900

           b) Chứng minh AC. BD = R  

Câu 2: (6,5đ) Cho tam giác ABC có AB = AC nội tiếp trong đường tròn (O). Các đường cao AG, BE, CF cắt nhau tại H. CMR:

  1. Tứ giác AEHF nội tiếp. Xác định tâm I của đường tròn ngoại tiếp tứ giác đó?
  2. AF.AC = AH.AG
  3. GE là tiếp tuyến của (I)
  4. Cho bán kính đường tròn (I) là 2cm, . Tính độ dài cung FHE của đường tròn (I) và diện tích hình quạt tròn IFHE (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).

Đáp án:

Câu 1:

Vẽ hình  ghi giả thiết kết luận đúng                                    (0,5 điểm)

a) 1,5 điểm

CD = CM + MD mà CM = CA ( t/c hai tiếp tuyến cắt nhau)

                                  MD = DB

Suy ra : CD = AC + DB                                                                        (0,75điểm)

Góc COD =  900                                                                                    (0,75 điểm)

b) (1,5đ)

AC . BD = CM . MD  (vì CM = CA ( t/c hai tiếp tuyến cắt nhau)

                                            MD = DB

                 = OM2     (Hệ thức l­ượng trong tam giác vuông COD) (0,75 điểm)

                 = R2                                                                                 (0,75 đ)

Câu 2:

+ Vẽ đúng hình          0,5 đ

a. Tứ giác AEHF có:

     

Tứ giác AEHF nội tiếp; có HA là đường kính. Vậy trung điểm I của AH là tâm đường tròn ngoại tiếp AEHF.                                                       

b. Chứng minh cho AFH đồng dạng AGC AF.AC = AH.AG  1.5đ

c. Chứng minh được     (1đ)

    Từ đó suy ra và suy ra EG là tiếp tuyến của (I)   (0,5đ)

d. Tính được độ dài cung FHE là:

     (0,5đ)

  Tính được diện tích hình quạt IFHE là:

    (0,5đ)

 

 


9.2. BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA CỦA HAI LỚP TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM

Lớp thực nghiệm 9A

 

Lớp đối chứng 9B

TT

Họ tên HS

KT trước tác động

KT sau
tác động

 

TT

Họ tên HS

KT trước tác động

KT sau tác động

1

Phan Thị Ánh

8

10

 

1

Lương Tuấn Anh

6

7

2

Đinh Văn Bính

5

7

 

2

Hứa Thị Bé

3

4

3

Đặng Thị Dung

6

7

 

3

Mai Thị Kim Chi

6

6

4

Hà Thị Huyền Dung

6

8

 

4

Hà Thị Chung

6

7

5

Bùi Vương Duy

8

10

 

5

Chu Văn Dũng

7

8

6

Nguyễn Tiến Đạt

8

9

 

6

Đỗ Mạnh Hùng

4

5

7

Trương Nông Điệp

5

7

 

7

Lê Minh Hướng

6

6

8

Hoàng Thị Giang

7

8

 

8

Lương Ngọc Linh

7

7

9

Nguyễn Thế Hạnh

5

6

 

9

Đàm Thị Luyến

8

9

10

Phùng Thị Hiền

6

7

 

10

Nguyễn Thị Mai

6

7

11

Trương Thị Ngọc Hoa

7

8

 

11

Nguyễn Thị Ngọc Mai

7

7

12

Phạm Thị Hồng

5

7

 

12

Phùng Văn Mạnh

5

6

13

Nguyễn Văn Hùng

6

8

 

13

Trương Văn Minh

7

7

14

Hoàng Văn Lâm

5

8

 

14

Nông Thị Ngân

5

5

15

Đỗ Tiến Luận

8

9

 

15

Vi Thị Ngân

6

6

16

Hoàng Thị Ngọc

6

7

 

16

Lý Văn Nhất

5

6

17

Lê Ngọc Nguyên

4

6

 

17

Trương Thị Thu Phương

6

5

18

Phan Thị Nhung

6

7

 

18

Lê Văn Quân

7

7

19

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh

4

5

 

19

Phạm Doãn Hồng Quân

8

7

20

Lê Minh Tài

5

7

 

