CHUẨN BỊ HỌC LIỆU

*******

 - Tranh ảnh, truyện, sách về trường lớp mầm non

 - Các hoạt động của trẻ, của cô, của các thành viên trong trường mầm non

 - Bút màu, đất nặn, giấy vẽ, kéo, hồ, tranh trường mầm non và các hoạt động như tô màu tranh, vẽ tranh về trường mầm non, cắt dán dụng cụ học tập, Nặn quà tặng bạn,..

  + Trò chơi đóng vai cô giáo, cửa hàng bán dụng cụ học tập…

  + Trò chơi vận động: Chim bay, cò bay ; Bắt chước tạo dáng…

 - Dụng cụ âm nhạc: phách gỏ, trống lắc, xắc xô,...

 - Cây cảnh và dụng cụ chăm sóc cây, khăn lau lá.

 - Phối hợp với phụ huynh hổ trợ dụng cụ và đồ chơi phục vụ chủ đề.

 - Một số đồ chơi ghép tranh, hàng rào, bập bênh, khối gỗ xây trường 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                             CHỦ ĐỀ CHÍNH: TRƯỜNG MẦM NON         

CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : TRƯỜNG MẪU GIÁO CỦA BÉ

Kế hoạch tuần 1

Từ ngày: 98/2016 đến ngày: 04 – 09 - 2015

 

HOẠT ĐỘNG

THỨ HAI

31 – 08

THỨ BA

01 - 09

THỨ TƯ

02 - 09

THỨ NĂM

03 - 09

THỨ SÁU

04 - 09

 

Đón trẻ trò chuyện

 

Điểm danh

 

 

TDS

 

 

 

Trò chuyện với trẻ về trường mâũ giáo MAHB

Trò chuyện về công việc của bác bảo vệ

Công việc của cô hiệu trưởng trong trường MN.

Trò chuyện về tên trường, tên lớp tên cô giáo

Trò chuyện về đồ dùng đồ chơi của lớp.

Cô gọi tên trẻ trả lời

    - Tập thể dục sáng:

         + Hô hấp: gà gáy

         + Tay: Tay đưa ra trước, lên cao.

         + Chân: Đưa từng chân ra trước, tay chống hông.

         + Bụng: Hai tay chống hông xoay người 90 độ.

         + Bật : Bật tại chổ

Tập với bài: trường chúng cháu là trường MN

 

Hoạt động có chủ đích(cs 15,62,6,42,45)

PTNT

Nhận biết số lượng 1-2, chữ số 1-2

PTTC

 

Rửa tay đúng cách

(cs 15 )

PT N N

Thơ:

Bàn tay cô giáo

(cs 62)

PT T M

Vẽ trường mầm non

( cs 6)

PTTCKNXH

 

Trường mẫu giáo của bé

(chỉ số 42,54)

 

Hoạt động góc

Kỹ sư nhí: xây trường MG

- bé làm gì thế?: bé tạo chữ số 1,2 bằng dây chì nhung

- bé yêu thiên nhiên: chăm sóc cây

- thư viện của bé: xem tranh ảnh, đọc thơ bàn tay cô giáo chữ to

- họa  sĩ tí hon: vẽ ngôi trường của bé

- ca sĩ nhí: trẻ hát, múa về trường MN, và bài hát trẻ yêu thích

 

 

HĐ ngoài trời

- quan sát trường mầm non, quan sát Bác bảo vệ, quan sát cô hiệu trưởng, nhặt lá sân trường, tham quan lớp học

- Trò chơi vận động:mèo đuổi chuột, bẫy chuột, bác bảo vệ tài giỏi, hãy chạy  nhẹ nhàng,

Trò chơi dân gian:kéo co

 

Ăn dinh dưỡng

Sữa

Nuôi

Sữa

Bún thịt xào

Yaour

Hoạt động chiều

- Cô ôn nhận biết chữ số 1,2; rửa tay theo quy trình,Bàn tay cô giáo, vẽ trường Mầm non; tìm hiểu trường MN

- Thực hành vở toán, tạo hình,bé với ATGT, bé khám phá.Vở học đọc học viết (q1),BTLNT.

Nêu gương trả trẻ

 

- Cô nhận xét chung  buổi học.

-Tuyên dương, cắm cờ bé ngoan.

-Dặn dò trẻ luôn ngoan, vâng lời cô,Ông,Bà,Cha,Mẹ, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.

-Cho trẻ xếp thành 2 hàng chào cô ra về.

 

 Chủ đề nhánh: TRƯỜNG MẪU GIÁO YÊU THƯƠNG

 Lĩnh vực: phát triển nhận thức

 Hoạt động: làm quen toán

 Đề tài: NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 1-2, CHỮ SỐ 1-2

 Ngày dạy: thứ 2 ngày 31  tháng 8 năm 2016

 Chỉ số đánh giá :

 

A/ thể dục sáng

     I/ mục tiêu

      1/ kiến thức: Cháu tập theo cô bài thể dục buổi sáng.

      2/ Kỹ năng:Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi tập các động tác.

      3/Thái độ:Trẻ biết tập thể dục buổi sáng có lợi cho sức khỏe và thích tập cùng mọi người.

  II/ Chuẩn bị :

  1/không gian: Ngoài sân

  2/ Cô: Dụng cụ cho trẻ tập.

  Cô tập tốt bài thể dục buổi sáng.

  3/ Cháu: Tâm thế gọn gàng.

  4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hành

III/Tiến hành:

1/ Khởi động:

    Cho trẻ đi vòng tròn, đi gót chân, mũi chân, chạy nhấc cao đùi, chạy chậm, chuyển thành 3 hàng ngang tập thể dục.

  2/Trọng động:

* Bài tập phát triển chung : Cho trẻ tập 2 lần 8 nhịp theo bài hát

Hô hấp: gà gáy

Tay vai: tay đưa trước, lên cao

Chân: từng chân đưa ra trước

Bụng lườn: tay chống hông xoay 900

Bật: bật tai chỗ

3. Hồi tỉnh: Cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng đi ra ngoài.

B- HỌAT ĐỘNG HỌC

I- Mục tiêu

 1/ kiến thức

 - Trẻ biết đếm được số lượng 1-2, nhận biết đúng chữ số 1-2.

  2/ kỹ năng  

- Rèn kĩ năng đếm đến 2, đếm và đặt số lượng tương ứng.

 3/ thái độ  

 - Trẻ đếm và đặt số tương ứng. Trẻ thích học toán.

II-  Chuẩn bị:

 1/ không gian: trong lớp  

 2/ Cô :  2 bút chì , 2 cây thước , 2 quyển vở, tranh về bàn ghế

  3/Cháu :  thẻ số  1-2, Tân thế sẵn sàng

 4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hiện, trò chơi

III  Tiến hành

 Hoạt đông cô

Hoạt động trẻ

  1/trò chuyện gây hứng thú

- Cô cháu cùng hát bài  “Tập đếm”.

- Bài hát dạy con đếm đến mấy?

   - Hôm nay cô có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi, bạn nào giỏi nói xem cô có những đồ dùng gì ?

    - Nó dùng để chi? Có bao nhiêu?  

    - có mấy que tính ?

Các con rất giỏi, hôm nay chúng ta cùng cô làm quen với toán nhé !

 

 

Trẻ hát

đến 5

thước, bút chì, que tính

để vẽ, 1 viết chì

2 que tính

dạ

2/ Dạy trẻ nhận biết

Đếm và đặt chữ số tương ứng:

          Trò chơi : « trời tối, trời sáng »

- Cô có một bức tranh con nhìn xem tranh có gì ?

- Có mấy bàn ? cô phải đặt tương ứng số mấy?

- Con được thấy số 1 bao giờ chưa?

           - Hôm nay cô dạy con chữ số 1. Đây là chữ số 1.

Số 1 gồm có một nét sổ thẳng ngắn và 1 nét xiên ngắn chụm lại phía trên và phía trái của nét sổ thẳng

-  Các con đồng thanh cùng cô

- cho trẻ đọc theo nhóm,tổ ,cá nhân

- Trong rổ cô có chữ số và tranh lô tô .Con hãy lấy tranh cái bàn đặt trước mặt con và chọn chữ số tương ứng với số lượng bàn mà con vừa đặt

Tương tự: với chữ số 2

- Cô có một bức tranh con nhìn xem tranh có gì ?

- Có mấy ghế ? cô phải đặt tương ứng số mấy?

- Con được thấy số 2 bao giờ chưa?

           - Hôm nay cô dạy con chữ số 2. Đây là chữ số 2.

Số 2 gồm có một nét móc trên và 1 nét ngang phía dưới

-  Các con đồng thanh cùng cô

- cho trẻ đọc theo nhóm,tổ ,cá nhân

- Trong rổ cô có chữ số và tranh lô tô .Con hãy lấy tranh cái ghế đặt trước mặt con theo chiều từ tráu qua phải và chọn chữ số tương ứng với số lượng bàn mà con vừa đặt

- Các con học rất giỏi, các con phải chăm học số để mình có thể đếm và biết chữ số nhe!

     3/ Trò chơi :

    * Tìm trong lớp chữ số 1-2: trẻ tìm trong lớp và đọc đúng chữ số.bạn nào tìm và đọc đúng được cô tặng một bông hoa

Cho trẻ tìm

          * TC : Về đúng số nhà:

       - Cô chuẩn bị thẻ số 1-2 đủ cho cả lớp cô vẽ hai ngôi nhà mang số 1,2

       - Mỗi cháu chọn một thẻ số cầm tay. Khi nghe hiệu lệnh, thì cháu cầm thẻ số nào phải vào đúng nhà mang số đó .Sau đó đổi thẻ số cho nhau

             - Cô cho trẻ chơi vài lần      

             Cô quan sát động viên trẻ thực hiện tốt.

 

 

 

Bàn, ghế

1 cái bàn, số 1

rồi

Trẻ quan sát và lắng nghe

 

Trẻ đọc

Trẻ thực hiện

 

Cho trẻ đọc

 

Trẻ nghe

 

Trẻ đọc

 

Trẻ nghe

 

Trẻ đọc

 

Trẻ tìm

 

 

 

 

Trẻ nghe

 

4/ kết thúc

Các con vừa làm quen chữ số mấy ?

Chúng ta cùng đọc lại nào ?

Các con ngoan chăm ngoan học giỏi để cô và ba mẹ vui nhe

hát “ em đi mẫu giáo”

 

Trẻ thực hiện

Chữ số1-2

Trẻ đọc

Trẻ nghe

Trẻ hát

C/HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Quan sát có mục đích: Quan sát sân trường

Trò chơi vận động: mèo đuổi chuột

chơi tự do:mèo bắt chuột, bật vào vòng, chuyền bóng

I/ mục tiêu

   1/Kiến thức:

      Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên hít thở không khí trong lành

      Trẻ biết các khu vực trong trường

   2/Kỹ năng: Đoàn kết hứng thú khi chơi và chơi đúng luật

   3/Thái độ: Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ

II/ chuẩn bị

    1/ Không gian: Ngoài sân

    2/ Cô: Sân rộng, sạch, thoáng, an toàn

    3/ trẻ: tâm thế sẵn sàng

    4/Phương pháp: quan sát, đàm thoại, trò chơi

III/ Cách tiến hành

1/ trò chuyện

Tập trung trẻ lại  thành 2 hàng dọc kiểm tra sỹ số

Dẫn trẻ xuống sân trường nơi râm mát(hát đi dạo)

2/ nội dung: quan sát sân trường

Hôm nay trời mát và đẹp cô sẽ dẫn con đi tham quan sân trường mình nhé!

         Các con xem cổng trường mình có là tên  gì?( trường TH MAHB2)

         Cho trẻ đọc 2-3 lần

         Do chúng ta học nhờ trường tiểu học, thực ra mình là hoc sinh của trường gì?(MG MAHB)

         Xung quanh trường có gì?( hàng rào bao quanh)

         Vào bên trong cổng trường có gì?( đường láng xi măng, )

         Ở giữa có cây cao trên có lá cờ là gì ?(cột cờ)

         Cột cờ có tác dụng gì?( chào cờ)

         Với sân trường của mình như thế này con cảm thấy như thế nào ?( rất đẹp)

         Vườn trường mình có nhiều hoa con làm gì?(không hái hoa, bẻ cành)

         Nếu có lá rơi con làm gì?( nhặt lá)

         Để sân trường luôn sạch đẹp con làm gì?( không sả rác)

         những bãi hoa rất đẹp con làm gì?( không giẫm lên cỏ)

         Các con rất giỏi, cô sẽ thưởng các con trò chơi con thích không?( thích)

3/ trò chơi vận động

T/c “ mèo đuổi chuột”

Luật chơi :

Mèo bắt được chuột phải ra ngoài 1 lần chơi ngược lại

Cách chơi :

Lớp đứng thành vòng tròn nắm tay lại với nhau. Một bạn làm chuột, một bạn làm mèo chuột chạy đường nào thì mèo chạy đường đó các bạn còn lại đứng đọc đồng dao khi hết bài thì cùng ngồi xuống không cho mèo và chuột chạy nữa

Cho trẻ  thực hiện

4/chơi tự do

Cô có mang theo vòng, phấn, dây thung các con thích chơi ở góc nào thì vào góc đó chơi. Cô phân góc chơi cho trẻ chơi. Cô quan sát trẻ khi chơi gợi ý thêm cho trẻ

         Vòng: bật liên tiếp vào vòng

         Phấn : viết số 1,2 lên sân trường

         Dây thung: nhảy qua dây

5/ kết thúc

Cô đến tuyên dương, nhận xét từng nhóm chơi

Tập trung trẻ lại nhận xét chung cả lớp,  kiểm tra sỹ số

     Cho trẻ rửa tay rửa mặt dẫn trẻ vào lớp

 

 

 

D/HOẠT ĐỘNG GÓC

Góc kỹ sư nhí : trẻ xây ngôi trường của bé

Góc học tập: chơi với bảng chun học toán

Góc bé yêu thiên nhiên: chăm sóc cây, nhổ cỏ, nhặt lá vàng

I/ mục tiêu

1/ kiến thức

 -Trẻ biết xây thành khuôn viên trường,

 - Trẻ biết dùng dây thung để tạo thành chữ số 1,2 trên bảng chun học toán

  - Trẻ biết chăm sóc cây, nhổ cỏ,nhặt lá vàng úa

2. Kỹ năng:

 -Rèn trí tưởng tượng, khả năng sắp xếp của trẻ

 - Rèn trí nhận thức và khéo léo của trẻ

 - Rèn trẻ kỹ năng yêu thiên nhiên, chăm sóc hoa, cây.

3.Thái độ: Trẻ biết chơi cùng nhau,không tranh giành,chơi xong thu dọn đồ chơi đúng nơi qui định

II. Chuẩn bị:

1. Không gian: Lớp học.

2. Cô:

 - Hàng rào, cây xanh, cổng, ngôi trường

 -   dây thun, bảng chun học toán, thẻ đeo,biểu tượng, tên góc.

 -   thùng nước, cây xanh, kéo, sọt rác

3. Trẻ: Tâm thế vui vẻ.

4. Phương pháp: Trò chuyện, thực hành, trãi nghiệm.

III. Tiến hành:

1.Trò chuyện ổn định và gây hứng thú

 -Hát trường chúng cháu là trường MN.

 - Con vừa hát bài gì?(trường chúng cháu là trường MN)

 - Hôm nay các con học ngoan cô sẽ thưởng cho các con chơi trò chơi c/c xem gì nhé

 Xuất hiện 3 thùng đồ chơi. 

2. Giới thiệu góc chơi

Cô có rất nhiều nguyên vật liệu, các bạn hãy xem đó là gì nha?

* Góc kỹ sư nhí : xây ngôi trường của bé

 + Các nhìn xem cô có gì nửa? (Hàng rào, cây xanh, cổng, ngôi trường, hoa,..)

 + Với những đồ dùng này ta có chơi được gì? (xây ngôi trường…)

* Góc học tập: bảng chun học toán,dây thun, thẻ đeo,biểu tượng, tên góc.

* Góc bé yêu thiên nhiên: chăm sóc cây

  - Đây là gì?( ca múc nước, thùng nước, kéo)

  - Những đồ dùng này các con có thể chơi góc nào?( góc bé yêu thiên nhiên)

  -  Vào góc này con làm gì?( tưới cây, nhặt lá rơi)

  - À, bây giờ các bạn hãy chọn nhóm chơi của mình đi.

 - Mỗi nhóm chơi chúng ta sẽ chọn ra một nhóm trưởng nha. Và bạn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm.

 - Cô tiếp tục gợi hỏi tương tự các góc còn lại….

Cô mời các bạn thích góc chơi nào thì về góc đó lấy thẻ đeo vào chơi cùng bạn.

3. Trẻ vào góc chơi. 

 Các bạn hãy mang đồ chơi về góc chơi của mình đi

  Trẻ thỏa thuận công việc chơi.

 Giáo dục: khi chơi không tranh giành đồ chơi.

 Cô quan sát từng góc chơi và gợi mở cho trẻ để làm tốt hơn.

 Cô quan sát các góc chơi và trò chuyện hướng dẫn trẻ chơi

 Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ vừa nghe vừa chơi với âm thanh nhỏ.

 Cô đến từng góc chơi quan sát và chơi cùng trẻ có câu hỏi để trẻ trả lời               Còn góc này? Các bạn đặt tên cho góc mình là gì?

 Cô tiếp tục quan sát và gợi hỏi các góc còn lại cho cháu đặt tên góc cô viết cho cháu xem và cho cháu dán lên từng góc của mình.

4. Kết thúc:

  - Các con làm gì với sản phẩm của mình?( cháu trả lời)

- Khen cháu, cho cháu dần chuyển sang hoạt động khác.                               

E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:

   - Đề tài: Ôn nhận biết số lượng 1,2 và chữ số 1,2

    LQBM:

*  Thực hành  lô tô chữ số.

-Chơi tự do.

I. Mục tiêu:

 -Trẻ biết thực hiện lô tô theo yêu cầu của cô .

 - Hào hứng tham thao tác cùng cô

 - trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ

II. Chuẩn bị: lô tô chữ số , bàn, ghế, đồ chơi có sẳn.

III. Tiến hành:

 -Hát: “ trường chúng cháu là trường MN ”

 - Vào buổi sáng cô đã cho con làm quen chữ số mấy?

 - Mời 1 vài bạn nói.

 - Cô nhận xét .

 -Giáo dục chung.

Thực hành lô tô

 - Cô phát lô tô chữ số ,cho trẻ thực hiện theo yêu cầu.

 - Sắp xếp , tìm chữ số học rồi.

 -Nhận xét, tuyên dương.

*LQBM:dạy trẻ rửa tay

 -Cô cho trẻ rửa tay theo cô bằng các thao tác

 - cô cho trẻ tự nhắc và thực hiện các bước của quy trình

 - nhận xét tuyên dương

*Vệ sinh – nêu gương- trả trẻ.

 - Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân.

 -Cho trẻ hát “Cả tuần đều ngoan”

 -Cô nhận xét chung

 -Tổ chức cho trẻ cắm cờ .

 -Trả trẻ.

F. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:

.........................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Chủ đề nhánh : TRƯỜNG MẪU GIÁO YÊU THƯƠNG

Lĩnh vực: phát triển  thể chất

Hoạt động: vệ sinh

Đề tài : RỬA TAY ĐÚNG CÁCH

Thư ba ngày 1/9/2015

Chỉ số đánh giá( chỉ số 15) : rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

 

 

A/ THỂ DỤC SÁNG: như thứ hai

B/ HOẠT ĐỘNG HỌC

I/ Mục đích yêu cầu

1/ kiến thức

 Trẻ biết các bước rửa tay theo quy trình

 tay bẩn

2/ kỹ năng

       Trẻ biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn

       Trẻ rửa tay theo từng bước của quy trình không làm ướt áo

3/ thái độ

      GD trẻ giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường

II/ chuẩn bị

1/Không gian:  trong lớp

2/Cô: tranh các bước rửa tay theo quy trình, xà phòng, khăn, chậu nước, khăn, tranh các bước quy trình cắt rời

3/Cháu: khăn, bài hát cô yêu cầu

4/Phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hành

III/ Tiễn hành

Hoạt động của cô

Hoạt động trẻ

1/ trò chuyện

Hát: vui đến trường

         Con vừa hát bài gì?

         Đến trường con được làm những gì?

         Khi tay con bẩn con làm gì?

Hôm nay cô sẽ dạy con rửa tay đúng theo quy trình rửa tay của bộ y tế nhe

 

 

Trẻ hát

Hát, thơ ,vẽ,…

 

Rửa tay

Dạ

 

 

 

2/ hướng dẫn trẻ cách rửa tay

         Bạn nào biết cách rửa tay lên rửa tay cho cô và các bạn cùng xem

         Cô cũng cõ một cách rửa tay các con xem cô rủa nhé!

         Lần 1+ phân tích:

+ bước 1: con làm ướt tay và thoa xà phòng

+ bước 2:cuốn tay và từng ngón tay

+bước 3:chà sát cổ tay và mu bàn tay

+bước 4:miết và giữa các ngón tay

+bước 5:chụm và cọ các đầu ngón tay

+bước 6:xả sạch xà phòng

+ bước 7:lau khô tay

Lần 2 không phân tích

-Mời cả lớp cùng thực hiện theo cô 2-3 lần

     -Mời tổ, nhóm, cá nhân thực hiện

    - cô theo dõi quan sát trẻ

 3/ trò chơi luyện tập

Trò chơi “ ai nhanh hơn”

Cách chơi: chia lớp ra thành 2 nhóm mỗi nhóm mang rổ có các bước rửa tay mang về nhóm mình dán theo thứ tự của quy trình, nhóm nào dán trước và đúng sẽ được cô và các bạn khen

Cho trẻ thực hiện

Cô quan sát theo dõi trẻ

Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả

 

Trẻ thực hiện

 

Trẻ quan sát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ thực hiện

 

trẻ thực hiện

 

 

trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

Trẻ thực hiện

 

Trẻ kiểm tra

4/ kết thúc

Hôm nay con học bài gì?

Bài học hôm nay giúp con nhận biết điều gì?

Khi rửa tay con làm ra sao ?

 

 

 

Các con phải thường xuyên rửa tay để  phòng tránh một số bệnh thường gặp nhe

Hát “ vui đến trường”

 

 

Rửa tay đúng cách

Rửa tay trước khi ăn sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn

Không làm ướt áo, đúng các bước

Trẻ nghe

 

Trẻ hát

C/Dạo chơi ngoài trời

Quan sát có mục đích: công việc của bác bảo vệ

Trò chơi vận động: chuyền bóng

Chơi tự do: bác bảo vệ tài giỏi, vòng, phấn, bóng,xem tranh các loại thực phẩm

I/Mục tiêu

1/ kiến thức: Trẻ nhận biết bác bảo vệ trong trường, những công việc hằng ngày của bác

2/ kỹ năng: Trẻ biết đoàn kết khi chơi chơi đúng luật

3/ thái độ:Trẻ yêu quý, kính trọng bác bảo vệ, và các cô

II/ chuẩn bị

     1/ không gian: ngoài sân

     2/Cô: vị trí cho trẻ quan sát bác bảo vệ,bóng, tranh các bước rửa tay, phấn

      3/trẻ: tâm thế sẵn sàng

     4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại

III/ Tiến hành

1/trò chuyện gây hứng thú

         Tập trung trẻ lại 2 hàng dọc kiểm tra sĩ số

         Hôm nay, cô sẽ cho các con quan sát công việc của bác bảo vệ con thích không?( thích)

Hát” đi dạo”

   2/ dẫn trẻ làm quen bác bảo vệ

         Hôm nay cô dẫn con dạo chơi sân trường

         Con ơi! Con biết ai vậy con ?( bác bảo vệ)

         Trẻ gặp bác bảo vệ con làm gì? “ con chào bác”

         Cô ơi! Bác tên gì?

         Bác mặc quần áo màu gì?

         Bác đội mũ màu gì?

         Bác bảo vệ làm gì?                           

         Nếu không có bác bảo vệ thì sao?

         Đồ dùng của bác là gì?

         Các con phải yêu quý kính trọng bác  cũng như các cô trong trường nhe!

3/ trò chơi vận động   

      cách chơi : cho trẻ đứng thành vòng tròn, một trẻ cầm bóng chuyền cho bạn đối diện, nhiệm vụ của bạn đối diện là bắt bóng bằng 2 tay và chuyền cho bạn khác.   Nếu bạn nào không bắt được bóng sẽ ra ngoài một lần chơi

    Cho trẻ thực hành chơi, cô bao quát trẻ, động viên trẻ nhát.

    Cho trẻ chơi vào lần

4/Chơi tự do:

Cô có mang theo vòng, phấn, tranh các bước rửa tay,bóng các con thích chơi ở góc nào thì vào góc đó chơi. Cô phân góc chơi cho trẻ chơi. Cô quan sát trẻ khi chơi

         Vòng: bật vào vòng

         Phấn : vẽ hoa vườn trường

         Tranh: cho trẻ xem tranh quy trình các bước rửa tay và nhắc lại từng bước rửa tay

5// kết thúc

Tập trung trẻ lại  nhận xét chung,kiểm tra sỹ số

     Cho trẻ rửa tay rửa mặt dẫn trẻ vào lớp

D/HOẠT ĐỘNG GÓC

Góc kỹ sư nhí: xây ngôi trường của bé

Góc bé yêu thiên nhiên: chăm sóc cây, nhổ cỏ, nhặt lá vàng úa

Góc đầu bếp nhí: pha hột é

I/Mục tiêu

1/Kiến thức:

-Trẻ xây được ngôi trường,

- Trẻ  biết chăm sóc cây,

-Trẻ biết pha ly hột é

2/Kỹ năng:

-Trẻ biết sắp xếp thành khuôn viên ngôi trường

- Trẻ biết thể hiện tưới cây, tỉa lá héo úa.

- Trẻ biết pha một ly hột é không làm đổ nước

3/Thái độ: Trẻ biết chơi cùng nhau,không tranh giành,chơi xong thu dọn đồ chơi đúng nơi qui định

II/Chuẩn bị

1/không gian: trong lớp

2/:

-Gạch, ngôi trường, cây cỏ, gà, vịt, thẻ đeo,  mũ, cây xanh, hoa

- thùng tưới hoa, nước cây xanh, hoa, thẻ ,…

-hột é, ly, muỗng, nước

3/ trẻ: tâm thế sẵn sàng

4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại, thưc hành

III/ tiến hành

1/ ổn định gây hứng thú

Mở nhạc cho cháu nghe bài: ‘ trường chúng cháu là trường mầm non ”

C/c con hát bài hát gì?( trường chúng cháu là trường mầm non )

Con thích đến trường không?( thích)

À! Hôm nay cô có mang theo 3 thùng đồ chơi trong đó có những đồ chơi gì nhe!

2/ giới thiệu góc chơi

Cô có rất nhiều nguyên liêu các con xem đó là gì nhe!

Góc ký sư nhí: Gạch, ngôi trường, cây cỏ, gà, vịt, thẻ đeo,  mũ, cây xanh,hoa

Góc bé yêu thiên nhiên:

Cô còn gì nữa?( thùng tưới hoa, nước cây xanh, hoa )

 Với những đồ dùng này ta có chơi được gì? (tưới cây, tỉa lá úa,…)

Góc đầu bếp nhí:pha hột é

-   Đây là gì vậy con? (hột é, ly, muỗng,...)

- Sáng cô cháu ta cùng làm quen các bước rửa tay bây giờ cô cho con pha hột é ( Cô đưa ly hột é đã pha sẵn cho trẻ xem)?             

- Hỏi cháu về lợi ích của ly hột é này.. Cho cháu nói về cách pha hột é . Uống hột é còn giúp con điều gì?( giúp chúng ta khỏe, mát,..  .)

Các con phải cẩn thận không sẽ làm đỗ nước nhé….

- À, bây giờ các bạn hãy chọn nhóm chơi của mình đi.

- Mỗi nhóm chơi chúng ta sẽ chọn ra một nhóm trưởng nha. Và

bạn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm.

- Cô tiếp tục gợi hỏi các góc còn lại….

Cô mời các bạn thích góc chơi nào thì về góc đó lấy thẻ đeo vào chơi cùng bạn.

3. Trẻ vào góc chơi. 

Các bạn hãy mang đồ chơi về góc chơi của mình đi

-Trẻ thỏa thuận công việc chơi.

Giáo dục: khi chơi không tranh giành đồ chơi.

- Cô quan sát từng góc chơi và gợi mở cho trẻ để làm tốt hơn, đẹp hơn.

- Cô quan sát các góc chơi và trò chuyện hướng dẫn trẻ chơi

- Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ vừa nghe vừa chơi với âm thanh nhỏ.

- Cô đến từng góc chơi quan sát và chơi cùng trẻ có câu hỏi để trẻ trả lời Còn góc này? - Các bạn đặt tên cho góc mình là gì?

- Cô tiếp tục quan sát và gợi hỏi các góc còn lại cho cháu đặt tên góc cô viết cho cháu xem và cho cháu dán lên từng góc của mình.

4. Kết thúc:

- Các con làm gì với sản phẩm của mình?( cháu trả lời)

- Khen cháu, cho cháu dần chuyển sang hoạt động khác.                               

E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:

- Đề tài: Ôn rửa tay đúng cách.

- LQBM: bàn tay cô giáo

- sách tạo hình.

-Chơi tự do.

I. Mục tiêu:

-Trẻ biết rửa tay trước khi ăn sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, trẻ đọc biết tên bài thơ bàn tay cô giáo, tên tác giả

II. Chuẩn bị:bàn, ghế, sách tạo hình, bút sáp, đồ chơi có sẳn.

III. Tiến hành:

-Hát: “ vui đến trường ”

- Vào buổi sáng cô đã kể cho các con bài học có tên là gì? Có mấy bước?

- Mời 1 bạn kể lại các bước

- Cô nhận xét .

-Giáo dục chung.

Thơ: Bàn tay cô giáo

- Cô  đoc cho trẻ nghe bài thơ ‘ Bàn tay cô giáo”

- cho trẻ đọc cùng cô 2-3 lần

-Nhận xét, tuyên dương.

*sách tạo hình:

-Cô cho trẻ nhận sách, bút sáp.

- Cô giới thiệu trang sách cần học, phân tích cách vẽ chính xác hơn

*Vệ sinh – nêu gương- trả trẻ.

- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân.

-Cho trẻ hát “Cả tuần đều ngoan”

-Cô nhận xét chung

-Tổ chức cho trẻ cắm cờ .

-Trả trẻ.

F. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Chủ đề nhánh : TRƯỜNG MẪU GIÁO YÊU THƯƠNG

Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ

Hoạt động: làm quen văn học

Đề tài : THƠ : BÀN TAY CÔ GIÁO

Thứ tư ngày 2/9/2015

Chỉ số đánh giá: (cs 62):nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2-3 hành động

A/ THỂ DỤC SÁNG:như thứ hai

B/ HOẠT ĐỘNG HỌC

I/Mục tiêu :

1/Kiến thức

- Trẻ đọc thuộc theo cô  rõ ràng bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ, tên bài thơ,tên tác giả

- Trẻ nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2-3 hành động

2/Kỹ năng 

- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ, đúng nhịp. Luyện trẻ đọc rõ ràng.

- trẻ thực hiện được lời chỉ dẫn 2-3 hành động liên tiếp

3/Thái độ

- Dạy trẻ biết thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng cô giáo.

II. Chuẩn bị:

1/ không gian: trong lớp

2/ : tranh “cô giáo về nội dung bài thơ, bài thơ chữ to còn khuyết

3/Cháu :  thuộc bài hát cô yêu cầu

4/ phương pháp: đàm thoại,quan sát, thực hiện

III. Tiến hành :

Hoạt động cô

Hoạt động trẻ

1: trò chuyện

- Cô cháu cùng hát bài “cô và mẹ”.

- Cô giáo giống như ai ?

cô làm công việc gì?

- Hôm nay cô có bài thơ sáng tác của Định Hải là bài “ Bàn tay cô giáo”. Cô sẽ dạy các con nhé!

 

 

Trẻ hát

Như mẹ

Dạy học

dạ

 

 

2: dạy thơ

- Cô đọc diễn cảm lần 1+ Tóm nội dung: cô giáo tết tóc, vá áo cho các con như là mẹ hiền vậy, về nhà mẹ khen cô khéo léo

- Cô đọc lần 2 trích giảng từ khó:

- tết tóc

- đến khéo

- vá áo là gì?

- Cô đọc lần 3 cháu đọc nhẩm theo cô 1 lần.

- Cô cùng cả lớp đọc thơ(2-3 lần)

- Mời lần lượt từng tổ đọc thơ, cá nhân đọc thơ

- Đọc thi  đua tổ, nhóm, cá nhân.Cô nhận xét sửa sai và tuyên dương trẻ

3/ đàm thoại:

- Con vừa đọc bài thơ gì?

- Sáng tác của ai ?

- Ở trường cô làm những công việc gì?

- Cô giống như ai Ở nhà?

- Mẹ khen cô như thế nào ?

- Ở nhà mẹ có làm những công việc giống cô không ?

- Con có yêu cô không?

Yêu cô giáo con làm gì ?

- Con thích câu thơ nào nhất trong bài thơ này? Vì sao ?

-  Cô bổ sung và nhận xét. Cô cho trẻ đọc lại các từ khó nếu cần và sửa sai cho trẻ.

3: Trò chơi: “ghép hình còn thiếu vào ô trống”

Chia lớp thành hai nhóm

Cô có hai bài thơ “ bàn tay cô giáo nhưng còn thiếu nhiệm vụ các con là chon tranh dán vào cho phù hợp tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. Trong thời gian một bài hát đội nào dán xong trước và chính xác là đội chiến thắng

- cho trẻ thực hiện

- Cô nhận xét trẻ chơi

 

 

trẻ nghe

 

 

cuộc lại gọn gang

tay cô khéo léo

áo bị rách may lại

 

 

 

 

 

 

 

Bàn tay cô giáo

Định Hải

Vá áo, tết tóc,…

Giống mẹ

Mẹ khen cô khéo tay

Thưa cô có

Dạ yêu

Chăm ngoan học giỏi

Trẻ trả lời

Trẻ nghe

 

Trẻ nghe

 

 

 

 

 

Trẻ thực hiện

Trẻ nghe

 

4/ kết thúc

Con vừa học bài thơ tên gì?Do ai sáng tác?

 

Cho lớp đọc lại bài thơ 1 lần

GD các con đi rất giỏi con đã thực hiện liên tiếp 2 hành động liên tiếp là nói tên bài thơ và tên tác giả

- Lớp hát “ Trường chúng cháu là trường MN”.

 

Bàn tay cô giáo, Định Hải

Trẻ đọc

Trẻ nghe

 

Lớp hát

C/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Quan săt có mục đích:NHẶT LÁ CÂY SÂN TRƯỜNG

Trò chơi vận động:mèo đuổi chuột

Chơi tự do:mèo đuổi chuột, vẽ ngôi trường, bật liên tiếp vào vòng

I/ mục tiêu

1/Kiến thức

Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên hít thở không khí trong lành

Trẻ biết nhặt lá vàng rơi, rác trong sân trường

2/Kỹ năng

Trẻ biết sử dụng khéo léo đôi bàn tay

3/Thái độ

Đoàn kết hứng thú khi chơi và chơi đúng luật.Thỏa mãm nhu cầu chơi của trẻ

Trẻ biết bảo vệ môi trường,

II/ chuẩn bị

1/ không gian: ngoài sân

2/Cô: Sân rộng, sạch, thoáng, an toàn,Vòng, phấn, bóng, sọt rác

3/trẻ: tâm thế sẵn sàng

4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hiện

III/ Cách tiến hành

1/ trò chuyện

Tập trung trẻ lại thành 2 hàng dọc kiểm tra sỹ số

Dẫn trẻ xuống sân trường nơi râm mát( vừa đi vừa hát  “ đi dạo”)

2/ hướng dẫn trẻ nhặt lá 

Hôm nay trời mát và đẹp cô sẽ dẫn con đi tham quan sân trường mình nhé!

c/c nhìn thấy sân trường của mình như thế nào?(có nhiều lá)

vậy cô và c/c cùng nhặt lá cho sân trường sạch nhé!(dạ)

Nhặt lá ta cho lá vào đâu?( sọt rác)

Khi mà các con ăn quà bánh xong vỏ con vứt ở đâu nè?( thùng rác)

Vì sao chúng ta phải bỏ vào thùng rác?(bảo vệ môi trường)

3/ trò chơi

T/c “ mèo đuổi chuột”

Luật chơi : chuột chạy đường nào thì mèo chạy đường đó

Cách chơi :cô mời một bạn làm mèo một bạn làm chuột các bạn còn lại nắm tay thành vòng tròn và cùng nhau đọc bài đồng dao khi hết bài con ngồi xuống, nếu khi hết bài đồng dao mà mèo chưa bắt được chuột xem như thua cuộc

4/ chơi tự do

Cô có mang theo vòng, phấn, bóng dây thung các con thích chơi ở góc nào thì vào góc đó chơi. Cô phân góc chơi cho trẻ chơi.

Chơi : mèo đuổi chuột

Vòng: bật liên tiếp vào vòng

Phấn: vẽ cô giáo

Cô quan sát trẻ khi chơi.Cô nhận xét từng góc chơi

4/ kết thúc

Tập trung trẻ lại.Cô nhận xét chung cả lớp, kiểm tra sỹ số

Cho trẻ rửa tay rửa mặt dẫn trẻ vào lớp

D/HOẠT ĐỘNG GÓC

Góc kỹ sư nhí:xây ngôi trường của bé

Góc đầu bếp nhí: pha hột é

Góc thư viện của bé: xem tranh chữ to, ghép tranh còn thiếu

I/Mục tiêu

1/Kiến thức:

-trẻ xây được ngôi trường,

- Trẻ biết pha hột é

- trẻ xem tranh chữ to và ghép tranh còn thiếu trong bài thơ “ bàn tay cô giáo”

2/Kỹ năng:

-Trẻ cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về chủ đề chơi,

- Trẻ phân vai chơi, nội dung chơi,

- Trẻ biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự , chi tiết.

3/Thái độ: Trẻ biết chơi cùng nhau,không tranh giành,chơi xong thu dọn đồ chơi đúng nơi qui định

II/Chuẩn bị

1/không gian: trong lớp

2/:

-Gạch, ngôi trường, cây cỏ, gà, vịt, thẻ đeo,  mũ, cây xanh, hoa

-- Nước, ly,muỗng, đường, hột é,….

- Xem tranh chữ to, ghép tranh còn thiếu số

3/ trẻ: tâm thế sẵn sàng

4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại, thưc hành

III/ tiến hành

1/ ổn định gây hứng thú

Mở nhạc cho cháu nghe bài: ‘ trường chúng cháu là trường mầm non ”

C/c con hát bài hát gì?( trường chúng cháu là trường mầm non )

Con thích đến trường không?( thích)

À! Hôm nay cô có mang theo 3 thùng đồ chơi trong đó có những đồ chơi gì nhe!

2/ giới thiệu góc chơi

Cô có rất nhiều nguyên liêu các con xem đó là gì nhe!

Góc ký sư nhí: Gạch, ngôi trường, cây cỏ, gà, vịt, thẻ đeo,  mũ, cây xanh,hoa

Góc đầu bếp nhí

Cô còn gì nữa?( ly,muỗng, đường, nước, hột é… )

 Với những đồ dùng này ta có chơi được gì? (pha hột é,…)

Góc thư viện của bé:xem tranh chữ to và đọc thơ

-   Đây là gì vậy con? (Tranh chữ to bài thơ )

- Sáng cô cháu ta cùng làm quen với bài thơ gì?( bàn tay cô giáo) 

Cô đưa tranh cho trẻ xem? 

- Hỏi cháu về những chỗ thiếu của tranh.. Cho cháu nói về chỗ thiếu đó.

Các con phải cẩn thận không sẽ nhầm tranh nhé….

- À, bây giờ các bạn hãy chọn nhóm chơi của mình đi.

- Mỗi nhóm chơi chúng ta sẽ chọn ra một nhóm trưởng nha. Và

bạn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm.

- Cô tiếp tục gợi hỏi các góc còn lại….

Cô mời các bạn thích góc chơi nào thì về góc đó lấy thẻ đeo vào chơi cùng bạn.

3. Trẻ vào góc chơi.

Các bạn hãy mang đồ chơi về góc chơi của mình đi

-Trẻ thỏa thuận công việc chơi.

Giáo dục: khi chơi không tranh giành đồ chơi.

- Cô quan sát từng góc chơi và gợi mở cho trẻ để làm tốt hơn, đẹp hơn.

- Cô quan sát các góc chơi và trò chuyện hướng dẫn trẻ chơi

- Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ vừa nghe vừa chơi với âm thanh nhỏ.

- Cô đến từng góc chơi quan sát và chơi cùng trẻ có câu hỏi để trẻ trả lời Còn góc này?

- Các bạn đặt tên cho góc mình là gì?

- Cô tiếp tục quan sát và gợi hỏi các góc còn lại cho cháu đặt tên góc cô viết cho cháu xem và cho cháu dán lên từng góc của mình.

4. Kết thúc:

- Các con làm gì với sản phẩm của mình?( cháu trả lời)

- Khen cháu, cho cháu dần chuyển sang hoạt động khác.                               

E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:

- Đề tài: Ôn bài thơ: bàn tay cô giaó

- LQBM:vẽ trường mầm non

Thực hành  lô tô kỹ năng sống

  I. Mục tiêu:

-Trẻ biết thực hiện lô tô theo yêu cầu của cô .

-Trẻ cùng cô vẽ ngôi trường

- Trẻ nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2-3 hành động(cs42)

II. Chuẩn bị: lô tô kỹ năng sống , bàn, ghế, sách toán, bút sáp, đồ chơi có sẳn.

III. Tiến hành:

-Hát: “ niềm vui ngày khai trường ”

- Vào buổi sáng cô đã cho các con bài thơ tên là gì? Ai là tác giả?(Bàn tay cô giáo của tác giả Định Hải)

- Mời 1 bạn kể lại việc làm của cô giáo?(trẻ kể)

- Cô nhận xét .

-Giáo dục chung.

LQBM: vẽ ngôi trường

Cô cho trẻ nhận giấy bút màu vẽ cùng cô, cô vẽ nét nào trẻ vẽ nét đó.

Cô nhắc trẻ tư thế ngồi

Cô quan sát thẻo dõi trẻ khi vẽ

Nhận xét tuyên dương

Thực hành lô tô

- Cô phát lô tô kỹ năng sống,cho trẻ thực hiện theo yêu cầu.

- Sắp xếp , tìm hiểu các kỹ năng

-Nhận xét, tuyên dương.

*Vệ sinh – nêu gương- trả trẻ.

- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân.

-Cho trẻ hát “hoa bé ngoan”

-Cô nhận xét chung

-Tổ chức cho trẻ cắm cờ .

-Trả trẻ.

F. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

****************************************************

Chủ đề nhánh: trường mẫu giáo yêu thương

Lĩnh vực: phát triển thẫm mỹ

Hoạt động: tạo hình

Đề tài: vẽ trường mầm  non

Thứ năm ngày: 3/9/2016

Chỉ số đánh giá(cs 6):tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ

 

A/ THỂ DỤC SÁNG: như thú hai

B/HOAT ĐỘNG HỌC

I/ mục tiêu

1/ kiến thức

         Trẻ vẽ được ngôi trường có cây xanh, hoa, cỏ

         Trẻ tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ

2/ kỹ năng

         Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay và óc thẩm mỹ của trẻ.Phát triển trí tưởng tượng óc quan sát

         Tô màu không chờm ra ngoài nét vẽ

3/ thái độ

         Gd cháu tính cẩn thận khi vẽ và khi tô màu không cho chờm ra ngoài để bức tranh thêm đẹp

II/ chuẩn bị

1/ không gian: trong lớp

2/Cô: giấy vẽ, bút màu, tranh mẫu

3/Cháu: giấy vẽ, bút màu

4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hiện

III/ Tiến hành

Hoạt động cô

Hoạt động trẻ

1/ trò chuyện

         Câu đố: “Ai người đến lớp

                    Chăm chỉ sớm chiều

                    Dạy bảo mọi điều

                    Cho con khôn lớn

         Đó là ai?con thích đến lớp với cô không

         Vậy khi đến trường con cảm thấy thế nào?

Hôm nay cô sẽ dạy c/c vẽ ngôi  trường  mầm non mình c/c có thích không?

 

Trẻ nghe

 

 

Cô giáo, dạ thích

Rất vui

 

Thích

2. dạy vẽ

t/c/; trời tôi trời sáng

        cô có tranh gì?

         Mái trường màu gì?nét gì để vẽ?

         Thân trường màu gì? Hình gì?

         Cửa chínhvà cửa sổ màu gì? Hình gì?

         Xung quanh trường có những gì?

  Cô vẽ mẫu

  Lần 1+ phân tích: Cô vẽ một nét thẳng ngang từ trái qua phải, cô vẽ thêm một nét thẳng ngang thứ 2 dài hơn cô nối hai  nhỏ nét thẳng ngang lại tạo thành mái trường. Cô vẽ nét  sổ thẳng hai bên tạo thân trường, Cô vẽ nét thẳng ngang nối 2 nét sổ thẳng lại thêm 1 nét sổ thẳng chính giữa  ngôi trường để tạo 2 phòng học. Cô vẽ tiêp của sổ cô dùng nét sổ thẳng , nét thẳng ngang, của chính cô cũng dùng nét thẳng ngang và nét sổ thẳng. Bây giờ cô tô màu. Khi cô vẽ một nét xong thì quan sát xem trẻ vẽ được không nếu không thì giúp trẻ vẽ

     Màu đỏ cô tô mái trường. Khi tô con tô từ trên      xuống, từ trái phải, tiếp tục cô dùng màu vàng tô thân trường,màu xanh tô của sổ và cửa ra và cửa ra vào

3: cháu thực hiện

   Cô mở nhạc cho trẻ nghe,khi vẽ con ngồi thẳng lưng, cầm bút bằng tay nào?

   Trẻ thực hiện

    Cô quan sát giúp đỡ trẻ khi vẽ,

4/ trưng bày sản phẩm

     Bạn nào vẽ xong thì mang sản phẩm của mình lên trưng bày

Các con ai vẽ cũng đẹp.

Tiêu chí:Tranh đẹp là tranh vẽ ngôi trường chính giữa giấy, có cây xanh, hoa…tô màu thật đẹp không lem ra ngoài

   Cô mời một vài bạn nhận xét sản phẩm nào đẹp

   Con thích sản phẩm nào? Vì sao con thích?

   Cô nhận xét tranh đặc biệt

 

 

Trẻ chơi

Trường mầm non

Màu đỏ, trẻ trả lời

Màu vàng, hình chữ nhật

Màu xanh lá, hình chữ nhật

Cây xanh, hoa,..

 

Trẻ quan sát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ quan sát

 

 

 

 

Trẻ nghe

Tay phải

Trẻ thực hiện

 

 

 

Trẻ vẽ

 

Trẻ mang sản phẩm lên

 

Trẻ nghe

 

Bạn vẽ đẹp,Ngôi trường,…

Trẻ nghe

4/ kết thúc

Hôm nay con học gì?

Con biết tranh đẹp là thế nào không?

 

Các con phải cố gắng học giỏi và vâng lời cô, ba mẹ  để ba mẹ vui

Hát “ trường chúng cháu là trường Mầm non

 

Vẽ trường MN

Vẽ giữa, tô màu không lem ra ngoài

Trẻ nghe

Trẻ hát

C/HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Quan sát có mục đích:TRỒNG HOA CHO LỚP

Trò chơi vận động:đuổi bắt

Chơi tự do:đuổi bắt, vòng, phấn,bóng

I/ mục tiêu

1/Kiến thức

 Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên hít thở không khí trong lành

Trẻ biết trồng hoa cho lớp mình

2/Kỹ năng

Trẻ biết sử dụng lời nói giao tiếp rèn sự khéo léo, nhanh nhẹn khi chơi trò chơi vận động.

3/Thái độ

Đoàn kết hứng thú khi chơi và chơi đúng luật.Thỏa mãm nhu cầu chơi của trẻ

Trẻ biết yêu hoa chăm sóc hoa vườn trường lớp mình

II/ chuẩn bị

1/Không gian : ngoài trời

2/Cô: Sân rộng, sạch, thoáng, an toàn,vòng, phấn, bóng, sọt rác,

3/ cháu: tâm thế sẵn sàng

4/Phương pháp quan sát, thực hành, trò chuyện, trò chơi

III/ Tiến hành

1/ trò chuyện

Tập trung trẻ lại thành hai hàng dọc kiểm tra sỹ số

Dẫn trẻ xuống sân trường nơi râm mát( vừa đi vừa hát bài “  đi dạo” )

2/ hướng dẫn trẻ  quan sát

Hôm nay trời mát và đẹp cô sẽ dẫn con đi tham quan sân trường mình nhé!

c/c nhìn thấy sân trường của mình thế nào?(sach đẹp)

trường mình có mấy bồn hoa? Rất nhiều bong hoa. Bây giờ cô và các con cùng lấy đất trồng hoa cho lớp mình nhé!

Trẻ cầm chậu, hoa, mười giờ, dụng cụ lấy đât trồng hoa cùng cô

Các bạn còn lại lấy chai lấy nước tưới hoa nhe!

Giáo dục trẻ: các con phải biết yêu  hoa không hái hoa để vườ hoa  đẹp nhé

3/ trò chơi

T/c “ bẫy chuột”

Cách chơi :chia lớp 2 nhóm, một nhóm ít trẻ hơn nắm tay lại thành vòng tròn làm bẫy chuột, nhóm còn lại đóng vai chuột, nhóm đống vai chuột vừa đi vòng tròn vừa đọc thơ

“ Bọn chuột đáng ghét

Đụt khoét khắp nơi

Cùng nhau làm bẫy

Bắt hết chuột nào”

Khi đọc hết bài thơ trẻ dừng lại giơ tay lên làm bẫy chuột cho chuột chui vào chui ra. Khi có hiệu lệnh “ sập bẫy” thì trẻhạ tay và ngồi xuống.Những chú chuột nào không chạy ra ngoài kịp thì sẽ vào nắm tay làm bẫy khi số bẫy chuột tăng lên sẽ đổi vai  cho nhau

Trò chơi thực hiện 3-4 lần

4/ chơi tự do

Cô có mang theo vòng, phấn, bóng dây thung các con thích chơi ở góc nào thì vào góc đó chơi. Cô phân góc chơi cho trẻ chơi.

Nhóm chơi: bẫy chuột

Bóng: chuyền bóng qua đầu

Phấn : vẽ ngôi trường trên sân

Cô quan sát trẻ khi chơi. Cô nhận xét từng nhóm chơi

5/ kết thúc

Cô lắc trống tập trung trẻ lại .Cô nhận xét chung cả lớp, kiểm tra sỹ số

Cho trẻ rửa tay rửa mặt dẫn trẻ vào lớp

D/HOẠT ĐỘNG GÓC

Góc đầu bếp nhí: pha hột é

Góc thư viện của bé : xem tranh ảnh, đọc truyện theo tranh

Góc họa sĩ nhí : vẽ ngôi trường của bé

I/Mục tiêu

1/Kiến thức:

-Trẻ biết cách pha hột é

- Trẻ biết đọc tranh chữ to,

- Trẻ biết vẽ ngôi trường

2. Kỹ năng:

-  Trẻ biết pha 1 ly hột é không làm đổ nước

- trẻ chỉ từng chữ khi đọc

- Trẻ dùng các kỹ năng vẽ để vẽ thành ngôi trường thật đẹp

3.Thái độ: Trẻ biết chơi cùng nhau,không tranh giành,chơi xong thu dọn đồ chơi đúng nơi qui định

II/Chuẩn bị

 1. Không gian tổ chức: trong lớp

2. Cô:

-  Hàng rào, cây xanh, cổng, trường, hoa 

  tranh khổ to, thẻ đeo,biểu tượng, tên góc.

- giấy A4, bút màu sáp,

3. Trẻ: Tâm thế vui tươi.

4. Phương pháp: Trò chuyện, thực hành, trãi nghiệm.

III/ Tiến hành

1/ ổn định gây hứng thú

Mở nhạc cho cháu nghe bài: ‘ trường chúng cháu là trường mầm non ”

C/c con hát bài hát gì?( trường chúng cháu là trường mầm non )

Con thích đến trường không?( thích)

À! Hôm nay cô có mang theo 3 thùng đồ chơi trong đó có những đồ chơi gì nhe!

2/ Giới thiệu góc chơi

Cô có rất nhiều nguyên vật liệu, các bạn hãy xem đó là gì nha?

* góc đầu bếp nhí:  muỗng, ly, đường, hột é, thẻ đeo,biểu tượng, tên góc.

*Góc thư viện của bé:tranh khổ to, thẻ đeo,biểu tượng, tên góc.

+ Các nhìn xem cô có gì nửa? ( tranh chữ to,…)

+ Với những đồ dùng này ta có chơi được gì? (đọc tranh chữ to,…)

* Góc họa sĩ nhí

-   Đây là gì vậy con? Giấy A4, bút màu sáp, ....

-  đây là ngôi trường mà các con vừa vẽ lúc nãy

- Hỏi cháu về lợi ích của ngôi trường.. Cho cháu nói về cách cầm bút, tư thế ngồi( cầm bút tay phai, ngồi thẳng lưng)

Các con phải cẩn thận khi tô nhớ đừng tô chờm ra ngoài

- À, bây giờ các bạn hãy chọn nhóm chơi của mình đi.

- Mỗi nhóm chơi chúng ta sẽ chọn ra một nhóm trưởng nha. Và

bạn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm.

- Cô tiếp tục gợi hỏi các góc còn lại….

Cô mời các bạn thích góc chơi nào thì về góc đó lấy thẻ đeo vào chơi cùng bạn.

3. Trẻ vào góc chơi. 

Các bạn hãy mang đồ chơi về góc chơi của mình đi

-Trẻ thỏa thuận công việc chơi.

Giáo dục: khi chơi không tranh giành đồ chơi.

Cô quan sát từng góc chơi và gợi mở cho trẻ để làm tốt hơn, đẹp hơn.

Cô quan sát các góc chơi và trò chuyện hướng dẫn trẻ chơi

- Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ vừa nghe vừa chơi với âm thanh nhỏ.

- Cô đến từng góc chơi quan sát và chơi cùng trẻ có câu hỏi để trẻ trả lời Còn góc này? Các bạn đặt tên cho góc mình là gì?

- Cô tiếp tục quan sát và gợi hỏi các góc còn lại cho cháu đặt tên góc cô viết cho cháu xem

và cho cháu dán lên từng góc của mình.

4. Kết thúc:

- Các con làm gì với sản phẩm của mình?( cháu trả lời)

- Khen cháu, cho cháu dần chuyển sang hoạt động khác.                               

E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:

- Đề tài: Ôn vẽ ngôi trường

- LQBM:trường mẫu giáo của bé

Thực hành  sách bảo vệ môi trường

-Chơi tự do.

I. Mục tiêu:

-Trẻ biết thực theo yêu cầu của cô .hào hứng tham gia biểu diển văn nghệ.

-Trẻ tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ

II. Chuẩn bị: bút màu , bàn, ghế, dụng cụ âm nhạc, đồ chơi có sẳn.tranh lớp mẫu giáo nông thôn và thành phố

III. Tiến hành:

-Hát: “ niềm vui ngày khai trường ”

- Vào buổi sáng cô đã cho các con vẽ gì? Có những nét nào khi vẽ, con tô màu như thế nào?

- Mời 1 bạn nhắc lại

- Cô nhận xét .

-Giáo dục chung.

LQBM:trường mẫu giáo của bé

-Con biết gì về trường mẫu giáo của mình?( trẻ kể)

-cô cho trẻ quan sát tranh trường mẫu giáo, và so sánh với ngôi trường của mình đang học có gì khác

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ

Thực hành sách bảo vệ môi trường

- Cô phát quyển sách, bút màu ,cho trẻ thực hiện theo yêu cầu.

- chon tranh đúng, tô màu

-Nhận xét, tuyên dương.

*Vệ sinh – nêu gương- trả trẻ.

- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân.

-Cho trẻ hát “Cả tuần đều ngoan”

-Cô nhận xét chung

-Tổ chức cho trẻ cắm cờ .

-Trả trẻ.

F. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

**************************************************

Chủ đề nhánh: trường mẫu giáo yêu thương

Lĩnh vực: phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội

Hoạt động: nhận thức

Đề tài: TRƯỜNG MẪU GIÁO CỦA BÉ

Thứ sáu ngày: 4/9/2016

Chỉ số đánh giá(cs 42): trẻ dễ hòa dồng với bạn bè trong nhóm chơi

 

A/ THỂ DỤC SÁNG:như thứ hai

B/ HOẠT ĐỘNG HỌC

I/Mục tiêu :

1/Kiến thức

- Trẻ biết tên trường,tên lớp

 -Trẻ dễ hòa dồng với bạn bè trong nhóm chơi

2/Kỹ năng 

- Trẻ nói được tình cảm của mình đối với cô, với mẹ và với bạn bè trong trường.

- Trẻ nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm

- Trẻ được mọi người trong nhóm tiếp nhận

 3/Thái độ

- GD trẻ biết thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng cô giáo. Trẻ vui vẻ thoải mái khi chơi

II. Chuẩn bị:

1/ không gian: trong lớp

2/ : tranh ngôi trường nông thôn, thành phố,tranh ngôi trường cắt rời

3/Cháu :  thuộc bài hát cô yêu cầu

4/ phương pháp: đàm thoại,quan sát, thực hiện

III. Tiến hành :

Hoạt động cô

Hoạt động trẻ

1: trò chuyện gây hứng thú

- Cô cháu cùng hát bài “vui đến trường”.

- Bài hát nói về gì ?

Các con cảm thấy như thế nào khi hát bài hát” vui đến trường”?

-  Vậy trường của con như thế nào chúng ta cùng làm quen nhe!

 

 

Trẻ hát

Bé đi học

Con rất vui khi đi học

 

dạ

 

2/ quan sát tranh trường thành phố và nông thôn

  * Cô treo tranh trường Mẫu giáo ở nông thôn:

   - Tranh vẽ gì nào ? 

   - Có giống trường của con không? 

   - Con hãy kể về bức tranh con vừa xem? 

 

  - Cô mời bạn nào bổ sung thêm?

 

- Đúng rồi, tranh có ngôi trường,cây xanh,cổng rào,bạn chơi, sân trường có cột cờ, hoa,..

So với trường con đang học có gì giống và khác nhau?

 

 

 

 

- Vậy bạn nào biết tên trường của mình là trường gì nào?    Tên cô, công việc của cô là làm gì ?

  - Ngoài phòng học ra, trường mẫu giáo của mình còn có phòng nào ? 

  - Nếu không có trường, lớp mẫu giáo thì sẽ ra sao?

  - Còn không có cô giáo thì sao? 

 

- Vậy tình cảm con đối với trường, lớp ra sao?

  - ngoài ra con còn yêu ai nữa?

  - Thế đến lớp con nên làm gì?

 

      Trong trường học có nhiều phòng. Mỗi phòng đều có chức năng riêng, văn phòng dành cho cô HT,cô PHT làm công việc quản lý; các phòng học dành cho các con và các bạn học; còn có phòng bảo vệ.Vậy khi đến lớp con phải biết giữ im lặng, giữ vệ sinh chung như để rác vào thùng, không nói to làm ồn các phòng xung quanh.

  * Cô treo tranh trường mầm non ở thành phố:

 Tương tự như tranh MG nông thôn

Con xem cô có tranh vẽ gì?

Con biết đây là trường gì không?

Thế trường Mẫu Giáo này ở đâu nè?

Con hãy kể về bức tranh con vừa xem?

      *So sánh lớp học ở nông thôn và thành phố:

  - Hai tranh giống nhau ở điểm nào?

-

Khác nhau điểm nào ?

 

 

  - Con thích học trường nào hơn ? Vì sao?

 

- Con nên yêu trường,lớp mình,mến bạn, đến lớp có chơi với bạn, kính trọng cô giáo

       3: Trò chơi luyện tập

 *Trò chơi “ Ai nhanh hơn”

   Cách chơi: cô chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ kể về trường trong thời gian một bài hát đội nào kể nhiều chi tiết hơn và đúng là đội chiến thắng

-Cô cho trẻ thực hiên

-Cô theo dõi và ghi lại chi tiết

-Cô trẻ cùng kiểm tra nhận xét, tuyên dương

*Trò chơi “ ghép tranh”

Cô chia lớp thành 3 đội mỗi đội nhận 1 rổ trong rổ có bức tranh được cắt rời.Nhiệm vụ mỗi đội là ghép thành một bức tranh hoàn chỉnh,đội nào ghép đúng và nhanh sẽ là đội chiến thắng

-Cho trẻ thực hiện

-Cô quan sát theo dõi trẻ

-Cô nhân xét tuyên dương

 

 

vẽ trường học

dạ giống

Ngôi trường, cây xanh, cổng rào, bạn chơi

Sân trường có cột cờ, hoa,..

 

 

Giống:ngôi trường,bạn,hoa,cột cờ,..

Khác: trường con học có lầu, còn trường trong tranh không có lầu

Trường MG MAHB

Cô Liền,dạy học

Văn phòng, lớp học khác

Conkhông có nơi để học

Thì không có ai dạy học cho con.

Con yêutrường,lớpmình

Yêu cô và bạn.

Ngoan,vâng lời và giữ vệ sinh trường lớp,…

 

Trẻ nghe

 

 

 

 

Trẻ quan sát trả lời

 

Trường học

Trường Mẫu Giáo

ở TP

trẻ kể

trường học, bạn chơi, cô giáo, có cây xanh,...

Trường có nhiều phòng, có lầu, đồ chơi ngoài trời nhiều.

Con thích học trường có nhiều đồ chơi hơn

 

 

 

4/ kết thúc

Con vừa làm quen gì?

Trường con tên gì?

Trường MN có những gì?

 

Khi chơi với bạn con phải thế nào?

 

 

GD các con đi phải chăm ngoan học giỏi ở trường nghe lời cô, khi chơi với bạn con phải hòa đồng cùng nhau không tranh giành đồi chơi

- Lớp hát “ Trường chúng cháu là trường MN”.

 

Trường MN

Trường MG MAHB

Nhiều bạn, cô, nhiều đồ chơi

Chơi cùng các bạn, không tranh giành đồ chơi

Trẻ nghe

 

 

Trẻ hát

 

C/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

-Hoạt động có mục đích: Quan sát công việc của cô cấp dưỡng

-Trò chơi dân gian:rồng rắn

-Chơi tự do:  rồng rắn,xếp ngôi trường,thắt thun.

Chỉ số đánh giá(cs 54) có thói quen chào hỏi,cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Trẻ biết công việc của cô cấp dưỡng và biết cô cấp dưỡng

- Trẻ có thói quen chào hỏi,cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn

2. Kỹ năng:

Trẻ biết và thực hiện các quy tắc trong sinh hoạt hằng ngày: Chào hỏi có lế phép với người lớn mà không cần nhắc nhở;Nói lời cám ơn khi được nhắc nhở hoặc cho quà;Xin lỗi khi có hành vi không đúng gây ảnh hưởng đến người khác.

Trẻ biết rữa tay sạch sau khi chơi xong ,rèn kĩ năng nhanh nhẹn khéo léo khi chơi các trò chơi.

3. Thái độ:Trẻ  hứng thú tham gia hoạt động. Trẻ kính trọng cô cấp dưỡng 

II. Chuẩn bị:

  1. Không gian tổ chức: sân trường.

  2.Cô: sân an toàn cho trẻ quan sát, đá, dây thun,đồng dao

  3.Trẻ: Tâm thế vui tươi ,phấn khởi.

  4.Phương pháp: đàm thoại,quan sát,trãi nghiệm, trò chuyện.

III. Tiến hành:

1.Ổn định:

-Cô cho trẻ ra sân.

-Cô lắc trống tập trung trẻ xếp thành 2 hàng dọc.

-Trẻ tự kiểm tra sỉ số.

2. Quan sát cô cấp dưỡng

-Đây là ai? ( tranh cô cấp dưỡng)

-Bạn nào biết về cô cấp dưỡng?( nấu ăn)

-cô cấp dưỡng làm công việc là nấu ăn

-Bạn nào biết tên cô cấp dưỡng?( cô  .....)

-Khi gặp cô cấp dưỡng con làm gì?( chào cô)

-Rất giỏi cô tặng con một bông hoa cho con vừa trả lời đúng!( cám ơn cô)

À! Khi được nhận gì thì con nhận ra sao?( 2 tay)

-  Nếu không có cô cấp dưỡng thì sao ?không ai nấu ăn cho con ăn

-  cô cấp dưỡng mặc áo màu gì ?(  màu trắng, đội nón trắng và mang khẩu trang)

-Đồ dùng trong bếp có gì ?(bếp ga, tủ lạnh, các nồi cái giá, thìa, dầu ăn đường,…)

- Cô cấp dưỡng làm những công việc gì ?( đi chợ, nhặt rau, nấu cơm, nấu thức ăn, …)

- con thấy các cô làm việc như thế nào ?( rất vất vả)

- cô thường nấu những món ăn gì ?( trẻ kể)

-trước khi ăn con làm gì?( rửa tay)

- Con có yêu thương, kính trọng cô cấp dưỡng không ? vì sao ?( trẻ trả lời)

Giáo dục trẻ: các con phải biết yêu thương, kính trọng cô cấp dưỡng

3. Trò chơi dân gian:rồng rắn .

cách chơi : chọn1 bạn làm thầy thuốc các bạn khác làm rồng rắn .« Rồng rắn » vừa đi, vừa lượn trònvừa đọc bài đồng dao rồng rắn đến hết thì rồng rắn đứng lại trước mặt thầy thuốc hỏi đối thoại với nhau đến câu cuối thì thầy thuốc đuổi bắt rồng rắn. Trẻ đứng đầu dang 2 tay cản thầy thuốc không cho bắt được khúc đuôi của mình. Nếu bắt được thì hay rồng rắn đứt ra thì bị thua

cho trẻ thực hiện

- Cho trẻ thực hành chơi, cô bao quát trẻ, động viên trẻ nhát.

4. Chơi tự do:rồng rắn,xếp ngôi trường,thắt thun .

- Bây giờ cô sẽ cho các con chơi các trò chơi mà các con thích nhé !

-Cô có 3 khu vực chơi ,mỗi khu vực có đồ chơi .

- Các con thích chơi  trò chơi nào thì về  khu vực đó.

-Khi chơi thì phải như thế nào? (không tranh giành,chơi cùng nhau)

- Chơi xong thì sao? (cất dọn đồ chơi đúng nơi qui định)

- Cô theo dõi quan sát trẻ.    

- cô nhận xét từng nhóm chơi

5.Kết thúc:

-Cô lắc trống tập trung trẻ

-Cô nhận xét chung buổi quan sát và nhắc nhở những trẻ chưa chú ý.

-Khuyến khích,tuyên dương trẻ.

- Các con rất giỏi, con biết chào hỏi khi gặp người lớn,cám ơn khi nhận quà và con phải khi mình làm sai nhé!

- Điểm danh.

-Cô cho trẻ thu dọn,vệ sinh cá nhân vào lớp.

D. HOẠT ĐỘNG GÓC:

1. Góc họa sĩ nhí: vẽ ngôi trường

2. góc xây dựng :trẻ xây trường MN

3. Góc ca sĩ nhí: biểu diễn văn nghệ.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Trẻ biết chọn vai chơi mình thích và  thể hiện vai chơi.

-Trẻ biết cách xây trường,

- Trẻ vẽ được ngôi trường

-Trẻ hát về trường MN.

2. Kỹ năng: Trẻ cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự , chi tiết.

- Trẻ tưởng tượng xây trường Mn

- Trẻ dùng kỹ năng vẽ để vẽ được ngôi trương, tô màu đẹp

- Trẻ hát đúng nhịp bài hát

3.Thái độ: Trẻ biết chơi cùng nhau,không tranh giành,chơi xong thu dọn đồ chơi đúng nơi qui định

II. Chuẩn bị:

1. Không gian: Lớp học.

2. Cô:

-   giấy A4, bút màu, thẻ đeo,biểu tượng, tên góc.

-  Hàng rào, cây xanh, cổng, nhà, khối gổ, các loại xe nhựa...-

-   sân khấu, trang phục, ghế, bàn, dụng cụ âm nhạc

3. Trẻ: Tâm thế vui tươi.

4. Phương pháp: Trò chuyện, thực hành, trãi nghiệm.

III. Tiến hành:

1.Trò chuyện ổn định và gây hứng thú

-Hát cô và mẹ.

-con vừa hát bài gì ? đến lớp cô như là mẹ vậy con thích đến lớp không ?( thích)

- hôm nay đến lớp cô cho các con chơi nhiều trò chơi  con xem  gì nhe

Xuất hiện 3 thùng đồ chơi. 

2. Giới thiệu góc chơi

Cô có rất nhiều nguyên vật liệu, các bạn hãy xem đó là gì nha?

*   Góc họa sĩ nhí: giấy A4, bút chì màu, thẻ đeo,biểu tượng, tên góc.

* Góc ký sư nhí :

+ Các nhìn xem cô có gì nửa? (Hàng rào, cây xanh, cổng, ngôi trường)

+ Với những đồ dùng này ta có chơi được gì? (xây trường MN…)

* Góc ca sĩ nhí : biểu diễn văn nghệ

-   Đây là gì vậy con?  sân khấu, trang phục, ghế, bàn, dụng cụ âm nhạc

- Có một nơi giúp các con thỏa sức thêt hiện tài năng âm nhạc của mình sân kấu nhí của chúng ta( Cô, giới thiệu sân khấu, tranh phục,...)?             

- Hỏi cháu về lợi ích của việc biểu diễn văn nghệ.. ( giúp tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp  .)

- À, bây giờ các bạn hãy chọn nhóm chơi của mình đi.

- Mỗi nhóm chơi chúng ta sẽ chọn ra một nhóm trưởng nha. Và

bạn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm.

- Cô tiếp tục gợi hỏi các góc còn lại….

Cô mời các bạn thích góc chơi nào thì về góc đó lấy thẻ đeo vào chơi cùng bạn.

3. Trẻ vào góc chơi. 

Các bạn hãy mang đồ chơi về góc chơi của mình đi

-Trẻ thỏa thuận công việc chơi.

Giáo dục: khi chơi không tranh giành đồ chơi.

Cô quan sát từng góc chơi và gợi mở cho trẻ để làm tốt hơn, đẹp hơn.

Cô quan sát các góc chơi và trò chuyện hướng dẫn trẻ chơi

- Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ vừa nghe vừa chơi với âm thanh nhỏ.

- Cô đến từng góc chơi quan sát và chơi cùng trẻ có câu hỏi để trẻ trả lời Còn góc này? Các bạn đặt tên cho góc mình là gì?

- Cô tiếp tục quan sát và gợi hỏi các góc còn lại cho cháu đặt tên góc cô viết cho cháu xem  và cho cháu dán lên từng góc của mình.

4. Kết thúc:

- Các con làm gì với sản phẩm của mình?( cháu trả lời)

- Khen cháu, cho cháu dần chuyển sang hoạt động khác.                               

E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Đề tài: Ôn trường MG của bé

- Thực hành  lô tô đồ vật.

- Biểu diển văn nghệ.

-Chơi tự do.

I. Mục tiêu:

-Trẻ biết thực hiện lô tô theo yêu cầu của cô .hào hứng tham gia biểu diển văn nghệ.

II. Chuẩn bị: lô tô đồ vật , bàn, ghế, dụng cụ âm nhạc, đồ chơi có sẳn.

III. Tiến hành:

-Hát: “ vui đến trường ”

- Vào buổi sáng cô đã cho con làm quen với gì? Trường MG có tên gì?

- Mời 1 bạn trẻ lời

- Cô nhận xét .

-Giáo dục chung.

Thực hành lô tô

- Cô phát lô tô đồ vật ,cho trẻ thực hiện theo yêu cầu.

- Sắp xếp , tìm đồ vật trong lớp.

-Nhận xét, tuyên dương.

*Biểu diển văn nghệ:

-Cô cho trẻ tự  phân vai MC, ca sĩ,khách dự.

-MC giới thiệu, các ca sĩ nhí hát các bài hát theo chủ đề.

*Vệ sinh – nêu gương- trả trẻ.

- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân.

-Cho trẻ hát “Cả tuần đều ngoan”

-Cô nhận xét chung

-Tổ chức cho trẻ cắm cờ .

-Trả trẻ.

F. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ CHÍNH : TRƯỜNG MẦM NON.

NHÁNH 2  : LỚP LÁ 4 CỦA BÉ.

KẾ HOẠCH TUẦN: 02

(Từ ngày 07 / 09 / 2015 đến ngày  11 / 09 /2015)

 

HOẠT ĐỘNG

 

THỨ 2

 

THỨ 3

 

THỨ 4

 

THỨ 5

 

THỨ 6

Đón trẻ, trò chuyện.

 

Trò chuyện về những đồ dùng đồ chơi của lớp.

 

- Trò chuyện về bạn bên cạnh

- Trò chuyện về từngthành viên  tổ 1

- Trò chuyện về tường thành viên tổ 2

-Trò chuyện về từng thành viên tổ 3

Điểm danh

-Cô gọi tên trẻ trong sổ điểm danh.

Thể dục sang

- Tập thể dục sáng:

         + Hô hấp: gà gáy

         + Tay: Tay đưa ra trước, lên cao.

         + Chân: Đưa từng chân ra trước, tay chống hông.

         + Bụng: Hai tay chống hông xoay người 90 độ.

         + Bật : Bật tại chổ

Tập với bài: trương chúng cháu là trường MN

Hoạt động học

 

PTTC:

Bật xa 50cm

( cs 1)

PTNT:

Nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật

( cs 107)

PTNN:

LQCC

O,ô,ơ

(Cs 65)

PTTM:

Hát: trường chúng cháu là trường mầm non

 

PTTCKN-XH:

  Thơ:cô giáo em

Hoạt động ngoài trời

 

- Quan sát thời tiết , quan sát lớp học, quan sát  vườn hoa trước lớp học, nhặt lá sân trường

- Trò chơi:  rồng rắn, xỉa cá mè, Nhảy lò cò, Lộn cầu vồng, dung dăng dung dẻ,kéo co, chuyền chanh,mèo đuổi chuột.

Hoạt động góc

 

- kỹ sư nhí: Xây trường của bé, xếp hình xe bằng hột hạt, que.

- bé làm gì thế:  Cửa hàng bán đò chơi. Nấu ăn, bác sĩ.

- họa sĩ nhí: vẽ,nặn xé dán đồ chơi tặng bạn

- học tập : chơi với bảng chun, lô tô, que tính.

-Thư viện: Sao chép từ, bẻ chữ, xem truyện tranh,BST tranh.

 

Ăn dinh dưỡng

Uống sữa

Bún riêu

Uống sữa

Nuôi

Uống sữa

Hoạt động chiều

-Ôn lại bài vận động,bài thơ,bài hát,câu truyện.như: bật xa tối thiểu 35 cm, khối cầu khối trụ, khối vương, khối chữ nhật, trường chúng cháu là trường Mn, LQCC o-ô-ơ, cô giáo em

-Thực hành vở toán, tạo hình,bé với ATGT, bé khám phá.Vở học đọc học viết (q1),BTLNT.

Nêu gương, trả trẻ

- Cô nhận xét chung  buổi học.

-Tuyên dương, cắm cờ bé ngoan.

-Dặn dò trẻ luôn ngoan, vâng lời cô,Ông,Bà,Cha,Mẹ, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.

-Cho trẻ xếp thành 2 hàng chào cô ra về.

 

 

                                   Chủ đề nhánh: LỚP LÁ 4 CỦA BÉ

Lĩnh vực: phát triển thể chất

Hoạt động: vận động

Đề tài: BẬT XA 50CM

Ngày dạy: thứ 2 ngày7  tháng 9 năm 2015

Chỉ số đánh giá ( cs 1): bật xa tối thiểu 50 cm

 

A/ thể dục sáng

     I/ mục tiêu

      1/ kiến thức: Cháu tập theo cô bài thể dục buổi sáng.

      2/ Kỹ năng:Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi tập các động tác.

      3/Thái độ:Trẻ biết tập thể dục buổi sáng có lợi cho sức khỏe và thích tập cùng mọi người.

  II/ Chuẩn bị :

  1/không gian: Ngoài sân

  2/ Cô: Dụng cụ cho trẻ tập.

  Cô tập tốt bài thể dục buổi sáng.

  3/ Cháu: Tâm thế gọn gàng.

  4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hành

III/Tiến hành:

1/ Khởi động:

    Cho trẻ đi vòng tròn, đi gót chân, mũi chân, chạy nhấc cao đùi, chạy chậm, chuyển thành 3 hàng ngang tập thể dục.

  2/Trọng động:

* Bài tập phát triển chung : Cho trẻ tập 2 lần 8 nhịp theo bài hát

Hô hấp: gà gáy

Tay vai: tay đưa trước, lên cao

Chân: từng chân đưa ra trước

Bụng lườn: tay chống hông xoay 900

Bật: bật tai chỗ

3. Hồi tỉnh: Cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng đi ra ngoài.

B- HỌAT ĐỘNG HỌC

I- Mục tiêu

1/ kiến thức

- Trẻ biết tên bài thể dục” bật xa tối thiểu 50cm”, bật được 50cm

- trẻ bật xa tối thiểu 50 cm

2/ kỹ năng   

- Rèn kĩ năng phối hợp nhịp nhàng cho trẻ

- Trẻ nhảy bằng cả 2 chân

- Trẻ chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 đầu bàn chân và giữ được thăng bằng khi tiếp đất

3/ thái độ  

- GD trẻ tập thể dục tốt cho sức khỏe, Trẻ tự tin mạnh dạn, vui vẻ

II-  Chuẩn bị:

1/ không gian: trong lớp  

2/ Cô : vạch bật, bóng, rổ

3/Cháu :  tâm thế sẵn sàng, tranh phục gon gàng

4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hành

III/Tiến hành

Hoạt động cô

Hoạt động trẻ

1/ trò chuyện ổn định

Hát: tập thể dục

Con vừa hát bài gì?

Con thích tập thể dục không?

Hôm nay cô dạy con bài thể dục với “ bật xa 50 cm”

 

Trẻ hát

Tập thể dục

Thích

Dạ

2/Khởi động

  Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân, đi nhanh dần, chạy chậm, chạy nhanh. Sau đó tập hợp thành ba hàng ngang dãn cách đều.

 3/ Trọng động:

      a/ Bài tập phát triển chung:

- Hô hấp : Thổi bóng bay

          - Tay : Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao .

          - Chân : Ngồi khuỵu gối. (tay đưa cao ra trước ).

          - Bụng:  Đứng quay người sang hai bên.

          - Bật:  tách chân, khép chân.

- Trẻ tập cùng cô 2 lần 8 nhịp

     b/ Vận động cơ bản:

          - Cô giới thiệu vạch khoảng cách 50 cm”

   - Cô thực hiện mẫu cho cháu xem lần 1. Lần 2 cô phân tích động tác bật xa 50 cm.

   - Cô bật cho trẻ xem lần nữa.

    - Gọi cháu tiếp thu nhanh lên bật cho các bạn xem. Cô nhận xét khen cháu làm đúng.

    - Lần lượt từng cháu thực hiện đến hết lớp.

   - Cô nhận xét sửa sai cho cháu và cho trẻ bật lại.

    - Cháu đại diện thi đua. Đội nào nhanh và đúng sẽ chiến thắng.

   4/Trò chơi vận động :

Trò chơi “ hái hoa”

Cách chơi:Chia lớp thành 2 đội đứng thành 2 hàng dọc.

  Cô trồng nhiều hoa, cô cần một số hoa dể trang trí lớp nên cô nhờ các con hái hoa giúp cô. Khi hái hoa các con phải bật qua khe cát nhỏ đến vườn hái hoa nhé, hái xong con đi về chỗ đội mình rồi chạm tay mình vào tay bạn mình thì mới được lên hái nếu bạn về không chạm tay bạn thì không được đi

     - Cô cho trẻ chơi. Cô quan sát động viên trẻ thực hiện đúng.

 

 

Trẻ thực hiện

 

 

 

Trẻ tập

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ nghe

Trẻ quan sát

 

 

 

 

Trẻ thực hiện

 

 

 

 

 

Trẻ nghe

 

 

 

 

 

 

Trẻ thực hiện

3/Kết thúc

Hôm nay con tập bài gì?

Tập như thế nào?

Các con chăm tập thể dục để có sức khỏe tốt

Hát vui đến trường”

 4/Hồi tỉnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh phòng. Hít thở nhẹ.

 Cho trẻ ra ngoài chơi cùng bạn.

 

 

Bật xa 50cm

Trẻ trả lời

Dạ

Trẻ hát

C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.

-Hoạt động có mục đích: Quan sát thời tiết.

-Trò chơi vận động: chuyền bóng

-Chơi tự do:  chuyền bóng, bật xa 50cm, vẽ đồ chơi trên sân

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Trẻ nhận biết thời tiết, biết được trời nắng hay mưa

2. Kỹ năng: Trẻ biết rữa tay sạch sau khi chơi xong ,rèn kĩ năng nhanh nhẹn khéo léo khi chơi các trò chơi.

3. Thái độ:Trẻ  hứng thú tham gia hoạt động. 

II. Chuẩn bị:

  1. Không gian: sân trường.

  2.Cô: sân an toàn, bóng, vạch, dây thun,đồng dao,phấn.

  3.Trẻ: Tâm thế vui tươi ,phấn khởi.

  4.Phương pháp: đàm thoại,quan sát,trãi nghiệm.

III. Tiến hành:

1.Ổn định:

-Cô cho trẻ ra sân.

-Cô lắc trống tập trung trẻ xếp thành 2 hàng dọc.

-Trẻ tự kiểm tra sỉ số.

2 Quan sát thời tiết

-con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? ( thời tiết rất đẹp)

- Vì sao con cho là thời tiết hôm nay đẹp ?( trời trong, nhiều mây xanh, trắng)

- Vậy nắng thì như thế nào?( chưa gắt)

- con mhắm mắt lại xem cảm giác ra sao?( mát mẻ)

- vì sao con cảm thấy mát mẻ?( gió nhẹ)

- còn gì nữa không?( có cây xanh cho không khí trong lành)

Giáo dục trẻ: con bảo vệ cây xanh trong vườn truòng để chúng ta có không khí trong lành nhé!

3. Trò chơi vận động:chuyền bóng .

- cách chơi : cho trẻ đứng thành vòng tròn, một trẻ cầm bóng chuyền cho bạn đối diện, nhiệm vụ của bạn đối diện là bắt bóng bằng 2 tay và chuyền cho bạn khác. Nếu bạn nào không bắt được bóng sẽ ra ngoài một lần chơi

- Cho trẻ thực hành chơi, cô bao quát trẻ, động viên trẻ nhát.

4. Chơi tự do:chuyền bóng,bật xa 50cm,thắt thun .

- Bây giờ cô sẽ cho các con chơi các trò chơi mà các con thích nhé !

-Cô có 3 khu vực chơi ,mỗi khu vực có đồ chơi .

- Các con thích chơi  trò chơi nào thì về  khu vực đó.

-Khi chơi thì phải như thế nào? (không tranh giành,chơi cùng nhau)

- Chơi xong thì sao? (cất dọn đồ chơi đúng nơi qui định)

- Cô theo dõi quan sát trẻ.     

5.Kết thúc:

-Cô lắc trống tập trung trẻ.

-Cô nhận xét chung buổi quan sát và nhắc nhở những trẻ chưa chú ý.

-Khuyến khích,tuyên dương trẻ.

- Điểm danh.

-Cô cho trẻ thu dọn,vệ sinh cá nhân vào lớp.

D. HOẠT ĐỘNG GÓC:

1. Góc Thư viện: Bẻ chữ, sao chép từ..

2/ Góc ký sư nhí : xây trường Mầm Non

3. Góc đầu bếp nhí: pha nước chanh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Trẻ biết chọn vai chơi mình thích và  thể hiện vai chơi.

-  Trẻ biết bẻ chử số và sao chép từ.

- Trẻ xây trường Mn của bé

-Trẻ biết cách pha nước chanh,

 2. Kỹ năng: Trẻ cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự , chi tiết.

- Trẻ sử dụng khéo léo đôi bàn tay để bẻ chữ số

- Trẻ tưởng tượng ngôi trường để xây

- Trẻ pha nước chanh không đổ nước

3.Thái độ: Trẻ biết chơi cùng nhau,không tranh giành,chơi xong thu dọn đồ chơi đúng nơi qui định

II. Chuẩn bị:

1. Không gian: Lớp học.

2. Cô:

Kẽm nhung, bút chì, tranh khổ to, thẻ đeo,biểu tượng, tên góc.

-  Hàng rào, cây xanh, cổng, nhà, khối gổ, các loại xe nhựa...-

-  chanh, nước chín để nguội, đường, ly, muỗng, dao, thớt...

3. Trẻ: Tâm thế vui tươi.

4. Phương pháp: Trò chuyện, thực hành, trãi nghiệm, giao lưu.

III. Tiến hành:

1.Trò chuyện ổn định và gây hứng thú

-Hát Vui đến trường

-Trò chuyện về bài hát .

Xuất hiện 3 thùng đồ chơi. 

2. Giới thiệu góc chơi

Cô có rất nhiều nguyên vật liệu, các bạn hãy xem đó là gì nha?

*   Góc thư viện của bé: Kẽm nhung, bút chì, tranh khổ to, thẻ đeo,biểu tượng, tên góc.

 Góc kỹ sư nhí : bãi đổ xe .

+ Các nhìn xem cô có gì nửa? (Hàng rào, cây xanh, cổng, nhà, khối gổ, các loại xe nhựa...) 

+ Với những đồ dùng này ta có chơi được gì? (xây bãi đậu xe…)

* Góc đầu bếp nhí: pha nước chanh.

-   Đây là gì vậy con? chanh, nước chín để nguội, đường, ly, muỗng...

- Có một loại nước uống giúp mát, hết táo bón đó là gì đây( Cô đưa ly nước chanh đã pha)?             

- Hỏi cháu về lợi ích của nước chanh.. Cho cháu nói về cách làm nước chanh. nước chanh có lợi ích gì nửa nè con? ( giúp chúng ta khỏe, mát trong những ngày nắng nóng  .)

Các con phải cẩn thận không làm đổ nước, đường….

- À, bây giờ các bạn hãy chọn nhóm chơi của mình đi.

- Mỗi nhóm chơi chúng ta sẽ chọn ra một nhóm trưởng nha. Và

bạn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm.

- Cô tiếp tục gợi hỏi các góc còn lại….

Cô mời các bạn thích góc chơi nào thì về góc đó lấy thẻ đeo vào chơi cùng bạn.

3. Trẻ vào góc chơi. 

Các bạn hãy mang đồ chơi về góc chơi của mình đi

-Trẻ thỏa thuận công việc chơi.

Giáo dục: khi chơi không tranh giành đồ chơi.

Cô quan sát từng góc chơi và gợi mở cho trẻ để làm tốt hơn, đẹp hơn.

Cô quan sát các góc chơi và trò chuyện hướng dẫn trẻ chơi

- Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ vừa nghe vừa chơi với âm thanh nhỏ.

- Cô đến từng góc chơi quan sát và chơi cùng trẻ có câu hỏi để trẻ trả lời Còn góc này? Các bạn đặt tên cho góc mình là gì?

- Cô tiếp tục quan sát và gợi hỏi các góc còn lại cho cháu đặt tên góc cô viết cho cháu xem và cho cháu dán lên từng góc của mình.

4. Kết thúc:

- Các con làm gì với sản phẩm của mình?( cháu trả lời)

- Khen cháu, cho cháu dần chuyển sang hoạt động khác.                               

E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Đề tài: Ôn Bật xa 50 cm.

- LQBM: dạy trẻ nhận biết khối vuông khối trụ, khối chữ nhật, khối trụ

Thực hành  lô tô chữ cái.

-Chơi tự do.

I. Mục tiêu:

-Trẻ biết thực hiện lô tô theo yêu cầu của cô .hào hứng tham gia biểu diển văn nghệ.

II. Chuẩn bị: lô tô chữ cái , bàn, ghế, dụng cụ âm nhạc, đồ chơi có sẳn.

III. Tiến hành:

-Hát: “ niềm vui ngày khai trường ”

- Vào buổi sáng cô cho các con làm gì? Bật như thế nào?

- Mời 1 vài bạn nhắc lại.

- Cô nhận xét .

-Giáo dục chung.

LQBM: nhận biết khối tròn khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ

-cô lần lượt cho trẻ làm quen và gọi tên các khối

-cô giơ các khối cho trẻ gọi tên

- nhận xét tuyên dương trẻ

Thực hành lô tô

- Cô phát lô tô chữ cái ,cho trẻ thực hiện theo yêu cầu.

- Sắp xếp , tìm chữ cái học rồi.

-Nhận xét, tuyên dương.

*Vệ sinh – nêu gương- trả trẻ.

- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân.

-Cho trẻ hát “Cả tuần đều ngoan”

-Cô nhận xét chung

-Tổ chức cho trẻ cắm cờ .

-Trả trẻ.

F. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Chủ đề nhánh: LỚP LÁ 3 CỦA BÉ

Lĩnh vực: phát triển nhận thức

Hoạt động: làm quen toán

Đề tài : TRẺ NHẬN BIẾT - PHÂN BIỆT

KHỐI CẦU-KHỐI TRỤ-KHỐI VUÔNG-KHỐI CHỮ NHẬT

* Chỉ số đánh giá(Chỉ số107): Trẻ nhận biết các khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật

Ngày dạy: thứ 3 ngày8  tháng 9 năm 2015

 

A/ thể dục sáng: như thứ 2

 B/HỌAT ĐỘNG HỌC

I- Mục tiêu

1/ kiến thức

- Trẻ nhận biết các khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật và đặc điểm của chúng . Khối cầu tròn không có cạnh. Khối trụ dài cũng không có cạnh. Khối vuông, khối chữ nhật có cạnh không lăn được.

- Trẻ nhận biết các khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật

2/ kỹ năng  

- Trẻ phân biệt được các khối theo đặt điểm riêng và nhận ra qui tắc sắp xếp các mặt của khối để dể dàng nhận ra khối đó.

+ Chỉ ra hoặc lấy được các hình khối có màu sắc, kích thước khác nhau khi được yêu cầu.

+  Nói được hình dạng tương tự của một số đồ dùng, đồ chơi, đồ vật quen thuộc khác.

3/ thái độ  

- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi sạch sẽ. Chơi xong xếp vào nơi qui định.

II-  Chuẩn bị:

1/ không gian: trong lớp  

2/ Cô :  hình khối mẫu, khối: cầu, trụ vuông, chữ nhật.rổ hình khối đủ cho trẻ

3/ Cháu  :  Bộ thẻ hình để trẻ dán vào khối.

4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hành

III  Tiến hành

 Hoạt đông cô

Hoạt động trẻ

  1/trò chuyện gây hứng thú

- Cô cháu hát bài “ em đi mẫu giáo”

- Con nhìn xem cô có những hình gì?

 

-Hình vuông, chữ nhật có mấy cạnh ?

- 2 hình này có lăn được không ?

- Hình tròn nó như thế nào ?

- Cô vừa cho con làm quen được những hình gì ?

Các con rất giỏi, hôm nay chúng ta cùng cô làm quen với toán nhé !.

Lớp hát bài ‘quả bóng’

 

- Trẻ hát

-Hình tròn, hình vuông, chữ nhật, tam giác.

- có 4 cạnh 

- không vì nó có cạnh

-không có cạnh, lăn được

-Hình tròn, hình vuông, chữ nhật, tam giác

-Trẻ trả lời cùng với bạn

2/ Dạy trẻ nhận biết các khối

- các con xem cô có gì?

- quả bóng có hình gì? Màu gì?làm chất liệu gì?

- quả bóng có cạnh không? Vì sao con biết?

- À! Quả bóng không cạnh vì nó lăn được

- cô lăn cho trẻ xem

- con nhìn thấy hình cầu bao giờ chưa?

- nhìn thấy ở đâu?

- trong lớp mình con có thấy hình cầu nào không?

*tương tự với khối trụ, khối vuông khối chữ nhật

- Trẻ tìm lấy đồ dùng có dạng các khối theo yêu cầu của cô.

- Cô chia trẻ thành 2 nhóm. Mỗi nhóm có 1 bộ khối cô đã chuẩn bị sẳn. Cô cho trẻ bàn bạc và nói được đặc điểm của từng khối

* so sánh sự giống và khác nhau :

  -  khối cầu, khối trụ.

 

 

 

 

- Khối vuông – khối chữ nhật.

 

 

 

 

 

- Cô tóm lại, nhận xét tuyên dương và giáo dục.

- Đọc bài thơ “ Cô giáo em”.

  3/ trò chơi luyện tập

+ Trò chơi: “làm theo yêu cầu”.

Cách chơi: cho trẻ nhận rổ trong rổ có sẵn các khối nhiệm vụ của con là chọn khối theo yêu cầu cô

VD: cô nói khối trụ con chọn khối trụ giơ lên

Cho trẻ chơi

+ Trò chơi: “ Dán màu cho khối”

- Cô chia trẻ làm 3 nhóm. Cô phát đủ các khối và màu đã cắt sẳn cho mỗi nhóm.

- Cô hướng dẫn trẻ cách dán màu vào khối sao cho đúng. Nhóm nào dán đúng và nhanh được khen. Nhóm nào thua sẽ hát một bài. cô quan sát nhắc nhở trẻ hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Cho trẻ thực hiện,

  - Nhận xét tuyên dương và giáo dục trẻ

 

Quả bóng

Khối cầu, bằng nhựa, ...

Không, tròn

Vì nó không cạnh

Trẻ quan sát

Trẻ trả lời

 

Trẻ tìm

Trẻ quan sát

- Tìm trong lớp đồ dùng nào có dạng hình đã học. hộp bánh, quả bóng, búp bê,...

 

Giống: đều hình khối, lăn được

Khác:Khối trụ tròn và dài,có 2 mặt là hình tròn

Khối cầu: không mặt, lăn được

Giống: đều hình khối

khối chữ nhật có 6 mặt hình chữ nhật/ 4 mặt hình chữ nhật 2 mặt là hình vuông, khối vuông 6 mặt hình vuông

- Trẻ lắng nghe

- trẻ đọc

 

Trẻ nghe

 

 

 

Trẻ thực hiện

 

Trẻ nghe

 

 

 

 

 

Trẻ thực hiện

 

4/ kết thúc

- Hôm nay cô dạy con các hình và khối nào?

- Nó được dùng làm gì và con gặp ở đâu quanh mình?

 

- GD: các con ngoan cố gắng học gổi để cô và ba mẹ vui

- Kết thúc : Hát : quả bóng “

- Trẻ trả lời

 

-Quả bóng là khối cầu, cột nhà là khối trụ,...

Trẻ nghe

Trẻ hát

C/HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Quan sát có mục đích: Quan sát sân trường

Trò chơi vận động: xỉa cá mè

chơi tự do:xỉa cá mè, bật vào vòng, chuyền bóng

I/ mục tiêu

1/Kiến thức:

-Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên hít thở không khí trong lành

-Trẻ biết các khu vực trong trường

  2/Kỹ năng: Đoàn kết hứng thú khi chơi và chơi đúng luật

  3/Thái độ: Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ

II/ chuẩn bị

1/ Không gian: Ngoài sân

2/ Cô: Sân rộng, sạch, thoáng, an toàn, tranh các khối

3/ trẻ : tâm thế vui vẻ

4/Phương pháp: quan sát, đàm thoại, trò chơi

III/ tiến hành

1/ trò chuyện

Tập trung trẻ lại  thành 2 hàng dọc kiểm tra sỹ số

Dẫn trẻ xuống sân trường nơi râm mát(hát đi dạo)

2/ nội dung

Hôm nay trời mát và đẹp cô sẽ dẫn con đi tham quan sân trường mình nhé!

         Các con xem sân trường mình sắp đến ngày khai giảng có lạ?( sân trường sạch đẹp, hoa nở nhiều…)

         Ở bên trong bãi hoa còn trống hôm nay có gì ?(ao sen nhỏ)

         Ở bãi cỏ bên phải thì sao gì?( dạ cũng có ao sen nhỏ )

         Với sân trường của mình như thế này con cảm thấy  không khí ra sao ?( rất vui mừng)

         Vườn trường mình có nhiều hoa con làm gì?(không hái hoa, không giẫm bãi hoa)

         Nếu có lá rơi con làm gì?( nhặt lá)

         Để sân trường luôn sạch đẹp con làm gì?( không sả rác)

         Các con rất giỏi các con hãy góp phần bảo vệ sân trường mình luôn sạch đẹp và an toàn nhé!, cô sẽ thưởng các con trò chơi con thích không?( thích)

3/ trò chơi dân gian

T/c “ xỉa cá mè”

Luật chơi :

Trẻ nào bị măm tay lại khi hết bài đồng dao là bị bắt lại

Cách chơi :

Lớp đứng thành vòng tròn đưa 1 tay ra. Chọn 1 bạn vào trong vòng tròn và chỉ vào tay từng bạn vừa đi vừa đọc đồng dao khi đến hết bài thì bạn cuối cùng nhanh chong nắm tay của bạn ở giữa, nếu nắm không được thìbạn cuối cùng phải ra ngoài thay cho bạn ở giữa vòng lúc nãy

Cho trẻ  thực hiện

4/chơi tự do

Cô có mang theo vòng, phấn, dây thung các con thích chơi ở góc nào thì vào góc đó chơi. Cô phân góc chơi cho trẻ chơi. Cô quan sát trẻ khi chơi gợi ý thêm cho trẻ

         Vòng: bật liên tiếp vào vòng

         Dângian: xỉa cá mè

         Dây thung: nhảy qua dây

5/ kết thúc

Cô đến tuyên dương, nhận xét từng nhóm chơi

Tập trung trẻ lại nhận xét chung cả lớp,  kiểm tra sỹ số

     Cho trẻ rửa tay rửa mặt dẫn trẻ vào lớp

D/HOẠT ĐỘNG GÓC

Góc kỹ sư nhí: xây ngôi trường của bé

Góc bé làm gì thế?: bẻ chữ sao chép từ

Góc bé yêu thiên nhiên: chăm sóc cây

I/ mục tiêu

1/ kiến thức

- Trẻ biết xây thành khuôn viên trường,

- trẻ bẻ chữ và sao chép từ,

- Trẻ biết chăm sóc cây

2. Kỹ năng: Trẻ cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự , chi tiết.

-Trẻ tưởng tượng xây trường mình thích

- trẻ sử dụng khéo léo của đôi bàn tay bẻ chữ số

- Trẻ tưới cây, nhổ cỏ

3.Thái độ: Trẻ biết chơi cùng nhau,không tranh giành,chơi xong thu dọn đồ chơi đúng nơi qui định

II. Chuẩn bị:

1. Không gian: Lớp học.

2. Cô:

- góc kỹ sư nhí: Hàng rào, cây xanh, cổng, ngôi trường

-  Góc bé làm gì thế?: Kẽm nhung, bút chì, tranh khổ to, thẻ đeo,biểu tượng, tên góc.

- Góc khéo tay hay làm: chanh, nước chín để nguội, đường, ly, muỗng, dao, thớt...

3. Trẻ: Tâm thế vui vẻ.

4. Phương pháp: Trò chuyện, thực hành, trãi nghiệm.

III. Tiến hành:

1.Trò chuyện ổn định và gây hứng thú

-Hát “trường chúng cháu là trường MN.

- Con vừa hát bài gì?(trường chúng cháu là trường MN)

- Hôm nay các con học ngoan cô sẽ thưởng cho các con chơi trò chơi c/c xem gì nhé

Xuất hiện 3 thùng đồ chơi. 

2. Giới thiệu góc chơi

Cô có rất nhiều nguyên vật liệu, các bạn hãy xem đó là gì nha?

* Góc kỹ sư nhí : xây ngôi trường của bé

+ Các nhìn xem cô có gì nửa? (Hàng rào, cây xanh, cổng, ngôi trường, hoa,..)

+ Với những đồ dùng này ta có chơi được gì? (xây ngôi trường…)

*   Góc bé làm gì thế: Kẽm nhung, bút chì, tranh khổ to, thẻ đeo,biểu tượng, tên góc.

* Góc bé yêu thiên nhiên: chăm sóc cây

- Đây là gì?( ca múc nước, thùng nước, kéo)

- Những đồ dùng này các con có thể chơi góc nào?( góc bé yêu thiên nhiên)

-  Vào góc này con làm gì?( tưới cây, nhặt lá rơi)

- À, bây giờ các bạn hãy chọn nhóm chơi của mình đi.

- Mỗi nhóm chơi chúng ta sẽ chọn ra một nhóm trưởng nha. Và bạn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm.

- Cô tiếp tục gợi hỏi tương tự các góc còn lại….

Cô mời các bạn thích góc chơi nào thì về góc đó lấy thẻ đeo vào chơi cùng bạn.

3. Trẻ vào góc chơi. 

Các bạn hãy mang đồ chơi về góc chơi của mình đi

Trẻ thỏa thuận công việc chơi.

Giáo dục: khi chơi không tranh giành đồ chơi.

Cô quan sát từng góc chơi và gợi mở cho trẻ để làm tốt hơn.

Cô quan sát các góc chơi và trò chuyện hướng dẫn trẻ chơi

Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ vừa nghe vừa chơi với âm thanh nhỏ.

Cô đến từng góc chơi quan sát và chơi cùng trẻ có câu hỏi để trẻ trả lời Còn góc này? Các bạn đặt tên cho góc mình là gì?

Cô tiếp tục quan sát và gợi hỏi các góc còn lại cho cháu đặt tên góc cô viết cho cháu xem và cho cháu dán lên từng góc của mình.

4. Kết thúc:

- Các con làm gì với sản phẩm của mình?( cháu trả lời)

- Khen cháu, cho cháu dần chuyển sang hoạt động khác.                               

E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Đề tài: Ôn nhận biết khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật

-*LQBM:Thực hành  lô tô bé tập làm nội trợ.

- dạy trẻ làm quen chữ cái:o-ô-ơ

-Chơi tự do.

I. Mục tiêu:

-Trẻ biết thực hiện lô tô theo yêu cầu của cô .hào hứng tham thao tác cùng cô

II. Chuẩn bị: lô tô bé tập làm nội trợ , bàn, ghế, thẻ chữ cái, đồ chơi có sẳn.

III. Tiến hành:

-Hát: “ trường chúng cháu là trường MN ”

- Vào buổi sáng cô đã cho con làm quen khối gì?

- Mời 1 vài bạn nói.

- Cô nhận xét .

-Giáo dục chung.

*LQBM:Thực hành lô tô

- Cô phát lô tô chữ số ,cho trẻ thực hiện theo yêu cầu.

- Sắp xếp theo quy trình

-Nhận xét, tuyên dương.

*dạy trẻ LQCC: O-Ô-Ơ

-Cô cho trẻ quan sát và đọc theo cô các chữ cái

*Vệ sinh – nêu gương- trả trẻ.

- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân.

-Cho trẻ hát “Cả tuần đều ngoan”

-Cô nhận xét chung

-Tổ chức cho trẻ cắm cờ .

-Trả trẻ.

F. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

Chủ đề nhánh : LỚP LÁ 3 CỦA BÉ

Lĩnh vực:phát triển tình ngôn ngữ

Hoạt động: LQCC

Đề tài : O- Ô-Ơ

Thư tư ngày 9/9/2015

Chỉ số đánh giá( chỉ số 65: nói rõ ràng)

 

A/ THỂ DỤC SÁNG: như thứ hai

I/ Mục tiêu

1/ kiến thức

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái o-ô-ơ

- Trẻ nói rỏ ràng

2/ kỹ năng

Tìm đúng chữ cái trong từ, trong câu, phân biệt chữ o, ô, ơ trong từ, trong câu

-Trẻ Phát âm đúng, rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được

- Sử dụng lời nói dễ dàng, thoải mái, nói với âm lượng vừa đủ trong giao tiếp(MC2) 

3/ thái độ

GD trẻ giữ gìn vệ sinh, thích học chữ cái

II/ chuẩn bị

1/Không gian:  trong lơp

2/Cô:

3/Cháu: thẻ chữ cái, bài hát cô yêu cầu

4/Phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hành

III/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động trẻ

1/ trò chuyện

Hát: “Ngày vui của bé”.

-con hát bài hát nói về ngày vui của ai?

- vì sao bạn vui?

- À! Con rất vui cô cho con xem 1 bức tranh nữa con xem tranh gì ?

-Con hãy giúp cô đặt tên cho bức tranh này nhé !

-Cô tóm lại  « cô Liền có quyển vở »

-Cho trẻ đọc 2lần

-Con hãy tìm gạch chân chữ o,ô,ơ là 1 đường cong khép kín, có đội mũ ở trên,có móc ở trên

- Hôm nay cô sẽ dạy con chữ o-ô-ơ còn chữ khác con sẽ hoc sau

 

 

Trẻ hát

Của bé

Trẻ trả lời

Trẻ quan sát

 

Trẻ đặt tên

 

 

 

Trẻ tìm :o-ô-ơ

 

 

Trẻ nghe

 

 

 

 

Trẻ thực hiện

 

Trẻ kiểm tra

 

Trẻ nghe

 

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ đọc

Trẻ nghe

 

 

Giống: đều là đường cong khép kín

Khác: “ o” không có mũ, chữ “ô” có mũ

Giống: đều là đường cong khép kín

Khác: “ô” cố mũ, “ơ” có móc bên phải

Giống: đều là đường cong khép kín

Khác: “o” không mũ, không móc; “ ô” có mũ; “ơ” có móc

Trẻ nghe

Trẻ đọc

Nhóm tổ các nhân đọc

 

 

Trẻ nghe

 

 

 

Trẻ thực hiện

 

2/Làm quen chữ cái:o-ô-ơ

* Làm quen chữ o

- Cô giới thiệu chữ o, cô phát âm, phân tích nét: chữ o là 1 đường cong khép kín

- Cô phát âm chữ o  cô giới thiêụ chữ viết thường, o in thưng, o in hoa

- khi đọc con há miệng ra cho tròn đồng thời phát âm ra ngoài

- chữ “o” giống gì?

- con nhìn thấy chưa? Thấy ở đâu?

- Mời cả lớp đoc cùng cô 2-3 lần

- Con cùng cô tạo thành hình chữ “O”

* tương tự  với chữ ô- ơ  

Cô cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa:

Chữ o-ô

 

 

Chữ ô- ơ

 

 

 

 

Chữ o- ô ơ

 

 

- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ

- Cho cả lớp đồng thanh

- Mời nhóm tổ, cá nhân đọc “o-ô-ơ”

Cô chú ý cách phát âm của trẻ

3/ trò chơi luyện tập

* Trò chơi “tìm bạn”

  Cô mời 3 nhóm nhận rổ trong rổ cô có các chữ cái đã học nhiệm vụ con là tìm chữ cái

VD: cô nói: chữ “o” con tìm chữ “O” giơ lên

Trẻ thực hiện vài lần

* Tìm chữ cái trong bài thơ 

Cô có bài thơ chữ to. Chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm tìm chữ o-ô-ơ gach chân, nếu đội nào hoàn thành trước và đúng sẽ được cô khen

- cho trẻ thực hiện

- cô quan sát đông viên trẻ chơi trò chơi

4/ kết thúc

Hôm nay con làm quen chữ gì?

Các con cố gắng học chữ để biết chữ mà đọc, có đọc được mới học lên cao được

Thơ “bàn tay cô giáo?

 

o-ô-ơ

trẻ nghe

 

trẻ đọc

C/Dạo chơi ngoài trời

Quan sát có mục đích: lớp học của tôi

Trò chơi “ nhảy nhanh tới đích”

Chơi tự do: nhảy nhanh tới đích, vòng, phấn, bóng,

I/Mục tiêu

1/ kiến thức: Trẻ nhận biết lớp học của bé trong trường

2/ kỹ năng:Trẻ biết đoàn kết khi chơi chơi đúng luật

3/ thái độ:Trẻ yêu quý, kính trọng bác bảo vệ, và các cô

II/ chuẩn bị

1/ không gian: ngoài sân

2/Cô: vị trí cho trẻ quan sát,bóng, vòng, phấn

3/Trẻ: tâm thế sẵn sàng

4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại

III/ Tiến hành

1/trò chuyện gây hứng thú

         Tập trung trẻ lại 2 hàng dọc kiểm tra sĩ số

         Hôm nay, cô sẽ cho các con quan sát lớp học của mình con thích không?( thích)

Hát” đi dạo”

   2/  hướng dẫn trẻ quan sát

         Bây giờ con thấy lớp mình ở dãy nào của trường?( dãy ngang)

         Lớp phía bên nào của dãy ngang?( phía tay trái)

         Ngoài nhìn vào lớp con có mấy cửa?( 2 của chính, 2 của sổ)

         Của chính cô tranh trí gì?( cô có treo rèm màng màu cam nhạt)

         Thế của sổ thì sao?( cô treo những bông hoa rất đẹp)

         Những bông hoa của cô màu gì?(màu đỏ, cây màu xanh)

         Lớp của con gần lớp nào?( gần lớp 1/1 và lớp 1/2)

         Con thấy lớp mình khác gì so với lớp ½ và lớp ½?( có trang trí hoa)

         Con có thích lớp học mình khômg ?( thích)

Vậy con phải yêu trường, lớp mình giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp  để mình có nhiều đồ chơi nhe

3/ trò chơi vận động   

Trò chơi “ nhảy nhanh tới đích”

Cách chơi:

         Chia trẻ 2 nhóm đứng 2 phía của sân chơi. Cô chỉ định 1 số trẻ cả 2 nhóm cần bật đến các vòng tròn để chuyển từ phía bên này sang sân bên kia. Khi trẻ chơi thành thục. Chia trẻ 2 nhóm thi đua nhảy xem đội nào nhảy nhanh tới đích hơn

         Cho trẻ chơi vài lần

4/Chơi tự do:

Cô có mang theo vòng, phấn,bóng các con thích chơi ở góc nào thì vào góc đó chơi. Cô phân góc chơi cho trẻ chơi. Cô quan sát trẻ khi chơi

         Trò chơi vận động:Nhảy nhanh tới đích

         Phấn : viết o-ô-ơ trên sân trường

         Bóng chuyền bóng bên trái

         Cô nhận xét tưng góc chơi

5// kết thúc

Tập trung trẻ nhận xét chung cả lớp, nhắc bạn chưa chú ý

Kiểm tra sĩ số.Cho trẻ thu dọn đồ dùng, rửa tay rửa mặt dẫn trẻ vào lớp

D/HOẠT ĐỘNG GÓC

Góc kỹ sư nhí: xây trường MN của bé

Góc bé yêu thiên nhiên: chăm sóc cây

Góc thư viện của bé:tranh chữ to, bẻ chữ sao chép từ

I/Mục tiêu

1/Kiến thức:

- trẻ xây được ngôi trường,

- Trẻ biết chăm sóc cây,

-Trẻ biết pha ly hột é

2/Kỹ năng:

 Trẻ cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự , chi tiết.

3/Thái độ: Trẻ biết chơi cùng nhau,không tranh giành,chơi xong thu dọn đồ chơi đúng nơi qui định

II/Chuẩn bị

1/không gian: trong lớp

2/:

-:Gạch, ngôi trường, cây cỏ, gà, vịt, thẻ đeo,  mũ, cây xanh, hoa

- thùng tưới hoa, nước cây xanh, hoa, thẻ ,…

-:hột é, ly, muỗng, nước

3/ trẻ: tâm thế sẵn sàng

4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại, thưc hành

III/ tiến hành

1/ ổn định gây hứng thú

Mở nhạc cho cháu nghe bài: ‘ trường chúng cháu là trường mầm non ”

C/c con hát bài hát gì?( trường chúng cháu là trường mầm non )

Con thích đến trường không?( thích)

À! Hôm nay cô có mang theo 3 thùng đồ chơi trong đó có những đồ chơi gì nhe!

2/ giới thiệu góc chơi

Cô có rất nhiều nguyên liêu các con xem đó là gì nhe!

Góc ký sư nhí: Gạch, ngôi trường, cây cỏ, gà, vịt, thẻ đeo,  mũ, cây xanh,hoa

Góc bé yêu thiên nhiên:

Cô còn gì nữa?( thùng tưới hoa, nước cây xanh, hoa )

 Với những đồ dùng này ta có chơi được gì? (tưới cây, tỉa lá úa,…)

Góc đầu bếp nhí:pha hột é

-   Đây là gì vậy con? (hột é, ly, muỗng,...)

- Sáng cô cháu ta cùng làm quen các bước rửa tay bây giờ cô cho con pha hột é ( Cô đưa ly hột é đã pha sẵn cho trẻ xem)?             

- Hỏi cháu về lợi ích của ly hột é này.. Cho cháu nói về cách pha hột é . Uống hột é còn giúp con điều gì?( giúp chúng ta khỏe, mát,..  .)

Các con phải cẩn thận không sẽ làm đỗ nước nhé….

- À, bây giờ các bạn hãy chọn nhóm chơi của mình đi.

- Mỗi nhóm chơi chúng ta sẽ chọn ra một nhóm trưởng nha. Và

bạn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm.

- Cô tiếp tục gợi hỏi các góc còn lại….

Cô mời các bạn thích góc chơi nào thì về góc đó lấy thẻ đeo vào chơi cùng bạn.

3. Trẻ vào góc chơi. 

Các bạn hãy mang đồ chơi về góc chơi của mình đi

-Trẻ thỏa thuận công việc chơi.

Giáo dục: khi chơi không tranh giành đồ chơi.

- Cô quan sát từng góc chơi và gợi mở cho trẻ để làm tốt hơn, đẹp hơn.

- Cô quan sát các góc chơi và trò chuyện hướng dẫn trẻ chơi

- Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ vừa nghe vừa chơi với âm thanh nhỏ.

- Cô đến từng góc chơi quan sát và chơi cùng trẻ có câu hỏi để trẻ trả lời Còn góc này? - Các bạn đặt tên cho góc mình là gì?

- Cô tiếp tục quan sát và gợi hỏi các góc còn lại cho cháu đặt tên góc cô viết cho cháu xem và cho cháu dán lên từng góc của mình.

4. Kết thúc:

- Các con làm gì với sản phẩm của mình?( cháu trả lời)

- Khen cháu, cho cháu dần chuyển sang hoạt động khác.                               

E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Đề tài: Ôn chữ cái o-ô-ơ.

*LQBM:Thực hành  lô tô dinh dưỡng

- sách tập tô

-Chơi tự do.

I. Mục tiêu:

-Trẻ biết thực hiện lô tô theo yêu cầu của cô .hào hứng tham gia biểu diển văn nghệ.

II. Chuẩn bị: lô tô dinh dưỡng , bàn, ghế, sách tập tô, bút sáp, đồ chơi có sẳn.

III. Tiến hành:

-Hát: “ cô và mẹ ”

- Vào buổi sáng cô đã cho các con làm quen chữ cái nào?

- Mời 1 bạn nói lại

- Cô nhận xét .

-Giáo dục chung.

*LQBM:Thực hành lô tô

- Cô phát lô tô dinh dưỡng ,cho trẻ thực hiện theo yêu cầu.

- Sắp xếp , tìm hiểu theo thứ tự

-Nhận xét, tuyên dương.

*sách tập tô:

-Cô cho trẻ nhận sách, bút sáp.

- Cô giới thiệu trang sách cần học, phân tích cách tô giúo trẻ tô không chờm ra ngoài

*Vệ sinh – nêu gương- trả trẻ.

- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân.

-Cho trẻ hát “Cả tuần đều ngoan”

-Cô nhận xét chung

-Tổ chức cho trẻ cắm cờ .

-Trả trẻ.

F. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Chủ đề nhánh : TRƯỜNG MẪU GIÁO YÊU THƯƠNG

Lĩnh vực: phát triển thẫm mỹ

Hoạt động: dạy hát

Đề tài : TRƯỜNG CHÚNG CHÁU LÀ TRƯỜNG MẦM NON

Thứ năm ngày 10/9/2015

Chỉ số đánh giá:  

A/ THỂ DỤC SÁNG:như thứ hai

B/ HOẠT ĐỘNG HỌC

I/Mục tiêu :

1/Kiến thức

- Trẻ hát theo cô bài hát, biết thể hiện niềm vui tươi  hớn hở khi đến lớp.

- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát trẻ em

2/ kỹ năng        

- Cháu hát vỗ tay đúng theo nhịp bài hát. Hát đúng giai điệu bài hát

3/Thái độ

- Trẻ biết yêu trương, lớp, kính trọng cô giáo.

II. Chuẩn bị:

1/ không gian: trong lớp

2/Cô : tranh “cô trường MN, trống lắc,phách tre,…

3/Cháu :  thuộc bài hát cô yêu cầu

4/ phương pháp: đàm thoại,quan sát, thực hiện

III. Tiến hành :

Hoạt động cô

Hoạt động trẻ

1: trò chuyện

Hát “em đi mẫu giáo”. 

- Đến lớp con học những gì ?

- Cô giáo đối với con thế nào ?

- Hôm nay cô có bài hát sáng tác Hoàng Văn Yến đó là bài “ Trường  chúng cháu là trường Mầm Non ”.

 

 

Trẻ hát

Múa, hát, thơ,…

Thương con

dạ

 

2: dạy hát

- Cô hát lần 1+ Tóm nội dung : Bài hát nói lên niềm vui của các cháu khi đến trường, đến lớp mầm non để học và chơi cùng bạn..

- lần 2,3 trẻ hát nhẫm theo cô.

- mời lớp hát cùng cô 2-3 lần

- mời nhóm, tổ, cá nhân hát

Cô chú ý sử sai cho trẻ

3/ nghe hát

- nghe bài “ ngày đầu tiên đi học”.

-Lần 1+Tóm nội dung:Bài hát nói lên niềm lo lắng, bỡ ngỡ của cháu khi ngày đầu đến trường .

- Lần 2 cô mở nhạc cho trẻ hát theo cô

+ Ngày đầu đến trường con có cảm giác như thế nào?

        - Cô rất yêu thương con vì vậy con phải đi học đều, ngoan, nghe lời ba mẹ và cô. Cô nhận xét tuyên dương và giáo dục.

4/ trò chơi âm nhạc

  Trò chơi “nghe tiếng hát tìm đồ vật”

Cách chơi: cho lớp ngồi thành vòng tròn, một trẻ giấu mặt để cô giấu 1 món đồ sau lưng bạn nào đó. Khi bạn đến gần đồ cần tìm thì hát to lên khi  đi xa thì hát nhỏ. Nếu bạn tìm được đồ vật thì đò vật sau bạn nào thì bạn đó ra tìm đồ vật tiếp theo

Cho trẻ thực hiện

 

 

trẻ nghe

 

 

trẻ hát

 

 

nhóm,tổ, cá nhân hát

 

trẻ nghe

 

 

trẻ hát

 

 

 

 

 

Trẻ nghe

 

 

 

 

 

Trẻ thực hiện

5/ kết thúc

Con vừa hát bài gì?

Bài hát giúp con hiểu điều gì?

GD con yêu trường,lớp kính trọng thầy cô giáo

Tuyên dương trẻ

Thơ” bàn tay cô giáo”

 

Trường chúng cháu là trường mầm non

Trẻ nghe

 

Trẻ đọc

 

 

C/HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Quan sát có mục đích:nhặt lá vàng rơi

Trò chơi dân gian: kéo co

Chơi tựdo:kéo co, hát, nhảy dây

I/ mục tiêu

1/Kiến thức

Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên hít thở không khí trong lành

Trẻ biết nhặt lá vàng rơi cho vào sọt rác

2/Kỹ năng

Trẻ biết sử dụng tinh đôi bàn tay của mình để nhặt

3/Thái độ

Đoàn kết hứng thú khi chơi và chơi đúng luật.Thỏa mãm nhu cầu chơi của trẻ

Trẻ biết bảo vệ môi trường,

II/ chuẩn bị

1/ không gian: ngoài sân

2/Cô: Sân rộng, sạch, thoáng, an toàn,Vòng, phấn, bóng, sọt rác dụng cụ âm nhạc, dây thừng

3/trẻ: tâm thế sẵn sàng

4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hiện

III/ Cách tiến hành

1/ trò chuyện

Tập trung trẻ lại thành 2 hàng dọc kiểm tra sỹ số

Dẫn trẻ xuống sân trường nơi râm mát( vừa đi vừa hát  “ đi dạo”)

2/ hướng dẫn trẻ nhặt lá

Hôm nay trời mát và đẹp cô sẽ dẫn con đi tham quan sân trường mình nhé!

c/c nhìn thấy sân trường của mình như thế nào?(có nhiều lá)

vậy cô và c/c cùng nhặt lá cho sân trường sạch nhé!(dạ)

Nhặt lá ta cho lá vào đâu?( sọt rác)

Khi mà các con ăn quà bánh xong vỏ con vứt ở đâu nè?( thùng rác)

Vì sao chúng ta phải bỏ vào thùng rác?(bảo vệ môi trường)

3/ trò chơi dân gian

T/c “ kéo co”

Luật chơi : bên nào giẫm lên vạch xuất phát trước là thua

Cách chơi :chia trẻ ra thành 2 nhóm tương đương sức với nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội chọn 1 trẻ khỏe nhất đứng phía trước vạch chuẩn, tấc cả 2 đội cùng cầm dây thừng. Khi có hiệu lệnh kéo thì  2 đội cùng kéo, đội nào giẫm lên vạch xuất phát trước là thua

Cho trẻ thực hiện

4/ chơi tự do

Cô có mang theo vòng, phấn, bóng dây thung các con thích chơi ở góc nào thì vào góc đó chơi. Cô phân góc chơi cho trẻ chơi.

Nhóm 1 : kéo co

Nhóm 2: bật liên tiếp vào vòng

Nhóm 3: hát về trường lớp MN

Cô quan sát trẻ khi chơi.Cô nhận xét từng góc chơi

5/ kết thúc

Tập trung trẻ lại kiểm tra sỹ số

Cô nhận xét chung cả lớp

Cho trẻ rửa tay rửa mặt dẫn trẻ vào lớp

D/HOẠT ĐỘNG GÓC

Góc kỹ sư nhí:xây ngôi trường của bé

Góc bé yêu thiên nhiên: chăm sóc cây

Góc ca sĩ nhí: ca hát biễu diễn văn nghệ

I/Mục tiêu

1/Kiến thức:

- trẻ xây được ngôi trường,

-Trẻ biết chăm sóc cây,

-Trẻ hát múa bài hát chủ điểm

2/Kỹ năng:

 Trẻ cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự , chi tiết.

-Trẻ tưởng tương để xây ngôi trường mình thích

- Trẻ tưới nước không đổ ngoái

- Trẻ hát đúng giọng bài hát

3/Thái độ: Trẻ biết chơi cùng nhau,không tranh giành,chơi xong thu dọn đồ chơi đúng nơi qui định

II/Chuẩn bị

1/không gian: trong lớp

2/cô:

-Gạch, ngôi trường, cây cỏ, gà, vịt, thẻ đeo,  mũ, cây xanh, hoa

- thùng tưới hoa, nước cây xanh, hoa, thẻ ,…

- sân khấu, tranh phục, dụng cụ âm nhạc,..

3/ trẻ: tâm thế sẵn sàng

4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại, thưc hành

III/ tiến hành

1/ ổn định gây hứng thú

Mở nhạc cho cháu nghe bài: ‘ trường chúng cháu là trường mầm non ”

C/c con hát bài hát gì?( trường chúng cháu là trường mầm non )

Con thích đến trường không?( thích)

À! Hôm nay cô có mang theo 3 thùng đồ chơi trong đó có những đồ chơi gì nhe!

2/ giới thiệu góc chơi

Cô có rất nhiều nguyên liêu các con xem đó là gì nhe!

Góc ký sư nhí: Gạch, ngôi trường, cây cỏ, gà, vịt, thẻ đeo,  mũ, cây xanh,hoa

Góc bé yêu thiên nhiên:

Cô còn gì nữa?( thùng tưới hoa, nước cây xanh, hoa )

 Với những đồ dùng này ta có chơi được gì? (tưới cây, tỉa lá úa,…)

Góc ca sĩ nhí:xem tranh chữ to và đọc thơ

-   Đây là gì vậy con? (dụng cụ âm nhạc )

- Sáng cô cháu ta cùng làm quen với bài hát gì?( trường chúng cháu là trường Mn) 

- đó là bài hát về trường MN

- Có một nơi giúp các con thỏa sức thêt hiện tài năng âm nhạc của mình sân kấu nhí của chúng ta( Cô, giới thiệu sân khấu, tranh phục,...)?             

- Hỏi cháu về lợi ích của việc biểu diễn văn nghệ.. ( giúp tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp  .)

- À, bây giờ các bạn hãy chọn nhóm chơi của mình đi.

- Mỗi nhóm chơi chúng ta sẽ chọn ra một nhóm trưởng nha. Và

bạn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm.

- Cô tiếp tục gợi hỏi các góc còn lại….

Cô mời các bạn thích góc chơi nào thì về góc đó lấy thẻ đeo vào chơi cùng bạn.

3. Trẻ vào góc chơi. 

Các bạn hãy mang đồ chơi về góc chơi của mình đi

-Trẻ thỏa thuận công việc chơi.

Giáo dục: khi chơi không tranh giành đồ chơi.

- Cô quan sát từng góc chơi và gợi mở cho trẻ để làm tốt hơn, đẹp hơn.

- Cô quan sát các góc chơi và trò chuyện hướng dẫn trẻ chơi

- Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ vừa nghe vừa chơi với âm thanh nhỏ.

- Cô đến từng góc chơi quan sát và chơi cùng trẻ có câu hỏi để trẻ trả lời Còn góc này? - Các bạn đặt tên cho góc mình là gì?

- Cô tiếp tục quan sát và gợi hỏi các góc còn lại cho cháu đặt tên góc cô viết cho cháu xem và cho cháu dán lên từng góc của mình.

4. Kết thúc:

- Các con làm gì với sản phẩm của mình?( cháu trả lời)

- Khen cháu, cho cháu dần chuyển sang hoạt động khác.                               

E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Đề tài: Ôn bài hát: trường chúng cháu là trường MN

-LQBM: Thực hành  lô tô kỹ năng sống

- sách toán.

-Chơi tự do.

I. Mục tiêu:

-Trẻ biết thực hiện lô tô theo yêu cầu của cô .hào hứng tham gia

II. Chuẩn bị: lô tô kỹ năng sống , bàn, ghế, sách toán, bút sáp, đồ chơi có sẳn.

III. Tiến hành:

-Hát: “ niềm vui ngày khai trường ”

- Vào buổi sáng cô đã cho các con bài hát gì? Ai là tác giả?

- Mời 1 bạn kể lại việc của con ở trường?(trẻ kể)

- Cô nhận xét .

-Giáo dục chung.

*LQBM:Thực hành lô tô

- Cô phát lô tô kỹ năng sống,cho trẻ thực hiện theo yêu cầu.

- Sắp xếp , tìm hiểu các kỹ năng

-Nhận xét, tuyên dương.

*sách toán:

-Cô cho trẻ nhận sách, bút sáp.

- Cô giới thiệu trang sách cần học, phân tích cách làm để trẻ thực hiện chính xác hơn

*Vệ sinh – nêu gương- trả trẻ.

- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân.

-Cho trẻ hát “Cả tuần đều ngoan”

-Cô nhận xét chung

-Tổ chức cho trẻ cắm cờ .

-Trả trẻ.

F. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Chủ đề nhánh: lớp lá 3 của bé

Lĩnh vực: phát triển tình cảm kỹ năng xã hội

Hoạt động: văn học

Đề tài: thơ: CÔ GIÁO CỦA CON

Thứ sáu ngày: 11/9/2016

 

A/ THỂ DỤC SÁNG: như thứ 2

B/HOAT ĐỘNG HỌC

I/  Mục tiêu

1/ kiến thức

 - Trẻ đọc thuộc theo cô bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ “ cô giáo của con” của tác giả “

2/ kỹ năng

 - Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ, đúng nhịp. Luyện trẻ đọc rõ ràng.

  3/ thái độ     

- Dạy trẻ biết thể hiện tình cảm yêu thương kính trọng cô giáo.

II/ Chuẩn bị:

1/ không gian: trong lớp

2/ Cô: Tranh nội dung bài thơ. Đồ dùng và đồ chơi ở các góc.

3/ Cháu: tâm thế sẵn sàng.

4/ phương pháp: quan sát, đàm thoại, trò chơi

III/ Tiến hành;

Hoạt động cô

Hoạt động trẻ

1/ Trò chuyện

- Hát bài “Cô và mẹ”.

-  Bài hát nói về ai ?

- Ở nhà mẹ con làm gì ?

- Còn ở lớp cô làm công việc gì ?

- Vậy con có yêu cô và mẹ không?

-  Con làm gì?

- Con ngoan,nghe lời cô giáo, ở nhà giúp mẹ, giúp cô. Hôm trước cô dạy con bài thơ “ đồ chơi” của tác giả

 

Trẻ hát

Cô và mẹ

Trẻ trả lời

Dạy học

Dạ có, học giỏi

Quét nhà, dẹp đồ chơi

Trẻ nghe

2: dạy thơ

- Cô đọc diễn cảm  lần 1.  

tóm nội dung: cô giáo vui cười khi vào lớp say sưa giảng bài bạn nào ngoan cô yêu, bạn nghịch cô không thích cô rất cần mẫn nên ai cũng yêu quý cô

- Cô đọc lần 2 trích giảng từ khó:

- Cô đọc lần 3 cháu đọc nhẩm theo cô 1 lần.

- Cô cùng cả lớp đọc thơ(2-3 lần)

- Mời lần lượt từng tổ đọc thơ, cá nhân đọc thơ

- Đọc thi  đua tổ, nhóm, cá nhân.Cô nhận xét sửa sai và tuyên dương trẻ

3/ đàm thoại:

- Con vừa đọc bài thơ gì?

- Sáng tác của ai ?

- con thấy cô giáo làm việc như thế nào?

- bạn nào ngoan thì sao?

-  thế còn bạn nghịch?

- tình cảm con đối với cô giáo ra sao?

-Yêu cô giáo con làm gì ?

- Con thích câu thơ nào nhất trong bài thơ này? Vì sao ?

-  Cô bổ sung và nhận xét.

3: Trò chơi luyện tập

  Trò chơi“ghép hình còn thiếu vào ô trống”

Chia lớp thành hai nhóm

Cô có hai bài thơ “ cô giáo của con” nhưng còn thiếu nhiệm vụ các con là chon tranh dán vào cho phù hợp tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. Trong thời gian một bài hát đội nào dán xong trước và chính xác là đội chiến thắng

- cho trẻ thực hiện

- Cô nhận xét trẻ chơi

 

Trẻ nghe

 

 

 

Trẻ đọc

 

Tổ, nhóm, cá nhân đọc

 

 

 

Cô giáo của con

Trẻ trả lời

Cần mẫn

Cô yêu

Cô không thích

Yêu cô

Ngoan học giỏi

Trẻ trả lời

Trẻ nghe

 

 

 

Trẻ nghe

 

 

 

 

4/ kết thúc

Con vừa học bài thơ tên gì?

Do ai sáng tác

Cho lớp đọc lại bài thơ 1 lần

GD các con đi phải chăm ngoan học giỏi ở trường nghe lời cove nhà nghe lời ông bà cha, mẹ để ba  mẹ vui và cô vui

- Lớp hát “ Trường chúng cháu là trường MN”.

 

Cô giáo của con

 

Trẻ đọc

Trẻ nghe

 

 

Trẻ hát

 

C/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

-Hoạt động có mục đích: Quan sát vườn hoa trước văn phòng

-Trò chơi dân gian:rồng rắn

-Chơi tự do:  rồng rắn,xếp ngôi trường,thắt thun.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Trẻ biết quan sát vườn hoa trướ văn phòng

2. Kỹ năng: Trẻ biết  rửa tay sạch sau khi chơi xong ,rèn kĩ năng nhanh nhẹn khéo léo khi chơi các trò chơi.

3. Thái độ:Trẻ  hứng thú tham gia hoạt động.

II. Chuẩn bị:

  1. Không gian tổ chức: sân trường.

  2.Cô: sân an toàn cho trẻ quan sát, đá, dây thun,đồng dao

  3.Trẻ: Tâm thế vui tươi ,phấn khởi.

  4.Phương pháp: đàm thoại,quan sát,trãi nghiệm.

III. Tiến hành:

1.Ổn định:

-Cô cho trẻ ra sân.

-Cô lắc trống tập trung trẻ xếp thành 2 hàng dọc.

-Trẻ tự kiểm tra sỉ số.

2 Quan sát vườn hoa trước văn phòng

-Đây là gì? ( vườn hoa )

-vườn hoa này  có loiạ hoa gì?  Hoa mười giờ, hoa sen

- hoa mười giờ có những màu nào? Hoa màu trắng, đỏ, cam

- cánh của hoa mười giờ thế nào? Có hoa thì có 1 lớp cánh, có hoa nhiều lớp cánh

- thế con thích loại hoa mười giờ nào?  Vì sao?

-  thế hoa sen màu gì? Màu hồng

-  khi con lại gần con cảm thấy ra sao ? thơm

- cánh hoa sen thế nào?

Giáo dục trẻ: các con phải biết yêu  hoa không hái hoa

3. Trò chơi dân gian:rồng rắn .

cách chơi : chọn1 bạn làm thầy thuốc các bạn khác làm rồng rắn .« Rồng rắn » vừa đi, vừa lượn trònvừa đọc bài đồng dao rồng rắn đến hết thì rồng rắn đứng lại trước mặt thầy thuốc hỏi đối thoại với nhau đến câu cuối thì thầy thuốc đuổi bắt rồng rắn. Trẻ đứng đầu dang 2 tay cản thầy thuốc không cho bắt được khúc đuôi của mình. Nếu bắt được thì hay rồng rắn đứt ra thì bị thua

cho trẻ thực hiện

- Cho trẻ thực hành chơi, cô bao quát trẻ, động viên trẻ nhát.

4. Chơi tự do:rồng rắn,xếp ngôi trường,thắt thun .

- Bây giờ cô sẽ cho các con chơi các trò chơi mà các con thích nhé !

-Cô có 3 khu vực chơi ,mỗi khu vực có đồ chơi .

- Các con thích chơi  trò chơi nào thì về  khu vực đó.

-Khi chơi thì phải như thế nào? (không tranh giành,chơi cùng nhau)

- Chơi xong thì sao? (cất dọn đồ chơi đúng nơi qui định)

- Cô theo dõi quan sát trẻ.    

- cô nhận xét từng nhóm chơi

5.Kết thúc:

-Cô lắc trống tập trung trẻ

-Cô nhận xét chung buổi quan sát và nhắc nhở những trẻ chưa chú ý.

-Khuyến khích,tuyên dương trẻ.

- Điểm danh.

-Cô cho trẻ thu dọn,vệ sinh cá nhân vào lớp.

D. HOẠT ĐỘNG GÓC:

1. Góc họa sĩ nhí: vẽ ngôi trường

2. góc xây dựng :trẻ xây trường MN

3. Góc ca sĩ nhí: biểu diễn văn nghệ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Trẻ biết chọn vai chơi mình thích và  thể hiện vai chơi.

-Trẻ biết cách xây trường của bé

- Trẻ vẽ ngôi trường

- Trẻ hát múa biểu diễn văn nghệ

2. Kỹ năng: Trẻ cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự , chi tiết.

- Trẻ nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm

- Chơi trong nhóm bạn vui vẻ thoải mái

3.Thái độ: Trẻ biết chơi cùng nhau,không tranh giành,chơi xong thu dọn đồ chơi đúng nơi qui định

II. Chuẩn bị:

1. Không gian: Lớp học.

2. Cô:

-   giấy A4, bút màu, thẻ đeo,biểu tượng, tên góc.

- Hàng rào, cây xanh, cổng, nhà, khối gổ, các loại xe nhựa...-

-   dây chì nhung, tranh chữ to bài thơ  cô giáo của con

3. Trẻ: Tâm thế vui tươi.

4. Phương pháp: Trò chuyện, thực hành, trãi nghiệm.

III. Tiến hành:

1.Trò chuyện ổn định và gây hứng thú

-Hát cô và mẹ.

-con vừa hát bài gì ? đến lớp cô như là mẹ vậy con thích đến lớp không ?( thích)

- hôm nay đến lớp cô cho các con chơi nhiều trò chơi  con xem  gì nhe

Xuất hiện 3 thùng đồ chơi. 

2. Giới thiệu góc chơi

Cô có rất nhiều nguyên vật liệu, các bạn hãy xem đó là gì nha?

*   Góc thư viện của bé: Kẽm nhung, bút chì, tranh khổ to, thẻ đeo,biểu tượng, tên góc.

* Góc ký sư nhí :

+ Các nhìn xem cô có gì nửa? (Hàng rào, cây xanh, cổng, ngôi trường)

+ Với những đồ dùng này ta có chơi được gì? (xây trường MN…)

* Góc thư viện của bé : đọc thơ chữ to, bẽ chữ

-   Đây là gì vậy con?  Tranh chữ to, dây chì nhung

- Sáng cô cháu ta cùng làm quen với bài thơ gì?( cô giáo của con) 

Cô đưa tranh cho trẻ xem? 

- Hỏi cháu về những chỗ thiếu của tranh.. Cho cháu nói về chỗ thiếu đó.

Các con phải cẩn thận không sẽ nhầm tranh nhé….

- À, bây giờ các bạn hãy chọn nhóm chơi của mình đi.

- Mỗi nhóm chơi chúng ta sẽ chọn ra một nhóm trưởng nha. Và

bạn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm.

- Cô tiếp tục gợi hỏi các góc còn lại….

Cô mời các bạn thích góc chơi nào thì về góc đó lấy thẻ đeo vào chơi cùng bạn.

3. Trẻ vào góc chơi. 

Các bạn hãy mang đồ chơi về góc chơi của mình đi

-Trẻ thỏa thuận công việc chơi.

Giáo dục: khi chơi không tranh giành đồ chơi.

Cô quan sát từng góc chơi và gợi mở cho trẻ để làm tốt hơn, đẹp hơn.

Cô quan sát các góc chơi và trò chuyện hướng dẫn trẻ chơi

- Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ vừa nghe vừa chơi với âm thanh nhỏ.

- Cô đến từng góc chơi quan sát và chơi cùng trẻ có câu hỏi để trẻ trả lời Còn góc này? Các bạn đặt tên cho góc mình là gì?

- Cô tiếp tục quan sát và gợi hỏi các góc còn lại cho cháu đặt tên góc cô viết cho cháu xem  và cho cháu dán lên từng góc của mình.

4. Kết thúc:

- Các con làm gì với sản phẩm của mình?( cháu trả lời)

- Khen cháu, cho cháu dần chuyển sang hoạt động khác.                               

E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Đề tài: Ôn thơ cô giáo của con

- LQBM:Thực hành  lô tô đồ vật.

- Biểu diển văn nghệ.

-Chơi tự do.

I. Mục tiêu:

-Trẻ biết thực hiện lô tô theo yêu cầu của cô .hào hứng tham gia biểu diển văn nghệ.

II. Chuẩn bị: lô tô đồ vật , bàn, ghế, dụng cụ âm nhạc, đồ chơi có sẳn.

III. Tiến hành:

-Hát: “ vui đến trường ”

- Vào buổi sáng cô đã cho con làm quen với gì? Bài thơ của tác giả nào?

- Mời 1 bạn trẻ lời

- Cô nhận xét .

-Giáo dục chung.

Thực hành lô tô

- Cô phát lô tô đồ vật ,cho trẻ thực hiện theo yêu cầu.

- Sắp xếp , tìm đồ vật trong lớp.

-Nhận xét, tuyên dương.

*Biểu diển văn nghệ:

-Cô cho trẻ tự  phân vai MC, ca sĩ,khách dự.

-MC giới thiệu, các ca sĩ nhí hát các bài hát theo chủ đề.

*Vệ sinh – nêu gương- trả trẻ.

- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân.

-Cho trẻ hát “Cả tuần đều ngoan”

-Cô nhận xét chung

-Tổ chức cho trẻ cắm cờ .

-Trả trẻ.

F. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET