Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2006

Kĩ thuật

ĐÍNH KHUY HAI LỖ

I.Mục tiêu :

- HS biết cách đính khuy hai lỗ đúng quy trình và đúng kĩ thuật

- Rèn cho HS có tính cẩn thận.

- Giáo dục HS ý thức lao động tự phục vụ bản thân.

II. Đồ dùng dạy học :

- Mẫu đính khuy hai lỗ. Một mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 10cm  x 15cm.

- 2 – 3 chiếc khuy hai lỗ. Chỉ khâu, kim khâu. Phấn vạch, thước kẻ, kéo.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2.Dạy bài mới :

Hoạt động 1 : Quan sát và nhận xét mẫu.

* HS quan sát mẫu khuy hai lỗ và hình 1a trong SGK. GV đặt câu hỏi :

+ Hỏi : Tất cả các khuy này có chung đặc điểm gì ? ( Đều có hai lỗ).

+ Hỏi : Hình dạng của các khuy này ra sao ? ( Có nhiều hình dạng khác nhau).

- GV cho HS quan sát một số khuy áo.

* GV giới thiệu mẫu khuy hai lỗ, hướng dẫn các em quan sát hình 1b(SGK).

+ Hỏi : Em có nhận xét gì về khoảng cách giữa các khuy ? ( Cách đều nhau)

+ Hỏi : Đường chỉ khuy có gì đặc biệt ? (Nút chỉ thắt ở phía trái mặt vải)

+ Hỏi : Vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo như thế nào ? ( Trùng nhau)

* GV tóm tắt : Khuy được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải. Trên hai nẹp áo, vị trí của hai khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết. Khuy được cài qua khuyết gài 2 nẹp của sản phẩm với nhau.

Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

* HS đọc lướt nội dung mục II (SGK) và đặt câu hỏi :

+ Hỏi : Em hãy nêu tên các bước trong quy trình đính khuy ?( Vạch dấu các điểm và đính khuy vào các điểm vach dấu).

* Cho HS đọc nội dung phần 1 (SGK) và quan sát hình 2.

+ Hỏi : Muốn vạch được dấu các điểm đính khuy ta phải làm như thế nào ?

- Đặt vải lên bàn, vuốt phẳng,vạch đường dấu cách mép vải 3cm.

- Gấp theo đường vạch dấu, khâu lược cố định.

- Lật mặt phải lên, vạch dấu cách đường gấp của nẹp 15cm, vch hai điểm cách nhau 4cm trên đường dấu.

* Cho HS thực hiện thao tác. GV quan sát uốn nắn và hướng dẫn nhanh một lượt các thao tác của bước 1.

* Cho HS quan sát hình 3(SGK), GV hướng dẫn cách chuẩn bị đính khuy.

- Đặt tâm khuy đúng vào điểm vạch dấu, hai lỗ khuy thẳng hàng với đường vạch dấu. Dùng ngón cái và ngón trỏ của tay trái giữ cố định khuy.Xâu chỉ vào kim kéo 2 đầu chỉ bằng nhau và nút chỉ.

* GV hướng dẫn đính khuy : Lên kim qua lỗ khuy thứ nhất và xuống kim qua lỗ khuy thứ hai. GV thực hiện sau đó gọi HS thực hiện các lần khâu còn lại.

- GV hướng dẫn cách quấn chỉ quanh chân khuy, lưu ý HS lên kim nhưng không qua lỗ khuy , kéo chỉ lên, quấn 3 – 4 vòng chỉ quanh đường khâu ở giữa khuy vừa phải để đường quấn chỉ chắc chắn nhưng vải không bị dúm.

+ Hỏi : Em hãy cho biết quấn chỉ quanh chân khuy có tác dụng gì ? ( Để sản phẩm được bền)

- ớng dẫn kết thúc đính khuy : GV gợi cho HS nhớ lại cách kết thúc đường khâu đã học ở lớp 4, cho HS lên thực hiện các thao tác. GV quan sát sửa sai cho các em.

- HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.

3. Củng cố dặn dò :

- Gọi HS nhắc lại các thao tác đính khuy hai lỗ.

- Nhắc nhở HS về nhà chuẩn bị để giờ sau thực hành.

  ---------------------------------------------------


Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2006

Kĩ thuật

ĐÍNH KHUY HAI LỖ (Tiếp)

I.Mục tiêu :

- HS được thực hành đính khuy hai lỗ trên vải.

- Rèn cho HS kĩ năng đính khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.

- Giáo dục HS có tính cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy học :

- Mảnh vải có kích thướpc 20cm x 30cm.

- Chỉ, kim, kéo.

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ  : ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 3 : HS thực hành.

- Gọi 2 – 3 HS nhắc lại quy trình đính khuy hai lỗ.

- Giáo viên nhận xét và nhắc lại.

- Nhấn mạnh cho các em cách vạch dấu các điểm đính khuy, cách đính khuy vào các điểm vạch dấu.

- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành của HS.

* Cho HS thực hành.

- GV nêu yêu cầu : Mỗi em đính 2 khuy trong thời gian 30 phút.

- HS đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm ở cuối bài đ các em theo đó thực hiện cho đúng.

- HS thực hành theo nhóm. GV quan sát , hướng dẫn những em chưa thực hiện đúng thao tác kĩ thuật.

Hoạt động 4. Đánh giá sản phẩm..

- HS trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm.

- Cho HS trưng bày sản phẩm theo tổ.

- Các tổ cử người thuyết minh sản phẩm của tổ mình cho cả lớp nghe.

          - Cả lớp lắng nghe và nhận xét đánh giá sản phẩm theo yêu cầu trong SGK.

   + Đính được 2 khuy đúng các điểm vạch dấu.

   + Các vòng chỉ quấn quanh chân khuy chặt.

   + Đường khâu khuy chắc chắn.

- Cả lớp bình chọn sản phẩm đẹp nhất.Tuyên dương cá nhân có sản phẩm đẹp.

3. Củng cố dặn dò :

Dặn HS chuẩn bị vải, khuy bốn lỗ, kim, chỉ khâu để giờ sau học bài “ “Đính khuy bốn lỗ”.

  Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2006

Kĩ thuật

ĐÍNH KHUY BỐN LỖ

I.Mục tiêu :

- HS biết cách đính khuy bốn lỗ theo hai cách.

- Đính được khuy bốn lỗ theo đúng quy trình, đúng kĩ thuật

- Giáo dục HS có đức tính cẩn thận, chu đáo.

II. Đồ dùng dạy học :

- Mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 10cm x 15cm.

- Khuy bốn lỗ. Chỉ khâu, kim, phấn vạch, kéo…

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1 :Quan sát và nhận xét mẫu.

* GV giới thiệu mẫu khuy bốn lỗ, HD HS quan sát kết hợp với quan sát hình 1 a.

+ Em hãy so sánh đặc điểm hình dạng của khuy bốn lỗ với khuy hai lỗ đã học ?(Giống khuy hai lỗ,chỉ khác là có bốn khuy ở giữa mặt khuy.)

+ Em có nhận xét gì về đường khâu trên khuy bốn lỗ ? (Được đính vào vải bằng các đường khâu qua bốn lỗ khuy để nối khuy với vải ở dưới khuy.

* GV giới thiệu một số sản phẩm may mặc được đính khuy bốn lỗ.

+ Em hãy nêu tác dụng của việc đính khuy bốn lỗ ?( Giữ cho khuy áo được chắc.) Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật.

- HS đọc lướt nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi.

+ Hỏi: Cách đính khuy hai lỗ với đính khuy bốn lỗ có gì giống và khác nhau ?

- Đính khuy bốn lỗ gần giống đính khuy hai lỗ, chỉ khác là số đường khâu nhiều gấp đôi.

- HS nêu các quy trình đính khuy bốn lỗ. GV nhận xét, bổ sung.

- HS vạch dấu điểm đính khuy. GV quan sát và uốn nắn

- HS đọc và quan sát hình 2 (SGK) và thực hiện đính khuy bốn lỗ.

- Cho 1- 2 HS thực hiện thao tác đính khuy bốn lỗ. HS khác quan sát và nhận xét.

- GV nhận xét và uốn nắn những thao tác còn lúng túng.

- HS quan sát hình 3 (SGK) , nêu cách đính khuy bốn lỗ theo cách thứ hai.

- HS thực hiện thao tác thứ hai : đính khuy theo cách tạo hai đường khâu chéo nhau.

- GV nhận xét, hướng dẫn thêm. HS thực hành vạch dấu.

- GV quan sát và hướng dẫn các em. HS nhắc lại cách thêu.

- HS đọc phần ghi nh trong SGK.

3. Củng cố dặn dò : Chuẩn bị đồ dùng để giờ sau thực hành.


Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2006

Kĩ thuật

ĐÍNH KHUY BỐN LỖ (Tiếp)

I.Mục tiêu :

- HS được thực hành đính khuy bốn lỗ.

- Trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí.

- Giáo dục HS có ý thức cẩn thận, kiên chì và có tính tự lập.

II. Đồ dùng dạy học : Sản phẩm của giờ trước, kéo, kim, chỉ…

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sản phẩm của HS. Nhận xét.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 3. HS thực hành.

- Cho HS nhắc lại hai cách đính khuy bốn lỗ.

- GV nhận xét và hệ thống lại cách đính khuy bốn lỗ.

- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và sự chuẩn bị thực hành ở tiết 2.

- GV nhắc lại yêu cầu thực hành :

+ Đính được 2 khuy đúng các điểm vạch dấu.

+ Thực hiện được hai cách đính khuy bốn lỗ.

+ Vòng chỉ quấn quanh chân khuy và đường khâu khuy chắc chắn.

- HS thực hành đính khuy bốn lỗ theo hai cách.

- HS thực hành theo nhóm.

- GV quan sát, uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật.

Hoạt động 4. Đánh giá sản phẩm.

- Cho các nhóm trưng bày sản phẩm.

- HS nhắc lại các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

- Các nhóm cử người thuyết minh sản phẩm của nhóm mình.

* GV và cả lớp theo dõi, nhận xét đánh giá sản phẩm theo 2 mức: hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm, đính khuy đúng kĩ thuật và vượt mức quy định được tuyên dương và đánh giá ở mức hoàn thành tốt ( A+).

3. Củng cố dặn dò :

Dặn HS chuẩn bị vải, khuy bấm, kim ,chỉ để học bài Đính khuy bấm.

  ----------------------------------------------------------


Thứ năm ngày 21 tháng 9 năm 2006

Kĩ thuật

ĐÍNH KHUY BẤM

I.Mục tiêu :

- HS nắm được cách đính khuy bấm.

- Đính được khuy bấm đúng quy trình, đúng kĩ thuật.

- Rèn luyện cho HS có tính tự lập, kiên trì, cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy học :

- Mẫu đính khuy bấm. Hai bộ khuy bấm.

- Hai mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 10cm x 15cm.

- Phấn vạch, kéo, kim ,chỉ khâu.

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 3 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu.

- GV cho HS quan sát một số khuy mẫu và kết hợp với quan sát hình 1a (SGK).

 + Hỏi : Em hãy nêu đặc điểm của khuy bấm ? ( Có hai phần là phần mặt lồi và phần mặt lõm được cài khớp vào nhau. Mỗi phần có 4 lỗ hình bầu dục…)

- HS quan sát mẫu khuy bấm và hình 1b (SGK)

 + Hỏi : Nêu nhận xét về các đường đính khuy, cách đính khuy và khoảng cách giữa các khuy trên hai mép vải ?

- GV giới thiệu các khuy bấm được đính trên các sản phẩm.

- HS nêu vị trí đính phần mặt lồi, phần mặt lõm.

- GV tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1. HS đọc mục 1 trong phần ghi nhớ SGK.

Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

* HS đọc yêu cầu nội dung phần 1 – 2 (SGK) quan sát các hình vảtả lời câu hỏi.

- Hỏi : Em hãy nêu các bước đính khuy bấm ?

    + Vạch dấu các điểm đính khuy.

    + Đính khuy vào các diểm vạch dấu.

- Cho HS thực hiện các thao tác vạch dấu các điểm đính khuy.

- GV quan sát, uốn nắn.

* HS đọc mục 2a và quan sát hình 4.

- HS nhắc lại cách chuẩn bị đính khuy hai lỗ.

* Hướng dẫn đính mặt lõm của khuy bấm.

  Đặt mặt sau của phần khuy bấm có mặt lõm vào điểm A của mảnh vải thứ nhất. Tay trái giữ cố định khuy tại điểm A. Đính lỗ thứ nhất, lên kim từ dưới  qua lỗ khuy…

Đính lỗ khuy thứ hai, xuống kim sát mép ngoai lỗ khuy…Đính các lỗ còn lại tương tự như các lỗ đã đính và kết thúc đính khuy.

* Đính mặt lồi của khuy bấm.

  Đặt mặt sau của phần khuy bấm có mặt lồi vào điểm A, đính lỗ thứ nhất: luồn kim vào giữa hai lượt vải của đường nẹp để lên kim qua lỗ khuy thứ nhất.xuống kim qua một lượt vải ngoài lỗ khuy.luồn mũi kim vào giữa hai lượt vải của nẹp để lên kim qua lỗ khuy. Rút chỉ. Tiếp tục xuống kim sát ngoài lỗ khuy…Các lỗ khuy khác cũng làm tương tự như lỗ khuy thứ nhất. Các khuy còn lại làm tương tự như khuy thứ nhất.

* Chú ý : Khi đính các khuy tiếp theo nên xoay vải để đính cho dễ.

* Kết thúc đính khuy : Xuống kim, luồn mũi kim vào đường khâu ở lỗ khuy cuối cùng để nút chỉ. Luồn kim vào giữa hai lượt cải ở nẹp. Rút kim, kéo chỉ ra phía ngoài nẹp. Cắt chỉ.

- Cho HS lên bảng thực hiẹn các thao tác. GV quan sát, uốn nắn.

- Gọi HS nhắc lại cách đính khuy bấm nội dung mục 2 phần ghi nhớ trong SGK.

3. Củng cố dặn dò : HS chuẩn bị đồ dùng để giờ sau thực hành.

  ------------------------------------------------------


Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm 2006

Kĩ thuật

ĐÍNH KHUY BẤM (Tiếp)

I.Mục tiêu :

- HS được thực hành đính khuy bấm.

- Đính được khuy bấm đúng quy trình, đúng kĩ thuật.

- Giáo dục HS có tính tự lập, kiên trì, cẩn thận trong mọi công việc.

II. Đồ dùng dạy học :

- Sản phẩm của giờ học trước.

- Kéo, kim, chỉ khâu.

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 3. HS thực hành.

- GV cho HS nhắc lại cách đính hai phần khuy bấm.

- Gọi 2 – 3 HS nhắc lại cách đính phần mặt lồi và phần mặt lõm của khuy bấm.

- GV nhận xét và hệ thống lại cách đính khuy bấm.

- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và nhận xét.

- Cho HS nhắc lại yêu cầu thực hành và nêu thời gian để HS hoàn chỉnh sản phẩm. Thời gian hoàn chỉnh sản phẩm là 30 phút.

- Cho HS thực hành theo nhóm.

- GV quan sát và hướng dẫn HS thực hành, uốn nắn và sửa cho những em làm còn lúng túng.

- GV tuyên dương những học làm bài tốt.

3. Củng cố dặn dò : Dặn HS về nhà chuẩn bị để giờ sau trưng bày sản phẩm.

  -----------------------------------------------------------


Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2006

Kĩ thuật

ĐÍNH KHUY BẤM (Tiếp)

I.Mục tiêu :

- HS được trưng bày và đánh giá sản phẩm.

- HS đính được khuy bấm đúng quy trình, đúng kĩ thuật.

- Giáo dục HS có tính tự lập, kiên trì, cẩn thận.

II.Đồ dùng dạy học  :

 Sản phẩm của giờ trước.

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sản phẩm của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 4. Đánh giá sản phẩm.

- GV cho HS hoàn thành sản phẩm.

- Yêu cầu những HS chưa hoàn thành sản phẩm thì hoàn thành cho xong. Còn những HS đã hoàn thành thì xem lại sản phẩm của mình để chuẩn bị trưng bày.

- GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- GV nhắc lại các yêu cầu đánh giá sản phẩm .

- GV ghi các yêu cầu đó lên bảng :

    Đính được hai mặt của khuy bấm đúng các điểm vạch dấu.

   Đường khâu khuy chắc chắn.

- Các nhóm cử người lên thuyết minh sản phẩm của nhóm mình theo yêu cầu đã nêu.

- Cả lớp nhận xét sản phẩm của các bạn.

- GV nhận xét , đánh giá sản phẩm của các em theo hai mức :

     Hoàn thành ( A.

     Chưa hoàn thành ( B).

     Những HS hoàn thành sớm, đính khuy đúng kĩ thuật, chắc chắn và vượt mức quy định được đánh giá ở mức hoàn thành tốt ( A+).

- GV tuyên dương những HS làm tốt sản phẩm.

3. Củng cố dặn dò : Dặn HS về nhà chuẩn bị một mảnh vải, kim, chỉ, kéo… để học bài : Thêu chữ V.

  ---------------------------------------------------------


Thứ tư ngày   tháng 10 năm 2006

Kĩ thuật

THÊU CHỮ V

I.Mục tiêu :

- HS biết cách thêu chữ V và ứng dụng của chữ V trong đời sống.

- Nắm chắc các thao tác thêu chữ V để vận dụng vào thực hành.

- Giáo dục HS ý thức lao động tự phục vụ bản thân.

II. Đồ dùng dạy học :    Mẫu thêu chữ V.

- Một mảnh vải trắng hoặc vải hình chữ nhật có kích  10cm x 15cm.

- Chỉ thêu khác màu vải, khung thêu. Kim , kéo, thước kẻ, bút chì…

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét.

* GV giới thiệu mẫu chữ V, HS quan sát mẫu với quan sát hình 1 (SGK) và nhận xét.

+ Nêu đặc điểm của đường thêu chữ V ở mặt phải, mặt trái của đường thêu ?

Mặt phải là hình chữ V, mặt trái là hai đường khâu, các mũi khâu bằng nhau, cách đều nhau.

+ Thêu chữ V được dùng để làm gì ? (trang trí đường diềm cổ áo, khăn tay…)

* GV tóm tắt, HS đọc nội dung mục 1 phần ghi nhớ trong SGK.

Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

- HS đọc mục I, nêu cách vạch dấu đường thêu chữ V. GV HD cách vạch dấu

- HS đọc mục II trong SGK và nêu các bước thêu chữ V :

   + Bắt đầu thêu.                                         + Thêu mũi thứ nhất.

   + Thêu mũi thứ hai.                                  + Thêu các mũi tiếp theo.

   + Kết thúc đường thêu.

- GV thao tác thêu và cho HS lên thao tác, GV quan sát và uốn nắn cho các em.

* Lưu ý:  + Thêu theo chiều từ trái sang phải.

  + Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên hai đường dấu song song.

  + Xuống kim đúng vào vị trí vạch dấu.

  + Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm.

- GV HD lần hai các thao tác thêu chữ V. HS nhắc lại cách thêu và nhận xét.

- Đọc ghi nhớ trong SGK. HS tập thêu chữ V trên giấy hoặc vải để các em nắm chắc hơn.

3. Củng cố dặn dò : GV nhắc HS về nhà chuẩn bị để giờ sau thực hành thêu chữ V cho tốt.


Thứ năm ngày    tháng 10 năm 2006

Kĩ thuật

THÊU CHỮ V (Tiếp)

I. Mục tiêu :

- HS được thực hành thêu chữ V trên vải.

- Rèn luyện cho HS có đôi tay khéo léo và cẩn thận.

- Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học :

Sản phẩm của giờ trước.

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút)

- GV kiểm tra sản phẩm của giờ trước để HS chuẩn bị thực hành.

- Khung thêu, kim, chỉ…

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 3. HS thực hành.

* GV cho HS nhắc lại cách thêu chữ V:

  + Thêu chữ V là cách thêu để tạo thành các mũi thêu hình chữ V nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Mặt trái đường thêu là hai đường khâu với các mũi khâu dài bằng nhau và cách đều nhau.

  + Thêu chữ V theo chiều từ trái sang phải. Các mũi thêu được thực hiện luân phiên theo hai đường vạch dấu song song.

- Cho HS lên bảng thực hiện thao tác thêu 2 – 3 mũi thêu chữ V.

- Gv nhận xét và hệ thống lại cách thêu.

- GV hướng dẫn thêm một số thao tác như chiều thêu, vị trí lên kim và xuống kim, khoảng cách giữa các mũi thêu, cách nút chỉ.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Gọi HS nhắc lại các yêu cầu của sản phẩm để các em nắm chắc hơn.

- Cho HS thực hành thêu chữ V.

- GV quan sát, uốn nắn cho HS. Chú ý tới những em còn lúng túng.

- GV nhận xét và tuyên dương những em làm tốt.

3. Củng cố dặn dò : Dặn HS về nhà chuẩn bị cho giờ sau trưng bày sản phẩm.

  ------------------------------------------------------------


Thứ tư ngày     tháng 10 năm 2006

Kĩ thuật

THÊU CHỮ V (Tiếp)

I.Mục tiêu :

- HS được trưng bày sản phẩm của mình và các bạn trong lớp.

- Sản phẩm trưng bày đúng mẫu, đường thêu không bị dúm.

- Giáo dục HS ý thức lao động tự phục vụ bản thân.

II. Đồ dùng dạy học :

 Sản phẩm đã hoàn thành của HS.

III. Hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sản phẩm của HS.

   Khung thêu, kim, chỉ…

B.Dạy bài mới( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 4. Đánh giá sản phẩm.

* GV cho các em kiểm tra lại sản phẩm của mình.

   HS nào đã hoàn thành sản phẩm thì xem lại bài. Còn những HS chưa hoàn thành sản phẩm thì hoàn thành cho xong sản phẩm của mình để chuẩn bị trưng bày sản phẩm cùng các bạn.

* Cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- Các em nhắc lại các yêu cầu của sản phẩm.

- Các nhóm cử người lên thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.

- Các nhóm khác nhận xét và đánh giá sản phẩm của các bạn theo yêu cầu trong SGK.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS theo 2 mức : Hoàn thành và chưa hoàn thành. Những HS hoàn thành sớm, đường thêu đúng kĩ thuật, đẹp được đánh giá ở mức hoàn thành tốt.

3. Củng cố dặn dò :

GV dặn HS về nhà chuẩn bị một mảnh vải, kim, chỉ, kéo…để học bài Thêu dấu nhân.

   -------------------------------------------------------------


Thứ năm ngày    tháng 10 năm 2006

Kĩ thuật

THÊU DẤU NHÂN

I.Mục tiêu :

- HS biết cách thêu dấu nhân.

- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy định.

- Giáo dục HS yêu thích , tự hào với sản phẩm của mình làm được.

II. Đồ dùng dạy học :

- Mẫu thêu dấu nhân. Một số sản phẩm thêu dấu nhân.

- Một mảnh vải trắng hoặc màu có kích thước 35cm x 35cm.

- Kim khâu, chỉ, phấn, khung thêu

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 Khung thêu, kim, chỉ…

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Quan sát nhận xét.

- GV giới thiệu một số mẫu thêu dấu nhân và kết hợp cho HS quan sát hình 1 trong SGK để trả lời câu hỏi.

+ Hỏi : Em hãy quan sát hình 1 và nêu đặc điểm hình dạng của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu ?

   Mặt phải đường thêu là những mũi dấu nhân nối nhau liên tiếp.

   Mặt trái là hai đường thẳng song song.

+ Hỏi : Em hãy so sánh đặc điểm của mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V có gì giống và khác nhau ?

   Mặt trái của hai mẫu thêu đèu tạo nên hai đường thẳng song song. Còn mặt phải của hai mẫu thêu tạo nên các mũi thêu dấu nhân và mũi thêu chữ V.

- GV giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.

+ Hỏi : Thêu dấu nhân được ứng dụng để làm gì ?

   Dùng để thêu trang trí hoặc thêu trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn…

- GV tóm tắt nội dung chính và cho HS đọc mục 1 trong phần ghi nhớ trong SGK.

Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

- HS đọc nội dung mục 2 SGK và nêu các bước thêu dấu nhân.

   + Bắt đầu thêu.                                           + Thêu mũi thứ nhất.

   + Thêu mũi thứ hai                                     + Thêu các mũi tiếp theo.

   + Kết thúc đường thêu.

- Cho HS so sánh cách vạch dấu đường thêu dấu nhân với dường thêu chữ V có gì giống và khác nhau.

  + Giống : vạch hai đường dấu song song cách nhau 1cm.

  + Khác : Thêu chữ V vạch dấu từ trái sang phải, các điểm vạch dấu nằm so le nhau trên 2 đường vạch dấu. Còn thêu dấu nhân vạch dấu từ phải sang trái, các đường vạch dấu nằm thẳng hàng với nhau.

- Cho HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu. GV nhận xét , sửa sai.

- HS căng vải lên khung thêu và hướng dẫn HS thêu theo đường vạch dấu.

- HS đọc trong SGK mục 2 kết hợp quan sát hình 4a,b,c,d để nêu cách thêu.

- GV lưu ý HS một số điểm sau :

- Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường kẻ cách đều.

     + Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ hai gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ nhất.

    + Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm.

- Cho HS thực hin các thao tác GV quan sát và uốn nắn những thao tác chưa đúng.

- HS quan sát hình 5 và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân. Cho HS thực hiện GV quan sát, uốn nắn.

- GV hướng dẫn nhanh các thao tác thêu dấu nhân.

- Cho HS đọc mục 2 trong phần ghi nhớ.

- HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và tổ chức cho các em thực hành trên giấy.

3. Củng cố dặn dò : Dặn HS về nhà chuẩn bị cho giờ thực hành lần sau.

  -------------------------------------------------


Thứ tư ngày    tháng 10 năm 2006

Kĩ thuật

THÊU DẤU NHÂN (Tiếp)

I.Mục tiêu :

- HS được thực hành thêu dấu nhân, thêu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Rèn cho HS có đôi tay khéo léo.

- Giáo dục HS yêu thích và tự hào với sản phẩm của mình làm được.

II. Đồ dùng dạy học : Sản phẩm của giờ trước, khung thêu, kim, chỉ,…

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút)

- GV kiểm tra sản phẩm giờ trước của HS. Nhận xét.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 3. HS thực hành.

- Gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.

    Thêu dấu nhân theo chiều từ phải sang trái.

    Các mũi thêu được thực hiện luân phiên theo hai đường vạch dấu.

- HS thực hiện các thao tác thêu 2 mũi dấu nhân,

- GV nhận xét các đường thêu và hệ thống lại cách thêu dấu nhân.

- GV lưu ý thêm cho HS : Trong thực tế kích thước của mũi thêu dấu nhân chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 kích thước của mũi thêu các em đang học. Do vậy, sau khi học thêu dấu nhân ở lớp, nếu thêu trang trí trên váy, áo…các em nên thêu các mũi thêu có kích thước nhỏ để đường thêu đẹp.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, cho HS nêu các yêu cầu của sản phẩm.

- GV cho HS thực hành thêu dấu nhân theo nhóm.

- GV quan sát và hướng dẫn thêm cho các em, cần chú ý tới các em làm còn lúng túng.

3. Củng cố dặn dò :

- GV nhận xét bài làm của HS, tuyên dương những em làm tốt.

- Chuẩn bị cho giờ sau trưng bày sản phẩm.

  -------------------------------------------------------


Thứ năm ngày     tháng 10 năm 2006

Kĩ thuật

THÊU DẤU NHÂN ( Tiếp)

I.Mục tiêu :

- HS được trưng bày sản phẩm của mình cùng với các bạn.

- Sản phẩm trưng bày đúng mẫu, đúng kĩ thuật, đẹp.

- Giáo dục HS ý thức lao động tự phục vụ bản thân.

II. Đồ dùng dạy học : Khung thêu, kim, chỉ, vải, kéo…

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút)

 GV kiểm tra sản phẩm của giờ trước.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 4. Đánh giá sản phẩm.

* GV cho HS xem lại sản phẩm của mình để chuẩn bị trưng bày cùng các bạn.

- Những HS nào chưa hoàn thành thì cho các em hoàn thành nốt sản phẩm, HS nào đã hoàn thành thì xem lại để trưng bày sản phẩm.

* HS trưng bày sản phẩm theo từng nhóm.

- Gọi một HS nêu các yêu cầu đánh giá sản phẩm.

   + Thêu được các mũi dấu nhân theo hai đường vạch dấu.

   + Các mũi thêu dấu nhân bằng nhau.

   + Đường thêu, mặt vải không bị dúm.

- Các nhóm cử người lên thuyết minh sản phẩm của nhóm mình.

- Các nhóm khác theo dõi,  nhận xét và đánh giá sản phẩm của các bạn.

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo hai mức :

     + Hoàn thành và chưa hoàn thành.

    + Đối với những HS hoàn thành sớm, đường thêu đúng kĩ thuật, đẹp được đánh giá ở mức hoàn thành tốt.

- Tuyên dương những HS làm tốt.

3. Củng cố dặn dò :

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS chuẩn bị để giờ sau học bài  : Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản.

  ---------------------------------------------------------


Thứ tư ngày    tháng 10 năm 2006

Kĩ thuật

                  CẮT, KHÂU, THÊU TÚI XÁCH TAY ĐƠN GIẢN

I.Mục tiêu :

- HS biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản.

- Rèn luyện cho HS có đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo.

- Giáo dục HS yêu thích, tự hào với sản phẩm do mình làm được.

II. Đồ dùng dạy học :

- Mẫu túi xách, mẫu thêu đơn giản, khung thêu, kim, chỉ thêu…

- Một mnảnh vải có kích thước 50cm x 70cm.

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Quan sát và nhận xét mẫu.

* Giới thiệu một số mẫu và đặt câu hỏi để HS nhận xét đặc điểm hình dạng của túi.

- Hỏi : Em hãy nêu đặc điểm của túi xách tay ?

+ Túi hình chữ nhật, gồm thân túi, quai túi. Quai túi được đính vào hai bên miệng

 + Túi được khâu bằng mũi thường hoặc mũi khâu đột.

+ Một mặt của túi thân túi có hình thêu trang trí.

Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

* HS đọc SGK và nêu các bước cắt, khâu, trang trí, thêu túi xách tay.

- Hỏi : Em hãy nêu các bước cắt, khâu, trang trí, thêu túi xách tay đơn giản ?

  + Đo, cắt vải để làm thân túi và quai túi.

  + Thêu trang trí phần vải làm thân túi.

  + Khâu các phần của túi xách tay và đính quai túi vào miệng túi.

- Hỏi : Em hãy nêu cách thực hiện từng bước cắt, khâu, trang trí,thêu túi xách tay ?

- GV cho HS dựa vào các bước trong SGK để nêu.

* GV lưu ý HS khi thực hành cắt, khâu, trang trí, thêu túi xách tay :

  + Thêu trang trí trước khi khâu túi. Bố trí hình thêu cho cân đối trên một nửa mảnh vải dùng để khâu túi.

  + Khâu miệng túi rồi mới khâu thân túi, khâu phần thân túi cần gấp đôi mảnh vải.

  + Đính quai túi ở phía mặt trái của túi. Nên khâu nhiều dường để quai túi được chắc chắn vào miệng túi.

- HS nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu các yêu cầu.

- HS thực hành đo, cắt vải theo nhóm.

- GV quan sát và hướng dẫn thêm, nên chú ý tới những em làm còn lúng túng.

3. Củng cố dặn dò : GV dặn HS về nhà chuẩn bị cho giờ sau thực hành được tốt.


Thứ năm ngày    tháng 10 năm 2006

Kĩ thuật

                      CẮT, KHÂU,THÊU TÚI XÁCH TAY ĐƠN GIẢN (Tiếp)

I.Mục tiêu :

- HS được thực hành thêu trang trí trên vải.

- Rèn luyện cho HS có đôi tay khéo léo, và khả năng sáng tạo

- Giáo dục HS tự hào với sản phẩm do mình làm được.

II. Đồ dùngg dạy học :

- Sản phẩm của giờ học trước.

- Kim khâu, chỉ màu, khung thêu…

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút)

 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhận xét.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 3. Thêu trang trí trên vải.

- GV kiểm tra sản phẩm HS đo, cắt của giờ trước.

- Nhận xét sản phẩm của HS.

- Cho HS nhắc lại cách thêu trang ttrí trên vải.

   + Hỏi : Em hãy nêu các mũi thêu đã học ở lớp 4 ?

( Thêu móc xích…)

   + Hỏi : Em sẽ thêu hình mẫu thêu trên vải bằng mũi thêu nào ?

( HS tự trả lời)

- Cho HS thực hành vẽ mẫu thêu hoặc in mẫu thêu trong SGK lên vải.

- GV nên khuyến khích các em vẽ hình thêu theo ý thích của các em.

- GV hướng dẫn HS in ( vẽ) mẫu thêu.

- Cho HS thực hành thêu trang trí trên vải.

- GV quan sát và hướng dẫn thêm cho các em, cần chú ý tới những HS làm còn lúng túng.

- Tuyên dương những HS làm nhanh, đúng yêu cầu kĩ thuật.

3. Củng cố dặn dò :

 GV dặn HS về nhà chuẩn bị cho giờ sau thực hành khâu túi.

  


Thứ tư ngày    tháng    năm 2006

Kĩ thuật

                     CẮT, KHÂU, THÊU TÚI XÁCH TAY ĐƠN GIẢN (Tiếp)

I.Mục tiêu :

- HS được thực hành khâu túi xách tay đơn giản. Trưng bày sản phẩm.

- Rèn luyện cho HS có đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo.

- Giáo dục HS yêu thích môn học, tự hào với sản phẩm do mình làm được.

II. Đồ dùng dạy học :

 Sản phẩm của giờ trước, khung thêu, chỉ, kéo…

III. Hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ : (3 phút)

- GV kiểm tra sản phẩm của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 4. HS thực hành khâu túi.

- GV cho HS đọc SGK phần khâu túi.

- Hỏi : Em hãy nhắc lại cách gấp mép vải để khâu viền đường gấp mép ?

- Hỏi : Khâu thân túi ta phải khâu như thế nào ?

- Hỏi : Khi  khâu quai túi em sẽ khâu bằng mũi khâu đột hay khâu thường ?

- Cho HS nêu cách đính quai túi vào miệng túi.

- HS thực hành khâu các bộ phân của túi xách tay.

- HS thực hành theo nhóm. Trao đổi ý kiến với bạn.

- GV quan sát và hướng dẫn. Nhắc nhở các em làm cho gọn gàng không bày ra lớp - Tuyên dương những HS làm tốt.

- Nhắc nhở những em làm chậm để các em hoàn thành đúng thời gian quy định.

Hoạt động 5. HS trưng bày sản phẩm.

- GV cho HS kiểm tra lại sản phẩm của mình để.

- Cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. HS nhắc lại các yêu cầu cần đạt của bài.

- Sản phẩm của HS phải đạt được các yêu cầu sau :

   + Khâu được các phần của túi xách tay.

   + Các đường khâu thẳng theo đường vạch dấu.

   + Thêu được hình trang trí trên túi xách tay.

   + Quai túi được đính chắc chắn, cân đối vào miệng túi.

- Các nhóm cử người thuyết minh sản phẩm. Cả lớp nhận xét đánh giá sảnphẩm. GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức :

    + Hoàn thành và chưa hoàn thành.

    + Đối với nhng HS hoàn thành trước thời gian, túi khâu đảm bảo đúng kĩ thuật, đẹp được đánh giá ở mức hoàn thành tốt.

- Tuyên dương những HS làm tốt.

3. Củng cố dặn dò : GV nhận xét giờ học.

Dặn HS đọc trước bài : Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.

  ----------------------------------------------------------


 


Thứ năm ngày    tháng   năm 2006

Kĩ thuật

                     CẮT, KHÂU, THÊU TÚI  XÁCH TAY  ĐƠN GIẢN ( Tiếp)

I. Mục tiêu :

- HS được trưng bày sản phẩm của mình cùng với các bạn trong lớp.

- HS làm được một chiếc túi xách tay đơn giản đúng mẫu, đúng kĩ thuật.

- Giáo dục HS yêu thích môn học và tự hào với sản phẩm mình làm ra.

II. Đồ dùng dạy học :

 Sản phẩm giờ trước của HS.( Một chiếc túi đã hoàn thành)

III. Hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút)

 GV kiểm tra sản phẩm của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài  : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 5. HS trưng bày sản phẩm.

- GV cho HS kiểm tra lại sản phẩm của mình để.

- Cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- HS nhắc lại các yêu cầu cần đạt của bài.

- Sản phẩm của HS phải đạt được các yêu cầu sau :

   + Khâu được các phần của túi xách tay.

   + Các đường khâu thẳng theo đường vạch dấu.

   + Thêu được hình trang trí trên túi xách tay.

   + Quai túi được đính chắc chắn, cân đối vào miệng túi.

- Cho các nhóm cử người lên thuyết minh sản phẩm của nhóm mình.

- Cả lớp nhận xét đánh giá sản phẩm của các bạn.

- GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức :

    + Hoàn thành và chưa hoàn thành.

    + Đối với nhng HS hoàn thành trước thời gian, túi khâu đảm bảo đúng kĩ thuật, đẹp được đánh giá ở mức hoàn thành tốt.

- Tuyên dương những HS làm tốt.

3. Củng cố dặn dò : GV nhận xét giờ học.

 Dặn HS đọc trước bài : Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.

  ----------------------------------------------------------


Thứ tư ngày tháng năm 2006

Kĩ thuật

                MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH

I. Mục tiêu :

- HS biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.

- HS nhận biết chính xác một số dụng cụ nấu ăn ở gia đình mình.

- Giáo dục HS có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.

II. Đồ dùng dạy học :

 Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

1. Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình.

- GV đặt câu hỏi và gợi ý để HS kể tên các dụng cụ thường để đun, nấu, ăn uống trong gia đình.

- Hỏi : Em hãy kể tên các dụng cụ dùng để đun, nấu, ăn uống trong gia đình em ?

- HS tự kể theo những đồ dùng của nhà mình. GV ghi bảng theo từng nhóm.

* Kết luận : Các dụng cụ dùng để đun, nấu, ăn uống trong gia đình là :

   + Đun : bếp ga, bếp lò, bếp dầu…Dụng cụ nấu : soong, chảo, nồi cơm điện,

   + Dụng cụ để bày thức ăn và uống : bát, đĩa, đũa, thìa, cốc,chén...

   + Dụng cụ cắt, thái thực phẩm : dao,kéo…

   + Một số dụng cụ khác : rổ, âu, rá, thớt, lọ đựng bột canh…

Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.

- HS thảo luận nhóm. GV phổ biến cách thức làm việc

- Gọi đại diện nhóm trình bày. Cả lớp và GV nhận xét , chốt ý đúng.

   + Bếp đun có tác dụng : cung cấp nhiệt để làm chín lương thưc, thực phẩm.

   + Dụng cụ nấu dùng để : nấu chín và chế biến thực phẩm.

   + Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống : giúp cho việc ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh.

   Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập của HS.

- Em hãy nêu cách sử dụng loại bếp đun ở gia đình em ?

- Em hãy kể tên và nêu tác dụng của một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình em ?

3. Củng cố dăn dò : Dặn HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường được dùng để nấu ăn để học bài : Chuẩn bị nấu ăn.


Thứ năm ngày   tháng    năm 2006

Kĩ thuật

 CHUẨN BỊ NẤU ĂN

I.Mục tiêu : Sau bài học :

- HS nắm được những công  việc chuẩn bị nấu ăn.

- Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.

- HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.

II. Đồ dùng dạy họcCác loại rau, củ, quả còn tươi…Dao thái, dao gọt.

III. Hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.

- HS đọc nội dung trong SGK.

- Hỏi : Em hãy nêu những công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ?

   + Chọn thực phẩm cho bữa ăn.                            + Sơ chế thực phẩm

* GV nhận xét và tóm tắt nội dung chính :

    Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn được gọi chung là thực phẩm.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.

 a.Tìm hiểu cách chọn thực phẩm. HS đọc mục 1 SGK .

Hỏi : Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn là gì ? ( Đảm bảo có đủ lượng, đủ chất, an toàn vệ sinh, phù hợp với điều kiện gia đình…)

- Em hãy kể tên những loại thực phẩm thường được gia đình chọn.

- GV nhận xét và tóm tắt nội dung chính.

b. Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm. HS đọc mục 2 SGK.

- Em hãy nêu công việc cần làm trước khi nấu một món ăn nào đó ? ( HS tự trả lời)

- Em hãy nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm ? ( HS đọc phần a mục 2 )

- Em hãy nêu ví dụ về cách sơ chế một loại rau mà em biết ?

- Theo em khi làm cá cần bỏ những phần nào ? (Bỏ phần không ăn được, rửa sạch)

- Ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào ?

- Quan sát thực tế em hãy nêu cách sơ chế tôm ?

* GV nhận xét và tóm tắt

* HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.

Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập của HS.

- Em hãy nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ?

- Khi giúp đỡ gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì và làm như thế nào ?

 3. Củng cố dặn dò :Về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn.

Đọc trước bài  : Nấu cơm.


Thứ tư ngày     tháng     năm 2006

Kĩ thuật

NẤU CƠM

I.Mục tiêu :

- HS biết cách nấu cơm bằn bếp đun.

- Rèn cho HS kĩ năng nấu cơm bằng bếp đun.

- Giáo dục HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.

II. Đồ dung dạy học :

 Gạo tẻ, soong nấu cơm, rá, đũa…

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút

 GV kiểm tra sự chuẩn bị cuẩ HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình.

* HS đọc nội dung phần 1trong SGK và trả lời cau hỏi.

- Hỏi : Em hãy kể tên những dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun ? ( Lấy gạo để nấu cơm, làm sạch gạo và dụng cụ nấu cơm.)

- Hỏi : Em hãy nêu cách làm sạch gạo và dụng cụ nấu cơm ? ( Nhặt thóc, sạn,vo gạo, tráng sạch nồi nấu.)

* GV tóm tắt : Có hai cách nấu cơm là nấu cơm bằng soong hoặc nồi trên bếp ( bếp củi, bếp ga, bếp dầu…) và nấu cơm bằng bếp điện.

- HS nhắc lại .

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp ( gọi tắt là nấu cơm bằng bếp đun.)

* GV nêu cách thực hiện hoạt động 2. Cho HS thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng bếp đun theo nội dung phiếu học tập.

- HS đọc nội dung phiếu học tập, GV hướng dẫn HS cách trả lời.

- HS làm việc theo nhóm. Gọi đại diện các nhóm trình bày

- Gọi 2 -3 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun.

- GV quan sát, uốn nắn.

* GV lưu ý cho HS một số điểm sau :

   + Nên chọn nồi có đáy dày nấu cơm để cơm không bị cháy và ngon cơm.

   + Cho nước vừa phải, có nhiều cách cho nước tốt nhất nên dùng ống để đong.

   + Đun sôi nước rồi mới cho gạo thì cơm sẽ ngon hơn.

   + Khi đặt nồi cơm lên bếp phải đun to lửa, đều . Nhưng khi đã nước đã cạn thì phải giảm lửa thật nhỏ để cơm không bị cháy.

- HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.

3. Củng cố dặn dò : Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.


Thứ năm ngày    tháng   năm 2006

Kĩ thuật

    NẤU CƠM  (Tiếp)

I.Mục tiêu :

- HS biết cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.

- Rèn cho HS kĩ năng nấu cơm bằng nồi cơm điện.

- Giáo dục HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học đẻ nấu cơm giúp gia đình.

II. Đồ dùng dạy học : Nồi cơm điện, gạo tẻ, rá vo gạo...

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút)

 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.

* Yêu cầu HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.

* HS đọc mục 2 và quan sát hình 4 SGK, thảo luận theo nhóm.

- Hỏi : Em hãy so sánh dụng cụ và nguyên liệu cần để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun ?

  + Giống : cùng  phải chuẩn bị gạo, nước sạch, rá và chậu vo gạo.

  + Khác về dụng cụ nấu và nguồn  cung cấp nhiệt khi nấu cơm.

- Hỏi : Em hãy nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện ?

  + Cho gạo đã vo vào nồi và đổ nước theo các khấc vạch trong nồi hoặc dùng cốc đong. Lau khô đáy nồi, san đều gạo trong nồi .

  + Đậy nắp, cắm điện và bật nấc nấu. Khi cạn nước, nấc nấu sẽ tự động chuyển sang nấc ủ, khoảng 10 phút sau cơm chín.

- Hỏi : Em hãy so sánh cách nấu cơm bằng bếp đun và nấu cơm bằng bếp điện ?

   + Nấu cơm bằng bếp đun phải có người ngồi trông bếp. Còn nấu cơm bằng nồi cơm điện không cần người trông bếp.

  + Đối với cả hai cách nấu cơm trên cơm đều chín đều, dẻo, ngon.

* GV nhận xét, HS thực hiện thao tác chuẩn bị, các bước nấu cơm bằng bếp điện.

- Cả lớp và GV quan sát và nhận xét, uốn nắn cho các em.

- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.

Hoạt động 2. Đánh giá kết quả học tập của HS.

* GV đặt câu hỏi cho HS trả lời.

- Em hãy cho biết có mấy cách nấu cơm ? Đó là những cách nào ?

- Gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào ? Em hãy nêu cách nấu cơm đó.

* GV nhận xét và đánh giá két quả học tập của HS.

3. Củng cố dặn dò : Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.

 Chuẩn bị cho bài sau : Luộc rau.


Thứ tư ngày tháng năm 2006

Kĩ thuật

                                                       LUỘC RAU

I.Mục tiêu :

- HS biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.

- Rèn cho HS thực hiện thành thạo việc luộc rau.

- Giáo dục HS ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.

II. Đồ dùng dạy học : Rau muống, rau cải…Soong, nồi, đĩa, đũa…

III. Hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Tìm hiểu các công việc chuẩn bị luộc rau.

- Hỏi : Em hãy nêu những công việc được thực hiện khi luộc rau ?

  + Phải nhặt bỏ những lá úa, rửa rau sạch, tráng nồi rồi cho nước vào đun…

* HS quan sát hình 1 SGK.

- Hãy nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau ?

  + Rau cải, rau muống, chậu rửa, soong, đũa.

- Ở gia đình em thường luộc những loại rau nào ? ( HS tự trả lời)

- HS quan sát hình 2 và nêu cách sơ chế rau ? ( Nhặt rau, rửa rau.)

- Em hãy kể tên một vài loại củ, quả được dùng để làm món luộc? (Xu hào, cà rốt, đỗ,…) * HS lên bảng thực hiện cách sơ chế rau.

* GV nhận xét, uốn nắn thao tác chưa đúng.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách luộc rau.

* HS đọc mục 2 và quan sát hình 3 SGK.

- Em hãy nêu cách luộc rau ở nhà em ? ( HS tự nêu).

* GV nhận xét và hướng dẫn cách luộc rau.

- Em hãy cho biết đun to lửa khi luộc rau có tác dụng gì ?

* GV lưu ý cho HS một số điểm sau :

- Nên cho nhiều nước khi luộc rau để rau chín đều và xanh.

- Đun sôi nước mới cho rau vào. Sau khi cho rau vào cần lật rau để rau chín đều.

- Đun to và đều lửa. Tùy khẩu vị của từng gia đình mà luộc rau cho phù hợp.

* GV dùng vật thật để HS nắm chắc bài hơn.

- HS nêu cách trình bày rau đã luộc vào đĩa.

* Cho các em đọc nội dung phần ghi nhớ.

Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập của HS.

- Em hãy nêu các bước luộc rau ?

- So sánh các bước luộc rau ở gia đình với các bước luộc rau ở trong bài học ?

3. Củng cố dặn dò : Về nhà giúp đỡ gia đình nấu ăn.

Thứ năm ngày tháng năm 2006

Kĩ thuật

                                                    RÁN ĐẬU PHỤ

I. Mục tiêu :

- HS biết cách chuẩn bị và rán đậu phụ.

- Rèn cho học sịnh kĩ năng rán đậu phụ.

- Giáo dục HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.

II. Đồ dùng dạy học : Đậu phụ, dầu rán, chảo, bếp

III. Hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút).

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách chuẩn bị rán đậu phụ.

- HS quan sát hình 1 SGK và kể tên nguyên liệu, dụng cụ cần chuẩn bị để rán đậu.

* GV nhận xét và nhắc lại những nguyên liệu, dụng cụ cần để chuẩn bị rán đậu.

* HS quan sát hình 2 và đọc nội dung mục sơ chế. GV nhận xét và tóm tắt.

* Lưu ý cho HS một số điểm :

  + Chọn đậu phụ mềm, mịn, thơm mùi đậu. Không nên chọn đậu cứng, có mùi chua.

  + Rửa đậu nhẹ nhàng, để đậu ráo nước. Không nên cắt đậu mỏng quá sẽ khó rán.

- HS nhắc lại cách sơ chế đậu phụ.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách rán đậu phụ và trình bày. HS quan sát hình 3

- Khi rán đậu phụ em cần phải làm những công việc gì ?

  + Đặt chảo lên bếp, đun khô chảo. Cho dầu ăn hoặc mỡ vào chảo, đun sôi.

  + Gắp từng miếng đậu đã cắt xếp đều vào lòng chảo, đun nhỏ lửa.

- Tại sao rán đậu không nên đun to lửa ? ( Đun to lửa đậu d cháy, không ngon.)

* GV lưu ý cho HS một số điểm sau:

  + Nên dùng chảo chuyên dùng để rán.

  + Đun chảo nóng già rồi mới đổ mỡ vào đun sôi.

  + Đun nhỏ lửa để không bị cháy, lật đều hai mặt để tạo thành lớp vỏ màu vàng.

* Cho HS lên thao tác các bước rán đậu phụ.

- Em hãy nêu cách trình bày đậu phụ khi đã rán?

* GV quan sát, nhận xét, uốn nắn cho các em. Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.

Hoạt động 3. Đánh gia kết quả học tập của HS.

- Em hãy nêu cách rán đậu phụ ở gia đình em ?

- Muốn rán đậu đạt yêu cầu, em phải chú ý những điểm gì ?

3. Củng cố dặn dò :Hướng dẫn HS về nhà thực hành rán đậu để giúp đỡ gia đình.


Thứ tư ngày tháng năm 2006

K ĩ thu ật

                              BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH

I.Mục tiêu :

- HS biết cách trình bày, dọn bữa ăn trong gia đình.

- Rèn cho HS kĩ năng trình bày, dọn bữa ăn trong gia đình.

- Giáo dục HS có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.

II. Đồ dùng dạy học :   Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn.

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.

* HS quan sát hình 1 trong SGK và đọc mục 1.

- Em hãy nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ?

   + Làm cho bữa ăn thuận tiện và hợp vệ sinh.

- Dựa vào hình 1 SGK, hãy mô tả cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho gia đình trước bữa ăn ?

  + Sắp đủ dụng cụ ăn, lau khô dụng cụ  và đặt vào mâm,

 * GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích, minh họa, tác dụng của việc bày món ăn…

- HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình.

* GV tóm tắt : Bày món ăn và dụng cụ ân uống trước bữa ăn một cách hợp lí giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn.

- Em hãy nêu mục đích của việc thu dọn sau bữa ăn ?

- Làm cho nơi ăn uống của gia đình sau bữa ăn sạch sẽ, gọn gàng.

- Ở gia đình em sau bữa ăn em thường thu dọn như thế nào ?

  + Dồn thức ăn không dùng được đổ bỏ, cất những thức ăn còn dùng được đi.

  + Xếp dụng cụ vào mâm để mang đi rửa. Nếu ngồi ở bàn cần lau bàn cho sạch sẽ.

* GV nhận xét và tóm tắt những ý kiến vừa trình bày.

* Lưu ý : Thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng không để qua bữa ăn quá lâu mới dọn.

* Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK.

Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập của HS.

- Em hãy nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ?

- Em hãy kể tên những công việc em có thể giúp đỡ gia đình trước và sau bữa ăn ?

3. Củng cố dặn dò : Động viên các em tham gia giúp đỡ gia đình công việc nội trợ.

Thứ năm ngày    tháng    năm 2006

Kĩ thuật

                             RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG

I. Mục tiêu :

- HS nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.

- Biết cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.

- Giáo dục HS có ý thức giúp đỡ gia đình.

II. Đồ dùng dạy học : Một số bát đũa, nước rửa chén, tranh minh họa.

III. Hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ : (3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.

- Nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng ?(Soong nồi, bát đũa,…)

- Em hãy nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn ?

  + Làm sạch và giữ vệ sinh. Bảo quản dụng cụ nấu ăn và ăn uống.

- Nếu dụng cụ nấu, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào?

+ Các dụng cụ đó sẽ bị vi trùng xâm nhập dễ gây bệnh.

* GV tóm tắt : Bát đĩa sau khi đã sử dụng nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, rửa dụng cụ nấu ăn không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, còn bảo quản các đồ dùng đó.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.

- HS quan sát hình trong SGK và nêu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình.

  + Tráng qua một lượt nước cho sạch thức ăn.

  + Hòa một ít nước rửa bát vào một chiếc bát. Rửa lần lượt từng  dụng cụ,

- Theo em những dụng cụ dính mỡ, có mùi tanh nên rửa trước hay rửa sau?

 (Rửa sau)

- Rửa các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường theo mấy bước ? (Hai bước)

  +Lần 1 đổ nước sạch vào chậu rửa sạch từng dụng cụ ăn, sau đó rửa dụng cụ nấu.

  + Lần 2 bỏ nước đầu và thay nước khác, tráng lần lượt từng dụng cụ.

- Sau khi rửa xong em làm như thế nào ? ( Để ráo nước rồi xếp vào chạn)

* GV nhận xét và tóm tắt nội dung. Cho HS đọc phần ghi nh trong SGK,

Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập của HS.

- Em hãy cho biết vì sao phải rửa bát ngay sau khi ăn xong ?

- Ở gia đình em thường rửa bát sau bữa ăn như thế nào ?

3. Củng cố dặn dò : Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau khi ăn.

Thứ tư ngày tháng năm 2006

Kĩ thuật

                   CẤT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN. (Tiết1)

I.Mục tiêu:

- Học sinh cần làm dược một số sản phẩm khâu, thêu, hoặc nấu ăn.

- Rèn cho HS kĩ năng khâu, thêu, hoặc nấu ăn.

- Giáo dục HS ý thức lao động tự phục vụ bản thân.

II. Đồ dùng dạy học:

 Một số sản phẩm khâu. thêu đã học.

III. Hoạt động dạy học:

A.Kiểm tra bài cũ: (3 phút).

 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B.Dạy bài mới: (37 phút)

1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.

2.Dạy bài mới:

Hoạt động 1. Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1.

* HS nhắc lại những nội dung chính đã học.

- Nhắc lại cách đính khuy, thêu chữ V, thêu dấu nhân và những nội dung đã học trong phần nấu ăn.

* GV nhận xét và tóm tắt những nội dung mà HS vừa nêu.

Hoạt động 2. HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành.

* GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn:

   + Củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu, nấu ăn đã học.

   + Nếu HS chọn sản phẩm nấu ăn, mỗi nhóm sẽ hoàn thành một sản phẩm. Các em có thể tự chế món ăn theo nội dung đã học hoặc các món ăn ở gia đình.

   + Nếu các em chọn sản phẩm khâu, thêu, mỗi HS sẽ hoàn thành một sản phẩm:

VD: Đo, cắt vải khâu thành một sản phẩm, hoặc có thể đính khuy , thêu trang trí…

- Chia nhóm và phân công vị trí của các nhóm.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩmvà phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong nhóm.

- Các nhóm trình bày sản phẩm tự chọn và những dự định công việc sẽ tiến hành.

- GV ghi tên các sản phẩm của các nhóm và kết luận.

- GV nhắc nhớ HS chuẩn bị cho giờ sau.

3. Củng cố dặn dò:

- Về nhà chuẩn bị cho giờ sau thực hành được tốt.


Thứ năm ngày tháng năm 2006

Kĩ thuật

              CĂT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN. (Tiết 2)

I.Mục tiêu:

- Học sinh được thực hành làm một sản phẩm do mình tự chọn.

- Rèn cho HS có đôi tay khéo léo.

- Giáo dục HS có ý thức lao động tự phục vụ bản thân.

II. Đồ dùng dạy học:

Dụng cụ thêu, hoặc dụng cụ nấu ăn.

III. Hoạt động dạy học:

A.Kiểm tra bài cũ: (3 phút).

 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới: (37 phút)

1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.

2.Dạy bài mới:

- Học sinh thực hành làm sản phẩm tự chọn.

- Trước khi vào thực hành, GV cho HS nhắc lại những kiến thức có liên quan đến sản phẩm thực hành của các nhóm.

- GV kiểm tra nguyên liệu và dụng cụ thực hành của các nhóm.

- Nhận xét và nhắc nhở HS về sự chuẩn bị của các em.

- Phân chia vị trí cho các nhóm thực hành.

- HS thực hành theo nội dung tự chọn của nhóm mình.

- GV đến từng nhóm quan sát HS thực hành và hướng dẫn thêm cho các em.

- Nhắc nhở các em nếu còn lúng túng.

3.Củng cố dặn dò:

- HS về nhà chuẩn bị để giờ sau thực hành tiếp.


Thứ tư ngày tháng năm 2006

Kĩ thuật

   CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN. (Tiết 3)

I.Mục tiêu:

- Học sinh được thực hành làm các sản phẩm mà mình tự chọn.

- Rèn cho HS có đôi tay khéo léo.

- Giáo dục HS có ý thức lao động tự phục vụ bản thân.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sản phẩm của giờ thực hành trước.

III. Hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút).

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới: (37 phút)

1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.

2.Dạy bài mới:

 Học sinh thực hành làm sản phẩm tự chọn.

- HS nhắc lại những kiến thức đã học về khâu, thêu, nấu ăn.

* Phần khâu, thêu cần lưu ý cho HS một số vấn đề sau:

   + Mũi thêu đều, vải phẳng, không nhăn, dúm.

   + Phần nấu ăn cần lưu ý: sản phẩm sạch sẽ, chín,…

* GV kiểm tra nguyên vật liệu và dụng cụ thực hành của HS.

- HS thực hành theo vị trí nhóm của mình để làm sản phẩm.

- GV quan sát và đến từng nhóm theo dõi.

- Hướng dẫn thêm cho các em để làm được sản phẩm đẹp hơn.

- Nhắc nhở những em làm còn lúng túng.

- HS hoàn chỉnh sản phẩm để giờ sau trưng bày sản phẩm.

3.Củng cố dặn dò:

- HS chuẩn bị sản phẩm của mình để giờ sau trưng bày sản phẩm.


Thứ năm ngày tháng năm 2006

Kĩ thuật

                     CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN. (Tiết4)

I.Mục tiêu:

- HS trưng bày sản phẩm mà mình đã làm cùng các bạn.

- Sản phẩm hoàn thành, đẹp, có chất lượng.

- Giáo dục HS có ý thức lao động tự phục vụ bản thân.

II. Đồ dùng dạy học:

 Sản phẩm của HS đã hoàn thành giờ trước.

III. Hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút).

GV kiểm tra sản phẩm đã hoàn thành của HS.

B. Dạy bài mới: (37 phút).

1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.

2.Dạy bài mới:

Học sinh trưng bày sản phẩm.

- Cho HS xem lại và hoàn thành sản phẩm của mình.

- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình theo từng khu vực.

- Các nhóm đánh giá sản phẩm chéo theo các yêu cầu sau:

   + Hoàn thành sản phẩm ( khâu, thêu hoặc nấu ăn) đúng thời gian quy định.

   + Sản phẩm đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, mĩ thuật ( về khâu, thêu hoặc nấu ăn).

- GV quan sát và hướng dẫn HS đánh giá sản phẩm.

- HS báo cáo kết quả đánh giá.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm, cá nhân.

- Tuyên dương nhóm và cá nhân hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.

3. Củng cố dặn dò:

- GV nhận xét ý thức và két quả thực hành của HS.

- Về nhà chuẩn bị cho bài sau học bài:Lợi ích của vịệc nuôi gà.


17 KÜ thuËt

                                     ÍCH LỢI CỦA VIỆC NUÔI GÀ

I.Mục tiêu :

- HS biết được ích lợi của việc nuôi gà

- HS cần phải nêu được lợi ích của việc nuôi gà.  

- Giáo dục HS có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.

II. Đồ dùng dạy học :Tranh ảnh về gà, phiếu học tập, bảng phụ, bút dạ.

III. Hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút)

  Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động1. Tìm hiểu ích lợi của việc nuôi gà,

* GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận.

* Phổ biến cách thức thảo luận : Đọc SGK, quan sát các hình ảnh trong bài học và liên hệ thực tế với việc nuôi gà ở nhà em.

- Cho các nhóm thảo luận.

- Gọi các nhóm trình bày. GV nhận xét ,giải thích,

Các sản phẩm của nuôi gà

- Thịt gà, trứng gà.

- Lông gà,               

- Phân gà

Lợi ích của việc nuôi gà

- Gà lớn nhanh và có khả năng đẻ nhiều trứng trong năm.

- Cung cấp thịt, trứng dùng làm thực phẩm hàng ngày. Thịt gà, trứng gà có nhiều chất bổ, nhất là chất đạm.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của nhiều gia đình.

- Nuôi gà tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên.

- Cung cấp phân bón cho trồng trọt.

Hoạt động 2. Đánh giá kết quả học tập của HS.

* Hãy đánh dấu x vào  ở câu trả lời đúng. Lợi ích của việc nuôi gà là :

   + Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm.                                

   + Cung cấp chất bột đường.                                                     

   + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.

   + Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.                     

   + Làm thức ăn cho vật nuôi.                                                     

   + Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.                                   

   + Cung cấp phân bón cho cây trồng.                                        

3. Củng cố dặn dò : Về nhà đọc bài  : Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà.


KÜ thuËt

                            CHUỒNG NUÔI VÀ DỤNG CỤ NUÔI GÀ

I. Mục tiêu :

- HS nêu được tác dụng , đăc điểm của chuồng nuôi và một số dụng cụ thường được sử dụng để nuôi gà.

- Biết cách sử dụng một số dụng cụ cho gà ăn, uống.

- Các em có ý thức giữ gìn vệ sinh dụng cụ và môi trường nuôi gà.

II. Đồ dùng dạy học :Tranh ảnh minh họa, máng ăn, uống…

III. Hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). Em hãy nêu ích lợi của việc nuôi gà ?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Tìm hiểu tác dụng, đặc điểm của chuồng nuôi gà.

* HS đọc nội dung mục 1 SGK. Em hãy nêu tác dụng của việc nuôi gà ?

  + Bảo vệ để gà không bị cáo, chồn, chuột cắn và che nắng, mưa, chắn gió cho gà.

- Chuồng gà được làm bằng những vật liệu nào ?( tre, nứa, gỗ hoặc kim loại )

- Nêu đặc điểm của chuồng nuôi gà ? ( Có sàn, mái lợp, phải đảm bảo sạch sẽ,…)

* GV nhận xét và tóm tắt: Chuồng nuôi là nơi sinh sống của gà , có tác dụng và hạn chế những động tác xấu của môi trường. Chuồng gà có nhiều kiểu và làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng phải đảm bảo vệ sinh, an toàn và thoáng mát.

Hoạt động 2. Tìm hiểu tác dụng, đặc điểm, cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng trong nuôi gà.

* HS đọc mục 2 và quan sát hình 2 SGK.

- Kể tên các dụng cụ cho gà ăn ? ( máng ăn, máng uống,…)

* GV ghi tên các dụng cụ cho gà ăn, uống lên bảng.

- Em hãy nhận xét đặc điểm hình dạng của các dụng cụ cho gà ăn, uống ?

  + Máng cho gà ăn, uống có nhiều hình dạng khác nhau làm bằng nhiều vật liệu.

  + Khi sử dụng dụng cụ cho gà ăn, uống cần chú ý những điểm gì ?

  + Máng ăn, uống phải phù hợp với tầm vóc của gà.

  - Em hãy nêu tên và tác dụng của một số dụng cụ làm vệ sinh chuồng nuôi ?

  + Dụng cụ làm vệ sinh chuồng : chổi, xô, thùng, xẻng, khẩu trang, ủng…

* GV nhận xét và bổ sung ý kiến của HS, tóm tắt nội dung.

* HS đọc nội dung phần ghi nhớ SGK.

Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập của HS.

- Em hãy nêu yêu cầu, tác dụng của chuồng nuôi gà ?

- Hãy nêu tác dụng của việc sử dụng máng ăn, uống khi nuôi gà ?

3.Củng cố dặn dò: Về nhà đọc trước bài: Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.


KÜ thuËt

                    MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA.

I. Mục tiêu :

- HS kể được tên một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.

- HS nắm chắc được một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.

- Giáo dục HS có ý thức nuôi gà.

II. Đồ dùng dạy học : Phiếu học tập, tranh minh họa.

III. Hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút)

 Em hãy nêu yêu cầu, tác dụng của chuồng nuôi gà ?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương.

- Em hãy kể tên những giống gà mà em biết ? ( gà ri, gà công nghiệp,gà ác,…)

* HS kể tên, GV ghi bảng: Gà nội, gà nhập nội, gà lai.

* GV nhận xét và tóm tắt: Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta. Có những giống gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác,…Có những giống gà nhập nội như gà Tam hoàng, gà Lơ-go, gà rốt. Còn có những giống gà lai như gà rốt ri,…

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.

* Cho HS thảo luận nhóm về một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.

* GV phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS thảo luận nhóm,

* GV quan sát hướng dẫn các em.

* Gọi đại diện nhóm trả lời. Cả lớp và GV nhận xét , chốt ý đúng.

Tên giống gà

Đặc điểm hình dạng

Ưu điểm chủ yếu

Nhược điểm

Gà ri

Thân,chân, đầu nhỏ,gà trống to hơn gà mái,...

Thịt và trứng thơm, ngon, thịt chắc,

Tầm vóc nhỏ, chậm lớn.

Gà ác

Thân hình nhỏ, lông trắng, chân có 5 ngón

Thịt và xương màu đen, dùng để bồi dưỡng sức khỏe

Tầm vóc nhỏ.

Gà Tam hoàng

Thân hình ngắn, chóng lớn, lông màu vàng rơm

Đẻ nhiều trứng

Thịt mềm, nhão

Lơ- go

Thân hình to, lông trắng

Đẻ nhiều trứng

 

Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập của HS.

- Vì sao gà ri được nuôi nhiều ở nước ta ?

- Em hãy kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở gia đình hoặc địa phương em ?

3. Củng cố dặn dò : Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài : Chọn gà để nuôi.


KÜ thuËt

                                               CHỌN GÀ ĐỂ NUÔI

I. Mục tiêu :

- HS nêu được mục đích của việc chọn gà để nuôi.

- Bước đầu biết cách chọn gà để nuôi.

- Giáo dục HS thấy được vai trò của việc chọn gà để nuôi.

II. Đồ dùng dạy học :Tranh minh họa, phiếu học tập.

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). Em hãy kể tên một số giống gà được nuôi nhuều ở nước ta ?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2.Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích của việc chọn gà để nuôi.

* HS đọc nội dung mục 1 SGK và trả lời câu hỏi.

- Tại sao phải chọn gà để nuôi ? ( đạt năng suất cao, lớn nhanh,…)

- GV tóm tắt ý kiến và kết luận hoạt động 1.HS đọc lại trong SGK.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách chọn gà để nuôi.

a. Chọn gà mới nở.

- HS quan sát hình 1 và đọc nội dung mục 2 SGK.

- Em hãy nhận xét về gà con chọn để nuôi và gà con không chọn để nuôi ?

- Gà chọn để nuôi khỏe mạnh, nhanh nhẹn.Không chọn để nuôi yếu, chậm chạp.

* GV nhận xét và giải thích như SGK.

b. Chọn gà để nuôi lấy trứng.

- HS đọc mục 2b và quan sát hình 2 SGK.

- Nêu đặc điểm hình dạng của gà nuôi lấy trứng ? ( gà mái chân nhỏ, mỏ quắp, mắt sáng, lông mượt, hông nở, mông xệ,…)

* GV nêu : Gà nuôi chủ yếu là lấy trứng nên gọi là gà nuôi lấy trứng.

- HS nói lại cách chọn gà nuôi lấy trứng.

c.Chọn gà để nuôi lấy thịt.

- HS đọc mục 2c và quan sát hình 3.

- Gà nuôi lấy thịt có đặc điểm như thế nào ? ( đầu to, chân to, mỏ to, hay ăn,…)

* GV nêu : Khi chọn gà nuôi lấy thịt nên chọn những con trống của giống gà có tàm vóc to, khả năng tăng trọng nhanh…

- HS nêu lại cách chọn gà nuôi lấy thịt. Đọc nội dung phần ghi nhớ SGK.

Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập.

- Em hãy nêu mục đích của việc chọn gà để nuôi ?

- Nêu một số đặc điểm của gà được chọn để nuôi lấy trứng hoặc nuôi lấy thịt ?

3.Củng cố dặn dò : HD HS đọc trước bài : Thức ăn nuôi gà.


KÜ thuËt

THỨC ĂN NUÔI GÀ

I. Mục tiêu :

- HS cần phải liệt kê được một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.

- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.

- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi.

II. Đồ dùng dạy học : Lúa, ngô, gạo,…phiếu học tập.

III. Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). Em hãy nêu mục đích của việc chọn gà để nuôi ?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2.Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà.

- Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại và phát triển ? ( nước, không khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng.)

- Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu ?

- Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà ? ( cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể gà.)

* GV: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và PT của cơ thể gà.

Hoạt động 2. Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà

- Em hãy kể tên các loại thức ăn nuôi gà ở gia đình em ? ( HS tự kể )

- Em hãy kể tên các loại thức ăn nuôi gà ? ( rau, thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, ốc,)

- GV ghi bảng những thức ăn nuôi gà và gọi HS nhắc lại.

Hoạt động 3. Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà.

- HS đọc nội dung mục 2SGK. Cho HS làm việc theo nhóm.

 

Tác dụng

Sử dụng

Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm

Duy trì hoạt động sốngvà tạo thịt, trứng

Chế biến dạng bột, trộn vớicác thức ăn khác

Thức ăn cung cấp chất bột đường

Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống và chuyển hóa thành chất béo

Ăn ở dạng nguyên hạt hoặc bột

Thức ăn cung cấp chất béo

Cần cho sự hình thành và phát triển xương, vỏ trứng

Sấy khô, nghiền bột trọn vào thức ăn

Thức ăn cung cấp vi ta min

Cần thiết cho sức khỏe , sinh trưởng và sinh sản

Trộn vào thức ăn

Thức ăn hỗn hợp

Gà lớn nhanh, khỏe mạnh,trứng to, đẻ nhiều

Đã qua chế biến cho ăn trực tiếp

Đại diện các nhóm trình bày. GV và cả lớp nhận xét, chốt ý đúng.

3. Củng cố dặn dò :Nhận xét giờ học, chuẩn bị cho giờ sau .


                                                KÜ thuËt

THỨC ĂN  NUÔI GÀ   ( Tiếp)

I. Mục tiêu :

- HS nêu được tác dụng và cách sử dụng các loại thức ăn cung cấp chất đm, chất khoáng, vi ta min, thức ăn tổng hợp.

- Rèn cho HS nắm chác các loại thức ăn nuôi gà.

- Giáo dục HS ý thức chăm sóc và nuôi dưỡng gà ở gia đình.

II. Đồ dùng dạy học :

Phiếu học tập, các loại thức ăn.

III. Hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút)

 Thức ăn của gà được chia làm mấy loại ? Hãy kể tên các loại thức ăn?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)

1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2.Dạy bài mới :

Hoạt động 4. Tìm hiểu tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp.

- HS nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1.

- GV nhắc lại và cho HS trình bày.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

* GV nêu tóm tắt tác dụng, cách sử dụng từng loại thức ăn.

- Em hãy kể tên những thức ăn cung cấp chất đạm cho gà ? (bột cá, bột thịt, bột đậu)

- Kể tên một số thức ăn có chất khoáng ?( vỏ sò, vỏ hến, vỏ tôm..)

- Kể tên một số thức ăn có vi-ta-min ? ( cám gạo, cỏ, rau xanh, các loại hạt,…)

* GV nêu thức ăn hỗn hợp : gồm nhiều loại thức ăn, có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi gà.

- GV kết luận và tóm tắt nội dung. HS đọc nội dung phần ghi nhớ SGK.

Hoạt động 5. Đánh giá kết quả học tập.

- Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà ?

- Vì sao khi cho gà ăn thức ăn tổng hợp sẽ giúp gà khỏe mạnh, lớn nhanh, đẻ trứng to và nhiều ?

3.Củng cố dặn dò : Chuẩn bị các loại thức ăn để học bài Nuôi d­ìng gà.

KÜ thuËt

                                                  NUÔI DƯỠNG GÀ

I.Mục tiêu :

- HS nắm được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.

- Biết cách cho gà ăn uống.

- Giáo dục HS có ý thức nuôi dưỡng và chăm sóc gà.

II. Đồ dùng dạy học : Tranh SGK, phiếu học tạp.

III. Hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút )

Em hãy kể tên các loại thức ăn nuôi gà ?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

 Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.

* GV nêu khái niệm về nuôi dưỡng gà là công việc cho gà ăn, uống nói chung.

* GV nêu một số ví dụ về công việc nuôi dưỡng gà như :

- Cho ăn thức ăn gì ? Ăn vào lúc nào ? Cho ăn, uống như thế nào ?

- HS đọc mục 1 SGK và nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà ?

* GV tóm tắt: Nuôi dưỡng gà là hai công việc cho gà ăn và cho gà uống nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho gà.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống.

- HS thảo luận nhóm.

a.Cách cho gà ăn. HS đọc mục 2a SGK

* Nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng

- Tại sao gà con lại cho ăn liên tục suốt ngày ? (Gà còn nhỏ chưa tự kiếm ăn được )

- Vì sao gà giò cần ăn nhiều thức ăn có chất đạm ? ( Gà giò lớn nhanh...)

- Theo em cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng và vi-ta-min ? (Rau xanh, vỏ trứng, cá,…)

b.Cho gà uống :

- HS nêu vai trò của nước đối với đời sống của động vật.

- Vì sao phải cho gà uống nước đầy đủ ? ( Thức ăn của gà chủ yếu là thức ăn khô )

* Quan sát hình 2 SGK cho biết người ta cho gà ăn, uống như thế nào ? ( Cho gà uống nước sạch, trong máng uống phải luôn có đủ nước sạch,...)

* GV kết luận và tóm tắt nội dung. HS đọc nội dung phần ghi nhớ SGK.

Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập.

- Vì sao phải cho gà ăn, uống đầy đủ, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh ?

- Ở gia đình em thường cho gà ăn, uống như thế nào ?

3.Củng cố dặn dò : Hướng dẫn về nhà đọc trước bài Chăm sóc gà.


KÜ thuËt

                                                   CHĂM SÓC GÀ.

I.Mục tiêu :

- HS nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.

- Rèn cho HS kĩ năng biết cách chăm sóc gà.

- Giáo dục HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ gà.

II. Đồ dùng dạy học : Tranh SGK,

III. Hoạt động dạy học :
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Em hãy nêu cách nuôi dưỡng gà ?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà .

* Cho HS hiểu thế nào là chăm sóc gà : Ngoài việc cho gà ăn còn phải che chắn chuồng, sưởi ấm cho gà con mới nở,…

- HS đọc mục 1 và nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà ? ( HS đọc SGK )

* GV nhận xét  và tóm tắt nội dung.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách chăm sóc gà.

* HS đọc SGK mục 2 và trả lời.

a.Sưởi ấm cho gà con.

- Vì sao phải sưởi ấm cho gà con ? ( Gà con không chịu được rét )

- Nêu những dụng cụ sưởi ấm cho gà con ? ( Bóng đèn )

- GV nhận xét và chốt ý đúng.

b.Chống nóng, chống rét, phòng ấm cho gà. ( HS đọc mục 2b SGK)

- Vì sao chống nóng, rét, phòng ấm cho gà ? (Gà không chịu được nóng quá,...)

- Nêu cách chống nóng, rét, phòng ẩm cho gà ? (chuồng cao ráo, thoáng,...)

* GV nhận xét và chốt ý.

c.Phòng ngộ độc thức ăn cho gà. HS đọc nội dung mục 2c SGK

- Nêu tên những thức ăn không được cho gà ăn ? ( Thức ăn vị mốc, có vị mặn )

- GV nhận xét và chốt ý.

* GV tóm tắt: Gà không chịu được nóng, rét, ẩm quá, dễ bị ngộ độc thức ăn. Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng nhiều cách, không cho gà ăn những thức ăn ôi, mốc, mặn…

* HS đọc nội dung phần ghi nhớ.

- Ở gia đình em thường chóng nóng, rét , phòng ẩm cho gà như thế nào ?

Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập.

- Tại sao phải sưởi ấm, chống nóng, chống rét cho gà ?

- Em hãy nêu cách phòng ngộ độc thức ăn cho gà ?

3.Củng cố dặn dò : Hướng dẫn HS đọc bài L¾p xe chë hµng

 


KÜ thuËt

                                                   LẮP XE CHỞ HÀNG

I.Mục tiêu :

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe chở hàng.

- Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hoạt động dạy học :
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Em hãy nêu cách nuôi v sinh phòng dịch cho gà?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu

+ Cho HS quan sát mẫu lắp sẵn, hướng dẫn tr lời câu hỏi : Để lắp được xe ch hàng, theo em cần phải có những b phận nào? K tên các b phận đó. (Cần 4 b phận : giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin ; ca bin; mui xe và thành bên xe ; thành sau và trôc bánh xe.)

Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

a/ h­íng dÉn chän c¸c chi tiÕt.

b/ L¾p tõng bé phËn.

+ L¾p gi¸ ®ì trôc b¸nh xe vµ sµn ca bin.

+ L¾p ca bin.

+ L¾p mui vµ thµnh bªn xe.

+ L¾p thµnh sau xe vµ trôc b¸nh xe.

c/ L¾p r¸p xe chë hµng.

+ Gi¸o viªn võa lµm võa ®Ó cho häc sinh quan s¸t.

+ KiÓm tra sù chuyÓn ®éng cña xe.

d/ H­íng dÉn th¸o rêi c¸c chi tiÕt vµ xÕp gän vµo hép.

+ Khi th¸o ph¶i th¸o rêi tõng bé phËn, sau ®ã th¸o rêi tõng chi tiÕt theo tr×nh tù ng­îc l¹i víi tr×nh tù lÊp.

+ Khi th¸o xong ph¶i xÕp gän c¸c chi tiÐt vµo hép theo vÞ trÝ quy ®Þnh.

Ho¹t ®éng 3 : Cñng cè ,dÆn dß :

+ Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

+ DÆn dß häc sinh vÒ chµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh.


KÜ thuËt

                                                   LẮP XE CHỞ HÀNG (tiÕp)

I.Mục tiêu :

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe chở hàng.

- Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học:

Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hoạt động dạy học:
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ).

Em hãy nêu cách l¾p xe chë hµng?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Ho¹t ®éng 1: Häc sinh thùc hµnh l¾p xe chë hµng.

a/ Chän chi tiÐt.

+ HS chän ®ïng vµ ®ñ c¸c chi tiÕt theo SGK vµ ®Ó riªng tõng lo¹i vµo n¾p hép.

+ Gi¸o viªn kiÓm tra häc sinh chän c¸c chi tiÕt cã dóng kh«ng.

b/ L¾p tõng bé phËn.

+ Tr­íc khi häc sinh thùc hµnh, GV cÇn cho HS ®äc phÇn ghi nhí trong SGK ®Ó c¶ líp n¾m râ quy tr×nh l¾p xe chë hµng.

+ HS ph¶i quan s¸t kÜ c¸c h×nh vµ ®äc néi dung tõng b­íc l¾p trong SGK.

+ Trong qu¸ tr×nh l¾p, GV nh¾c HS l­u ý vÞ trÝ c¸c lç cña ntÊm ch÷ L, thanh th¼ng 7 lç…

c/ L¾p r¸p xe chë hµng.

+ GV nh¾c nhë HS l­u ý khi l¾p r¸p c¸c bé phËn víi nhau cÇn chó ý vÞ trÝ trong, ngoµi gi÷a c¸c bé phËn víi nhau, c¸c mèi ghÐp ph¶i vÆn chÆt  ®Ó xe kh«ng bÞ xéc xÖch.

+ Gi¸o viªn quan s¸t vµ uèn n¾n häc sinh trong khi c¸c em thùc hµnh.

+ Nh¾c nhë c¸c em gi÷ trËt tù, chó ý ph¶i an toµn trong khi thùc hµnh.

Ho¹t ®éng 2: Cñng cè, dÆn dß:

- Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

- DÆn dß häc sinh vÒ nhµ chuÈn bÞ cho giê sau hoµn thµnh s¶n phÈm.


KÜ thuËt

                                                   LẮP XE CHỞ HÀNG (tiÕp)

I.Mục tiêu :

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe chở hàng.

- Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học:

Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hoạt động dạy học:
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ).

Em hãy nêu cách l¾p xe chë hµng?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Ho¹t ®éng 1: Häc sinh thùc hµnh l¾p xe chë hµng.

a/ Chän chi tiÐt.

b/ L¾p tõng bé phËn.

+ Tr­íc khi häc sinh thùc hµnh, GV cÇn cho HS ®äc phÇn ghi nhí trong SGK ®Ó c¶ líp n¾m râ quy tr×nh l¾p xe chë hµng.

+ Trong qu¸ tr×nh l¾p, GV nh¾c HS l­u ý vÞ trÝ c¸c lç cña ntÊm ch÷ L, thanh th¼ng 7 lç…

c/ L¾p r¸p xe chë hµng.

+ Gi¸o viªn quan s¸t vµ uèn n¾n häc sinh trong khi c¸c em thùc hµnh.

Ho¹t ®éng 2: §¸nh gi¸ s¶n phÈm.

+ GV cho häc sinh tr­ng bµy s¶n phÈm theo nhãm.

+ GV nh¾c l¹i c¸c tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ trong SGK.

+ Cö häc sinh dùa vµo tiªu chuÈn ®Ó ®¸nh gi¸ s¶n phÈm cña b¹n.

+ GV nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ s¼n phÈm cña HS theo 2 møc: Hoµn thµnh vµ ch­a hoµn thµnh.

+ GV nh¾c nhë HS th¸o c¸c chi tiÕt vµ xÕp vµo ®óng vÞ trÝ c¸c ng¨n hép.

Ho¹t ®éng 3: Cñng cè, dÆn dß:

- Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

- DÆn dß häc sinh vÒ nhµ chuÈn bÞ cho giê sau hoµn thµnh s¶n phÈm.

 

 

KÜ thuËt

L¾p xe cÇn cÈu

I.Môc tiªu:

Häc sinh cÇn ph¶i:

- Chän ®óng vµ ®ñ c¸c chi tiÕt ®Ó l¾p xe cÇn cÈu.

- L¾p ®­îc xe cÇn cÈu ®óng kÜ thuËt, ®óng quy tr×nh.

- RÌn cho häc sinh tÝnh cÈn thËn khi thùc hµnh.

- Gi¸o dôc häc sinh ý thøc häc tèt bé m«n.

II.ChuÈn bÞ : u xe ®· l¾p s½n, bé l¾p ghÐp m« h×nh kÜ thuËt.

III.Ho¹t ®éng d¹y häc:

A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ).

Em hãy nêu cách l¾p xe chë hµng?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Ho¹t ®éng 1: Quan s¸t, nhËn xÐt mÉu.

- GV cho häc sinh quan s¸t mÉu xe cÇn cÈu ®· l¾p s½n.

- H­íng dÉn häc sinh quan s¸t kÜ tõng bé phËn vµ tr¶ lêi c©u hái.

Ho¹t ®éng 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

a/ h­íng dÉn chän c¸c chi tiÕt.

b/ L¾p tõng bé phËn.

+ L¾p gi¸ ®ì cÇn cÈu.

+ L¾p cÇn cÈu.

+ L¾p c¸c bé phËn kh¸c.

c/ L¾p r¸p xe cÇn cÈu.

+ Gi¸o viªn võa lµm võa ®Ó cho häc sinh quan s¸t.

+ KiÓm tra sù chuyÓn ®éng cña xe.

d/ H­íng dÉn th¸o rêi c¸c chi tiÕt vµ xÕp gän vµo hép.

+ Khi th¸o ph¶i th¸o rêi tõng bé phËn, sau ®ã th¸o rêi tõng chi tiÕt theo tr×nh tù ng­îc l¹i víi tr×nh tù lÊp.

+ Khi th¸o xong ph¶i xÕp gän c¸c chi tiÐt vµo hép theo vÞ trÝ quy ®Þnh.

Ho¹t ®éng 3 : Cñng cè ,dÆn dß :

- Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

- DÆn dß häc sinh vÒ chµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh.


KÜ thuËt

                                                   LẮP XE CÇn cÈu (tiÕp)

I.Mục tiêu :

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe chở hàng.

- Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình vµ tr­ng bµy s¶n phÈm.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học:

Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hoạt động dạy học:
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ).

Em hãy nêu cách l¾p xe cÇn cÈu?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Ho¹t ®éng 1: Häc sinh thùc hµnh l¾p xe cÇn cÈu.

a/ Chän chi tiÐt.

b/ L¾p tõng bé phËn.

+ Tr­íc khi häc sinh thùc hµnh, GV cÇn cho HS ®äc phÇn ghi nhí trong SGK ®Ó c¶ líp n¾m râ quy tr×nh l¾p xe cÇn cÈu.

+ Trong qu¸ tr×nh l¾p, GV nh¾c HS l­u ý vÞ trÝ c¸c lç khi l¾p c¸c thanh gi»ng ë gi¸ ®ì cÈu.

+ Gi¸o viªn quan s¸t vµ uèn n¾n kÞp thêi nh÷ng häc sinh l¾p cßn lóng tóng.

c/ L¾p r¸p xe cÇn cÈu.

+ Gi¸o viªn quan s¸t vµ uèn n¾n häc sinh trong khi c¸c em thùc hµnh.

Ho¹t ®éng 2: §¸nh gi¸ s¶n phÈm.

+ GV cho häc sinh tr­ng bµy s¶n phÈm theo nhãm.

+ GV nh¾c l¹i c¸c tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ trong SGK.

+ Cö häc sinh dùa vµo tiªu chuÈn ®Ó ®¸nh gi¸ s¶n phÈm cña b¹n.

+ GV nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ s¶n phÈm cña HS theo 2 møc: Hoµn thµnh vµ ch­a hoµn thµnh. Nh÷ng em hoµn thµnh sím vµ vÉn ®¶m b¶o yªu cÇu ®¹t A+.

+ GV nh¾c nhë HS th¸o c¸c chi tiÕt vµ xÕp vµo ®óng vÞ trÝ c¸c ng¨n hép.

Ho¹t ®éng 3: Cñng cè, dÆn dß:

- Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

- DÆn dß häc sinh vÒ nhµ chuÈn bÞ cho giê sau hoµn thµnh s¶n phÈm.


KÜ thuËt

L¾p m¸y bay trùc th¨ng

I.Môc tiªu:

Häc sinh cÇn ph¶i:

- Chän ®óng vµ ®ñ c¸c chi tiÕt ®Ó l¾p m¸y bay trùc th¨ng..

- L¾p ®­îc m¸y bay trùc th¨ng ®óng kÜ thuËt, ®óng quy tr×nh.

- RÌn cho häc sinh tÝnh cÈn thËn khi thùc hµnh thao t¸c l¾p, th¸o c¸c chi tiÕt.

- Gi¸o dôc häc sinh ý thøc häc tèt bé m«n.

II.ChuÈn bÞ : MÉu xe ®· l¾p s½n, bé l¾p ghÐp m« h×nh kÜ thuËt.

III.Ho¹t ®éng d¹y häc:

A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ).

Em hãy nêu cách l¾p xe cÇn cÈu?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Ho¹t ®éng 1: Quan s¸t, nhËn xÐt mÉu.

- GV cho häc sinh quan s¸t mÉu m¸y bay trùc th¨ng ®· l¾p s½n.

- H­íng dÉn häc sinh quan s¸t kÜ tõng bé phËn vµ tr¶ lêi c©u hái.

Ho¹t ®éng 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

a/ H­íng dÉn chän c¸c chi tiÕt.

b/ L¾p tõng bé phËn.

+ L¾p th©n vµ ®u«i m¸y bay.

+ L¾p sµn ca bin vµ gi¸ ®ì.

+ L¾p ca bin, l¾p c¸nh qu¹t, l¾p cµng m¸y bay,

c/ L¾p r¸p m¸y bay trùc th¨ng.

+ Gi¸o viªn võa lµm võa ®Ó cho häc sinh quan s¸t.

+ KiÓm tra sù chuyÓn ®éng cña m¸y bay.

d/ H­íng dÉn th¸o rêi c¸c chi tiÕt vµ xÕp gän vµo hép.

+ Khi th¸o ph¶i th¸o rêi tõng bé phËn, sau ®ã th¸o rêi tõng chi tiÕt theo tr×nh tù ng­îc l¹i víi tr×nh tù lÊp.

+ Khi th¸o xong ph¶i xÕp gän c¸c chi tiÐt vµo hép theo vÞ trÝ quy ®Þnh.

Ho¹t ®éng 3 : Cñng cè ,dÆn dß :

- Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

- DÆn dß häc sinh vÒ nhµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh.


KÜ thuËt

                                        LẮP m¸y bay trùc th¨ng (tiÕp)

I.Mục tiêu :

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp m¸y bay trùc th¨ng.

- Lắp được m¸y bay trùc th¨ng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học:

Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hoạt động dạy học:
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ).

Em hãy nêu cách l¾p m¸y bay trùc th¨ng?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Ho¹t ®éng 1: Häc sinh thùc hµnh l¾p m¸y bay trùc th¨ng.

a/ Chän chi tiÐt.

+ HS chän ®ïng vµ ®ñ c¸c chi tiÕt theo SGK vµ ®Ó riªng tõng lo¹i vµo n¾p hép.

+ Gi¸o viªn kiÓm tra häc sinh chän c¸c chi tiÕt cã dóng kh«ng.

b/ L¾p tõng bé phËn.

+ Tr­íc khi häc sinh thùc hµnh, GV cÇn cho HS ®äc phÇn ghi nhí trong SGK ®Ó c¶ líp n¾m râ quy tr×nh l¾p xe chë hµng.

+ HS ph¶i quan s¸t kÜ c¸c h×nh vµ ®äc néi dung tõng b­íc l¾p trong SGK.

+ Trong qu¸ tr×nh l¾p, GV cÇn theo dâi vµ uèn n¾n kÞp thêi nh÷ng HS l¾p sai.

c/ L¾p r¸p m¸y bay trùc th¨ng..

+ GV nh¾c nhë HS l­u ý khi l¾p r¸p c¸c bé phËn víi nhau cÇn chó ý vÞ trÝ trong, ngoµi gi÷a c¸c bé phËn víi nhau, c¸c mèi ghÐp ph¶i vÆn chÆt  ®Ó kh«ng bÞ xéc xÖch.

+ Gi¸o viªn quan s¸t vµ uèn n¾n häc sinh trong khi c¸c em thùc hµnh.

+ Nh¾c nhë c¸c em gi÷ trËt tù, chó ý ph¶i an toµn trong khi thùc hµnh.

Ho¹t ®éng 2: Cñng cè, dÆn dß:

- Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

- DÆn dß häc sinh vÒ nhµ chuÈn bÞ cho giê sau hoµn thµnh s¶n phÈm.


 KÜ thuËt

                                          L¾p m¸y bay trùc th¨ng (tiÕp)

I.Mục tiêu :

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp m¸y bay trùc th¨ng.

- Lắp được m¸y bay trùc th¨ng đúng kĩ thuật, đúng quy trình vµ tr­ng bµy s¶n phÈm.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học:

Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hoạt động dạy học:
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ).

Em hãy nêu cách l¾p m¸y bay trùc th¨ng?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Ho¹t ®éng 1: Häc sinh thùc hµnh l¾p m¸y bay trùc th¨ng.

a/ Chän chi tiÐt.

b/ L¾p tõng bé phËn.

+ Tr­íc khi häc sinh thùc hµnh, GV cÇn cho HS ®äc phÇn ghi nhí trong SGK ®Ó c¶ líp n¾m râ quy tr×nh l¾p m¸y bay trùc th¨ng.

+ Trong qu¸ tr×nh l¾p, GV nh¾c HS l­u ý vÞ trÝ trªn, d­íi cña c¸c thanh…

+ Gi¸o viªn quan s¸t vµ uèn n¾n kÞp thêi nh÷ng häc sinh l¾p cßn lóng tóng.

c/ L¾p r¸p m¸y bay trùc th¨ng

+ Gi¸o viªn quan s¸t vµ uèn n¾n häc sinh trong khi c¸c em thùc hµnh.

Ho¹t ®éng 2: §¸nh gi¸ s¶n phÈm.

+ GV cho häc sinh tr­ng bµy s¶n phÈm theo nhãm.

+ GV nh¾c l¹i c¸c tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ trong SGK.

+ Cö häc sinh dùa vµo tiªu chuÈn ®Ó ®¸nh gi¸ s¶n phÈm cña b¹n.

+ GV nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ s¶n phÈm cña HS theo 2 møc: Hoµn thµnh vµ ch­a hoµn thµnh. Nh÷ng em hoµn thµnh sím vµ vÉn ®¶m b¶o yªu cÇu ®¹t A+.

+ GV nh¾c nhë HS th¸o c¸c chi tiÕt vµ xÕp vµo ®óng vÞ trÝ c¸c ng¨n hép.

Ho¹t ®éng 3: Cñng cè, dÆn dß:

- Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

- DÆn dß häc sinh vÒ nhµ chuÈn bÞ cho giê sau hoµn thµnh s¶n phÈm.


KÜ thuËt

LẮP XE CHỞ HÀNG

I.Mục tiêu :

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe chở hàng.

- Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hoạt động dạy học :
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Em hãy nêu cách nuôi vệ sinh phòng dịch cho gà?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu

Cho HS quan sát mẫu lắp sẵn, hướng dẫn trả lời câu hỏi : Để lắp được xe chở hàng, theo em cần phải có những bộ phận nào? Kể tên các bộ phận đó. (Cần 4 bộ phận : giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin ; ca bin; mui xe và thành bên xe ; thành sau và truc bánh xe.)

Hot động 2: Hướng dn thao t¸c kĩ thut.

a/H­íng dÉn chän c¸c chi tiÕt.

GV h­íng dÉn HS chän c¸c chi tiÕt, xÕp c¸c chi tiÕt ®· chän vµo hép theo tõng lo¹i chi tiÕt.

b/L¾p tõng bé phËn:

* L¾p gi¸ ®ì vµo trôc b¸nh xe vµ ca bin.

Hái : §Ó l¾p ®­îc bé phËn nµy, ta cÇn l¾p mÊy phÇn? §ã lµ nh÷ng phÇn nµo?

(CÇn l¾p hai phÇn : gi¸ ®ì trôc b¸nh xe ; sµn ca bin.)

* L¾p ca bin.

* L¾p mui xe vµ thµnh bªn xe.

* L¾p thµnh sau vµ trôc b¸nh xe.

c/L¾p r¸p xe chë hµng:

Khi l¾p r¸p xe chë hµng cÇn chó ý l¾p thµnh sau, thµnh ben vµ mui xe vµo tÊm lín, kiÓm tra sù chuyÓn ®éng cña xe.

d/ H­íng dÉn th¸o rêi c¸c chi tiÕt vµ xÕp gän vµo hép.

Khi th¸o rêi tõng bé phËn, sau ®ã míi th¸o rêi tõng chi tiÕt theo tr×nh tù ng­îc l¹i víi tr×nh tù l¾p.

Khi th¸o xong ph¶i xÕp gän c¸c chi tiÕt vµo hép theo vÞ trÝ quy ®Þnh

3.DÆn dß :

Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

         VÒ nhµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh

 

 


KÜ thuËt

LẮP XE CHỞ HÀNG (tiÕp)

I.Mục tiêu :

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe chở hàng.

- Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hoạt động dạy học :
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Sù chuÈn bÞ cña häc sinh.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Hot động : Häc sinh thùc hµnh l¾p xe chë hµng.

a/ Chän ®óng vµ ®ñ c¸c chi tiÕt theo SGK vµ ®Ó riªng tõng lo¹i vµo n¾p hép. GV kiÓm tra c¸c chi tiÕt.

b/ L¾p tõng bé phËn.

Cho häc sinh ®äc ghi nhí trong SGK ®Ó c¶ líp n¾m râ quy tr×nh l¾p xe chë hµng. Yªu cÇu HS ph¶i quan s¸t kÜ c¸c h×nh vµ ®äc néi dung tõng b­íc l¾p trong SGK. Trong qu¸ thùc hµnh häc sinh cÇn chó ý l¾p sµn ca bin ph¶i chó ý vÞ trÝ c¸c lç c¶u tÊm ch÷ L, thanh th¼ng 7 lç. Khi l¾p mui xe vµ thµnh bªn xe, cÇn chó ý vÞ trÝ trong, ngoµi cña thanh ch÷ U d¸i, tÊm 25 lç vµ thanh th¼ng 5 lç.

- GV quan s¸t vµ theo dâi, uèn n¾n nh÷ng häc sinh cßn lóng tóng.

c/L¾p r¸p xe chë hµng

GV nh¾c nhë häc sinh khi l¾p cÇn l­u ý nh÷ng ®iÓm sau :

Chó ý vÞ trÝ trong, ngoµi gi÷a c¸c bé phËn víi nhau.

C¸c mèi ghÐp ph¶i vÆn chÆt ®Ó xe kh«ng bÞ xéc xÖch.

GV quan s¸t vµ theo dâi, uèn n¾n nh÷ng häc sinh cßn lóng tóng.

3.DÆn dß : Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc. VÒ nhµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh

KÜ thuËt

LP XE CH HÀNG (tiÕp)

I.Mc tiêu :

- HS chn đóng và đủ c¸c chi tiết để lp xe ch hàng.

- Lp được xe ch hàng đóng kĩ thut, đóng quy tr×nh.

- Giáo dc HS ý thc hc tt b môn.

II. Đồ dùng dy hc : B lp ghép mô hình kĩ thut.

III. Hot động dy hc :
A . Kim tra bài cũ : ( 3 phút ). Sù chuÈn bÞ cña häc sinh.

B. Dy bài mi : ( 37 phút )

1. Gii thiu bài : Trc tiếp.

2. Dy bài mi :

Hot động : Häc sinh thùc hµnh l¾p xe chë hµng.

* L¾p r¸p xe chë hµng

GV nh¾c nhë häc sinh khi l¾p cÇn l­u ý nh÷ng ®iÓm sau :

Chó ý vÞ trÝ trong, ngoµi gi÷a c¸c bé phËn víi nhau.

C¸c mèi ghÐp ph¶i vÆn chÆt ®Ó xe kh«ng bÞ xéc xÖch.

GV quan s¸t vµ theo dâi häc sinh thùc hµnh, uèn n¾n nh÷ng häc sinh cßn lóng tóng.

Ho¹t ®éng 4 :§¸nh gi¸ s¶n phÈm.

Cho häc sinh tr­ng bµy s¶n phÈm.

HS nh¾c l¹i tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ s¶n phÈm.

Hoµn thµnh vµ ch­a hoµn thµnh

Nh÷ng häc sinh hoµn thµnh sím, ®óng yªu cÇu ®­îc ®¸nh gi¸ ë møc ®é hoµn thµnh tèt.

3.DÆn dß : Nh¾c nhë häc sinh th¸o c¸c chi tiÕt vµ xÕp ®óng vµo vÞ trÝ c¸c ng¨n hép.

Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc. VÒ nhµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh


KÜ thuËt

                                                   LP XE CÇn cÈu

I.Mc tiêu :

- HS chn đúng và đủ các chi tiết để lp xe cÇn cÈu.

- Lp được xe ch hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dy hc : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hot động dy hc :
A . Kim tra bài cũ : ( 3 phút ). Sù chuÈn bÞ cña häc sinh.

B. Dy bài mi : ( 37 phút )

1. Gii thiu bài : Trc tiếp.

2. Dy bài mi :

Hot động 1. Quan sát, nhận xét mẫu

Cho HS quan sát mu lp sn, hướng dn tr li câu hi : Để lp được xe cÇn cÈu, theo em cn phi nhng b phn nào? K tên các bộ phận đó. (Cn 5 b phn : giá đỡ cÈu ; cÇn cÈu ; rßng gäc ; d©y têi ; trôc b¸nh xe.)

Hot động 2: H ướng dn thao tác kĩ thut.

a/H­íng dÉn chän c¸c chi tiÕt.

GV h­íng dÉn HS chän c¸c chi tiÕt, xÕp c¸c chi tiÕt ®· chän vµo hép theo tõng lo¹i chi tiÕt.

b/L¾p tõng bé phËn:

* L¾p gi¸ ®ì cÇn cÈu.

Hái : §Ó l¾p ®­îc bé phËn nµy, ta cÇn chän nh÷ng chi tiÕt nµo?

* L¾p cÇn cÈu.

* L¾p c¸c bé phËn kh¸c.

* L¾p thµnh sau vµ trôc b¸nh xe.

c/L¾p r¸p xe cÇn cÈu:

L­u ý c¸ch l¾p vßng h·m vµo trôc quay vµ vÞ trÝ buôoc d©y têi ë trôc quay cho th¼ng víi rßng räc ®Ó quay têi ®­îc dÓ dµng.

KiÓm tra ho¹t ®éng cña cÇn cÈu.

d/ H­íng dÉn th¸o rêi c¸c chi tiÕt vµ xÕp gän vµo hép.

Khi th¸o rêi tõng bé phËn, sau ®ã míi th¸o rêi tõng chi tiÕt theo tr×nh tù ng­îc l¹i víi tr×nh tù l¾p.

Khi th¸o xong ph¶i xÕp gän c¸c chi tiÕt vµo hép theo vÞ trÝ quy ®Þnh

3.DÆn dß :

Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

         VÒ nhµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh


KÜ thuËt

L¾p xe cÇn cÈu (tiÕp)

I.Mc tiêu :

- HS chn đúng và đủ c chi tiết để lp xe cÇn cÈu.

- Lp được xe ch hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dy hc : B lp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hot động dy hc :
A . Kim tra bài cũ : ( 3 phút ). Sù chuÈn bÞ cña häc sinh.

B. Dy bài mi : ( 37 phút )

1. Gii thiu bài : Trc tiếp.

2. Dy bài mi :

Hot động : Häc sinh thùc hµnh l¾p xe cÇn cÈu.

* L¾p r¸p xe cÇn cÈu

GV nh¾c nhë häc sinh khi l¾p cÇn l­u ý nh÷ng ®iÓm sau :

Chó ý vÞ trÝ trong, ngoµi gi÷a c¸c bé phËn víi nhau.

C¸c mèi ghÐp ph¶i vÆn chÆt ®Ó xe kh«ng bÞ xéc xÖch.

GV quan s¸t vµ theo dâi häc sinh thùc hµnh, uèn n¾n nh÷ng häc sinh cßn lóng tóng.

Ho¹t ®éng 4 :§¸nh gi¸ s¶n phÈm.

Cho häc sinh tr­ng bµy s¶n phÈm.

HS nh¾c l¹i tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ s¶n phÈm.

Hoµn thµnh vµ ch­a hoµn thµnh

Nh÷ng häc sinh hoµn thµnh sím, ®óng yªu cÇu ®­îc ®¸nh gi¸ ë møc ®é hoµn thµnh tèt.

3.DÆn dß : Nh¾c nhë häc sinh th¸o c¸c chi tiÕt vµ xÕp ®óng vµo vÞ trÝ c¸c ng¨n hép.

Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc. VÒ nhµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh

 


KÜ thuËt

LP m¸y bay trùc th¨ng

I.Mục tiêu :

- HS chn đúng và đủ các chi tiết để lp m¸y bay trùc th¨ng.

- Lp được xe ch hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dy hc : B lp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hot động dy hc :
A . Kim tra bài cũ : ( 3 phút ). Sù chuÈn bÞ cña häc sinh.

B. Dy bài mi : ( 37 phút )

1. Gii thiu bài : Trc tiếp.

2. Dy bài mi :

Ho¹t ®éng 1 : Quan s¸t, nhËn xÐt mÉu.

- GV cho häc sinh quan s¸t vµ nhËn xÐt mÉu ®· l¾p s½n.

- GV h­íng dÉn kÜ tõng bé phËn vÌ ®Æt c©u hái cho hä csinh tr¶ lêi.

- §Ó l¾p ®­îc m¸y bay trùc th¨ng, theo em cÇn ph¶i cã mÊy bé phËn? H·y kÓ tªn c¸c bé phËn ®ã? (CÇn 5 bé phËn : th©n vµ ®u«i m¸y bay ; sµn ca bin vµ gi¸ ®ì ; ca bin; c¸nh qu¹t; cµng m¸y bay.)

Ho¹t ®éng 2 : H­íng dÉn thao t¸c kÜ thuËt.

a/H­íng dÉn chän c¸c chi tiÕt.

b/ L¾p tõng bé phËn.

+ L¾p ®u«i m¸y bay.

+ L¾p sµn ca bin vµ gi¸ ®ì.

+ L¾p ca bin.

+ L¾p phÇn trªn c¸nh qu¹t

+L¾p phÇn d­íi c¸nh qu¹t

+ L¨p cµng m¸y bay

c/L¾p m¸y bay trùc th¨ng. GV cÇn l­u ý häc sinh c¸c b­íc sau:

+ L¾p th©n m¸y bay vµo sµn ca bin vµ gi¸ ®ì.

+ L¾p c¸nh qu¹t vµo trÇn ca bin.

+ GV l¾p tÊm sau cña ca bin.

+ L¾p gi¸ ®ì sµn ca bin vµo cµng m¸y bay.

+ KiÓm tra c¸c mèi ghÐp ®· ®¶m b¶o ch­a.

d/ H­íng dÉn th¸o rêi c¸c chi tiÕt vµ xÕp gän vµo hép.

d/ H­íng dÉn th¸o rêi c¸c chi tiÕt vµ xÕp gän vµo hép.

Khi th¸o rêi tõng bé phËn, sau ®ã míi th¸o rêi tõng chi tiÕt theo tr×nh tù ng­îc l¹i víi tr×nh tù l¾p.

Khi th¸o xong ph¶i xÕp gän c¸c chi tiÕt vµo hép theo vÞ trÝ quy ®Þnh

3.DÆn dß :

Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

         VÒ nhµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh


KÜ thuËt («n tËp)

LP XE CH HÀNG

I.Mc tiêu :

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lp xe ch hàng.

- Lp được xe ch hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hot động dy hc :
A . Kim tra bài cũ : ( 3 phút ). Em hãy nêu cách nuôi vệ sinh phòng dịch cho gà?

B. Dy bài mi : ( 37 phút )

1. Gii thiu bài : Trc tiếp.

2. Dy bài mi :

Hot động 1. Quan sát, nhận xét mẫu

Cho HS quan sát mu lp sn, hướng dn tr li câu hi : Để lp được xe ch hàng, theo em cn phi có những bộ phận nào? Kể tên các bộ phận đó. (Cn 4 b phn : giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin ; ca bin; mui xe và thành bên xe ; thành sau và truc bánh xe.)

Hot động 2: Hướng dn thao tác kĩ thut.

a/H­íng dÉn chän c¸c chi tiÕt.

GV h­íng dÉn HS chän c¸c chi tiÕt, xÕp c¸c chi tiÕt ®· chän vµo hép theo tõng lo¹i chi tiÕt.

b/L¾p tõng bé phËn:

* L¾p gi¸ ®ì vµo trôc b¸nh xe vµ ca bin.

Hái : §Ó l¾p ®­îc bé phËn nµy, ta cÇn l¾p mÊy phÇn? §ã lµ nh÷ng phÇn nµo?

(CÇn l¾p hai phÇn : gi¸ ®ì trôc b¸nh xe ; sµn ca bin.)

* L¾p ca bin.

* L¾p mui xe vµ thµnh bªn xe.

* L¾p thµnh sau vµ trôc b¸nh xe.

c/L¾p r¸p xe chë hµng:

Khi l¾p r¸p xe chë hµng cÇn chó ý l¾p thµnh sau, thµnh ben vµ mui xe vµo tÊm lín, kiÓm tra sù chuyÓn ®éng cña xe.

d/ H­íng dÉn th¸o rêi c¸c chi tiÕt vµ xÕp gän vµo hép.

Khi th¸o rêi tõng bé phËn, sau ®ã míi th¸o rêi tõng chi tiÕt theo tr×nh tù ng­îc l¹i víi tr×nh tù l¾p.

Khi th¸o xong ph¶i xÕp gän c¸c chi tiÕt vµo hép theo vÞ trÝ quy ®Þnh

3.DÆn dß :

Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

         VÒ nhµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh

 

 


KÜ thuËt(«n tËp)

LP XE CH HÀNG (tiÕp)

I.Mục tiêu :

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe chở hàng.

- Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hot động dy hc :
A . Kim tra bài cũ : ( 3 phút ). Sù chuÈn bÞ cña häc sinh.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Gii thiu bài : Trc tiếp.

2. Dy bài mi :

Hot động : Häc sinh thùc hµnh l¾p xe chë hµng.

a/ Chän ®óng vµ ®ñ c¸c chi tiÕt theo SGK vµ ®Ó riªng tõng lo¹i vµo n¾p hép. GV kiÓm tra c¸c chi tiÕt.

b/ L¾p tõng bé phËn.

Cho häc sinh ®äc ghi nhí trong SGK ®Ó c¶ líp n¾m râ quy tr×nh l¾p xe chë hµng. Yªu cÇu HS ph¶i quan s¸t kÜ c¸c h×nh vµ ®äc néi dung tõng b­íc l¾p trong SGK. Trong qu¸ thùc hµnh häc sinh cÇn chó ý l¾p sµn ca bin ph¶i chó ý vÞ trÝ c¸c lç c¶u tÊm ch÷ L, thanh th¼ng 7 lç. Khi l¾p mui xe vµ thµnh bªn xe, cÇn chó ý vÞ trÝ trong, ngoµi cña thanh ch÷ U dµi, tÊm 25 lç vµ thanh th¼ng 5 lç.

- GV quan s¸t vµ theo dâi, uèn n¾n nh÷ng häc sinh cßn lóng tóng.

c/L¾p r¸p xe chë hµng

GV nh¾c nhë häc sinh khi l¾p cÇn l­u ý nh÷ng ®iÓm sau :

Chó ý vÞ trÝ trong, ngoµi gi÷a c¸c bé phËn víi nhau.

C¸c mèi ghÐp ph¶i vÆn chÆt ®Ó xe kh«ng bÞ xéc xÖch.

GV quan s¸t vµ theo dâi, uèn n¾n nh÷ng häc sinh cßn lóng tóng.

3.DÆn dß : Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc. VÒ nhµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh

KÜ thuËt(«n tËp)

LP XE CH HÀNG (tiÕp)

I.Mục tiêu :

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe chở hàng.

- Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hoạt động dạy học :
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Sù chuÈn bÞ cña häc sinh.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Gii thiu bài : Trc tiếp.

2. Dy bài mi :

Hot động : Häc sinh thùc hµnh l¾p xe chë hµng.

* L¾p r¸p xe chë hµng

GV nh¾c nhë häc sinh khi l¾p cÇn l­u ý nh÷ng ®iÓm sau :

Chó ý vÞ trÝ trong, ngoµi gi÷a c¸c bé phËn víi nhau.

C¸c mèi ghÐp ph¶i vÆn chÆt ®Ó xe kh«ng bÞ xéc xÖch.

GV quan s¸t vµ theo dâi häc sinh thùc hµnh, uèn n¾n nh÷ng häc sinh cßn lóng tóng.

Ho¹t ®éng 4 :§¸nh gi¸ s¶n phÈm.

Cho häc sinh tr­ng bµy s¶n phÈm.

HS nh¾c l¹i tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ s¶n phÈm.

Hoµn thµnh vµ ch­a hoµn thµnh

Nh÷ng häc sinh hoµn thµnh sím, ®óng yªu cÇu ®­îc ®¸nh gi¸ ë møc ®é hoµn thµnh tèt.

3.DÆn dß : Nh¾c nhë häc sinh th¸o c¸c chi tiÕt vµ xÕp ®óng vµo vÞ trÝ c¸c ng¨n hép.

Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc. VÒ nhµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh


KÜ thuËt(«n tËp)

                                                   LP XE CÇn cÈu

I.Mục tiêu :

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cÇn cÈu.

- Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hoạt động dạy học :
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Sù chuÈn bÞ cña häc sinh.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Gii thiu bài : Trc tiếp.

2. Dy bài mi :

Hot động 1. Quan sát, nhận xét mẫu

Cho HS quan sát mẫu lắp sẵn, hướng dẫn trả lời câu hỏi : Để lắp được xe cÇn cÈu, theo em cần phải có những bộ phận nào? Kể tên các bộ phận đó. (Cần 5 bộ phận : giá đỡ cÈu ; cÇn cÈu ; rßng gäc ; d©y têi ; trôc b¸nh xe.)

Hot động 2: H ướng dn thao tác kĩ thut.

a/H­íng dÉn chän c¸c chi tiÕt.

GV h­íng dÉn HS chän c¸c chi tiÕt, xÕp c¸c chi tiÕt ®· chän vµo hép theo tõng lo¹i chi tiÕt.

b/L¾p tõng bé phËn:

* L¾p gi¸ ®ì cÇn cÈu.

Hái : §Ó l¾p ®­îc bé phËn nµy, ta cÇn chän nh÷ng chi tiÕt nµo?

* L¾p cÇn cÈu.

* L¾p c¸c bé phËn kh¸c.

* L¾p thµnh sau vµ trôc b¸nh xe.

c/L¾p r¸p xe cÇn cÈu:

L­u ý c¸ch l¾p vßng h·m vµo trôc quay vµ vÞ trÝ buôoc d©y têi ë trôc quay cho th¼ng víi rßng räc ®Ó quay têi ®­îc dÓ dµng.

KiÓm tra ho¹t ®éng cña cÇn cÈu.

d/ H­íng dÉn th¸o rêi c¸c chi tiÕt vµ xÕp gän vµo hép.

Khi th¸o rêi tõng bé phËn, sau ®ã míi th¸o rêi tõng chi tiÕt theo tr×nh tù ng­îc l¹i víi tr×nh tù l¾p.

Khi th¸o xong ph¶i xÕp gän c¸c chi tiÕt vµo hép theo vÞ trÝ quy ®Þnh

3.DÆn dß :

Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

         VÒ nhµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh


KÜ thuËt(«n tËp)

L¾p xe cÇn cÈu (tiÕp)

I.Mục tiêu :

- HS chọn đúng và đủ c chi tiết để lắp xe cÇn cÈu.

- Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hoạt động dạy học :
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Sù chuÈn bÞ cña häc sinh.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Gii thiu bài : Trc tiếp.

2. Dy bài mi :

Hot động : Häc sinh thùc hµnh l¾p xe cÇn cÈu.

* L¾p r¸p xe cÇn cÈu

GV nh¾c nhë häc sinh khi l¾p cÇn l­u ý nh÷ng ®iÓm sau :

Chó ý vÞ trÝ trong, ngoµi gi÷a c¸c bé phËn víi nhau.

C¸c mèi ghÐp ph¶i vÆn chÆt ®Ó xe kh«ng bÞ xéc xÖch.

GV quan s¸t vµ theo dâi häc sinh thùc hµnh, uèn n¾n nh÷ng häc sinh cßn lóng tóng.

Ho¹t ®éng 4 :§¸nh gi¸ s¶n phÈm.

Cho häc sinh tr­ng bµy s¶n phÈm.

HS nh¾c l¹i tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ s¶n phÈm.

Hoµn thµnh vµ ch­a hoµn thµnh

Nh÷ng häc sinh hoµn thµnh sím, ®óng yªu cÇu ®­îc ®¸nh gi¸ ë møc ®é hoµn thµnh tèt.

3.DÆn dß : Nh¾c nhë häc sinh th¸o c¸c chi tiÕt vµ xÕp ®óng vµo vÞ trÝ c¸c ng¨n hép.

Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc. VÒ nhµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh

 


KÜ thuËt(«n tËp)

LP m¸y bay trùc th¨ng

I.Mục tiêu :

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lp m¸y bay trùc th¨ng.

- Lắp được m¸y bay trùc th¨ng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hoạt động dạy học :
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Sù chuÈn bÞ cña häc sinh.

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Gii thiu bài : Trc tiếp.

2. Dy bài mi :

Ho¹t ®éng 1 : Quan s¸t, nhËn xÐt mÉu.

- GV cho häc sinh quan s¸t vµ nhËn xÐt mÉu ®· l¾p s½n.

- GV h­íng dÉn kÜ tõng bé phËn vÌ ®Æt c©u hái cho häc sinh tr¶ lêi.

- §Ó l¾p ®­îc m¸y bay trùc th¨ng, theo em cÇn ph¶i cã mÊy bé phËn? H·y kÓ tªn c¸c bé phËn ®ã? (CÇn 5 bé phËn : th©n vµ ®u«i m¸y bay ; sµn ca bin vµ gi¸ ®ì ; ca bin; c¸nh qu¹t; cµng m¸y bay.)

Ho¹t ®éng 2 : H­íng dÉn thao t¸c kÜ thuËt.

a/H­íng dÉn chän c¸c chi tiÕt.

b/ L¾p tõng bé phËn.

+ L¾p ®u«i m¸y bay.

+ L¾p sµn ca bin vµ gi¸ ®ì.

+ L¾p ca bin.

+ L¾p phÇn trªn c¸nh qu¹t

+L¾p phÇn d­íi c¸nh qu¹t

+ L¨p cµng m¸y bay

c/L¾p m¸y bay trùc th¨ng. GV cÇn l­u ý häc sinh c¸c b­íc sau:

+ L¾p th©n m¸y bay vµo sµn ca bin vµ gi¸ ®ì.

+ L¾p c¸nh qu¹t vµo trÇn ca bin.

+ GV l¾p tÊm sau cña ca bin.

+ L¾p gi¸ ®ì sµn ca bin vµo cµng m¸y bay.

+ KiÓm tra c¸c mèi ghÐp ®· ®¶m b¶o ch­a.

d/ H­íng dÉn th¸o rêi c¸c chi tiÕt vµ xÕp gän vµo hép.

d/ H­íng dÉn th¸o rêi c¸c chi tiÕt vµ xÕp gän vµo hép.

Khi th¸o rêi tõng bé phËn, sau ®ã míi th¸o rêi tõng chi tiÕt theo tr×nh tù ng­îc l¹i víi tr×nh tù l¾p.

Khi th¸o xong ph¶i xÕp gän c¸c chi tiÕt vµo hép theo vÞ trÝ quy ®Þnh

3.DÆn dß :

Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

         VÒ nhµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh

 


KÜ thuËt

L¾p xe ben

I.Môc tiªu:

Häc sinh cÇn ph¶i:

- Chän ®óng vµ ®ñ c¸c chi tiÕt ®Ó l¾p xe ben.

- L¾p ®­îc xe ben ®óng kÜ thuËt, ®óng quy tr×nh.

- RÌn cho häc sinh tÝnh cÈn thËn khi thùc hµnh thao t¸c l¾p, th¸o c¸c chi tiÕt.

- Gi¸o dôc häc sinh ý thøc häc tèt bé m«n.

II.ChuÈn bÞ : MÉu xe ®· l¾p s½n, bé l¾p ghÐp m« h×nh kÜ thuËt.

III.Ho¹t ®éng d¹y häc:

A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ).

Em hãy nêu cách l¾p m¸y bay trùc th¨ng?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Ho¹t ®éng 1: Quan s¸t, nhËn xÐt mÉu.

- GV cho häc sinh quan s¸t mÉu xe ben ®· l¾p s½n.

- H­íng dÉn häc sinh quan s¸t kÜ tõng bé phËn vµ tr¶ lêi c©u hái.

Ho¹t ®éng 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

a/ H­íng dÉn chän c¸c chi tiÕt.

b/ L¾p tõng bé phËn.

+ L¾p khung sµn vµ c¸c gi¸ ®ì.

+ L¾p sµn ca bin vµ c¸c thanh ®ì.

+ L¾p hÖ thèng gi¸ ®ì trôc b¸nh xe sau.

+ L¾p trôc b¸nh xe tr­íc.

+ L¾p ca bin.

c/ L¾p r¸p xe ben. Gi¸o viªn võa lµm võa ®Ó cho häc sinh quan s¸t.

+ KiÓm tra sù chuyÓn ®éng cña xe ben.

Ho¹t ®éng 3: Häc sinh thùc hµnh l¾p xe ben.

a/ Chän chi tiÐt.

b/ L¾p tõng bé phËn.

+ Tr­íc khi häc sinh thùc hµnh, GV cÇn cho HS ®äc phÇn ghi nhí trong SGK ®Ó c¶ líp n¾m râ quy tr×nh l¾p m¸y bay trùc th¨ng.

Ho¹t ®éng 2: §¸nh gi¸ s¶n phÈm. GV cho HS tr­ng bµy s¶n phÈm theo nhãm.

+ GV nh¾c l¹i c¸c tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ trong SGK.

+ Cö häc sinh dùa vµo tiªu chuÈn ®Ó ®¸nh gi¸ s¶n phÈm cña b¹n.

+ GV nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ s¶n phÈm cña HS theo 2 møc: Hoµn thµnh vµ ch­a hoµn thµnh. Nh÷ng em hoµn thµnh sím vµ vÉn ®¶m b¶o yªu cÇu ®¹t A+.

+ GV nh¾c nhë HS th¸o c¸c chi tiÕt vµ xÕp vµo ®óng vÞ trÝ c¸c ng¨n hép.

Ho¹t ®éng 3 : Cñng cè ,dÆn dß :

- Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.DÆn dß häc sinh vÒ chµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh.


KÜ thuËt

L¾p r« bèt

I.Môc tiªu:

Häc sinh cÇn ph¶i:

- Chän ®óng vµ ®ñ c¸c chi tiÕt ®Ó l¾p r« bèt.

- L¾p ®­îc r« bèt ®óng kÜ thuËt, ®óng quy tr×nh.

- RÌn cho häc sinh tÝnh cÈn thËn khi thùc hµnh thao t¸c l¾p, th¸o c¸c chi tiÕt.

- Gi¸o dôc häc sinh ý thøc häc tèt bé m«n.

II.ChuÈn bÞ : MÉu r« bèt ®· l¾p s½n, bé l¾p ghÐp m« h×nh kÜ thuËt.

III.Ho¹t ®éng d¹y häc:

A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ).

Em hãy nêu cách l¾p xe ben?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Ho¹t ®éng 1: Quan s¸t, nhËn xÐt mÉu.

- GV cho häc sinh quan s¸t mÉu r« bèt ®· l¾p s½n.

- H­íng dÉn häc sinh quan s¸t kÜ tõng bé phËn vµ tr¶ lêi c©u hái.

Ho¹t ®éng 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

a/ H­íng dÉn chän c¸c chi tiÕt.

b/ L¾p tõng bé phËn.

+ L¾p ch©n r« bèt. (H 2 – SGK)

+ L¾p th©n r« bèt. (H 3 – SGK)

+ L¾p  ®Çu r« bèt. (H 4 – SGK)

+ L¾p c¸c bé phËn kh¸c.

-         L¾p tay r« bèt.

-         L¾p ¨ng ten

-         L¾p trôc b¸nh xe.

c/ L¾p r¸p r« bèt.

+ Gi¸o viªn võa lµm võa ®Ó cho häc sinh quan s¸t.

+ KiÓm tra sù chuyÓn ®éng cña r« bèt.

d/ H­íng dÉn th¸o rêi c¸c chi tiÕt vµ xÕp gän vµo hép.

+ Khi th¸o ph¶i th¸o rêi tõng bé phËn, sau ®ã th¸o rêi tõng chi tiÕt theo tr×nh tù ng­îc l¹i víi tr×nh tù lÊp.

+ Khi th¸o xong ph¶i xÕp gän c¸c chi tiÐt vµo hép theo vÞ trÝ quy ®Þnh.

Ho¹t ®éng 3 : Cñng cè ,dÆn dß :

- Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

- DÆn dß häc sinh vÒ nhµ chuÈn bÞ cho bµi sau thùc hµnh.

 


KÜ thuËt

L¾p r« bèt (tiÕp)

I.Mục tiêu :

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp r« bèt.

- Lắp được r« bèt đúng kĩ thuật, đúng quy trình vµ tr­ng bµy s¶n phÈm.

- Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học:

Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Hoạt động dạy học:
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ).

Em hãy nêu cách l¾p r« bèt.?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút )

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :

Ho¹t ®éng 1: Häc sinh thùc hµnh l¾p r« bèt.

a/ Chän chi tiÐt.

b/ L¾p tõng bé phËn.

+ Tr­íc khi häc sinh thùc hµnh, GV cÇn cho HS ®äc phÇn ghi nhí trong SGK ®Ó c¶ líp n¾m râ quy tr×nh l¾p r« bèt.

+ Trong qu¸ tr×nh l¾p, GV nh¾c HS l­u ý vÞ trÝ trªn, d­íi cña c¸c thanh…

+ Gi¸o viªn quan s¸t vµ uèn n¾n kÞp thêi nh÷ng häc sinh l¾p cßn lóng tóng.

c/ L¾p r¸p r« bèt.

+ Gi¸o viªn quan s¸t vµ uèn n¾n häc sinh trong khi c¸c em thùc hµnh.

Ho¹t ®éng 2: §¸nh gi¸ s¶n phÈm.

+ GV cho häc sinh tr­ng bµy s¶n phÈm theo nhãm.

+ GV nh¾c l¹i c¸c tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ trong SGK.

+ Cö häc sinh dùa vµo tiªu chuÈn ®Ó ®¸nh gi¸ s¶n phÈm cña b¹n.

+ GV nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ s¶n phÈm cña HS theo 2 møc: Hoµn thµnh vµ ch­a hoµn thµnh. Nh÷ng em hoµn thµnh sím vµ vÉn ®¶m b¶o yªu cÇu ®¹t A+.

+ GV nh¾c nhë HS th¸o c¸c chi tiÕt vµ xÕp vµo ®óng vÞ trÝ c¸c ng¨n hép.

Ho¹t ®éng 3: Cñng cè, dÆn dß: Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc.

- DÆn dß häc sinh vÒ nhµ chuÈn bÞ cho giê sau hoµn thµnh s¶n phÈm.

nguon VI OLET