20

Lang Văn Quyết

5

6

21

Lục Thị Tập

4

5

 

21

Phạm Thị Quỳnh

4

4

22

Phương Thu Thảo

7

8

 

22

Lê Xuân Sỹ

8

8

23

Nguyễn Thị Thắm

3

4

 

23

Vi Văn Tài

7

7

24

Nông Thị Kim Thủy

7

8

 

24

Vi Văn Tăng

5

6

25

Nguyễn Thị Thư

5

7

 

25

Lộc Văn Thắng

5

5

26

Vũ Văn Tính

6

7

 

26

Lò Thị Thúy

4

4

27

Vũ Thị Trang

4

6

 

27

Hoàng Thị Thương

6

7

28

Lý Thị Thanh Tuyền

7

8

 

28

Trần Thị Trang

5

6

29

Lưu Thị Ngọc Tuyến

6

8

 

29

Phạm Văn Tuấn

8

8

30

Vương Thị Tuyết

6

8

 

30

Lương Đại Tường

5

6

31

Hà Thị Uyên

8

10

 

31

Lý Văn Tý

5

6

32

Hoàng Quốc Việt

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mốt

6.0

7.0

 

 

Mốt

5.0

7.0

Trung vị

6.0

7.0

 

 

Trung vị

6.0

6.0

Giá trị TB

5.84

7.34

 

 

Giá trị TB

5.87

6.29

Độ lệch chuẩn SD

1.39

1.45

 

 

Độ lệch chuẩn

1.31

1.22

Chênh lệch

 

1.50

 

 

chênh lệch

 

0.42

Ttest doc lap p

0.46829

0.00136

 

 

Chênh lệch có ý nghĩa

 

 

Mức độ ảnh hưởng SMD

 

0.8606

 

 

 

 

 

Hệ số tương quan r

 

0.92101

 

 

 

 

 

 

 


MỤC LỤC

STT

Nội dung

Trang

1

Tên đề tài

1

2

Hiện trạng

2

3

Giải pháp thay thế

3

4

Vấn đề nghiên cứu

5

4.1. Vấn đề nghiên cứu

5

4.2. Giả thuyết nghiên cứu

5

5

Thiết kế

5

5.1. Khách thể nghiên cứu

5

5.2. Thiết kế

6

5.3. Quy trình nghiên cứu

6

6

Đo lường

10

7

Phân tích dữ liệu và bàn luận

10

7.1. Trình bày kết quả

10

7.2. Phân tích dữ liệu

11

7.3. Bàn luận

11

7.4. Hiệu quả của đề tài

13

8

Kết luận và khuyến nghị

14

8.1. Kết luận

14

8.2. Khuyến nghị

15

9

Minh chứng cho các hoạt động nghiên cứu của đề tài

17

9.1. Xác định giải pháp tác động trong đề tài nghiên cứu:

17

9.2. Minh họa một số bài dạy sử dụng CNTT trong quá trình thực nghiệm

18

9.3. Bài kiểm tra dùng để đánh giá kiểm chứng cho đề tài

23

9.4. Bảng điểm kiểm tra của hai lớp trước và sau thực nghiệm

27

 

Mục lục

28

 

 

 


PHẦN ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

1. Tên đề tài: Nâng cao kết quả học tập cho học sinh bằng cách ứng dụng CNTT trong  dạy học môn Hình học lớp 9 tại trường THCS Phạm Hồng Thái

2. Người  thực hiện:

Họ và tên: Lương Quốc Phương

Đơn vị công tác: THCS Phạm Hồng Thái

 

ĐÁNH GIÁ CỦA BAN XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI NCKHSPUD

TRƯỜNG THCS PHẠM HỒNG THÁI

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Tổng điểm: ……………………………………………………………………

Xếp loại: ………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………...….

Eapô, ngày 20 tháng12 năm 2016

       TM. BAN GIÁM HIỆU

 

 

 

 

 


ĐÁNH GIÁ CỦA BAN XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI NCKHSPUD

HUYỆN CƯ JÚT

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

 

 

 

1

Lương Quốc Phương        THCS Phạm Hồng Thái

nguon VI OLET