Ngày soạn : 22/08/2012
Ngày dạy :24 /08/2012
TUẦN 1: CHƯƠNG I: ĐOẠN THẲNG
TIẾT 1: ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG
I). MỤC TIÊU
- HS nắm được hình ảnh của điểm, hình ảnh của đường thẳng.
- HS hiểu được quan hệ điểm thuộc đường thẳng.
- HS biết vẽ điểm, đường thẳng, biết đặt tên điểm, đường thẳng, biết ký hiệu điểm, đường thẳng, biết sử dụng ký hiệu.
- Biết quan sát các hình ảnh thực tế.
II). TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
* hoạtt động 1: Giới thiệu về điểm <10’>

GV vẽ một điểm (một chấm nhỏ) trên bảng rồi đặt tên
GV giới thiệu dùng các chữ cái in hoa: A, B, C, D, … để đặt tên cho điểm.
- Một tên chỉ dùng cho một điểm (Một tên không dùng để đặt tên nhiều điểm)
- Một điểm có thể co nhiều tên.
- Trên hình bên có mấy điểm? (H1)
GV cho HS quan sát hình 2 -> hình 2 là hai điểm trùng nhau
GV -> Từ những hình đơn giản nhất, cơ bản nhất ta xây dựng các hình đơn giản tiếp theo.
1. Điểm:
. A . B
. M
(Hình 1)
Hình trên có 3 điểm phân biệt.
A . C
(Hình 2)
Điểm A trùng điểm C.
* Quy ước: Nói 2 điểm mà không nói gì thêm thì ta hiểu đó là hai điểm phân biệt
* Chú ý: Bất cứ hình nào cũng là tập hợp của điểm

* Hoạt động 2: Giới thiệu về đường thẳng <12’>

GV giới thiệu hình ảnh của một đường thẳng.

Làm thế nào để vẽ một đường thẳng?

GV giới .thiệu HS cách vẽ đường thẳng. Dùng chữ cái in thường để đặt tên đường thẳng.

Sau khi kéo dài đường thẳng về hai phía ta có nhận xét gì?
Mỗi đường thẳng xác định bao nhiêu điểm thuộc nó?
2. Đường thẳng.
a

b
Hai đường thẳng khác nhau có hai tên khác nhau.
* Nhận xét:
- Đường thẳng thì không bị giới hạn về hai phía.
- Mỗi đường thẳng xác định có vô số điểm thuộc nó.

* Hoạt động 3: Quan hệ giữa điểm và đường thẳng <10’>

Trong hình vẽ bên có những điểm nào? đường thẳng nào?
GV giới thiệu:
Điểm A thuộc đường thẳng d
Điểm A nằm trên đường thẳng d
Đường thẳng d đi qua điểm A.
Đường thẳng d chứa điểm A.
-> Điểm B cũng tương ứng.
GV yêu cầu học sinh nêu các cách nói khác nhau
Và ký hiệu: A d; B d?
Các em quan sát hình vẽ có nhận xét gì?
3. Quan hệ giữa điểm và đường thẳng.
d

Điểm A thuộc đường thẳng d, ký hiệu Ad
Điểm B không thuộc dường thẳng d, ký hiệu B d.
* Nhận xét: với bất kỳ đường thẳng nào có những điểm thuộc đường thẳng đó và có những điểm không thuộc đường thẳng đó.

* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò <11’>

GV cho HS làm bài tập ?5 SGK
HS quan sát vẽ hình vẽ và trả lời bằng miệng. a
GV treo bảng phụ và ghi đề bài sau:
Bài tập: Cho bảng sau, hãy điền vào ô trỗng sao cho đúng:
Cách viết thông thường
Hình vẽ
Ký hiệu

Đường thẳng a






M a



 a .N





* Hoạt động 5: Dặn dò <2’>

Về nhà học bài theo SGK và vở ghi
Làm bài 4, 5, 6, 7/ _SGK
Bài tập 1, 2/ _SBT


TUẦN 2
Tiết 2: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
Ngaøy soaïn : 15/09/2005
Ngaøy daïy : 16/09/2005
I). MỤC TIÊU:
* Kiến thức: Học sinh hiểu ba điểm thẳng hàng, điểm nàm giữa hai điểm. Trong ba điểm thẳng hàng chỉ có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
* Kỹ năng cơ bản:
Học sinh biết vẽ ba điểm thẳng hàng.
Biết sử dụng các thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.
* Thái độ: Sử thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng cẩn thận, chính xác.
II). TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ <10’>

GV treo bảng phụ ghi đề bài sau:
Vẽ điểm M, đường
nguon VI OLET