KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN

CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

 

Tuần thứ 30 : Thực hiện từ ngày 11/04/2016 đến ngày 15/04/2016

 

 

Hoạt động

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN

 

 

* Mở chủ đề: Nước và các HTTN

*Chủ đề nhánh 3: “Sự biến đổi khí hậu

-         Trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày.

-         Trò chuyện về hiện tượng nắng, mưa

-         Trò chuyện về cách bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi.

Trò chuyện về sự biến đổi khí hậu và cách ứng phó.

Trò chuyện về các hiện tượng thiên tai.

* Dự báo thời tiết: Cho trẻ dự báo thời tiết trong ngày, trẻ tự thay biểu tương thời tiết , ngày tháng năm và đọc thứ ngày.

* Điểm danh: Cho trẻ quan sát góc bé đến lớp xem bạn nào vắng, tổ trưởng nêu tên bạn vắng, cô gút lại những bạn vắng- nêu lí do và GD trẻ đi học đều. Cô đánh dấu tên bạn vắng vào sổ theo dõi lớp.

* Tiêu chuẩn bé ngoan: cho trẻ nêu TCBN

               + Trẻ đi học đều, biết cất đồ dùng gọn gàng.

               + Giờ học chú ý, trả lời to rõ, ăn hết suất, ngủ ngon giấc

               + Biết nhặt rác bỏ vào sọt, vệ sinh đúng thao tác.

Cô khẳng định lại- cho trẻ nhắc lại. GD trẻ cố gắng để được bé ngoan.

* Khám tay: Hát bài khám tay – TT khám tay các bạn- báo cáo với cô những bạn tay chưa sạch- cô kiểm tra lại- tuyên dương những trẻ tay sạch sẽ và GD vệ sinh cho trẻ.

 

THỂ DỤC BUỔI SÁNG

 

  1. Khởi động : Chuyển đội hình vòng tròn đi các kiểu đi kết hợp dụng cụ nơ thể dục

  2. Trọng động : Các động tác tập 4 lần 8 nhịp

- Hô hấp: Thở ra hít vào

- Tay: Đánh xoay tròn 2 cánh tay

- Bụng: Đứng cúi về trước

- Chân: đưa chân ra các phía

- Bật: bật chân trước chân sau

3.Hồi tĩnh : Đi hít thở  nhẹ nhàng- khiêu vũ

HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

 

 

*PTNN

Sự biến đổi khí hậu

PTNN: Truyện “Nàng tiên bóng đêm”

*PTVĐ  

Đi nối

bàn chân tiến lùi

*PTTM

Trời nắng trời mưa.VĐ : Vỗ nhịp. NH : Trái đất này là của chúng mình,TC : Tai ai tinh

*PTNN

 Ôn tập

 

*PTNT

Xếp theo quy tắc

*PTTM

Vẽ các hiện tượng thiên nhiên

NHĐ: Ôn tập

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

 

 

* Hoạt động có mục đích :

- LQ bài hát “Quê hương tươi đẹp

- LQ câu chuyện '' Sự tích Hồ Gươm

- Tập vẽ các HTTN.

Ôn tập "Sự biến đổi khí hậu

- Làm nổi 1 vật chìm

 

* Trò chơi vận động :                             * Trò chơi dân gian :

- Ai nhanh nhất                              - Dung dăng dung dẻ

- Trời mưa                                      - Đếm sao

* Chơi tự do

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

 

Phân vai :  Bán nước giải khát, gia đình( sinh hoạt ăn ,uống, tắm rửa)

*Yêu cầu:

- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh, thể hiện được vai chơi.

- Cháu biết cùng bàn bạc cách thể hiện vai người bán hàng. Bước đầu biết liên kết vài nhóm chơi với nhau, biết nhận nhận xét vai chơi của bạn và của mình.

- Giáo dục cháu không tranh giành đồ chơi với bạn, chơi xong biết sắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định.

* Chuẩn bị : Các loại nước uống, đồ dùng, gian hàng, kệ đựng các loại nước uống, giấy để làm tiền, giỏ đựng đồ mua được....

* Hướng dẫn:

+ Thỏa thuận trước khi chơi:

- Hát “Trời nắng, trời mưa

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi.

- Cùng thảo luận về nội dung đóng vai cô bán hàng, bán các loại nước uống, đồ dùng sinh hoạt.

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

 + Quá trình chơi:

- Cô hướng dẫn cháu đóng vai cô bán hàng. Giúp trẻ thể hiện tốt vai chơi, mối liên hệ giữa các nhóm chơi.

+ Kết thúc

- Cháu nhận xét vai chơi.

- Cô nhận xét theo nhóm.

Góc Xây dựng : Xây bể bơi

* Yêu cầu:

- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh và hoàn thành công việc được giao, thể hiện được vai chơi

- Cháu biết cùng bàn bạc đưa ra ý tưởng để xây công viên có cây xanh, ghế đá, bể bơi, bãi cỏ...Bước đầu biết liên kết vài nhóm chơi với nhau, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình.

- Giáo dục cháu tinh thần tập thể khi chơi, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.

* Chuẩn bị: cây xanh, hoa, xích đu, cầu tuột, nhà bán vé, ghế đá...

* Hướng dẫn:

+ Thỏa thuận trước khi chơi:

- Hát “Em đi qua ngã tư đường phố”

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về nội dung xây bể bơi có cây xanh, bể bơi, các khu vui chơi, bồn hoa, ghế đá.., chọn vật liệu, cách xây dựng, bố trí.

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

+ Quá trình chơi

Cô hướng dẫn cháu biết chọn vật liệu để xây và sắp xếp bể bơi có cây xanh, bồn hoa, ghế đá...Cháu xây cân đối.

+ Kết thúc

- Cháu nhận xét vai chơi.

- Cô nhận xét theo nhóm.

 

Góc Nghệ thuật: Vẽ, xé dán các hiện tượng thiên nhiên về mùa hè

* Yêu cầu :

- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết lựa chọn nguyên vật liệu để tô, vẽ, xé dán.

- Cháu biết cùng bàn bạc để tô màu, vẽ, xé dán các HTTN

- Giáo dục cháu tinh thần tập thể khi chơi, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.

* Chuẩn bị: : Giấy A 4, giấy màu, bút chì màu, hồ dán...

* Hướng dẫn

+ Thỏa thuận trước khi chơi

- Cô cho cháu hát: cho toi di lam mưa với

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về nội dung vẽ, xé dán.

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

+ Quá trình chơi

Cô hướng dẫn cháu cách tô màu không lem ra ngoài, vẽ cân đối bố cục hợp lí, xé dán không bị nhăn...

+ Kết thúc:

- Cô cho cháu nhận xét góc chơi

- Cô nhận xét các cháu trong quá trình chơi

 

-         Góc Thư viện : Xem tranh ảnh, truyện có liên quan đến hiện tượng

thiên nhiên về mùa hè…

* Yêu cầu:

- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh, thể hiện được vai chơi.

- Cháu biết cùng bàn bạc lựa chọn tranh truyện về các HTTN, Khi xem trẻ biết cùng nhau kể chuyện theo tranh về các HTTN. Cháu biết cách giở sách, lật sách truyện 1 cách nhẹ nhàng, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình.

- Giáo dục biết sắp xếp sách truyện tranh gọn gàng, ngăn nắp sau khi xem xong.

* Chuẩn bị: Các loại sách, tranh truyện về các HTTN,

* Hướng dẫn:

+ Thỏa thuận trước khi chơi:

- Đọc thơ “cầu vồng

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về lựa chọn nội dung để xem tranh, truyện, kể chuyện theo tranh về HTTN.

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

+ Quá trình chơi

- Cô hướng dẫn trẻ cách lật giở sách nhẹ nhàng để xem tranh truyện có nội dung về HTTN. Cô hướng dẫn cho cháu xem và kể tên những HTTN mà cháu biết, nói được nội dung của tranh truyện khi xem, biết kể diễn cảm, kể có sáng tạo.

+ Kết thúc

- Cháu nhận xét vai chơi.

- Cô nhận xét theo nhóm.

 

Học tập: Chơi đôminô về các HTTN

* Yêu cầu :

- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh và hoàn thành công việc được giao.

- Cháu biết cùng bàn bạc để xếp đôminô các HTTN bằng nhiều cách khác nhau. Bước đầu biết liên kết vài nhóm chơi với nhau, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình.

- Khi chơi cháu không tranh giành đồ dùng và biết cách giao tiếp với nhau

* Chuẩn bị:  Đôminô về HTTN

* Hướng dẫn :

+ Thỏa thuận trước khi chơi

- Cô cho cháu hát “Bé và trăng

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận để xếp đôminô các HTTN bằng nhiều cách khác nhau.

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

+ Quá trình chơi

- Cô hướng dẫn cháu xếp đôminô các HTTN bằng nhiều cách khác nhau.

+ Kết thúc:

- Cô cho cháu nhận xét vai chơi

- Cô nhận xét cháu chơi theo các nhóm nhỏ

 

Góc Thiên nhiên: chăm sóc cây, chơi đong nước, lau lá.

* Yêu cầu :

- Cháu biết thảo luận khi chơi và chọn bạn nhóm trưởng, phân công cho từng thành viên trong nhóm.

- Cháu biết cùng bàn bạc để quan sát, chăm sóc cây, nhổ cỏ, lau lá, tưới nước, tỉa lá vàng, đong nước, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình.

- Khi chơi cháu không tranh giành đồ chơi và biết cách giao tiếp với nhau

* Chuẩn bị: Cây cảnh, hoa, đồ dùng, bình tưới, đồ xới đất, nước, khăn, đồ dùng đong nước.

* Hướng dẫn:

+ Thỏa thuận trước khi chơi

- Cô cho cháu chơi: Gieo hạt

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về lựa chọn nội dung quan sát, chăm sóc và tưới các loại cây kiểng.

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

+ Quá trình chơi

- Cô bao quát, gợi mở cháu cách quan sát, chăm sóc cây, lau lá, tưới nước cho cây và bảo vệ cây trồng, cách đong nước, cột bị. Cô gợi ý cho trẻ trồng thêm một số cây cảnh vào khu vực vườn cây của lớp.

+ Kết thúc

- Cô cho cháu nhận xét vai chơi

- Cô nhận xét cháu chơi theo các nhóm nhỏ

Khoa học:  Sự hòa tan

* Yêu cầu :

- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh và hoàn thành công việc được giao.

- Cháu biết cùng bàn bạc đưa ra ý tưởng để làm thí nghiệm về sự hòa tan, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình.

- Giáo dục cháu tinh thần tập thể khi chơi, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.

* Chuẩn bị:  nước khoáng, đường, muối, ly, muỗng...

* Hướng dẫn

+ Thỏa thuận trước khi chơi

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thỏa thuận về  cách gieo hạt.

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

+ Quá trình chơi

- Cô hướng dẫn cháu cách cho rót nước, cho đường, muối vào ly, khuấy đều cho tan...

+ Kết thúc:

- Cô cho cháu nhận xét vai chơi

- Cô nhận xét cháu chơi theo các nhóm nhỏ

 

VỆ SINH,ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA

- Trẻ ăn đầy đủ các thức ăn có trong 4 nhóm thực phẩm được chế biến từ

rau, thịt, cá, trứng, có các chất bột đường, chất đạm…

- Trẻ biết giữ gìn áo quần sạch sẽ, tự lau rửa mặt đúng .

- Trẻ ngủ ngon giấc, không nói chuyện, dậy đúng giờ.

- Trẻ biết cùng cô và bạn dọn vệ sinh khu vực lớp .

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

 

- Tập cho trẻ viết tên của bản thân theo cách của mình, TCHT: Chai có đựng gì không ?

- Ôn bài hát  " cho tôi đi làm mưa với ", TCHT: Cái đũa gãy

- Ôn 1 số biển báo, TCHT: Chai có đựng gì không ?

- Trò chuyện giúp trẻ biết: Lắng nghe ý kiến của người khác, TCHT: Cái đũa gãy

- Ôn phân biệt khối cầu- trụ, khối vuông-khối chữ nhật, TCHT: Chai có đựng gì không ?

VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ

*Vệ sinh: Cô cho trẻ nhắc lại các bước rửa tay, lau mặt.lần lượt cho từng tổ làm vệ sinh.Cô bao quát, nhắc cháu rửa đúng thao tác không làm văng nước ra ngoài, nhận xét giờ vệ sinh.

*Nêu gương: Cho cháu nhắc tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân mình, cho cháu nhận xét bạn, cô nhận xét và cho cháu cắm cờ, cô khuyến khích những cháu chưa được cờ, cuối tuần kết cờ tặng phiếu bé ngoan.

* Trả trẻ : Nhắc trẻ chào cô và mọi người.

 

 

Thứ 2 ngày 11/4

Lĩnh vực : PTNT 

Hoạt động :  KPKH

Đề tài: SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

 

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1/ Kiến thức : Trẻ biết về sự thay đổi khí hậu dẫn đến 1 số hiện tượng thiên tai: lũ lụt, hạn hán, áp tấp nhiệt đới, bão(MT 48)

2/ Kĩ năng:Trẻ nhận biết chính xác 1 số hiện thiên tai: lũ lụt, hạn hán, áp tấp nhiệt đới, bão.

3/ Thái độ: Trẻ biết cách ứng phó với sự thay đổi của thời tiết

* Lồng ghép: Âm nhạc, văn học

* Tích hợp: BĐKH

II/ CHUẨN BỊ:

1.Đồ dùng của cô: Bài giảng điện tử, que chỉ.

2.Đồ dùng của trẻ: Lô tô các hiện tượng

III/TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

*Hoạt động 1:  Chơi “Trời mưa”

- Trò chuyện về trò chơi, cô GD trẻ mặc áo mưa, núp mưa khi gặp trời mưa, không núp dưới gốc cây, nhà cao tầng...

- Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về sự biến đổi của khí hậu nhé.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự biến đổi khí hậu

- Hỏi trẻ nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu, khi khí hậu, thời tiết thay đổi thì xảy ra những hiện tượng nào ?

- Cho trẻ xem tranh áp thấp nhiệt đới, bão và nhận xét, cô tóm lại: dấu hiệu nhận biết( gió dạt cấp 6-7, từ 39-62km/h gọi là ATNĐ, đạt tới cấp 8-63km/h gọi là bão, nguyên nhân: hình thành từ vùng nước biển ấm(26 độ c) làm không khí ẩm nóng bốc lên cao hình thành 1 tâm áp thấp, thường được hình thành từ biển đông, thiệt hại xảy ra: sập nhà cửa, mưa lớn gây lũ lụt gây sạt lỡ đất, ngập lụt nhà cửa, hư hỏng đồ đạc, làm người chết, bị thương...

- Tương tự cho trẻ xem tranh hạn hán, lũ lụt nhận xét:

Hạn hán:

+ Dấu hiệu: xảy ra khi thiếu nước trong thời gian dài, hay ít mưa, không có mưa, khi rừng bị phá hủy, không còn khả năng giữ nước.

+ Nguyên nhân: thiếu mưa trong thời gian dài, chặt phá rừng, khai thác nguồn nước không hợp lí...

+Thiệt hại: thiếu nước sinh hoạt, sản xuất, gia tăng dịch bệnh...

Lũ lụt:

+ Dấu hiệu: mực nước, tốc độ dòng chảy sông suối vượt quá mức bình thường, nước dâng cao, ngập quá mức bình thường.

+Nguyên nhân: mưa lớn kéo dài, nhà máy thủy điện xả nước không hợp lí...

+ Thiệt hại: làm chết, bị thương người, vật nuôi, gây ô nhiễm môi trường...

* Cho trẻ xem thêm 1 số hiện tượng: Lốc xoáy, sóng thần, động đất

GD trẻ: biết BVMT, học cách phòng tránh các thiên tai có thể xảy ra, biết ứng phó với những thay đổi của thời tiết.

* Hoạt động 3:

Trò chơi “ai nhanh mắt”: Cho trẻ xem tranh và đoán tên hiện tượng

Trò chơi “Ô cửa bí mật”: Cô mở lần lượt  3 ô cửa và đọc câu đố cho trẻ đoán tên quả, giơ tranh lô tô và đồng thanh.

*Hoạt động 4: Trò chơi “Thi xem đội nào nhanh

Cô giới thiệu cách chơi:

-         Chia trẻ thành 3 đội đi theo đường

dích dắc.

+ Đội 1:  tìm hình ảnh có liên quan đến bão

+ Đội 2:  tìm hình ảnh liên quan đến lũ lụt

+ Đội 3: tìm hình ảnh liên quan đến hạn hán

-         Trong vòng 1 bản nhạc đội nào tìm được nhiều

Hình ảnh đúng sẽ là đội thắng.

-         Cô kiểm tra cùng trẻ, tuyên dương đội thắng.

Cô nhận xét kết thúc.

****************************☺☻☺**************************

Lĩnh vực : PTNN

Hoạt động : LQVH

ĐỀ TÀI : NÀNG TIÊN BÓNG ĐÊM

 

I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

1.Kiến thức: Trẻ nhớ tên, hiu được ni dung câu chuyện.(MT 74)

2.Kĩ năng: Trẻ trả lời to rõ câu hỏi của cô.

   3.Thái độ: Trẻ biết vâng lời, chăm chỉ, siêng năng học tập.

* Lồng ghép : âm nhạc

*Tích hợp : GDLG

II/ CHUẨN BỊ :

    - Cho cô : bài giảng điện tử.

    - Cho trẻ: Mô hình, Tranh diễn biến câu chuyện

III/ TIẾN TRÌNH :

*Hoạt động 1 : Hát " cô tiên mùa xuân "

- Cô trò chuyện về bài hát

- Cô có 1 câu chuyện rất là hay cũng nói về nàng tiên, các con có muốn nghe không ?

*Hoạt động 2 :

- Cô kể lần 1 có mô hình +tóm nội dung câu chuyện.

- Cô kể lần 2 có tranh minh hoạ 

*Hoạt động 3:

- Trong câu chuyện có mấy nhân vật? Đó là ai? ( 2 trẻ)

- Bé hoa ghét nhất điều gì ?( 2 trẻ)

- Bé hoa nghĩ và muốn điều gì? ( 2 trẻ)

- Giọng của ai xuất hiện trong bóng tối?(cả lớp)

- Cô tiên bóng đêm đã nói gì với bé Hoa?( 2 trẻ)

- Cô tiên đến để làm gì?(2 trẻ)

- Nàng tiên đêm cùng bé Hoa làm gì ?

- Bé Hoa nói gì với cô tiên ?

* Cô tóm ý lại và giáo dục trẻ mổi buổi sáng chúng ta thức dậy thì có ông mặt trời chiếu sáng, khi mặt trời lặn kết thúc một ngày thì màn đêm buông xuống, chúng ta không có gì phải sợ hãi và ghét bỏ,buổi tối có trăng có sao rất là đẹp, chúng ta phải biết yêu quý những gì mà chúng ta nhìn thấy được...

- Cho trẻ đặt tên câu chuyện( 3 trẻ)

- Cô thống nhất đặt tên câu chuyện “ Nàng tiên bóng đêm

*Hoạt động 4 : Trò chơi “ ghép tranh

- Cô giới thiệu cách chơi:

+ Chia trẻ thành 3 đội thi đua ghép tranh nàng tiên bóng đêm.

Trẻ chạy lên lấy từng mảnh tranh và ghép, trong vòng 1 bản nhạc đội nào ghép nhanh, chính xác bức tranh sẽ là đội thắng.

- Cô cùng trẻ kiểm tra, tuyên dương đội thắng, nhận xét kết thúc.

*************************************************************

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

 

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-         Trẻ hát thuộc bài hát "quê hương tươi đẹp "

-         Trẻ chơi thành thạo các trò chơi.

-         Trẻ chơi trật tự không tranh giành với bạn.

II/ CHUẨN BỊ: Nhạc, đồ chơi ngoài trời

III/ TIẾN TRÌNH:

1/HĐ1 : Làm quen bài hát "quê hương tươi đẹp"

- Cô hát 2 lần.

- Cho lớp hát theo cô, tổ hát, cá nhân hát.

- Lớp hát lại cùng cô.

2/HĐ2 : Trò chơi có luật

 Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất

- Cô giới thiệu cách chơi.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần.

Trò chơi dân gian : Dung dăng dung dẻ

- Cô giới thiệu cách chơi.

- Cháu chơi 3,4 lần

3/HĐ3 : Chơi tự do

- Cho trẻ chơi theo nhóm : xâu hoa, nhảy dây, chơi với lá cây, làm bánh…

- Cô quan sát, động viên trẻ chơi.

- Nhận xét nhóm chơi- nhận xét chung.   ****************************☺☻☺***************************

HOẠT ĐỘNG GÓC

****************************************************************HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

I /Mục đích yêu cầu :

- Trẻ biết viết tên của mình theo hướng dẫn.(MT 66)

- Trẻ chơi được trò chơi học tập.

- Trẻ biết cất đồ dùng gọn gàng sau khi chơi.

II / Chuẩn bị  : viết chì, giấy, A 4, Đồ dùng đồ chơi.

III / Tiến trình :

*HĐ 1: Tập cho trẻ viết tên của mình.

- Cô hướng dẫn từng trẻ viết tên của mình.

- Tập cho trẻ viết lại nhiều lần.

*HĐ 2: TCHT " Chai có đựng gì không ?"

- Cô nêu cách chơi

- Cho trẻ chơi 2-3 lần. Quan sát trẻ chơi

*HĐ 3: Chơi tự do : trẻ chơi tự do ở các góc nhận xét giờ chơi.

****************************☺☻☺***************************

VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ

****************************☺☻☺**************************

NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY

1. Tình trạng sức khỏe :

……………………………………………………………………………………

2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ :

……………………………………………………………………………………

3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ :

………………………………………………………………………………………..............................................................................................................................................................................................................................................................

****************************☺☻☺******************************

Thứ 3 ngày 12/4

Lĩnh vực : PTTC

Hoạt động : PTVĐ

ĐỀ TÀI : ĐI NỐI BÀN CHÂN TIẾN LÙI

 

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.Kiến thức: Trẻ thực hiện được vận động đi nối bàn chân tiến lùi theo hướng dẫn.(MT 2)

2.Kĩ năng : Trẻ phối hợp chân, mắt nhịp nhàng, khéo léo, khi thực hiện vận động.

3.Thái độ : Trẻ chăm tập thể dục, ăn uống đủ chất để luôn khỏe mạnh.

*Lồng ghép : âm nhạc

*Tích hợp : GDDD

II/ CHUẨN BỊ :

- Cho cô: Giáo án điện tử.

- Cho trẻ: sân sạch, vạch chuẩn, nơ TD, nhạc.

III/ TIẾN TRÌNH :

*Hoạt động 1 : Khởi động

- Cho trẻ xếp 4 hàng dọc, lấy hoa TD

- Cho Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi mũi, gót, mép chân, đi khom, chạy chậm, nhanh, chuyển hàng xếp 4 hàng ngang.

*Hoạt động 2 : Trọng động

Bài tập phát triển chung :

- Tay: đánh xoay tròn 2 cánh tay( 2l8n)

- Bụng: cúi người về trước.(2l8n)

- Chân: Đưa chân ra các phía.(4l8n)

- Bật: chân trước chân sau (2l8n)

Vận động cơ bản:" Đi nối bàn chân tiến lùi"

- Cô giới thiệu vận động "  Đi nối bàn chân tiến lùi "

- Trẻ nhắc lại.

+ Cô mời 2 trẻ làm mẫu lần 1.

+ Cô mời 1 trẻ làm mẫu lần 2- phân tích động tác : tư thế chuẩn bị, 2 tay chống hông, sau đó chuyển đứng chân trước, chân sau, mũi bàn chân sau, sát gót bàn chân trước, khi đi tiến hoặc lùi bước từng bước, 2 bàn chân luôn dặt thẳng nhau theo hàng dọc, mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước, đi tiến thì chân trước bước trước rồi thu chân sau lên, ngược lại khi đi lùi thì chân sau bước lùi trước(mỗi trẻ thực hiện 4-5 lần)

+ Cô mời 2 trẻ thực hiện, cho trẻ nhắc lại cách thực hiện.

+ Cho lớp thực hiện mỗi lần 4 trẻ, cô quan sát sửa sai, động viên trẻ thực hiện

đúng.

+ Chia trẻ thành 6 nhóm thực hiện

+ Cho 2 đội thi đua.

+ Tuyên dương đội thắng

*Trò chơi vận động “Ai nhanh hơn

- Cô giải thích luật chơi, cách chơi.

- Cháu chơi 3 lần.

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.

- Giáo dục cháu thường xuyên tập thể dục.

- Nhận xét tuyên dương.

****************************☺☻☺**************************

Lĩnh vực : PTTM

Hoạt động : GDAN

ĐỀ TÀI : TRỜI NẮNG TRỜI MƯA (NGHE NHẠC,NGHE HÁT)

 

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức: Trẻ thuộc lời và minh họa được bài hát, chơi được trò chơi âm nhạc.

2.Kĩ năng: Nghe, cảm nhận ra giai điệu nhanh- vui tươi của bài nghe hát( MT 135).

3.Thái độ : Trẻ biết yêu thiên nhiên, thích ứng theo thời tiết.

* Lồng ghép : KPKH

*Tích hợp : GDLG, BĐKH

II/ CHUẨN BỊ:

-         Cho cô : bài giảng điện tử.

-         Cho trẻ: nhạc đệm bài nghe hát, nhạc ca sĩ hát, đồ vật.

III/ TIẾN TRÌNH:

*Hoạt động 1: Chơi “Trời mưa”

- Trò chuyện về trò chơi, cô GD trẻ biết mặc áo mưa, núp mưa khi gặp trời mưa, không núp dưới gốc cây, nhà cao tầng...

- Cô đàn 1 đoạn bài hát “Mây và gió”, cho trẻ đoán tên bài hát, tác giả.

*Hoạt động 2: Vận động

- Cô cho cả lớp hát vỗ nhịp 1 lần.( kết hợp nhạc)

- Mời tổ hát vỗ nhịp.

- Nhóm nam-nữ hát vỗ nhịp( kết hợp nhạc).

- Cá nhân hát vỗ nhịp ( 2 trẻ)

- Lớp hát+ minh họa động tác 1 lần

*Hoạt động 3: Nghe nhạc, Nghe hát"Trái đất này là của chúng mình"

- Cô hát lần 1 giới thiệu bài hát “Trái đất này là của chúng mình” nhạc của Trương Quang Lục.

- Lần 2 cho trẻ hưởng ứng theo nhạc + nói nội dung bài hát.

- Lần 3 cho trẻ nghe ca sĩ hát và hưởng ứng theo nhạc cùng với cô.Hỏi trẻ: bài hát có giai điệu như thế nào?

- Lần 4 cô cùng trẻ hát và một vài trẻ minh họa cùng cô.

*Hoạt động 4 : Trò chơi “ Tai ai tinh”

- Cô giải thích trò chơi

- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.

- Lần sau có thể nâng cao yêu cầu, cho nhiều trẻ hát, bạn đứng hát ở phía nào.

- Sau khi chơi xong cô cho trẻ nhắc lại cách chơi.

- Nhận xét tuyên dương

****************************☺☻☺**************************

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

 

I /Mục đích yêu cầu :

- Trẻ nhớ tên và hiểu được nội dung câu chuyện'' Sự tích Hồ gươm”

- Trẻ biết cách chơi các trò chơi

- Trẻ chơi tật tự, không tranh giành với bạn

II / Chuẩn bị  :

- Tranh chuyện

- Một số đồ chơi ngoài trời và một số nguyên vật liệu thiên nhiên.

III/Tiến trình:

1/ HĐ 1 : Hoạt động có mục đích: LQ câu chuyện'' Sự tích Hồ Gươm”

-         Cô giới thiệu tên câu chuyện

-         Cô kể + Tranh truyện

-         cho trẻ đặt tên câu chuyện

-         Cô kể lại 1 lần

2/HĐ 2 : Trò chơi có luật

a/ Vận động : Trời mưa

- Cô gơi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi.

- Cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ.

b/Trò chơi dân gian:  Đếm sao

- Cô gơi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi.

- Cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ.

3/HĐ 3: Chơi tự do: 

- Nhóm câu cá, nhóm làm bánh, nhóm xếp đồng hồ, nhóm làm con trâu, nhóm xếp giấy làm ví, làm quạt, nhóm nhảy dây.

-Nhận xét tuyên dương nhóm chơi – nhận xét chung.

****************************☺☻☺******************************

HOẠT ĐỘNG GÓC

****************************************************************

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

I /Mục đích yêu cầu :

- Trẻ nhớ tên, thuộc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với

- Trẻ hát to, rõ, đúng nhịp.

- Trẻ chơi thành thạo trò chơi, chơi trật tự

II / Chuẩn bị  : Nhạc, đàn.

III / Tiến trình :

*HĐ 1: HĐCMĐ Ôn bài hát“Cho tôi đi làm mưa với "

+ Cô hát 2 lần.

+ Cho trẻ hát theo cô.

+ Tổ hát, nhóm hát, cá nhân hát.

+ Lớp hát lại cùng cô.

*HĐ 2 :TCHT " Cái đũa gãy"

Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi.

Cho trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ.

*HĐ 3 : Chơi tự do : trẻ chơi tự do ở các góc - Cô nhận xét.

****************************☺☻☺******************************

VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ

****************************☺☻☺**************************

NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY

1. Tình trạng sức khỏe :

……………………………………………………………………………………

2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ :

……………………………………………………………………………………

3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ :

………………………………………………………………………………………..............................................................................................................................................................................................................................................................

****************************☺☻☺***************************

Thứ 4 ngày 13/4

Lĩnh vực : PT NN

Hoạt động : LQCC

ĐỀ TÀI : ÔN TẬP X-S

 

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức : Trẻ nhận biết chữ , tô trùng khít các chữ cái x-s theo hướng dẫn của cô.( MT 65)

2.Kĩ năng: Trẻ biết so sánh cấu tạo các chữ, tô trùng khít các nét chữ x-s

3.Thái độ: Trẻ biết tiết kiệm nước, giữ vệ sinh môi trường.

* Lồng ghép: âm nhạc

* Tích hợp: GDBVMT,TKNL,KNS

II. Chuẩn bị :

- Cho cô : Bài giảng điện tử.

- Cho trẻ: Tranh có từ mưa rào, sấm sét.Một số tranh có từ chứa chữ x-s

Chữ cái x-s (in, viết) - Chữ cái rời ghép thành băng từ.Nét chữ để cô và các trẻ ghép.Chữ cái nhỏ để các trẻ chơi. (in, viết)

III. Tiến trình hoạt động :

*Hoạt động 1  : Hát “ Trời nắng trời mưa”

- Trò chuyện về nội dung bài hát.Cô GD trẻ biết tiết kiệm nước, giữ vệ sinh môi trường, không núp mưa dưới gốc cây, nhà cao tầng vì dễ bị sét đánh.

*Hoạt động 2 :

- Cho trẻ xem băng từ “mưa rào, sấm sét” trẻ đồng thanh, tìm chữ đã học “x-s” và phát âm.Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ x-s

- Cho trẻ xem chữ “x-s” in hoa và viết- phát âm.

- Cô tô mẫu cho trẻ xem.

+ Lần 1

+ Lần 2+ nói cách tô.

*Hoạt động 3 : Trẻ tập tô chữ

- Cô nhắc trẻ tư thế cầm viết và ngồi tô.

- Cô quan sát, động viên trẻ.

- Nhận xét vở tập tô của trẻ.

*Nhận xét kết thúc

****************************☺☻☺**************************

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

 

.I/Mục đích – yêu cầu:

- Trẻ biết vẽ các HTTN theo hướng dẫn của cô

- Trẻ chơi thành thạo các trò chơi, phát âm chính xác.

- Trẻ vâng lời cô, chơi không tranh giành, xô đẩy bạn trong khi chơi...

II/ Chuẩn bị:

- Mẫu, giấy A 4, màu sáp

- Một số đồ chơi ngoài trời và một số nguyên vật liệu thiên nhiên.

III/Tiến trình:

1/HĐ 1: Hoạt động có mục đích “ Tập vẽ các HTTN

-         Cho trẻ xem tranh mẫu. Cho trẻ nhận xét

-         Cô cùng trẻ nói cách vẽ

-         Trẻ vẽ theo hướng dẫn của cô

2/HĐ 2:Trò chơi có luật

a/ Trò chơi vận động: ai nhanh nhất

Cô nhắc lại cách chơi, cháu chơi 3,4 lần.

b/Trò chơi dân gian: dung dăng dung dẻ

Cô nhắc lại cách chơi , cháu chơi 3,4 lần

3/HĐ 3: Chơi tự do:

- Nhóm câu cá, nhóm làm bánh, nhóm xếp đồng hồ, nhóm làm con trâu, nhóm xếp giấy làm ví, làm quạt, nhóm nhảy dây.

- Nhận xét nhóm chơi- nhận xét chung.

****************************☺☻☺******************************

HOẠT ĐỘNG GÓC

****************************************************************

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

I /Mục đích yêu cầu :

- Trẻ biết tên và nhớ ý nghĩa 1 số biển báo( đường cấm, cấm đi ngược chiều)

- Trẻ chơi thành thạo trò chơi.

- Trẻ chơi trật tự, khi chơi không xô đẩy bạn

II / Chuẩn bị  :

- Tranh biển báo

- Đồ dùng đồ chơi.

III / Tiến trình hoạt động :

*HĐ 1: HĐCMĐ Ôn 1 số biển báo”

- Cho trẻ xem tranh biển báo đường cấm, cấm đi ngược chiều và nhận xét.

- Cho trẻ nêu ý nghĩa của biển báo.

- Cô GD trẻ: tuân theo luật lệ giao thông.

*HĐ 2 : TCHT " Chai có đựng gì không "

Cho trẻ nhắc lại cách chơi, cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ.

*HĐ 3: Chơi tự do : trẻ chơi tự do ở các góc - cô nhận xét.

****************************☺☻☺******************************

VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ

****************************☺☻☺**************************

NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY

1. Tình trạng sức khỏe :

……………………………………………………………………………………

2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ :

……………………………………………………………………………………

3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ :

……………………………………………………………………………………

......................................................................................................................................…………………………………………………………………………………

****************************☺☻☺**************************

Thứ 5 ngày 14/4

Lĩnh vực: PTNT

Hoạt động : LQVT

ĐỀ TÀI : XẾP THEO QUY TẮC

 

I/Mục đích-yêu cầu:

1/Kiến thức: Trẻ biết thêm các cách xếp theo qui tắc của 3 đối tượng và biết sắp xếp theo ý thích(MT61)

2/Kĩ năng: Trẻ xếp, sao chép các đối tượng theo trình tự nhất định, xếp theo yêu cầu của cô

3/Thái độ: Trẻ biết sử dụng tiết kiệm năng lượng, giờ học chú ý.

Tích hợp: TLNL, BVMT

Lồng ghép:Âm nhạc, văn học

II/Chuẩn bị

- Cho cô:bài giảng điện tử, nhạc,

- Cho trẻ: tranh khung hình, lô tô mặt trời, mặt trăng, ngôi sao…

III. Tiến trình :

*Hoạt động 1:Ổn định, giới thiệu

- Chào mừng các bé đến với “Sân chơi vui nhộn của lớp Lá 1”

- 3 đội chạy châm vào và vận động bài hát “bé khỏe bé ngoan”

- Ồ, các bạn ơi, các bạn nhìn xem cả 3 đội cùng xếp theo qui tắc gì vậy?

Mời đại diện 3 đội nói về qui tắc xếp của đội mình

- Đội 1 :Qui tắc 1-1(1 nam-1 nữ)

- Đội 2:Qui tắc 2-1(2 nam – 1 nữ)

- Đội 3:Qui tắc 1-2(1 nữ- 2nam)

Đến với sân chơi hôm nay thì có 3 phần thi:

- Thứ 1:Thử tài nhớ giỏi

- Thứ 2:Chung sức

- Thứ 3:Đội nào tinh mắt

*Hoạt động 2:

- Ôn xếp theo qui tắc của 2 đối tượng:

- Và bây giờ chúng ta sẽ đến với vòng thi thứ 1”Thử tài nhớ giỏi”

Cô có 1 trò chơi nhỏ muốn nhờ 3 bạn của 3 đội lên thực hiện .Hãy xếp cho cô qui tắc 1-1, qui tắc 1-2, 2-1.(hoa, lá)

- Cho cháu nhận xét, cô nhận xét lại

- Xếp theo qui tắc 3 đối tượng:

- Đọc thơ Cầu vồng .(quay mặt về phía sau)

Các con có biết vì sao mà có cầu vồng không?

=>Sau khi cơn mua vừa tạnh ,nếu có nắng lên thì sẽ có cầu vồng đó con .Vậy cầu vồng có mấy màu.

- Nhìn xem trên màn hình cô có hình gì?

- Cho trẻ đọc lần lượt tên của  từng hình.

Con có nhận xét gì về cách xếp này?

1 cầu vồng-1 đám mây-1 ngôi sao

-         Cho cả lớp nhắc lại, tổ, cá nhân.

- Cô mời 1 bạn lên chọn các hình  gắn tiếp vào vị trí còn trống cho đúng với cách sắp xếp đã có.

- Các con ơi , buổi sáng nhờ có gì chiếu sáng mà mình không cần phải bật bóng đèn, còn buổi tối ở trên trời sẽ có gì?

=> Cô giáo dục:Các con biết không ,ban ngày sẽ có mặt trời chiếu sáng vì vậy chúng ta không cần phải bật đèn, sẽ tiết kiệm được năng lượng điện.Còn buổi tối thì mặt trời đã lặn rồi mà chỉ có mặt trăng và sao chúng không chiếu sáng như mặt trời .Và chuần bị đến mùa hè trời rất nắng , sẽ không có nhiều nước, hay bị mất nước.Nên chúng con phải biết tiết kiệm nước như khi uống nước thì lấy vừa đủ uông, đi vệ sinh không lấy nước đùa giỡn, rửa tay thì mở nước nhỏ để tiết kiệm nguồn nước .

- Con nhìn xem cô có tranh gì đây?(1 mặt trời-2 ngôi sao-1 mặt trăng)

- Con có nhận xét gì về cách sắp xếp này

- Cho cả lớp nhắc lại, cá nhân`

- Mời cháu lên gắn thêm vào những khoảng trống .và lấy thẻ phù hợp với cách sắp xếp đó gắn lên.

- Đọc thơ Gió.

Nhìn lên màn hình cô có:2 mây đen-2 mây xanh- 1 cầu vồng.

- Mời cháu nhận xét cách xếp và nêu ý kiến.

- Khi gió thổi mạnh thì làm cho quả và lá bị rụng xuống.Con xem chúng được xếp theo qui tắc gì?

(2  quả xoài- 1 lá-1 hoa).Cho cháu thực hiện và cô nhận xét.

- Cô mời 2 cháu sắp xếp theo qui tắc mà cháu thích.

* Hoạt động 3:

- Vừa rồi các đội đã biết được cách sắp xếp của 3 đối tượng.Bây giờ sẽ là phần thi thứ 2 , phần thi Chung sức.

Ở đây cô có chuẩn bị sẵn các hình,và khung hình.nhiệm vụ của các đội là trang trí thêm vào khung hình và sắp xếp theo qui tắc cô yêu cầu. rồi gắn lên bảng.

- Hát bài Cho tôi đi làm mưa với ngồi theo vòng tròn.và lấy khung hình về đội.

-Thời gian cho các đội là 1 bản nhạc hãy xếp theo qui tắc  mà cô yêu cầu

+Đội 1:Qui tắc  1-1-1

+Đội 2:Qui tắc 1-2-1

+Đội 3:Qui tắc 2-1-1

- Cô quan sát hướng dẫn trẻ thực hiện.Cô nhận xét cùng trẻ

- Đọc đồng dao về bàn ngồi thực hiện vào vở LQVT

- Cô hướng dẩn cách thực hiện và quan sát cháu

*Hoạt động 4:

-Phần thi thứ 3: Đội nào tinh mắt

    + Cách chơi: Đứng thành 3 đội các bạn trong đội sẽ lần lượt bò chui qua cổng rồi lên chọn hình sắp xếp để tạo thành quy tắc cô yêu cầu cho mỗi đội xong chạy về đập vào tay bạn tiếp theo về đứng cuối hàng. Bạn thứ 2 tiếp tục chạy, cứ như vậy cho đến hết hàng. Yêu cầu bạn cuối cùng chọn thẻ quy tắc phù hợp với cách sắp xếp của đội.

Đội nào gắn đúng và nhiều hình sẽ thắng cuộc, đội thua cuộc sẽ bị nhảy lò cò.

    + Luật chơi: Khi nào được đập tay mới được chạy, khi chạy đứng dưới vạch chuẩn. Thời gian cho mỗi lần chơi là 1 bản nhạc.

-Cho trẻ chơi cô quan sát, động viên trẻ.

- Cô cùng trẻ kiểm tra sau khi chơi, tuyên dương đội thắng, đội thua phạt nhảy lò cò.

      - Trò chơi “Đội nào tinh mắt” đã khép lại “Sân chơi vui nhộn của lớp lá 1” rồi

    - Nhận xét kết thúc.

****************************☺☻☺**************************

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

 

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-         Trẻ biết về sự biến đổi khí hậu.

-         Trẻ chơi thành thạo các trò chơi

-         Trẻ chơi trật tự không tranh giành, cất dọn đồ chơi.

II/ CHUẨN BỊ:

- Tranh 1 số HTTN

- Một số đồ chơi ngoài trời và một số nguyên vật liệu thiên nhiên.

III/ TIẾN TRÌNH:

1/HĐ 1 : Hoạt động có mục đích “ Ôn sự biến đổi khí hậu

- Cho trẻ xem tranh hiện tượng lũ lụt, hạn hán và nhận xét.

- Cô tóm lại và GD trẻ: BVMT, tiết kiệm nước.

2/HĐ2  : Trò chơi có luật

a/ Trò chơi vận độngtrời mưa

Cô nhắc lại cách chơi cháu chơi 3,4 lần.

b/Trò chơi dân gian: đếm sao

Cô nhắc lại cách chơi , cháu chơi 3,4 lần

3/HĐ 3: Chơi tự do

- Nhóm câu cá, nhóm làm bánh, nhóm xếp đồng hồ, nhóm làm con trâu, nhóm xếp giấy làm ví, làm quạt, nhóm nhảy dây.

- Nhận xét nhóm chơi- nhận xét chung.

****************************☺☻☺**************************

HOẠT ĐỘNG GÓC

*************************************************************

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

I /Mục đích yêu cầu :

- Trẻ nhớ tên, thuộc bài thơ “ hoa kết trái”

- Trẻ chơi thành thạo trò chơi

- Trẻ cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong.

II / Chuẩn bị  :

- Tranh chữ to

- Đồ chơi

III / Tiến trình :

*HĐ 1: HĐCMĐ : Trò chuyện giúp trẻ biết Lắng nghe ý kiến của người khác”

- Cô cho trẻ xem video và nhận xét.

- Cô tóm lại và GD giờ học, giờ chơi, giờ nêu gương...các con phải biết lắng nghe ý kiến của các bạn.

*HĐ 2 : TCHT " Cái đũa gãy "

- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.

- Cho trẻ chơi cô quan sát, động viên trẻ.

*HĐ 3 : Chơi tự do : cho trẻ chơi ở các góc – Cô nhận xét.

****************************☺☻☺***************************

VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ

****************************☺☻☺**************************

NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY

1. Tình trạng sức khỏe :

……………………………………………………………………………………

2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ :

……………………………………………………………………………………

3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ :

………………………………………………………………………………………..............................................................................................................................................................................................................................................................

****************************☺☻☺******************************

Thứ 6, ngày 15/4

Lĩnh vực : PTTM

Hoạt động : Tạo hình

ĐỀ TÀI : VẼ CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN (Đề tài)

 

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

1.Kiến thức : Trẻ biết vẽ các HTTN theo hướng dẫn( MT 130)

2.Kĩ năng : Trẻ biết phối hợp các nét vẽ( nét, cong, xiên, thẳng, nét ngang tạo sản phẩm có b cục cân đối, màu sắc hài hòa.

3.Thái độ: Trẻ biết BVMT, ăn mặc phù hợp thep thời tiết, không núp mưa dưới gốc cây, nhà cao tầng.

*Lồng ghép: âm nhạc

* Tích hợp : BVMT, GDKNS

II/ CHUẨN BỊ :

- Cho cô : bài giảng điện tử, 3 Mẫu vẽ

- Cho trẻ : Vở, màu sáp.

III/ TIẾN TRÌNH :

*Hoạt động 1: Hát '' Bé và trăng”

- Trò chuyện về bài hát

- Cho trẻ xem tranh 1 số HTTN, GD trẻ biết BVMT, ăn mặc phù hợp thep thời tiết, không núp mưa dưới gốc cây, nhà cao tầng.

- Hôm nay cô sẽ cho các con thi xem ai vẽ đẹp chúng ta sẽ vẽ các HTTN nhé.

*Hoạt động 2 : Quan sát và đàm thoại

- Cho trẻ xem lần lượt 3 tranh vẽ và nhận xét:

+ Tranh vẽ gì ?( cả lớp)

+ Cô tô màu gì, màu như thế nào ?

+ Để vẽ được bức tranh này cô dùng những nét gì ?( 2 trẻ)

- Cho trẻ nói điểm khác nhau của 3 bức 1tranh.

- Cô tóm lại và GD TT

- Trò chuyện hỏi ý tưởng trẻ :

+ Con dự định vẽ hiện tượng gì ?  

+ Con vẽ như thế nào ?( 3 trẻ)

*Hoạt động 3 : Trẻ vẽ

- Cô cho cháu vào bàn , khởi động tay, nhắc tư thê ngồi, cầm bút, tô màu kín không lem ra ngoài. Trong quá trình trẻ vẽ cô theo dõi và gợi ý.

- Nhắc nhở trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.

*Hoạt động 4 : Trưng bày và nhận xét sản phẩm

- Trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm của mình.

- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn.

- Cô nhận xét chung, tuyên dương sản phẩm đẹp, động viên nhửng sản phẩm chưa đẹp.

* Nhận xét kết thúc.

****************************☺☻☺******************************

NHA HỌC ĐƯỜNG (ÔN TẬP)

TẠI SAO RĂNG QUAN TRỌNG

I.Mục đích-Yêu cầu :

1.Kiến thức: Trẻ biết được chức năng của răng, tầm quan trọng của răng.

2.Kĩ năng : Trẻ trả lời to rõ câu hỏi của cô.

3.Thái độ: Biết cách giữ gìn răng luôn sạch, đẹp.

II. Chuẩn bị:

- Cho cô: bài giảng điện tử

- Cho trẻ: Các tranh vẽ

    + Em bé đang ăn, đang hát , đang cười.

    + Em bé có hàm răng đẹp, có hàm răng sâu.

III. Tiến trình

* Hoạt động 1 :  Hát “dậy đi thôi”

- Trò chuyện về nội dung bài hát.

- Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện rất hay về việc vệ sinh răng miệng nhé.

* Hoạt động 2 : Kể chuỵện“ Công chúa bị sâu răng”

Ngày xưa, tại một vương quốc xa xôi, có một cô công chúa rất xinh đẹp, mắt cô to, da cô trắng hồng và đặc biệt là khi công chúa cười, cô có hàm răng trắng muốt, đều và đẹp. Nhưng công chúa rất thích ăn kẹo ngọt, bánh ngọt rất nhiều, cô ăn suốt ngày nhưng không chịu chải răng, mặc dù được người lớn khuyên ngăn nhiều lần, nhưng công chúa nhất định không nghe lời.

Bỗng một hôm, công chúa đang đùa giỡn với chú chó con, miệng vẫn đang ngậm kẹo,chợt cô cảm thấy răng bị đau buốt, làm cô không thể ăn kẹo tiếp được. Răng càng lúc càng đau dữ dội, lúc ấy, công chúa chỉ biết ôm mặt mà khóc. Nhà vua và Hoàng hậu thấy công chúa đau răng chỉ biết ôm mặt mà khóc thì rất thương, nên cho mời các bác sĩ đến khám và chữa bệnh cho công chúa. Sau nhiều ngày uống đủ các loại thuốc công chúa vẫn chưa hết đau, mà ngày càng ốm đi nữa. Các con biết sao không? Vì công chúa không ăn được đó các con.

Một hôm, có một bác sĩ từ phương xa đến, xin chữa trị cho công chúa. Đúng trước mặt bác sĩ mà công chúa vẫn còn ôm mặt khóc và kêu : “ Đau răng quá, xin mọi người hãy giúp con”. Lúc này, vị bác sĩ nhẹ nhàng đỡ công chúa dậy và bảo công chúa há miệng cho ông khám, nhưng hỡi ôi! Trong miệng công chúa đầy các răng bị sâu, dính đầy thức ăn và miệng thì rất hôi vì đã mấy ngày công chúa không chịu chải răng.

Bác sĩ bèn lấy dụng cụ ra, gắp gòn lau các răng và lấy hết thức ăn dính trên răng, rồi cho công chúa súc miệng với nước thuốc. Bác sĩ còn dùng dụng cụ nạo sạch các lỗ sâu, đặt thuốc tram vào các răng sâu và giải thích cho công chúa biết rằng: Chúng ta cần giữ vệ sinh răng miệng thật sạch vì răng giúp ích cho chúng ta rất nhiều việc như:

Răng giúp ta:

- Ăn thấy ngon, nhai nghiền thức ăn nhuyễn, làm cho tiêu hóa nhanh, nhờ đó cơ thể chúng ta khỏe mạnh, vui sống và yêu đời.

- Có gương mặt đầy đặn, xinh đẹp với nụ cười duyên dáng dễ thương.

- Nói to và rõ, đọc đúng và hát hay nữa.

Bác sĩ nói tiếp : Lâu nay công chúa ăn quá nhiều kẹo, bánh ngọt mà không chải răng ngay nên răng mới bị sâu nhiều như thế.

Công chúa làm đúng theo lời dặn của bác sĩ, công chúa tự chăm sóc răng mình thật cẩn thận: Cô chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ : Bớt ăn vặt, ăn ngọt, để dành bánh kẹo ăn tráng miệng sau khi ăn cơm chải răng ngay, cô cũng ăn rất nhiều trái cây tươi vì vừa ngon miệng lại vừa tốt cho răng.

Bác sĩ hứa với công chúa sẽ ghé lại thăm và khám răng cho công chúa thường xuyên.

Từ khi công chúa được bác sĩ khám răng và cho cô những lời khuyên bổ ích để công chúa tự chăm sóc răng. Vì thế, càng lớn cô càng xinh đẹp và nụ cười duyên dáng dễ thương lắm các con ạ! Các con biết vì sao không? Vì cô có hàm răng trắng và đều.

*Hoạt động 3 : Đàm thoại.

1. Câu chuyện cô vừa kế nói về ai? ( Đ: Chuyện kể về 1 công chúa xinh đẹp và rất lười chải răng).

2. Công chúa bị đau gì? Tại sao?( Đ: Công chúa đã bị đau răng, không thể ăn gì được, vì hằng ngày công chúa thích ăn vặt : Kẹo, bánh ngọt, kem mà không chải răng ngay).

3. Nếu các con có thói quen xấu giống công chúa, các con có bị đau răng không?( Đ: Dạ có).

4. Răng cần cho chúng ta không? Răng dùng để làm gì?( Đ: Răng rất cần cho chúng ta :

- Răng giúp ta nhai thấy ngon miệng, giúp nghiền nát thức ăn, dễ tiêu, có như vậy các con mới mau lớn và khỏe mạnh.

- Răng còn dùng để đọc rõ, nói đúng, hát hay.

- Nhờ có răng các con sẽ có nụ cười duyên dáng, đáng yêu)

5. Nếu không có răng chúng ta thế nào các con? Đẹp hay xấu?( Đ: Nếu không có răng, chúng ta trông rất xấu, móm xọm giống như ông bà già. Vì răng còn giúp gương mặt các con đầy đặn, xinh đẹp với nụ cười tươi thắm dễ thương.)

6. Bác sĩ chỉ dẫn công chúa cần chăm sóc răng như thế nào?( Đ: Bác sĩ khuyên công chúa cần chăm sóc răng để răng luôn được tốt như:

- Chải răng ngay sau khi ăn : Sáng, trưa, chiều và trước khi ngủ.

- Bớt ăn quà vặt và bánh kẹo ngọt.

- Nên ăn trái cây tươi : Cam, bưởi,táo, mận,…

- Nên khám và điều trị sớm khi răng có vết đen mới cảm thấy hơi đau.)

* Hoạt động 4 : Ghi nhớ

Các con phải nhớ làm 4 điều kể trên để răng các con luôn sạch đẹp, không bị sâu.

* Hoạt động 5 : Sinh hoạt, Trò chơi.

- Khám răng cho nhau Em tập làm Bác sĩ.

- Từng đôi bạn nhìn nhau ( quan sát) và cười cho nhau xem Đếm xem bao nhiêu người có răng đẹp, không sâu.

- Đề nghị các bạn có răng đẹp hát 1 bài hát về giữ gìn vệ sinh răng miệng và khen thưởng.

- Trò chơi chải răng.

( Thằng Tý sún – Bài ca chải răng của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện ).

****************************************************************HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

 

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-         Trẻ biết có thể làm nổi 1 vật chìm

-         Trẻ chơi thành thạo các trò chơi

-         Trẻ chơi trật tự không tranh giành, cất dọn đồ chơi.

II/ CHUẨN BỊ:

- Đồ dùng làm thí nghiệm.

- Một số đồ chơi ngoài trời và một số nguyên vật liệu thiên nhiên.

III/ TIẾN TRÌNH:

1/HĐ 1 : Hoạt động có mục đích “ làm nổi một vật chìm

- Cho muỗng inox vào trong thau nước, quan sát hiện tượng xảy ra( muỗng chìm)

- lấy muỗng lên cho vào túi ni lông, vuốt cho túi xẹp xuống và buộc miệng túi lại. Thả túi vào nước và quan sát hiện tượng xảy ra.

- Cô tóm lại và GD trẻ: BVMT, tiết kiệm nước.

2/HĐ2  : Trò chơi có luật

a/ Trò chơi vận động: ai nhanh nhất

Cô nhắc lại cách chơi cháu chơi 3,4 lần.

b/Trò chơi dân gian:  dung dăng dung dẻ

Cô nhắc lại cách chơi , cháu chơi 3,4 lần

3/HĐ 3: Chơi tự do

- Nhóm câu cá, nhóm làm bánh, nhóm xếp đồng hồ, nhóm làm con trâu, nhóm xếp giấy làm ví, làm quạt, nhóm nhảy dây.

- Nhận xét nhóm chơi- nhận xét chung.

****************************☺☻☺**************************

HOẠT ĐỘNG GÓC

*************************************************************

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

I /Mục đích yêu cầu :

- Trẻ phân biết khối cầu- trụ, vuông-khối chữ nhật

- Trẻ chơi thành thạo trò chơi

- Trẻ cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong.

II / Chuẩn bị :

- Khối cầu-trụ, khối vuông-khối chữ nhật

- Đồ dùng đồ chơi

III / Tiến trình :

*HĐ 1: HĐCMĐ : Ôn phân biệt khối cầu-trụ, khối vuông-khối chữ nhật

- Cô cho trẻ xem khối cầu-trụ, khối vuông-chữ nhật, nhận xét.

- Cho trẻ so sánh các khối.

*HĐ 2 : TCHT " Chai có đựng gì không "

- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.

- Cho trẻ chơi cô quan sát, động viên trẻ.

*HĐ 3 : Chơi tự do : cho trẻ chơi ở các góc – Cô nhận xét.

****************************☺☻☺***************************

VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ

* Vệ sinh:

- Cho trẻ nhắc thao tác vệ sinh.

- Cho trẻ thực hiện.

*Nêu gương:

- Hát “Hoa bé ngoan”

- Cho trẻ nhắc TCBN.

- Cho tổ nhận xét, cá nhân nhận xét, cô nhận xét, tặng cờ và cho trẻ cắm cờ.

*Đóng chủ đề nhánh 3 “Sự biến đổi khí hậu

- Chúng ta vừa học xong chủ đề nhánh có tên là gì các con ?

- Vậy bạn nào cho cô biết chủ đề nói về gì nào?

- GD cháu biết ăn mặc theo thời tiết...

- Hôm nay là ngày cuối của chủ đề nhánh 3 tuần tới chúng ta sẽ bước sang chủ đề “Quê hương-đất nước-Bác Hồ”, nhánh 1Phố phường làng xóm của bé” nhé các con.

- Cô cùng cháu thay tranh cho chủ đề nhánh mới.

* Trả trẻ: Hát “ Đi học về” và cả lớp đứng dậy chào cô và các bạn.

Cô nhắc cháu đi học về chào ông bà, bố mẹ, anh chị…

****************************☺☻☺***************************

NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY

1. Tình trạng sức khỏe :

……………………………………………………………………………….........2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ :

……………..………………………………………………………………….......

3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ :

……………..…………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................

                    NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN MÔN

 

 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET