KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN

CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: BÁC HỒ VÀ CÁC CHÁU THIẾU NHI

 

Tuần thứ 33 : Thực hiện từ ngày 2/05/2016 đến ngày 6/05/2016

 

 

Hoạt động

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN

 

 

*Mở chủ đề : QUÊ HƯƠNG-ĐÁT NƯỚC-BÁC HỒ

Chủ đề nhánh 3: Bác Hồ và các cháu thiếu nhi

- Trò chuyện về Bác Hồ.

- Cho trẻ xem tranh về nơi ở của bác.

- Trò chuyện về công việc của bác.

- Cho trẻ xem tranh về nơi làm việc của Bác.

- Trò chuyện về bác và các cháu thiếu nhi.

=> GD cháu ý thức  tự hào và yêu mến quê hương đất nước , dân tộc VN, Kính yêu Bác Hồ.

* Dự báo thời tiết: Cho trẻ dự báo thời tiết trong ngày, trẻ tự thay biểu tương thời tiết , ngày tháng năm và đọc thứ ngày.

* Điểm danh: Cho trẻ quan sát góc bé đến lớp xem bạn nào vắng, tổ trưởng nêu tên bạn vắng, cô gút lại những bạn vắng- nêu lí do và GD trẻ đi học đều. Cô đánh dấu tên bạn vắng vào sổ theo dõi lớp.

* Tiêu chuẩn bé ngoan: cho trẻ nêu TCBN

               + Trẻ đi học đều, cất đồ dùng gọn gàng, nhanh nhẹn.

               + Giờ học chú ý, mạnh dạn phát biểu to rõ, ăn hết suất, ngủ ngon giấc.

               + Biết nhặt rác bỏ vào sọt, vệ sinh đúng thao tác.

Cô khẳng định lại- cho trẻ nhắc lại. GD trẻ cố gắng để được bé ngoan.

* Khám tay: Hát bài khám tay – TT khám tay các bạn- báo cáo với cô những bạn tay chưa sạch- cô kiểm tra lại- tuyên dương những trẻ tay sạch sẽ và GD vệ sinh cho trẻ.

 

THỂ DỤC BUỔI SÁNG

  1. Khởi động : Chuyển đội hình vòng tròn đi các kiểu đi kết hợp dụng cụ nơ thể dục

  2. Trọng động : Các động tác tập 4 lần 8 nhịp

- Hô hấp: Thở ra hít vào

- Tay: Luân phiên từng tay đưa lên cao

- Bụng: Đứng quay người sang bên

- Chân: Nâng cao chân gập gối

- Bật: Nhảy sang bên phải, nhảy sáng bên trái

3.Hồi tĩnh : Đi hít thở  nhẹ nhàng- khiêu vũ

HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

 

 

*PTNN

Bác Hồ và các cháu thiếu nhi PTNN: Thơ “Ảnh Bác”

*PTVĐ  

Chạy và vượt qua chướng ngại vật. TC: nhảỷ qua suối nhỏ

*PTTM

Nhớ ơn bác. VĐ: vỗ nhịp. NH : Ai yêu nhi đồng.  TC : Bao nhiêu bạn hát

*PTNN

 Ôn tập

 

*PTNT

Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự

*PTTM

Tô màu tranh Bác Hồ

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

 

 

* Hoạt động có mục đích :

- Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra

- Ôn Thơ '' Ảnh Bác

- Tập tô màu tranh Bác Hồ.

Ôn tập "Bác hồ và các cháu thiếu nhi

- Làm chìm 1 vật nổi

 

* Trò chơi vận động :                             * Trò chơi dân gian :

- Nhảy qua suối nhỏ                              - Dung dăng dung dẻ

- Chạy tiếp cờ                                      - Rán mỡ

* Chơi tự do

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

 

Phân vai :  Bán đồ lưu niệm, đóng vai  gia đình tham  di tham quan , du lịch.

*Yêu cầu:

- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh, thể hiện được vai chơi.

- Cháu biết cùng bàn bạc cách thể hiện vai người bán hàng lưu niệm. Bước đầu biết liên kết vài nhóm chơi với nhau, biết nhận nhận xét vai chơi của bạn và của mình.

- Giáo dục cháu không tranh giành đồ chơi với bạn, chơi xong biết sắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định.

* Chuẩn bị : Các loại nước uống, đồ dùng lưu niệm, gian hàng, kệ đựng các loại đồ dùng, giấy để làm tiền, giỏ đựng đồ mua được....

* Hướng dẫn:

+ Thỏa thuận trước khi chơi:

- Hát “Trời nắng, trời mưa ”

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi.

- Cùng thảo luận về nội dung đóng vai cô bán hàng, bán các loại nước uống, đồ dùng lưu niệm.

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

 + Quá trình chơi:

- Cô hướng dẫn cháu đóng vai cô bán hàng. Giúp trẻ thể hiện tốt vai chơi, mối liên hệ giữa các nhóm chơi.

+ Kết thúc

- Cháu nhận xét vai chơi.

- Cô nhận xét theo nhóm.

Góc Xây dựng : Xây lăng Bác

* Yêu cầu:

- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh và hoàn thành công việc được giao, thể hiện được vai chơi

- Cháu biết cùng bàn bạc đưa ra ý tưởng để xây lăng Bác. Bước đầu biết liên kết vài nhóm chơi với nhau, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình.

- Giáo dục cháu tinh thần tập thể khi chơi, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.

* Chuẩn bị: mô hình lăng Bác, cây xanh, hoa, ghế đá...

* Hướng dẫn:

+ Thỏa thuận trước khi chơi:

- Hát “Nhớ ơn Bác

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về nội dung xây Lăng Báclăng Bác,cây xanh, bồn hoa, ghế đá.., chọn vật liệu, cách xây dựng, bố trí.

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

+ Quá trình chơi

Cô hướng dẫn cháu biết chọn vật liệu để xây và sắp xếp phù hợp.Cháu xây cân đối.

+ Kết thúc

- Cháu nhận xét vai chơi.

- Cô nhận xét theo nhóm.

 

Góc Nghệ thuật: Tô màu, vẽ ,xé dán, tô màu  tranh ảnh  về Bác, các danh lam thắng cảnh

* Yêu cầu :

- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết lựa chọn nguyên vật liệu để tô, vẽ, xé dán.

- Cháu biết cùng bàn bạc để tô màu, vẽ, xé dán tranh ảnh về Bác Hồ

- Giáo dục cháu tinh thần tập thể khi chơi, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.

* Chuẩn bị: : Giấy A 4, giấy màu, bút chì màu, hồ dán...

* Hướng dẫn

+ Thỏa thuận trước khi chơi

- Cô cho cháu hát: Nhớ ơn Bác

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về nội dung vẽ, xé dán.

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

+ Quá trình chơi

Cô hướng dẫn cháu cách tô màu không lem ra ngoài, vẽ cân đối bố cục hợp lí, xé dán không bị nhăn...

+ Kết thúc:

- Cô cho cháu nhận xét góc chơi

- Cô nhận xét các cháu trong quá trình chơi

Hát múa những bài có nội dung về quê hương, Bác Hồ

* Yêu cầu :

- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh, thể hiện được vai chơi.

- Cháu biết cùng bàn bạc để hát, nghe các bài hát về quê hương, Bác Hồ. Bước đầu biết liên kết vài nhóm chơi với nhau, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình.

- Giáo dục cháu tinh thần tập thể khi chơi, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.

* Chuẩn bị: : Băng đĩa, máy cásset, đầu đĩa - Mũ văn nghệ, băng nhạc, sân khấu…

* Hướng dẫn

+ Thỏa thuận trước khi chơi

- Cô cho cháu hát: Quê hương tươi đẹp

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về nội dung nghe hát, vận động các bài hát về quê hương và Bác Hồ.

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

+ Quá trình chơi

Cô hường dẫn cháu nghe và vận động minh họa theo lời bài hát nhịp nhàng, thể hiện được phong cách khi biểu diễn qua các bài hát về quê hương và Bác Hồ.

+ Kết thúc:

- Cô cho cháu nhận xét góc chơi

- Cô nhận xét các cháu trong quá trình chơi

Góc Thư viện : Xem tranh truyện về các danh lam thắng cảnh

* Yêu cầu:

- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh, thể hiện được vai chơi.

- Cháu biết cùng bàn bạc lựa chọn tranh truyện về các danh lam thắng cảnh. Khi xem trẻ biết cùng nhau kể chuyện theo tranh về các danh lam thắng cảnh. Cháu biết cách giở sách, lật sách truyện 1 cách nhẹ nhàng, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình.

- Giáo dục biết sắp xếp sách truyện tranh gọn gàng, ngăn nắp sau khi xem xong.

* Chuẩn bị: Các loại sách, tranh truyện về các danh lam thắng cảnh

* Hướng dẫn:

+ Thỏa thuận trước khi chơi:

- Đọc thơ “Em vẽ

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về lựa chọn nội dung để xem tranh, truyện, kể chuyện theo tranh về danh lam thắng cảnh.

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

+ Quá trình chơi

- Cô hướng dẫn trẻ cách lật giở sách nhẹ nhàng để xem tranh truyện có nội dung về quê hương, danh lam thắng cảnh. Cô hướng dẫn cho cháu xem và kể tên những danh lam thắng cảnh mà cháu biết, nói được nội dung của tranh truyện khi xem, biết kể diễn cảm, kể có sáng tạo.

+ Kết thúc

- Cháu nhận xét vai chơi.

- Cô nhận xét theo nhóm.

Học tập: Chơi đôminô về các danh lam thắng cảnh.

* Yêu cầu :

- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh và hoàn thành công việc được giao.

- Cháu biết cùng bàn bạc để xếp đôminô các danh lam thắng cảnh bằng nhiều cách khác nhau. Bước đầu biết liên kết vài nhóm chơi với nhau, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình.

- Khi chơi cháu không tranh giành đồ dùng và biết cách giao tiếp với nhau

* Chuẩn bị:  Đôminô về danh lam thắng cảnh

* Hướng dẫn :

+ Thỏa thuận trước khi chơi

- Cô cho cháu hát “Ánh trăng hòa bình

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận để xếp đôminô các danh lam thắng cảnh bằng nhiều cách khác nhau.

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

+ Quá trình chơi

- Cô hướng dẫn cháu xếp đôminô các danh lam thắng cảnh bằng nhiều cách khác nhau.

+ Kết thúc:

- Cô cho cháu nhận xét vai chơi

- Cô nhận xét cháu chơi theo các nhóm nhỏ

 

Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây, chơi đong nước, lau lá

* Yêu cầu :

- Cháu biết thảo luận khi chơi và chọn bạn nhóm trưởng, phân công cho từng thành viên trong nhóm.

- Cháu biết cùng bàn bạc để quan sát, chăm sóc cây, nhổ cỏ, lau lá, tưới nước, tỉa lá vàng, đong nước, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình.

- Khi chơi cháu không tranh giành đồ chơi và biết cách giao tiếp với nhau

* Chuẩn bị: Cây cảnh, hoa, đồ dùng, bình tưới, đồ xới đất, nước, khăn, đồ dùng đong nước.

* Hướng dẫn:

+ Thỏa thuận trước khi chơi

- Cô cho cháu chơi: Gieo hạt

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về lựa chọn nội dung quan sát, chăm sóc và tưới các loại cây kiểng.

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

+ Quá trình chơi

- Cô bao quát, gợi mở cháu cách quan sát, chăm sóc cây, lau lá, tưới nước cho cây và bảo vệ cây trồng, cách đong nước, cột bị. Cô gợi ý cho trẻ trồng thêm một số cây cảnh vào khu vực vườn cây của lớp.

+ Kết thúc

- Cô cho cháu nhận xét vai chơi

- Cô nhận xét cháu chơi theo các nhóm nhỏ

Khoa học:  Làm chìm 1 vật nổi

* Yêu cầu :

- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh và hoàn thành công việc được giao.

- Cháu biết cùng bàn bạc đưa ra ý tưởng để làm thí nghiệm về việc làm chìm 1 vật nổi, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình.

- Giáo dục cháu tinh thần tập thể khi chơi, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.

* Chuẩn bị:  nước, ly đựng nước, đá, giấy xốp....

* Hướng dẫn

+ Thỏa thuận trước khi chơi

- Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thỏa thuận về  cách làm chìm vật nổi

- Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi.

+ Quá trình chơi

- Cô hướng dẫn cháu cách cho rót nước, cho giấy vào ly, cách cột hòn đá vào giấy để cho giấy chìm trong nước

+ Kết thúc:

- Cô cho cháu nhận xét vai chơi

- Cô nhận xét cháu chơi theo các nhóm nhỏ

 

VỆ SINH,ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA

- Trẻ ăn đầy đủ các thức ăn có trong 4 nhóm thực phẩm được chế biến từ

rau, thịt, cá, trứng, có các chất bột đường, chất đạm…

- Trẻ biết giữ gìn áo quần sạch sẽ, tự lau rửa mặt đúng .

- Trẻ ngủ ngon giấc, không nói chuyện, dậy đúng giờ.

- Trẻ biết cùng cô và bạn dọn vệ sinh khu vực lớp .

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

 

- GDPCMT : Làm kí hiệu cấm hút thuốc ,TCHT: Ô ăn quan

- Tập cho trẻ biết kể chuyện theo tranh, TCHT: cánh cửa kì diệu

- Trò chuyện giúp trẻ: Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè, TCHT: Ô ăn quan

- Tập cho trẻ viết tên của bản thân theo cách của mình,TCHT: cánh cửa kì diệu

- Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra, BDVN  chào mừng ngày 30/4, 1/5TCHT: Ô ăn quan

VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ

*Vệ sinh: Cô cho trẻ nhắc lại các bước rửa tay, lau mặt.lần lượt cho từng tổ làm vệ sinh.Cô bao quát, nhắc cháu rửa đúng thao tác không làm văng nước ra ngoài, nhận xét giờ vệ sinh.

*Nêu gương: Cho cháu nhắc tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân mình, cho cháu nhận xét bạn, cô nhận xét và cho cháu cắm cờ, cô khuyến khích những cháu chưa được cờ, cuối tuần kết cờ tặng phiếu bé ngoan.

* Trả trẻ : Nhắc trẻ chào cô và mọi người.

 

 

 

Thứ 2 ngày 2/5/2016

Lĩnh vực : PTNT

Hoạt động : KPXH

Đề tài : BÁC HỒ VÀ CÁC CHÁU THIẾU NHI

 

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.Kiến thức: Trẻ biết về tên, tuổi, công việc, nơi ở và làm việc của bác Hồ, biết được tình yêu của Bác đối với trẻ và mọi người và trẻ em, hiện nay lăng Bác ở thủ đô Hà Nội.(MT 40)

2.Kĩ năng:  Trẻ nhận biết chính xác ngày sinh, công việc của Bác

3.Thái độ: trẻ biết kính yêu Bác Hồ và nhớ ơn Bác Hồ.

*Lồng ghép : Âm nhạc

*Tích hợp : GDLG

II/ CHUẨN BỊ :

- Cho cô: Bài giảng điện tử.

- Cho trẻ: bác Hồ và các cháu thiếu nhi ,Tranh lô tô.

III/ TIẾN TRÌNH :

* Hoạt động 1:

- Lớp đọc bài thơ “ Ảnh Bác”.

- Bài thơ nói về ai? ( Bác Hồ).

- Các cháu biết Bác Hồ là ai không? Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Bác.

* Hoạt động 2: Trò chuyện về Bác Hồ và các cháu thiếu nhi

- Cô có tranh vẽ gì? ( cả lớp).. Đúng rồi đây là Bác Hồ, là vị lãnh tụ của nước Việt Nam. Lớp đồng thanh.

- Cô treo tranh Bác Hồ múa hát với cháu thiếu nhi. Cháu thấy tranh vẽ gì?

- Bác Hồ đang làm gì? ( 1 trẻ).

=> Đây là tranh Bác Hồ cùng múa hát vui đùa với các em thiếu nhi. Bác tuy bận rất nhiều công việc nhưng Bác vẫn luôn chăm lo cho các cháu , ngày 1/ 6 Bác Hồ còn gửi thư và quà cho các bạn thiếu nhi.

  Cháu đồng thanh: Bác Hồ múa hát cùng các em thiếu nhi.

- Cho cháu xem tranh khác. Cháu nhận xét gì về bức tranh này? (1- 2 trẻ, Bác Hồ với các chú bộ đội).

- Bác Hồ và các chú bộ đội đang làm gì? ( cả lớp)

=> tranh Bác Hồ đang làm việc cùng các cô chú bộ đội, những người luôn chiến đấu vì tự do của đất nước. Bác rất quan tâm chăm lo cho mọi người, quan tâm tới các dân tộc anh em, các bác nông dân, công nhân.

  Cháu đồng thanh: Tranh Bác Hồ và các cô chú bộ đội.

- Cô treo tranh Bác Hồ đang tưới cây. Cháu đồng thanh.

- Bức tranh vẽ Bác đang làm gì?

- Tưới cây xanh để làm gì? ( 1-2 trẻ)

=> Bác Hồ đang tưới nước cho cây xanh tươi tốt.

- Cháu xem tranh “ Bác đang cho cá ăn”

- Lớp đồng thanh.

- Cháu thấy Bác đang làm gì?

=> Bác rất quan tâm đến mọi người, Bác cũng rất quan tâm tới thiên nhiên, yêu động vật, thực vật, Bác trồng nhiều cây xanh trong vườn , nuôi cá..

- Cô cho cháu xem tranh lăng Bác Hồ. Cháu biết tranh vẽ gì?

- Lăng Bác ở đâu? Tại sao mọi người đến thăm lăng?

=> Lăng Bác là nơi Bác an nghĩ, đặt tại Quãng Trường Ba Đình Hà Nội, mọi người đến thăm lăng viếng Bác, nơi tưởng nhớ Bác.

- Các cháu có biết ngày sinh nhật Bác Hồ là ngày mấy? ( 19 /5)

- Cô treo tất cả tranh lên. Cháu đồng thanh tên từng tranh.

- Cô nói cho cháu biết Bác Hồ lúc còn sống luôn quan tâm, yêu thương, chăm lo cho mọi người, Bác Chăm lo cho các cháu thiếu nhi, vui chơi cùng các cháu, Bác trồng rất nhiều cây xanh và chăm sóc cây tươi tốt, nuôi cá, Bác còn làm rất  nhiều việc khác.Hình ảnh Bác luôn đọng lại trong lòng tất cả mọi người dân Việt Nam. Khi Bác mất mọi người rất buồn và thương tiếc Về người lãnh tụ của đất nước.Lăng Bác được đặt tại Quãng Trường Ba Đình Hà Nội, hàng ngày có rất nhiều người vào lăng viếng Bác.

* Giáo dục cháu: Vậy các cháu phải luôn kính trọng, yêu thương  Bác. Cháu phải vâng lời ba mẹ, cô giáo.

+ Chơi “ Đoán tên tranh”

Cháu nói nhanh tên tranh, chơi cất dần tranh. Cô nhận xét.

*Hoạt động 3: '' văn nghệ''

- Cô giới thiệu, cháu hát và thể hiện các bài hát nói về Bác Hồ ( Nhớ ơn Bác, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng….)

*Hoạt động 4 : Tô màu

- Cho trẻ tô màu lăng Bác. Cô bao quát

* Nhận xét, kết thúc.

****************************☺☻☺******************************

Lĩnh vực : PTNN

Hoạt động : LQVH

ĐỀ TÀI : THƠ ''ẢNH BÁC"

 

I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

1.Kiến thức: Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ(MT 73)

2.Kĩ năng: Trẻ đọc thơ diễn cảm, đọc đúng nhịp bài thơ.

 3.Thái độ: Trẻ biết yêu thương, kính trọng Bác Hồ . 

* Lồng ghép : âm nhạc

*Tích hợp : giáo dục lễ giáo

II/ CHUẨN BỊ :

-         Cho cô: Bài giảng điện tử.

-         Cho trẻ: Tranh minh họa thơ, tranh chữ to.

III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

*Hoạt động 1 : Hát “Em mơ gặp Bác Hồ”.

- Trò chuyện về nội dung bài hát.

- Cô có 1 bài thơ rất hay nói  về Bác Hồ cô đọc cho các con nghe nhé.

*Hoạt động 2 : Cô đọc thơ

- Cô đọc thơ lần 1 có tranh minh họa

- Cô đọc lần 2 trên tranh chữ to, trích ý nghĩa từng đoạn thơ, giải thích từ khó.

Trẻ đọc thơ

- Trẻ đọc thơ theo cô, tranh chữ to.

- Tổ đọc thơ, cô chú ý sửa sai cho trẻ.

- Nhóm, cá nhân đọc.

- Lớp đọc lại cùng cô.

*Hoạt động 3 : Đàm thoại

- Các cháu vừa đọc bài thơ gì?( 2 trẻ)

- Trong nhà treo gì?( cả lớp)

- Trong thơ tả cảnh gì?( 2 trẻ)

- Bác dặn các cháu như thế nào?( cả lớp)

- Bác Hồ có yêu thương các cháu không?

- Các cháu đối với Bác như thế nào? (2 trẻ)

- Cô giáo dục trẻ : phải biết yêu mến và kính trọng Bác Hồ

*Hoạt động 4: Trò chơi" vẽ quà tặng Bác Hồ "

- Cô hướng dẫn và cho trẻ vẽ. Quan sát trẻ vẽ

* Nhận xét tuyên dương

**********************************************HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

 

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-         Trẻ biết dự đoán trời sắp mưa khi mây đen kéo đến...

-         Trẻ chơi thành thạo các trò chơi.

-         Trẻ chơi trật tự không tranh giành với bạn.

II/ CHUẨN BỊ: video, đồ chơi ngoài trời.

III/ TIẾN TRÌNH:

1/HĐ1 : Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra

- Cho trẻ xem video( trời sắp chuyển mưa) hay quan sát bầu trời và nhận xét.

- Cô tóm lại và GDTT

2/HĐ2 : Trò chơi có luật

 Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ

- Cô giải thích Cách chơi.

- Cho trẻ chơi và nhắc nhở trẻ

Trò chơi dân gian : Rán mỡ

- Cô nêu cách chơi, luật chơi                  

- Cháu chơi 3,4 lần

3/HĐ3 : Chơi tự do

- Cho trẻ chơi theo nhóm : xâu hoa, nhảy dây, chơi với lá cây, làm bánh…

- Cô quan sát, động viên trẻ chơi.

- Nhận xét nhóm chơi- nhận xét chung.   ****************************☺☻☺***************************

HOẠT ĐỘNG GÓC

************************************************************ HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

I /Mục đích yêu cầu :

- Trẻ biết làm kí hiệu cấm hút thuốc theo hướng dẫn.

- Trẻ biết cách chơi, phối hợp với bạn khi chơi.

- Trẻ cất dọn, giữ gìn đồ chơi.

II / Chuẩn bị  :

-         Tranh cây và quả thuốc phiện.

-         Đồ dùng đồ chơi.

III / Cách tiến hành :

*HĐ 1: GDPCMT '' Làm kí hiệu cấm hút thuốc ''

+ Cho trẻ xem tranh về kí hiệu cấm hút thuốc.

+ Cô hướng dẫn trẻ làm kí hiệu cấm hút thuốc.

+ Cô GD trẻ : Khi thấy khói thuốc các con phải tránh ra xa không hít vào. Và nhắc nhở mọi người hút thuốc có hại cho sức khỏe.

*HĐ 2: TCHT " Ô ăn quan "

- Cô nêu cách chơi, luật chơi

- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần

*HĐ 3: Chơi tự do : trẻ chơi tự do ở các góc nhận xét giờ chơi.

****************************☺☻☺***************************

VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ

****************************☺☻☺**************************

NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY

1. Tình trạng sức khỏe :

………………………………………………………………………………………

2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ :

………………………………………………………………………………………

3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ :

……………………………………………………………………………………….........................................................................................................................................................................................................................................................................

****************************☺☻☺******************************

Thứ 3 ngày 3/5/2016

Lĩnh vực : PTTC

Hoạt động : PTVĐ

ĐỀ TÀI : CHẠY VÀ VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT

 

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

  1. Kiến thức: Trẻ thực hiện được vận động " chạy và vượt chướng ngại vật " theo hướng dẫn của cô ( MT 7)
  1. Kỹ năng: Trẻ phối hợp chân, mắt nhịp nhàng, khéo léo, khi thực hiện vận động.

3.Thái độ: Trẻ chăm tập thể dục, ăn uống đủ chất để luôn khỏe mạnh.

*Lồng ghép : âm nhạc

*Tích hợp :GDDD

II/ CHUẨN BỊ :

- Cho cô: Bài giảng điện tử.

- Cho trẻ: chướng ngại vật, sân sạch, nơ TD, nhạc.

III/ TIẾN TRÌNH :

*Hoạt động 1 : Hát" bé khỏe bé ngoan"

- Trò chuyện về nội dung bài hát, cô GD trẻ biết chăm tập thể dục, ăn uống đủ chất để luôn khỏe mạnh.

- Cô giới thiệu Vận động " Chạy và vượt chướng ngại vật "

*Hoạt động 2 : Khởi động

Cho Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi mũi, gót, mép chân, đi khom, chạy chậm, nhanh, chuyển hàng xếp 3 hàng ngang.

*Hoạt động 3 : Trọng động

Bài tập phát triển chung :

- Tay: Luân phiên từng tay đưa lên cao( 2l8n)

- Bụng: Đứng quay người sang bên( 2l8n)

- Chân: Nâng cao chân gập gối( 4l8n)

- Bật: Nhảy sang bên phải, nhảy sáng bên trái( 2l8n)

Vận động cơ bản:" Chạy và vượt chướng ngại vật "

- Cô giới thiệu vận động " Chạy và vượt chướng ngại vật   "

- trẻ nhắc lại.

+ Cô làm mẫu lần 1.

+ Cô làm mẫu lần 2- phân tích động tác : Đặt 2-3 hộp nhỏ, đồ chơi hoặc vật nhỏ kích thước 10-15cm, để cách nhau 2m. Cho trẻ chạy và vượt các chướng ngại vật. Lần lượt từng trẻ thực hiện

+ Cô mời 1 trẻ làm mẫu, cho trẻ nhắc lại cách thực hiện.

+ Cho lớp thực hiện mỗi lần 2 trẻ, cô quan sát sửa sai, động viên trẻ thực hiện đúng.

+ Chia 4 nhóm thực hiện.

+ Cho 2 đội thi đua.

*Trò chơi vận động “nhảỷ qua suối nhỏ

- Cô giải thích luật chơi, cách chơi.

- Cháu chơi 3 lần.

* Hoạt động 4 : Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.

- Giáo dục cháu thường xuyên tập thể dục.

- Nhận xét tuyên dương.

****************************☺☻☺******************************

Lĩnh vực : PTTM

Hoạt động : GDAN

ĐỀ TÀI : NHỚ ƠN BÁC(Nghe hát, nghe nhạc)

 

      I/Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức: Trẻ vận động được theo lời bài hát, hiểu nội dung bài nghe hát.(MT 135)

2.Kĩ năng:Trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài nghe hát, minh họa nhịp nhàng cùng cô.

3.Thái độ: Trẻ kính yêu và nhớ ơn bác Hồ.

*Tích hợp: GDLG

*Lồng ghép:VH

II/Chuẩn bị:

-         Cho cô: Bài giảng điện tử.

-         Cho trẻ: Mũ múa, nhạc đệm, mũ chóp

III/Tiến trình hoạt động:

Hoạt động 1:

- Cô sướng âm 1 đoạn trong bài hát”Nhớ ơn Bác”.Cho trẻ đoán tên bài hát.

- GD:Trẻ biết kính yêu và nhớ ơn Bác Hồ

*Hoạt động 2:   vận động

- Cho lớp hát và vận động 1 lần.

- Tổ, nhóm, cá nhân vận động.

- Lớp hát và vận động lại.

*Hoạt động 3 : Trò chơi '' Bao nhiêu bạn hát”

- Cô giải thích cách chơi.

- Cho trẻ chơi 3,4 lần.

- Cô nhận xét trò chơi.

Hoạt động 4: Nghe hát '' Ai yêu nhi đồng”

- Cô giới thiệu bài hát '' Ai yêu nhi đồng” tác giả “Phong Nhã”

- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 diễn cảm, cô nói qua nội dung bài hát: tình yêu thiếu niên nhi đồng dành cho Bác Hồ, bài hát miêu tả hình ảnh của Bác dù già nhưng vẫn vui tươi, kiên cường chiến đấu, các cháu thiếu nhi luôn mơ ước Bác sống muôn đời...

- Lần 2 cô mở máy cho trẻ nghe cô ca sĩ hát: hỏi trẻ về giai điệu của bài hát.

- Lần 3 cô hát+  nhóm trẻ minh họa cùng cô.

-NXTD

 

****************************☺☻☺******************************

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

 

I /Mục đích yêu cầu :

- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ.

- Trẻ biết cách chơi các trò chơi

- Trẻ chơi tật tự, không tranh giành với bạn

II / Chuẩn bị  :

- Tranh chữ to

- Một số đồ chơi ngoài trời và một số nguyên vật liệu thiên nhiên.

III/Tiến trình:

1/ HĐ 1 : Hoạt động có mục đích: Ôn thơ “Ảnh Bác

+ Cô đọc thơ cho trẻ nghe.

+ Cho trẻ đọc thơ

+ Đàm thoại nội dung bài thơ

2/HĐ 2 : Trò chơi có luật

a/ Vận động : Nhảy qua suối nhỏ

- Cô gơi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi.

- Cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ.

b/Trò chơi dân gian:  dung dăng dung dẻ

- Cô gơi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi.

- Cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ.

3/HĐ 3: Chơi tự do:  Nhóm câu cá, nhóm làm bánh, nhóm xếp đồng hồ, nhóm làm con trâu, nhóm xếp giấy làm ví, làm quạt, nhóm nhảy dây.

-  Nhận xét tuyên dương nhóm chơi – nhận xét chung.

****************************☺☻☺******************************

HOẠT ĐỘNG GÓC

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

I /Mục đích yêu cầu :

- Trẻ biết kể chuyện theo tranh.(MT 92)

- Trẻ hát to, rõ, đúng nhịp.

- Trẻ chơi thành thạo trò chơi, chơi trật tự

II / Chuẩn bị : Tranh truyện, đồ dùng, đồ chơi.

III / Tiến trình :

*HĐ 1: HĐCMĐ Tập cho trẻ biết kể chuyện theo tranh

- Cho trẻ xem tranh truyện.

- Hướng dẫn trẻ cách kể chuyện

*HĐ 2 :TCHT " cánh cửa kì diệu"

Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi.

Cho trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ.

*HĐ 3 : Chơi tự do : trẻ chơi tự do ở các góc - Cô nhận xét.

****************************☺☻☺******************************

VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ

****************************☺☻☺**************************

NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY

1. Tình trạng sức khỏe :

………………………………………………………………………………………

2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ :

………………………………………………………………………………………

3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ :

...........................................................................................................................................................................................................................................................................………………………………………………………………………………………

****************************☺☻☺***************************

Thứ 4 ngày 4/5/2016

Lĩnh vực : PTNN

Hoạt động : LQCC

ĐỀ TÀI : ÔN TẬP G-Y

 

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức : Trẻ nhận biết chữ, tô trùng khít các chữ g-y theo hướng dẫn của cô.( MT 65)

2.Kĩ năng: Trẻ biết tô trùng khít các nét chữ g-y.

3.Thái độ: Trẻ biết kính yêu và nhớ ơn Bác hồ.

* Lồng ghép: âm nhạc

* Tích hợp: GDLG

II. Chuẩn bị :

- Cho cô : Bài giảng điện tử.

- Cho trẻ: Tranh có từ lăng bác, máy bay.Một số tranh có từ chứa chữ g-y

Chữ cái g-y (in, viết) - Chữ cái rời ghép thành băng từ.Nét chữ để cô và các trẻ ghép.Chữ cái nhỏ để các trẻ chơi. (in, viết)

III. Tiến trình hoạt động :

*Hoạt động 1  : Hát “ Nhớ ơn Bác

- Trò chuyện về nội dung bài hát.Cô GD trẻ kính yêu và nhớ ơn Bác Hồ

*Hoạt động 2 :

- Cho trẻ xem băng từ “lăng bác, máy bay” trẻ đồng thanh, tìm chữ đã học “g-y” và phát âm.Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ g-y

- Cho trẻ xem chữ “g-y” in hoa và viết- phát âm.

- Cô tô mẫu cho trẻ xem.

+ Lần 1

+ Lần 2+ nói cách tô.

*Hoạt động 3 : Trẻ tập tô chữ

- Cô nhắc trẻ tư thế cầm viết và ngồi tô.

- Cô quan sát, động viên trẻ.

- Nhận xét vở tập tô của trẻ.

*Nhận xét kết thúc

****************************☺☻☺**************************

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

 

I /Mục đích yêu cầu :

- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ.

- Trẻ biết cách chơi các trò chơi

- Trẻ chơi tật tự, không tranh giành với bạn

II / Chuẩn bị  :

- Tranh chữ to

- Một số đồ chơi ngoài trời và một số nguyên vật liệu thiên nhiên.

III/Tiến trình:

1/ HĐ 1 : Hoạt động có mục đích: Ôn thơ “Ảnh Bác

+ Cô đọc thơ cho trẻ nghe.

+ Cho trẻ đọc thơ

+ Đàm thoại nội dung bài thơ

2/HĐ 2 : Trò chơi có luật

a/ Vận động : Nhảy qua suối nhỏ

- Cô gơi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi.

- Cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ.

b/Trò chơi dân gian:  dung dăng dung dẻ

- Cô gơi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi.

- Cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ.

3/HĐ 3: Chơi tự do:  Nhóm câu cá, nhóm làm bánh, nhóm xếp đồng hồ, nhóm làm con trâu, nhóm xếp giấy làm ví, làm quạt, nhóm nhảy dây.

-  Nhận xét tuyên dương nhóm chơi – nhận xét chung.

****************************☺☻☺******************************

HOẠT ĐỘNG GÓC

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

I /Mục đích yêu cầu :

- Trẻ biết tô màu tranh Bác Hồ

- Trẻ hát to, rõ, đúng nhịp.

- Trẻ chơi thành thạo trò chơi, chơi trật tự

II / Chuẩn bị : Tranh mẫu, tranh vẽ sẵn, bút chì màu, đồ dùng, đồ chơi.

III / Tiến trình :

*HĐ 1: HĐCMĐ Tập tô màu tranh Bác hồ

- Cho trẻ xem tranh và nhận xét.

- Cho trẻ tô màu và nhận xét sản phẩm.

*HĐ 2 :TCHT " Ô ăn quan"

Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi.

Cho trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ.

*HĐ 3 : Chơi tự do : trẻ chơi tự do ở các góc - Cô nhận xét.

****************************☺☻☺******************************

VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ

****************************☺☻☺**************************

NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY

1. Tình trạng sức khỏe :

………………………………………………………………………………………2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ :

………………………………………………………………………………………

3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ :

..........................................................................................................................................................................................................................................................................………………………………………………………………………………………

****************************☺☻☺**************************

Thứ 5 ngày 5/6/2016

Lĩnh vực : PTNT

Hoạt động: LQVT

Đề tài: GỌI TÊN CÁC NGÀY TRONG TUẦN THEO THỨ TỰ

 

I/Mục đích yêu cầu:

1. Kiến Thức:Trẻ biết và gọi tên các ngày trong tuần , một tuần lễ có 7 ngày,

mỗi ngày là một tờ lịch có màu sắc khác nhau.Trẻ phân biệt được ngày hôm qua hôm nay ,ngày mai.Trẻ biết dược hôm qua là do trẻ nhớ lại , hôm nay là công việc đang diễn ra và  diễn ra , các hoạt động ngày mai chỉ là dự định.(MT57)

     2.Kỹ năng: Trẻ biết  sắp xếp theo thứ tự của các ngày trong tuần, sắp xếp tương ứng từng buổi trong các ngày hôm qua , hôm nay, ngày mai.

    3.Thái độ: Trẻ biết quí trọng thời gian, không để thời gian trôi đi một cách lãng phí.

* Lồng ghép: GDÂN

* Tích hợp: GDTK

II. Chuẩn bị:

  1. Đồ dùng của cô:Bài giảng điện tử

-         Hình ảnh lịch các thứ trong tuần

-         Tranh các hoạt động trong ngày, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.

-         Máy tính , tivi, que chỉ.

  1. Đồ dùng của trẻ:

-         Mỗi trẻ có lịch từ  thứ 2 đến chủ nhật.Thẻ  số từ 1 đến 7 để chơi.

     III. Tiến trình hoạt động

1.Hoạt động 1:

Chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trinh “ cánh cửa  thời gian” và người dẫn chương trình.

- Cô giới thiệu khách mời và 3 đội chơi

+ Đội Hôm Qua

+ Đội Hôm nay

+ Đội Ngày mai

Để bắt đầu chương trình xin mời cả 3 đội chúng ta cùng nhau  hát bài “ Sáng thứ 2” để tăng thêm tình đoàn kết.

- Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát: Các con thấy một tuần lễ thì có mấy ngay?Bắt đầu từ thứ mấy?

2.Hoạt động 2:

Ôn sắp xếp thứ tự thời gian trong ngày:

* Phần thứ nhất của chương trình “ cánh cửa thời gian “ là phần khởi động.

Người dẫn chương trình  phổ biến cách chơi cho ba đội thi

+ Cách chơi: Trên này cô có rất nhiều các hình ảnh nói về thời gian trong ngày và nhiệm vụ của các đội phải sắp xếp thời  gian trong ngày theo đúng trình tự sáng, trưa, chiều.Đội nào xếp sai hoặc xếp không đúng trình tự thi đội đó không được tính điểm. Đội nào hoàn thành sẽ được 10điểm.

- Sau 1 bản nhạc cô cùng trẻ kiểm tra, tuyên dương đội thắng

Nhận biết các thứ trong tuần

- Vừa rồi các đội đã tìm hiểu về thời gian trong ngày qua phần thi “khởi động” rất tốt . Còn tìm hiểu về thứ tự các ngày trong tuần thì sao nhỉ? Để biết các đội tìm hiểu có tốt không cô xin mời 3 đội đến với phần thi tiếp theo có tên gọi “Nhà thông thái”.

- Ngày đầu tuần là ngày thứ mấy?

- Và trên máy cô có tờ lịch thứ hai.Các con có nhận xét  gì về tờ lịch thứ hai?

( Các số bên trên chỉ ngày dương, các số bên dưới chỉ ngày âm ) ở giữa tờ giấy có từ “Thứ hai”.

- Sau ngày thứ hai là ngày thứ mấy?( 1 trẻ)

Tờ lịch thứ ba của cô có đặc điểm gì?

Thứ ba chúng mình học gì?  

- Các bạn hãy lấy tờ lịch thứ tư xếp ra trước mặt: tờ lịch thứ tư có đặc điểm gì?

- Sau thứ tư là thứ mấy? (1 trẻ)

- Hãy lấy tờ lịch “ thứ năm” xếp ra trước mặt? Các đội có nhận xét gì về tờ lịch thứ năm? thứ năm chúng mình học gì?

- Sau thứ năm là thứ mấy? Các bạn có nhận xét gì về tờ lịch “ thứ sáu” ? Thứ sáu các bạn tham gia vào hoạt động gì?

- Còn đây là tờ lịch của ngày thứ bảy, chủ nhật. Các đội thấy tờ lịch của ngày thứ bảy, chủ nhật có gì đặc biệt? (1 trẻ)

- Các con có biết tại sao tờ lịch này lại có màu khác so với những tờ lịch khác không?

- Bởi vì ngày thứ bảy và chủ nhật là ngày nghỉ của mọi người và cũng là ngày cuối tuần đấy các con ạ.

- Sau khi tìm hiểu về các thứ trong tuần thì các đội có nhận xét gì về các thứ trong tuần?

- Đúng rồi một tuần thì có bảy ngày, tờ lịch các ngày trong tuần thì có màu sắc khác nhau, thứ tự các ngày trong tuần tăng dần và tờ lịch ngày thứ bảy, chủ nhật thì có màu đỏ.

- Các con đi học vào ngày thứ mấy?

- Vậy là một tuần chúng mình học mấy ngày? (các con hãy xếp những ngày đi học xuống dưới ).

Cô cùng trẻ đếm ngày đi học và kiểm tra( cả lớp)

- Một tuần các con được nghỉ mấy ngày?

những ngày này là thứ mấy?(cô cùng trẻ kiểm tra)

- Vậy cô đố các đội biết hôm nay là thứ mấy?

- Hôm qua là thứ mấy? Hôm qua các con làm những công việc gì? (1 trẻ )

- Thế ngày mai là thứ mấy? ngày mai con làm gì? Những công việc này con đã làm vào ngày hôm nay chưa?( 1 trẻ)

- Các con kể được những công việc mà các con làm được trong ngày hôm qua là do các con đã nhớ và nói lại còn những công việc mà các con nói vào ngay mai thì đó chỉ là những dự định của chúng mình những dự định này sẽ được các bạn thực hiện khi qua hết ngày hôm nay và tối đến các bạn đi ngủ, sáng mai thức dậy là các bạn sẽ thực hiện được dự định của mình rồi đấy.

- Vậy chúng mình thấy thời gian có đáng quí không?- Vì thời gian đáng quí như vậy lên khi chúng mình đã dự định làm công việc gì thì chúng mình hãy làm ngay và đừng để lâu nếu để lâu là chúng mình đã lãng phí thời gian một cách vô ích rồi đấy. Thế chúng mình có đồng ý hứa với cô là sẽ tiết kiệm thời gian và không để thời gian trôi đi một  cách lãng phí không?

Hoạt động 3: Trò chơi “ Nhìn nhanh đoán đúng”

- Và tiếp theo là một phần thi rất sôi nổi phần thi có tên gọi   Nhìn nhanh đoán đúng

    + Cô nói cách chơi rồi tổ chức cho trẻ chơi: trên màn hình sẽ xuất hiện những hình ảnh các hoat động trong từng ngày của trẻ và nhiệm vụ của trẻ là đoán xem đó là hoạt động của ngày thứ mấy

    + Cho trẻ thực hiện vở.

Hoạt Động 3: Trò chơi  “ Mình cùng trổ tài”

Vậy để tăng thêm phần hấp dẫn cô xin mời các đội đến với phần thi tiếp theo có tên gọi “Mình cùng trổ tài”

+ Cách chơi : Cả 3 đội chơi  bật  qua 3 vòng và phải tìm và sắp xếp các này trong tuần  từ thứ 2 đến chủ nhật với số thứ tự tương ứng trên bảng  từ số 1 đến  số 7. Mỗi bạn chỉ được tìm và xếp một thứ trong tuần.

Kết thúc cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và cô tuyên bố đội chiến thắng

-         Cô nhận xét và trao giải thưởng cuộc thi cho 3 đội.

* Nhận xét kết thúc.

******************************************************************

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

 

I/Mục đích – yêu cầu:

- Trẻ biết về bác hồ và các cháu thiếu nhi.

- Trẻ biết cách chơi các trò chơi

- Trẻ không tranh giành, la hét, xô đẩy bạn trong khi chơi.

II/ Chuẩn bị

- Tranh ảnh về Bác Hồ và các cháu thiếu nhi

- Một số đồ chơi ngoài trời và một số nguyên vật liệu thiên nhiên.

III/Tiến trình:

1/ HĐ 1 : Hoạt động có mục đích: Ôn '' Bác hồ và các cháu thiếu nhi

- Cho trẻ xem tranh về Bác Hồ và các cháu thiếu nhi, nhận xét tranh.

- Trò chuyện cùng trẻ về Bác Hồ và các cháu thiếu nhi

2/HĐ 2 : Trò chơi có luật :

a/ Vận động : Chạy tiếp cờ

- Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi

- Cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ

b/Trò chơi dân gian: Rán mỡ

- Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi

- Cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ

3/HĐ 3 : Chơi tự do:  Nhóm câu cá, nhóm làm bánh, nhóm xếp đồng hồ, nhóm làm con trâu, nhóm xếp giấy làm ví, làm quạt, nhóm nhảy dây.

- Nhận xét tuyên dương nhóm chơi- nhận xét chung.

****************************☺☻☺**************************

HOẠT ĐỘNG GÓC

*************************************************************

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

I /Mục đích yêu cầu :

- Trẻ biết viết tên của mình theo hướng dẫn.

- Trẻ chơi thành thạo trò chơi

- Trẻ cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong.

II / Chuẩn bị : vở, viết chì, đồ chơi

III / Tiến trình :

*HĐ 1: HĐCMĐ : Tập cho trẻ viết tên của bản thân theo cách của mình

- Cô hướng dẫn cho trẻ cách viết tên của mình.

- Cho trẻ tự viết tên của mình.

*HĐ 2 : TCHT " Cánh cửa kì diệu "

- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.

- Cho trẻ chơi cô quan sát, động viên trẻ.

*HĐ 3 : Chơi tự do : cho trẻ chơi ở các góc – Cô nhận xét.

****************************☺☻☺***************************

VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ

****************************☺☻☺**************************

NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY

1. Tình trạng sức khỏe :

………………………………………………………………………………………

2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ :

………………………………………………………………………………………

3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ :

.........................................................................................................................................................................................................................................................................………………………………………………………………………………………

****************************☺☻☺******************************

Thứ 6 ngày 6/5/2016

Lĩnh vực : PTTM

Hoạt động : Tạo hình

ĐỀ TÀI : TÔ MÀU TRANH BÁC HỒ (ĐỀ TÀI)

 

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

1.Kiến thức:  Trẻ biết tô màu tranh Bác Hồ.(MT 127)

2.Kĩ năng: Trẻ tô màu không lem ra ngoài, hài hòa màu sắc.(5t)

3.Thái độ: Trẻ không vẽ bẩn ra bàn, tường và chú ý học.

*Lồng ghép: âm nhạc

* Tích hợp : giáo dục vệ sinh

III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

*Hoạt động 1 : đọc thơ '' Ảnh Bác ''

- Đàm Thoại về bài thơ. GD trẻ bác là vị lãnh tụ của đất nước. Vì vậy các con phải yêu thương và kính trọng bác.

- Hôm nay cô sẽ cho các con “ tô màu tranh bác ” nhé!

*Hoạt động 2 : Quan sát và đàm thoại mẫu

- Cho cháu xem tranh : Bác Hồ và các cháu thiếu nhi

+ Đàm thoại nội dung các bức tranh và đếm số lượng người trong từng tranh.

=> Coâ toùm laïi: Tranh vẽ Bác đang trò chuyện với các em thiếu nhi rất là thân mật.

- Để bức tranh thật đẹp cô đã tô màu như thế nào ?( cả lớp) Áo bác Hồ cô tô màu gì? Tóc tô màu gì? (2 trẻ)Các bạn nhỏ cô tô màu như thế nào ?( 2 trẻ)

- Cho xem tranh : Bác đang múa cùng các em thiếu nhi, Bác đang phát quà cho các em nhỏ.

- Đàm thoại tương tự.

- Cô GD trẻ tô kín, chọn màu hợp lí để tô, tô không lem ra ngoài.

- Con sẽ tô màu tranh bác Hồ như thế nào?(3 trẻ,)

*Hoạt động 3 : Trẻ tô màu

-  Cô nhắc trẻ tư thế ngồi .

-         Trẻ thực hiện cô quan sát hướng dẫn, gợi ý thêm cho trẻ tô màu sinh động.

*Hoạt động 4 : Trưng bày và nhận xét sản phẩm

- Mời 2 trẻ tự nhận xét sản phẩm của mình.

- Mời trẻ nhận xét sản phẩm của bạn.

- Mời trẻ có sản phẩm đẹp lên nói về sản phẩm của mình.

- Cô nhận xét lại.

- Chọn những sản phẩm đẹp tuyên dương.

- Sản phẩm chưa đẹp, chưa hoàn chỉnh, động viên trẻ.

*Nhận xét kết thúc.

****************************☺☻☺***************************

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

 

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-         Trẻ biết cách làm chìm 1 vật nổi.

-         Trẻ chơi thành thạo các trò chơi

-         Trẻ chơi trật tự không tranh giành, cất dọn đồ chơi.

II/ CHUẨN BỊ:

- Ly, nước, giấy xôp, đá.

- Một số đồ chơi ngoài trời và một số nguyên vật liệu thiên nhiên.

III/ TIẾN TRÌNH:

1/HĐ 1 : Hoạt động có mục đích “ Làm chìm 1 vật nổi”

- cho trẻ quan sát thí nghiệm và nhận xét.

- Cô tóm lại và GDTT

2/HĐ2  : Trò chơi có luật

a/ Trò chơi vận động: nhảy qua suối nhỏ

Cô nhắc lại cách chơi cháu chơi 3,4 lần.

b/Trò chơi dân gian: Dung dăng dung dẻ

Cô nhắc lại cách chơi , cháu chơi 3,4 lần

3/HĐ 3: Chơi tự do

- Nhóm câu cá, nhóm làm bánh, nhóm xếp đồng hồ, nhóm làm con trâu, nhóm xếp giấy làm ví, làm quạt, nhóm nhảy dây.

-  Nhận xét nhóm chơi- nhận xét chung.

****************************☺☻☺******************************

HOẠT ĐỘNG GÓC         

*************************************************************

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

I /Mục đích yêu cầu :

- Trẻ nhớ tên, thuộc lời bài hát.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi.

- Trẻ chơi trật tự, biết dọn dẹp đồ chơi

II / Chuẩn bị  :

-         Nhạc đệm, mũ múa, nhạc cụ

-         Đồ dùng đồ chơi.

III / Tiến trình :

*HĐ 1: BDVN  chào mừng ngày 30/4, 1/5

- Cô giới thiệu chương trình.

- Mở đầu tiết mục “Múa nhớ ơn Bác”

- Tốp ca “Quê hương tươi đẹp”

- Hát “ ánh trăng hòa bình”

-  Đọc thơ “em vẽ”

- Múa “ cho tôi đi làm mưa với”

- Kết thúc chương trình.

*HĐ 2 :TCHT " Ô ăn quan "

Cho trẻ nhắc lại cách chơi, cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ.

*HĐ 3 : Chơi tự do : trẻ chơi tự do ở các góc- cơ nhận xét.

****************************☺☻☺***************************

VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ

 Đóng Chủ đề nhánh 3: hôm nay là ngày cuối của chủ đề nhánh 3Bác Hồ và các cháu thiếu nhi” tuần tới chúng ta sẽ bước sang chủ đề mới chủ đề “Trường tiểu học” nhé các con.

****************************☺☻☺**************************

NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY

1. Tình trạng sức khỏe :

………………………………………………………………………………………

2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ :

………………………………………………………………………………………

3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ :

...........................................................................................................................................................................................................................................................................………………………………………………………………………………………

****************************☺☻☺**************************

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET