Tuần 1 – Tiết 1 ĐIỂM – ĐƯỜNG THẲNG
Ngày soạn : 18 – 08 – 2011
Ngày giảng : 19 – 08 – 2011
A . Mục tiêu
Học sinh nắm được hình ảnh của điểm, hình ảnh của đường thẳng. Học sinh hiểu được quan hệ điểm thuộc đường thẳng, không thuộc đường thẳng
Biết vẽ, đặt tên, kí hiệu điểm, đường thẳng. Biết sử dụng kí hiệu , .
Giáo dục tính nghiêm túc, ham học hỏi tìm hiểu vấn đề mới.
B . Chuẩn bị
Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
Học sinh : Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.

C. Hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Giới thiệu chương trình hình học lớp 6

Giáo viên giới thiệu tóm tắt chương trình hình học lớp 6
Học sinh cả lớp lắng nghe.


Hoạt động 2: Điểm

Giáo viên vẽ một điểm trên bảng rồi đặt tên.
Giới thiệu :
+ Dùng các chữ cái in hoa A, B, C, … để đặt tên cho điểm.
+ Một tên chỉ dùng cho một điểm.
+ Một điểm có thể có nhiều tên.
Trên hình mà ta vừa vẽ có mấy điểm?
Hình 1 . A . B

. C

Hình 2 M . N
Cho học sinh đọc mục “điểm” ở SGK ta cần chú ý điều gì?
Học sinh vẽ vào vở.
Học sinh vẽ tiếp 2 điểm nữa rồi đặt tên.

Học sinh ghi bài.



Hình 1 có 3 điểm.
Điểm A
Điểm B
Điểm C

Hình 2 có 2 điểm trùng nhau M và N.
* Quy ước : Nói hai điểm mà không nói gì thêm thì hiểu đó là hai điểm phân biệt.
* Chú ý : Bất cứ hình nào cũng là tập hợp của các điểm.
Học sinh ghi bài.

Hoạt động 3: Đường thẳng

Giới thiệu sơ lược về đường thẳng.
Làm thế nào để vẽ được một đường thẳng?
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ và đặt tên cho đường thẳng.
Sau khi kéo dài các đường thẳng về hai phía ta có nhận xét gì?
Giáo viên vẽ hình và yêu cầu học sinh xác định trên hình vẽ các điểm và đường thẳng?





Điểm nào nằm trên, không nằm trên đường thẳng đã cho?
Muốn xác định một đường thẳng cần có mấy điểm?
Mỗi đường thẳng xác định có bao nhiêu điểm nằm trên nó?
Học sinh lắng nghe.
Dùng nét bút vạch theo mép thước thẳng.
Học sinh vẽ hình vào vở.


Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía.


Học sinh vẽ hình vào vở.

Học sinh quan sát hình và trả lời.
+ Có hai đường thẳng : a và b.
+ Có hai điểm : P và Q.
+ P không nằm trên a, P không nằm trên b.
+ Q nằm trên b, Q không nằm trên a.
Muốn xác định một đường thẳng cần có 2 điểm.
Mỗi đường thẳng có vô số điểm nằm trên nó.

Hoạt động 4: Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng

Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ.



Dựa vào kí hiệu ,  ta đã được học em hãy xác định :
+ Điểm nào thuộc đường thẳng a? Ta kí hiệu như thế nào?
+ Điểm nào không thuộc đường thẳng a? Ta kí hiệu như thế nào?
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các cách gọi khác nhau về điểm thuộc, không thuộc đường thẳng.
Học sinh quan sát hình vẽ.





Điểm Q thuộc đường thẳng a. Kí hiệu Q  a.

Điểm P không thuộc đường thẳng b. Kí hiệu P  b.
Học sinh lắng nghe.

Hoạt động 4: Củng cố

Cho học sinh làm ?
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bài tập 1 : Thực hiện.
+ Vẽ đường thẳng xx’
+ Vẽ diểm B  xx’
+ Vẽ điểm M sao cho M nằm trên xx’
+ Vẽ N sao cho xx’ đi qua N
+ Nhận xét về ba điểm vừa vẽ.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.

Học sinh quan sát hình và trả lời miệng.
C  a, E  a.
Một học sinh lên bảng thực hiện câu c.
Học sinh nhận xét, bổ sung.
Học sinh suy nghĩ và thực hiện vào vở.
1 học sinh lên bảng thực hiện

Ba điểm cùng nằm trên đường thẳng xx’.

Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
Biết vẽ
nguon VI OLET