MĨ THUẬT 3:

Chủ đề: SẮC MÀU KỲ DIỆU

(Lồng ghép các bài 2, bài 6, bài 19 và bài 25)

Vận dụng quy trình Mĩ thuật Vẽ theo nhạc

I.MỤC TIÊU:

          Thông qua Quy trình mĩ thuật này, HS sẽ học được cách:

- Lắng nghe và vận động, di chuyển theo nhạc.

- Chuyển Âm nhạc và giai điệu thành những đường nét: Biết dùng màu sắc, đường nét, đậm nhạt thông qua âm nhạc và nhịp điệu tạo thành bức tranh nhiều màu sắc

- Tưởng tượng và sáng tạo ra được hình ảnh mới từ bức tranh nhiều màu sắc.

- Sử dụng ngôn ngữ để nói ra những điều mình tưởng tượng trong bức tranh, trong các sản phẩm..

- Giải thích, đánh giá, nhận xét về tác phẩm/sản phẩm về ngôn ngữ Mĩ thuật.

- Phát triển ý tưởng mới từ những sản phẩm tạo hình của cá nhân và nhóm.

II. CHUN BỊ:

- Giáo viên:

+ Kế hoạch dạy học.

+ Giấy A0, màu vẽ, băng dính, giấy A4.

+ Âm nhạc: Nhạc không lời, các bài hát có giai điệu, tiết tấu thay đổi.

- Học sinh:

+ Chì, tẩy, giấy màu, giấy A4, sáp màu.

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:(Thực hiện 4 tiết: Dạy từ tuần 6 đến tuần 9)

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của Học sinh.

- Bài mới:

TUẦN 6:

Thứ        ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Vận động theo nhạc và vẽ màu trên khổ giấy lớn

Hoạt động 1 Khởi động: 10 phút

     - GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 6 thành viên. Mỗi nhóm cử 1 bạn làm nhóm trưởng và đặt tên nhóm mình( Sơn ca, Thỏ trắng, Sóc nâu, Họa mi, Vàng anh, Mèo con), phân công nhiệm vụ của nhóm trưởng và các thành viên.

     - GV hướng dẫn tiến trình của tiết học.

Hoạt động 2 Nghe nhạc hoặc các nhịp điệu và vẽ màu theo giai điệu: 20 phút

- GV bật nhạc, HS lắng nghe và cảm nhận giai điệu tác động lên các giác quan.

- HS bắt đầu vẽ những nét màu trên giấy theo thứ tự các màu từ sáng đến đậm. Âm nhạc tăng dần theo tiết tấu nhanh tạo cảm xúc mạnh mẽ cho HS. Các em chuyển động cơ thể và vẽ theo âm nhạc.

       - Sau khi hoàn thành bức tranh lớn ở hoạt động 2, GV tổ chức cho các nhóm treo tranh lên tường .

      - HS quan sát bức tranh và suy nghĩ, đưa ra những nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vừa thực hiện:

+ Em có cảm nhận thế nào trong suốt quá trình di chuyển xung quanh bàn và vẽ màu?

+ Em nghĩ như thế nào về bức tranh tập thể? Em thích gì trong bức tranh đó?

+ Em có nghĩ là bức tranh này lộn xộn không? Em có hứng thú với hoạt động vừa thực hiện không?

    Dặn dò: 5 phút

    + GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

+ Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Chia sẻ cảm xúc  và lựa chọn bức tranh nhỏ.

TUẦN 7:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Chia sẻ cảm xúc  và lựa chọn bức tranh nhỏ

Hoạt động 1 Khởi động: 3 phút

       GV hướng dẫn HS chơi trò chơi

Hoạt động 1 Từ vẽ tranh đến thưởng thức tranh: 10 phút

      - HS quan sát bức tranh và suy nghĩ, đưa ra những nhận xét và chia sẻ cảm nhận về bức tranh nhóm mình đã vẽ từ tiết học trước:

    + Trong thời gian 1 phút, các nhóm đặt tên cho bức tranh của nhóm mình.

+ Trong khi quan sát tranh, em liên tưởng tới hình ảnh gì?(Ai?, cái gì? khi nào? ở đâu? tại sao? và như thế nào?)

+ Từ những hình ảnh đó, em nghĩ đến đề tài nào?

Hoạt động 2 Lựa chọn “hình ảnh” trong thế giới tưởng tượng: 17 phút

      - GV hướng dẫn cho mỗi HS dùng một khung tranh giấy theo csac hình tùy ý(vuông, HCN, hình trái tim,...) được trổ từ giấy A4 và dịch chuyển trên bức tranh lớn để tìm kiếm phần màu sắc, đường nét mình thích rồi dán khung giấy vào vị trí đó trên bức tranh lớn.

     * Lưu ý: + Có thể dán khung tranh ngang, dọc, chéo.

                    + Chủ đề nhà trường.

       - HS tưởng tượng và lần lượt kể trước lớp về câu chuyện trong bức tranh mình đã lựa chọn. Khi kết thúc câu chuyện, người kể sẽ chỉ định bức hình tiếp theo của bạn khác để trình bày và cứ thế tiếp tục, các em đều có cơ hội kể câu chuyện của mình.

        Dặn dò: 5 phút

           + GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

           + Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Tạo ra các sản phẩm là các đồ vật

 

TUẦN 8:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Tạo ra các sản phẩm là các đồ vật

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

    Cả lớp hát bài Lớp chúng mình đoàn kết

Hoạt động 2 Tạo ra các sản phẩm là các đồ vật: 20 phút

     - GV hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm trang trí sản phẩm của mình với các câu hỏi mang tính chất gợi mở để HS chủ động, sáng tạo theo ý thích và khả năng riêng.:

          + Em muốn tạo ra sản phẩm gì?(GV gợi ý cho các em có thể làm bưu thiếp chúc mừng, làm bìa sách, quần áo, các đồ vật khác như mũ, nón, ví, quạt, lọ hoa, ly, cốc, ...)

          + Trong khung hình em đã chọn, em muốn giữ lại và muốn lược đi chi tiết nào? Tại sao?

            + Những sản phẩm của em có theo những gì em muốn thể hiện không? Em có muốn thay đổi hay chỉnh sửa không?

      + Em có gặp khó khăn gì trong thể hiện chữ viết trên sản phẩm không?

     - Kết thúc giờ học GV cho HS cất sản phẩm vào tủ lớp.

    Dặn dò: 5 phút

           + GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

+ Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Hoàn thành sản phẩm và trưng bày.

TUẦN 9:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Hoàn thành sản phẩm và trưng bày

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

    Cả lớp hát bài Em yêu trường em

Hoạt động 2 Hoàn thành sản phẩm và trưng bày: 20 phút

   GV cho HS lấy sản phẩm các em đã tạo dáng ở tiết học tuần 8:

    - GV hướng dẫn HS dựa vào sản phẩm của các thành viêm trong nhóm, có thể trưng bày thành “Cửa hàng bán sách” hoặc “Cửa hàng thời trang”, “Cửa hàng bán đồ lưu niệm”, ...

    - Lần lượt từng HS lên giới thiệu sản phẩm của mình trong nhóm”

+ Sản phẩm của em là gì?

+ Ý tưởng em muốn thể hiện trong sản phẩm đó là gì?

+ Em có hài lòng về sản phẩm của mình không? Vì sao?

+ Em định sử dụng sản phẩm này như thế nào?

Hoạt động 3 Gợi mở, phát triển chủ đề với ý tưởng sáng tạo mới: 5 phút

     - GV gợi ý cho HS sử dụng sản phẩm tưởng tượng và sáng tạo từ âm nhạc vào trang trí đường diềm, gấu áo, váy, đồ vật.

Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá: 5 phút

     - GV hướng dẫn các em đánh giá lẫn nhau trong quá trình tham gia học tập: như tinh thần tích cực làm việc, kết quả học tập, sự tiến bộ về kiến thức, kỹ năng, khả năng học tập, khả năng giao tiếp, sáng tạo ....

     - GV nhận xét chung cả quá trình tham gia học tập của các nhóm.

     - Tuyên dương các nhóm, các cá nhân tích cực học tập, sẵn sàng hợp tác; năng lực học tập: nhận thức, độc lập, sáng tạo; năng lực xã hội: giao tiếp, hợp tác, thích ứng thông qua kiểm tra vấn đáp, hoạt động thực tiễn, kết quả bài học.

     - GV nhắc HS chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo.

                                                                      Kim Bài, ngày       tháng       năm 201

                                                                      KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MĨ THUẬT 3:

Chủ đề: Thiên nhiên tươi đẹp

(Lồng ghép các bài 1, bài 3, bài 11 và bài 27)

Vận dụng quy trình Mĩ thuật Vẽ cùng nhau

I.MỤC TIÊU:

          - Thu hút HS tham gia vào giờ học với chủ đề: Thiên nhiên tươi đẹp.

- HS biết được những hình ảnh(sự vật) có trong thiên nhiên: Cây cối, nhà cửa, con người, .... và có ý thức bảo vệ môi trường.

- Học sinh biết cách quan sát và nắm được đặc điểm hình dáng cơ thể con người, sự vật: vẽ nét hay vẽ hình có đậm nhạt.

- Thực hiện và mô tả được những tư thế chuyển động biểu cảm của con người.

- Hợp tác với các bạn trong nhóm để hình thành và xây dựng được ý tưởng cho một bức tranh chung. Lựa chọn và biết cách sắp đặt hình ảnh để tạo thành một chủ đề.

- Sáng tác được câu chuyện liên quan đến chủ đề lựa chọn.

- Vẽ và trải nghiệm những ảnh hưởng của màu sắc.

- Hiểu và có khả năng trình bày về tác phẩm của mình và của bạn.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:

+ Kế hoạch dạy học.

+ Giấy màu, hồ dán, giấy A2, A3.

+ Đất nặn, các vật liệu sẵn có.

- Học sinh:

+ Chì, tẩy, giấy màu, giấy A4.

+ Đất nặn, dao gọt, bảng con và các vật liệu sẵn có.

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:(Thực hiện trong 4 tiết Dạy từ T10 đến T13)

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của Học sinh.

- Bài mới:

 

 

TUẦN 10:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Vẽ theo trí nhớ

Hoạt động 1 Khởi động: 7 phút

- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 6 thành viên. Mỗi nhóm cử 1 bạn làm nhóm trưởng và đặt tên nhóm mình( Sơn ca, Thỏ trắng, Sóc nâu, Họa mi, Vàng anh, Mèo con), phân công nhiệm vụ gủa nhóm trưởng và các thành viên.

- Cả lớp hát bài hát Quê hương tươi đẹp, Em yêu trường em.

+ Các em thấy có những hình ảnh nào trong lời bài hát?

+ Những hình ảnh thân quen đó đáng yêu như thế nào?

+ Hình dáng, màu sắc của các sự vật được kể lại như thế nào?

Hoạt động 2 Vẽ theo trí nhớ: 23 phút

       GV hướng dẫn tiến trình của tiết học:

     - Mỗi HS để khoảng 3 – tờ giấy A4 hoặc A5, có bảng gỗ hoặc bìa cứng kẹp giấy, mỗi tờ vẽ một hoặc vẽ nhiều hình trên một tờ giấy. Các em có thể vẽ bằng bút chì , bút dạ hoặc sáp màu.

- Mỗi HS viết số thứ tự của mình ở góc bên trái mỗi tờ giấy, mỗi tờ giấy đánh kí hiệu a, b,c ... ở góc dưới bên phải.

- Các em có thể tự do vẽ theo ý mình: vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.

     Câu hỏi giúp các em suy nghĩ về các bức vẽ:

          + Em tưởng tượng và vẽ lại những hình ảnh nào?

+ Đặc điểm của mỗi sự vật là gì?

+ Tỉ lệ của mỗi sự vật như thế nào?

+ Em có thể nhận ra các sự vật trong bức không?

+ Hình nào trông đơn giản, Hình nào diễn đạt đậm nhạt (hoặc màu) tốt?

     - HS vẽ xong, GV cho HS ghi tên của mình vào sản phẩm để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

    Dặn dò: 5 phút

           + GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

           + Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Trình bày và giới thiệu sản phẩm.

TUẦN 11:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Trưng bày ngân hàng hình ảnh và thảo luận

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

    Cả lớp hát bài Lớp chúng mình đoàn kết

Hoạt động 2 Trưng bày ngân hàng hình ảnh và thảo luận: 25 phút

- Sau khi hoàn thành, các em trưng bày tranh của mình trên tường theo thứ tự 1, 2, 3, 4, ... theo chiều ngang, mỗi HS có số hình a, b, c, d, ... theo chiều dọc.

- GV có thể linh hoạt cho HS vẽ nhiều hình nhỏ trên một tờ giấy để tạo ngân hàng hình ảnh.

- GV tổ chức đánh giá và thảo luận về phương pháp vẽ này và những yếu tố cơ bản khi vẽ. Đặt câu hỏi để HS suy nghĩ và chia sẻ ý kiến:

       + Các em thấy bức vẽ nào có tỉ lệ tốt?

       + Các em thấy bức vẽ nào đẹp?

- HS các nhóm lên chia sẻ bức vẽ của mình với các bạn.

     Sau giờ học này, GV vẫn để tranh của các em ở trên tường để sử dụng trong tiết học sau.

   Dặn dò: 5 phút

           + GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

           + Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Sáng tác tranh theo chủ đề.

TUẦN 12:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Sáng tác tranh theo chủ đề

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

      - GV cho HS chơi trò chơi Kết bạn.

Hoạt động 2 Thảo luận nhóm: 10 phút

- Các nhóm làm việc hợp tác, thảo luận và thống nhất ý tưởng chọn chủ đề cho bức tranh của nhóm mình.

- GV gợi ý cho các nhóm các chủ đề: Tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt ... các nhóm có thể chọn một chủ đề thích hợp.

- HS lựa chọn được những hình ảnh phù hợp từ sản phẩm của các thành viên trong nhóm để tạo nên sản phẩm của cả nhóm thể hiện rõ nội dung câu chuyện.

- Câu hỏi mấu chốt:

              + Các em chọn nội dung nào để thể hiện tác phẩm?

              + Ý tưởng câu chuyện đó là gì?, ý tưởng đó với các hình ảnh đã có, các em sắp xếp như thế nào?

                + Hình ảnh nào sẽ là hình ảnh chính của câu chuyện và là trọng tâm của bức tranh?

Hoạt động 3 Sắp xếp các hình ảnh để tạo thành một bức tranh: 15 phút

- HS lựa chọn các hình ảnh phù hợp, cùng nhau dán các hình ảnh thành bức tranh vào giấy A3.

- Thảo luận cụ thể hơn về nội dung câu chuyện.

- Câu hỏi mấu chốt:

+ Bức tranh của nhóm em nói về nội dung gì?

+ Hình ảnh nào trong tranh mà em thích nhất?

+ Có cách sắp xếp nào khác không?

       Dặn dò: 5 phút

           + GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

           + Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Trưng bày tác phẩm và chia sẻ nội dung câu chuyện.

TUẦN 13:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

       Trưng bày tác phẩm và chia sẻ nội dung câu chuyện

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

    Cả lớp hát bài Em yêu trường em.

Hoạt động 2 Trưng bày và chia sẻ nội dung câu chuyện: 25 phút

- GV hướng dẫn các nhóm treo tranh đã hoàn thành lên bảng hoặc lên tường xung quanh lớp học.

- GV hướng dẫn HS ghi tên tranh vào mảnh giấy nhỏ gắn dưới bức tranh của nhóm mình.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ ý tưởng qua tác phẩm của nhóm mình.

- Các nhóm khác lắng nghe và phản hồi tích cực.

Hoạt động 3 Nhận xét đánh giá: 5 phút

- GV hướng dẫn các em đánh giá lẫn nhau trong quá trình tham gia học tập: như tinh thần, thái độ hợp tác, tích cực làm việc, kết quả học tập, sự tiến bộ về kiến thức, kỹ năng, khả năng học tập, khả năng giao tiếp, sáng tạo ....

- GV nhận xét chung cả quá trình tham gia học tập của các nhóm.

- Tuyên dương các nhóm, các cá nhân tích cực học tập, sẵn sàng hợp tác; năng lực học tập: nhận thức, độc lập, sáng tạo; năng lực xã hội: giao tiếp, hợp tác, thích ứng thông qua kiểm tra vấn đáp, hoạt động thực tiễn..

- GV nhắc HS chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo.

                                                                      Kim Bài, ngày       tháng       năm 201

                                                                 KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 MĨ THUẬT 3:

Chủ đề: EM YÊU TRƯỜNG EM

Lồng ghép các bài 4, bài 8, bài 12 và bài 32

Vận dụng quy trình Mĩ thuật Xây dựng cốt truyện.

I.MỤC TIÊU:

    Thông qua Quy trình Mĩ thuật “Xây dựng cốt truyện, HS sẽ:

- Nắm được chủ đề bài tập, biết xây dựng cốt truyện dựa trên mối quan hệ giữa các yếu tố Sự kiện – Nhân vật – Địa diểm, kết hợp các hình thức đơn lẻ thành câu chuyện có chủ đề thông qua một bức tranh.

- Hiểu được vai trò của hình tượng trong nghệ thuật tạo hình, thể hiện được hình tượng trên chất liệu đã chọn.

- Nâng cao khả năng biểu đạt ngôn ngữ nghệ thuật; thể hiện được ý tưởng qua tác phẩm.

- Hiểu được vẻ đẹp của nghệ thuật tạo hình; hiểu được ngôn ngữ đường nét, mảng khối, màu sắc trong nghệ thuật tạo hình.

- Biết hợp tác hỗ trợ nhau trong hoạt động nhóm.

- Thấy được tính lozich của sự vật, hiện tượng với nhau, có được mối liên hệ giữa nghệ thuật và thực tế xã hội..

- Có hiểu biết về các chất liệu, hình thức sáng tạo trong nghệ thuật; hiểu thêm sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật thị giác.

- Phát triển năng lực quan sát, cảm nhận và đánh giá thẩm mĩ.

- Hình thành năng lực sáng tạo và sáng tạo không ngừng trong học tập.

II. CHUN BỊ:

    Giáo viên:

       + Kế hoạch dạy học.

        + Giấy màu, băng dính, hồ dán...

    Học sinh:

       + Giấy màu, băng dính, hồ dán....

III. QUY TRÌNH THỰC HIÊN: (Thực hiện 4 tiết: Dạy từ tuần 14 đến tuần 17)

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của Học sinh.

- Bài mới:

TUẦN 14:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Xây dựng ngân hàng tranh

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

 GV cho HS chơi trò chơi Hát những câu hát có tên các hình ảnh ở trường học.

Hoạt động 2 Lựa chọn chủ đề, đưa ra ý tưởng xây dựng hình tượng 2D: 5 phút

- GV gợi ý cho HS phương pháp Xây dựng cốt truyện thường bắt đầu bằng một hình tượng cụ thể nào đó như con người, động vật, cây cối, nhà cửa, ...

- HS các nhóm trao đổi, thảo luận và tìm cho nhóm mình một chủ đề cụ thể: Các hoạt động dạy và học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ...

Câu hỏi:

+ Tại sao nhóm em chọn chủ đề này?

+ Trong chủ đề này có những hình ảnh nào?

+ Các em sẽ dùng vật liệu nào để thể hiện hình ảnh của mình?

Hoạt động 3 Xây dựng ngân hàng tranh: 23 phút

    - GV nêu yêu cầu thực hiện cho các nhóm như sau:

+ Dùng giấy màu xé dán hình ngôi nhà, cây cối, con đường, dáng người, con vật và các sự vật liên quan khác.

+ Mỗi cá nhân có thể trao đổi trong nhóm về ý tưởng ngôi nhà, cái cây, hình dáng người, .... cũng như kỹ thuật xé dán.

     - GV quan sát các nhóm làm việc, hướng dẫn cho các em còn bỡ ngỡ.

     - Câu hỏi mấu chốt:

           + Ngôi nhà em biết là kiểu nhà như thế nào? Xung quanh ngôi nhà ấy có những loại cây cối  nào?

        + Em có thích tạo hình bằng xé giấy không?

        + Dáng người em vừa tạo là ai? Năm nay bao nhiêu tuổi? ...

        + Em sẽ tạo hình con vật gì? Những sự vật liên quan cần tạo hình là gì vậy?

    Dặn dò: 2 phút

           + GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

           + Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Sắp xếp các hình ảnh tạo thành bức tranh.

TUẦN 15:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Sắp xếp các hình ảnh tạo thành bức tranh

 

Hoạt động 1 Thảo luận nhóm: 7 phút

          - Các nhóm làm việc hợp tác, thảo luận và thống nhất ý tưởng câu chuyện chủ đề Em yêu trường em.

- GV giới thiệu chủ đề Em yêu trường em, các nhóm có thể sắp xếp tạo bố cục tranh theo gợi ý: Các hoạt động dạy và học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, phong cảnh trường em ... có thể chọn một trong những nội dung thích hợp.

- HS lựa chọn được những hình ảnh phù hợp từ sản phẩm của các thành viên trong nhóm để tạo nên sản phẩm của cả nhóm thể hiện rõ nội dung câu chuyện.

Câu hỏi:

             + Các em chọn nội dung nào để thể hiện tác phẩm?

             + Ý tưởng câu chuyện đó là gì?, ý tưởng đó với các nhân vật đã có, các em sắp xếp như thế nào?

             + Hình ảnh nào sẽ là hình ảnh chính của câu chuyện và là trọng tâm của bức tranh?

Hoạt động 2 Sắp xếp các hình ảnh để tạo thành một bức tranh: 20 phút

- HS lựa chọn các hình ảnh phù hợp, cùng nhau dán các hình ảnh thành bức tranh vào giấy A3.

- Thảo luận cụ thể hơn về nội dung câu chuyện.

       Câu hỏi:

+ Bức tranh của nhóm em nói về nội dung gì?

+ Hình ảnh nào trong tranh mà em thích nhất?

+ Cần bổ xung hình ảnh nào để nội dung chủ đề rõ hơn?

+ Thời gian, không gian của tác phẩm đã phù hợp chưa?

+ Có cách sắp xếp nào khác không?

Hoạt động 3 Chia sẻ ý tưởng: 6 phút

- GV hướng dẫn các nhóm treo tranh đã hoàn thành lên bảng hoặc lên tường xung quanh lớp học.

- GV hướng dẫn HS ghi tên tranh vào mảnh giấy nhỏ gắn dưới bức tranh của nhóm mình.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ ý tưởng qua tác phẩm của nhóm mình.

- Các nhóm khác lắng nghe và phản hồi tích cực.

      Dặn dò: 2 phút

                    + GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

                    + Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về Trường em.

TUẦN 16:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về Trường em

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

        GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: các nhóm hát tiếp sức bài hát có tên các hình ảnh về ngôi trường.

Hoạt động 2 Thảo luận nhóm: 10 phút

     - HS cùng suy nghĩ, hợp tác theo nhóm, thể hiện chủ đề từ sản phẩm ở hoạt động trước:

        + Các em nhìn thấy câu chuyện gì trong tác phẩm của nhóm mình?

+ Câu chuyện diễn ra trong khung cảnh nào?

+ Nội dung cần diễn tả  đã thực sự đạt chưa?

+ Chúng ta sẽ thay đổi gì sau khi được chia sẻ với lớp?

     - GV  gợi ý để HS liên tưởng đến những hình ảnh, hình tượng để hỗ trợ làm rõ hơn ý tưởng, chủ đề của tác phẩm.

Hoạt động 3 Tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về Trường em: 18 phút

- GV hướng dẫn để HS ghi lại câu chuyện về Trường em của mình:

+ Câu chuyện này kể về hoạt động nào?

+ Được diễn ra vào thời gian nào? không gian ở đâu?

+ Chúng có đặc điểm gì làm em nhớ nhất? ....

        Dặn dò: 2 phút

                      + GV nhắc HS Vệ sinh lớp học.

                      + Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Chia sẻ câu chuyện về ngôi trường của em.

TUẦN 17:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Chia sẻ câu chuyện về ngôi trường của em

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

          - Cả lớp hát bài Em yêu trường em.

Hoạt động 2 Chia sẻ câu chuyện về ngôi trường của em: 25 phút

      - Dựa vào phần ghi lại nội dung câu chuyện từ hoạt động trước, GV cho lần lượt HS các nhóm trình bày(kể) câu chuyện cho cả lớp nghe và chia sẻ quan điểm với các thành viên trong lớp.

Hoạt động 3 Nhận xét đánh giá: 5 phút

     - GV hướng dẫn các em đánh giá lẫn nhau trong quá trình tham gia học tập: như tinh thần, thái độ hợp tác, tích cực làm việc, kết quả học tập, sự tiến bộ về kiến thức, kỹ năng, khả năng học tập, khả năng giao tiếp, sáng tạo ....

     - GV nhận xét chung cả quá trình tham gia học tập của các nhóm.

     - Tuyên dương các nhóm, các cá nhân tích cực học tập, sẵn sàng hợp tác; năng lực học tập: nhận thức, độc lập, sáng tạo; năng lực xã hội: giao tiếp, hợp tác, thích ứng thông qua kiểm tra vấn đáp, hoạt động thực tiễn..

     - GV nhắc HS chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo: Đồ vật trong gia đình.

                                                                      Kim Bài, ngày       tháng       năm 201

                                                                      KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

 

 

 

 

 

 

 MĨ THUẬT 3:

Chủ đề: ĐỒ VẬT TRONG GIA ĐÌNH

Lồng ghép các bài 7, bài 13, bài 18, bài 23 và bài 30

Vận dụng quy trình Mĩ thuật Vẽ biểu đạt.

I.MỤC TIÊU:

          - Thu hút HS tham gia vào giờ học với chủ đề: Đồ vật trong gia đình

- HS biết được những đồ dùng có trong chủ đề Đồ vật trong gia đình: quần áo, mũ, nón, giầy, dép, túi sách, cặp, bàn ghế, giường, tủ…

- Học sinh biết cách quan sát và nắm được đặc điểm hình dáng của các đồ dùng: vẽ nét hay vẽ hình có đậm nhạt.

- Thực hiện và mô tả được những đồ dùng mà mình thích.

- Hợp tác với các bạn trong nhóm để hình thành và xây dựng được ý tưởng cho một bức tranh chung. Lựa chọn và biết cách sắp đặt hình ảnh để tạo thành một chủ đề.

- Sáng tác được câu chuyện liên quan đến chủ đề lựa chọn.

- Vẽ và trải nghiệm những ảnh hưởng của màu sắc.

- Hiểu và có khả năng trình bày về tác phẩm của mình và của bạn.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:

+ Kế hoạch dạy học.

+ Giấy màu, hồ dán, giấy A2, A3.

+ Đất nặn, các vật liệu sẵn có.

- Học sinh:

+ Chì, tẩy, giấy màu, giấy A4.

+ Đất nặn, dao gọt, bảng con và các vật liệu sẵn có.

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:(Thực hiện trong 5 tiết Dạy từ T18 đến T22)

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của Học sinh.

- Bài mới:

 

 

TUẦN 18 + 19:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Học sinh vẽ theo trí nhớ(vẽ chì)

Hoạt động 1 Khởi động: 7 phút

- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 6 thành viên. Mỗi nhóm cử 1 bạn làm nhóm trưởng và đặt tên nhóm mình( Sơn ca, Thỏ trắng, Sóc nâu, Họa mi, Vàng anh, Mèo con), phân công nhiệm vụ của nhóm trưởng và các thành viên.

- Cả lớp hát bài hát Cả nhà thương nhau.

- Câu hỏi mấu chốt:

+ Các em thấy có những hình ảnh nào trong lời bài hát?

+ Những hình ảnh thân quen đó đáng yêu như thế nào?

Hoạt động 2 Học sinh nhớ lại các đồ vật và vẽ: 15 phút

     GV nêu cách làm việc:

- Học sinh làm việc cá nhân. Mỗi em có 3 – 4 tờ A5 hoặc A4 trên bìa vẽ, các em vẽ mỗi đồ vật vào 1 tờ giấy. Mi HS viết số thứ tự của mình vào góc bên trái: 1a, b, c...

GV nêu câu hỏi gợi mở nhằm giúp các em nhớ lại những đồ vật mà mình chọn để vẽ:

+ Đồ vật trong gia đình em bao gồm những ?

+ Em chọn những đồ vật nào để vẽ?

+ Đồ vật ấy có đặc điểm như thế nào?

+ Khi vẽ  em bắt đầu nét vẽ từ vị trí nào của đồ vật và kết thúc nét vẽ tại vị trí nào?

- Học sinh vẽ trong khoảng 10 – 15 phút và phải im lặng trong suốt quá trình vẽ.

     * Chú ý:

     - HS có thể vẽ sự vật mình thích như áo, váy, quần, mũ, nón, cặp sách, bức tranh, tủ, ....

Hoạt động 3 Trưng bày ngân hàng hình ảnh: 10 phút

- GV hướng dẫn HS treo các bức vẽ của mình lên tường.

- HS xem tranh và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động vẽ theo trí nhớ:

     + Chúng ta vừa làm vẽ gì? Các em có thích bài tập này không? Tại sao?

           + Bức tranh nào vẽ chi tiết nhất?

           + Em thích bức vẽ nào nhất? Vì sao?

    Dặn dò: 5 phút

           + GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

           + Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Vẽ màu – hoàn thiện phẩm.

TUẦN 20 + 21:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Vẽ màu – Hoàn thiện tác phẩm

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

    Cả lớp hát bài Ba ngọn nến lung linh

Hoạt động 2 Thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc: 20 phút

        GV nêu cách làm việc:

         - Học sinh làm việc cá nhân kết hợp làm việc nhóm.

        - HS chọn một bài vẽ mình thích nhất trong các bài mình đã vẽ và treo ở trên tường, sau đó chọn màu và tô vào bức vẽ ấy.

   - Mỗi HS chọn một bức vẽ đồ vật hợp lý mà mình thích sau đó sắp xếp lại để tạo thành một bức tranh chung của cả nhóm.

          * Câu hỏi mấu chốt:

+ Trong bức vẽ của mình, em muốn thêm hay bỏ chi tiết nào? Tại sao?

+ Em sử dụng những màu nào để vẽ? đặt vị trí màu đó ở đâu?

+ Hình ảnh vẽ trong tranh của em có theo những gì em muốn thể hiện không?

+ Em sẽ chọn hình ảnh đồ vật nào để tham gia vào bức tranh chung?

+ Nhóm em đặt tên cho bức tranh chung là gì?

Hoạt động 3 Trưng bày tác phẩm: 10 phút

  - GV hướng dẫn HS treo các bức vẽ của mình lên tường.

  - HS xem tranh và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động vẽ màu, hoàn thiện tác phẩm:

     + Chúng ta vừa làm gì? Các em có thích bài tập này không? Tại sao?

           + Bức tranh nào vẽ chi tiết nhất?

           + Em thích bức vẽ của nhóm nào nhất? Vì sao?

      Dặn dò: 2 phút

           + GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

           + Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Chia sẻ tác phẩm của mình với các bạn.

TUẦN 22:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Chia sẻ tác phẩm của mình với các bạn

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

    Cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau

Hoạt động 2 Chia sẻ nội dung tác phẩm: 25 phút

- Học sinh thưởng thức, thảo luận và nhận xét, đánh giá kết quả học tập lẫn nhau.

- GV khuyến khích sự giao lưu, trao đổi và gợi mở những ý tưởng tiếp theo cho bài sau: Có thể làm khung cho bức tranh để treo trong nhà .....

Hoạt động 3 Nhận xét đánh giá: 5 phút

- GV hướng dẫn các em đánh giá lẫn nhau trong quá trình tham gia học tập: như tinh thần tích cực làm việc, kết quả học tập, sự tiến bộ về kiến thức, kỹ năng, khả năng học tập, khả năng giao tiếp, sáng tạo ....

- GV nhận xét chung cả quá trình tham gia học tập của các nhóm.

- Tuyên dương các nhóm, các cá nhân tích cực học tập, sẵn sàng hợp tác; năng lực học tập: nhận thức, độc lập, sáng tạo; năng lực xã hội: giao tiếp, hợp tác, thích ứng thông qua kiểm tra vấn đáp, hoạt động thực tiễn..

- GV nhắc HS chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo.

 

                                                                      Kim Bài, ngày       tháng       năm 201

                                                                      KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

 

 

 

 

 

 

 MĨ THUẬT 3:

Chủ đề: LỄ HỘI DÂN GIAN

Lồng ghép các bài 5, bài 20, bài 24, và bài 34

Vận dụng quy trình Mĩ thuật Tạo hình 3D, nặn

I.MỤC TIÊU:

          - Thu hút HS tham gia vào giờ học với chủ đề: Lễ hội dân gian.

- HS biết được những hình ảnh(sự vật) có trong lễ hội: Cây cối, nhà cửa, con người, con vật, .... và có ý thức bảo vệ môi trường.

- Học sinh biết cách quan sát và nắm được đặc điểm hình dáng cơ thể con người, sự vật. Hình thành kỹ năng tạo hình bằng xé giấy, có khả năng sử dụng các chất liệu khác để tạo mô hình.

- Hợp tác với các bạn trong nhóm để hình thành và xây dựng được ý tưởng cho một bức tranh chung. Lựa chọn và biết cách sắp đặt hình ảnh để tạo thành một chủ đề.

          - Hiểu và có khả năng chia sẻ suy nghĩ về tác phẩm của nhóm mình với các bạn.

- Phát triển khả năng cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh khi thực hiện trong không gian 3 chiều.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:

+ Kế hoạch dạy học.

               + Hình ảnh liên quan đến chủ đề và các vật liệu tìm được( đất nặn, các vật liệu phế thải sạch)

+ Giấy màu, hồ dán, giấy A2, A3.

- Học sinh:

+ Chì, tẩy, giấy màu, giấy A4.

+ Đất nặn, dao gọt, bảng con và các vật liệu sẵn có.

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:(Thực hiện trong 4 tiết Dạy từ T23 đến T26)

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của Học sinh.

- Bài mới:

 

 

TUẦN 23 + 24:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Xây dựng ngân hàng tranh: Nặn các dáng người, sự vật

Hoạt động 1 Khởi động: 7 phút

- GV chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 bạn làm nhóm trưởng và đặt tên nhóm mình( Sơn ca, Thỏ trắng, Sóc nâu, Họa mi, Vàng anh, Mèo con), phân công nhiệm vụ của nhóm trưởng và các thành viên.

- Cả lớp hát bài hát Quê hương tươi đẹp.

- GV giới thiệu những hình ảnh có liên quan đến chủ đề.

- Các nhóm nhận đồ dùng học tập.

Hoạt động 2 Tạo hình: 23 phút

     GV nêu yêu cầu thực hiện cho các nhóm như sau:

+ Dùng đất nặn và các vật liệu phế thải sạch bìa cứng, vỏ chai, lọ, vỏ hộp, kết hợp với giấy màu để tạo hình ngôi nhà, cây cối, con đường, dáng người, con vật và các sự vật liên quan khác:

+ Các em trong nhóm hỗ trợ nhau để hoàn thành sản phẩm.

+ Mỗi cá nhân có thể trao đổi trong nhóm về ý tưởng ngôi nhà, cái cây, hình dáng người, .... cũng như kỹ thuật nặn, tạo hình bằng vỏ hộp.

     - GV quan sát các nhóm làm việc, hướng dẫn cho các em còn bỡ ngỡ.

     - Câu hỏi mấu chốt:

          + Ngôi nhà em làm là kiểu nhà như thế nào? Xung quanh ngôi nhà ấy có những  gì?

       + Em có thích tạo hình bằng đất nặn không?

       + Dáng người em vừa tạo là ai? Năm nay bao nhiêu tuổi? ...

       + Em sẽ tạo hình con vật gì? Những sự vật liên quan cần tạo hình là gì vậy?

    Dặn dò: 5 phút

           + GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

           + Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Sắp xếp các nhân vật tạo không gian 3 chiều..

 

 

TUẦN 25:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Sắp xếp các nhân vật tạo không gian 3 chiều

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

- Chia nhóm

- Các nhóm nhận đồ dùng học tập

- Chơi trò chơi tiếp sức.

Hoạt động 2 Thảo luận nhóm: 5 phút

      - HS các nhóm thảo luận về sắp đặt vị trí các sự vật sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện của chủ đề nhóm đã chọn.

      - HS lựa chọn được những hình ảnh phù hợp từ sản phẩm của các thành viên trong nhóm để tạo nên sản phẩm của cả nhóm thể hiện rõ nội dung câu chuyện.

      - Hình ảnh nào sẽ là hình ảnh chính của câu chuyện và là trọng tâm của hoạt cảnh?

Hoạt động 3 Sắp xếp các hình ảnh để tạo thành một hoạt cảnh: 23 phút

- HS các nhóm sắp xếp các sự vật phù hợp với nội dung câu chuyện.

- GV khuyến khích các nhóm mở rộng bối cảnh câu chuyện và hướng dẫn HS xây dựng mô hình không gian 3 chiều:

+ Tác phẩm sẽ như thế nào nếu các sự vật đặt quá gần hoặc quá xa nhau?

+ Mỗi sự vật được đặt ở vị trí nào thì hợp lý?

+ Đâu là phần trung tâm của tác phẩm? Làm thế nào để các nhân vật có sự giao lưu với nhau?

+ Bối cảnh không gian có phù hợp với nội dung chủ đề không?

        Dặn dò: 3 phút

                    + GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

                    + Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Chia sẻ tác phẩm của nhóm mình với các bạn.

TUẦN 26:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Chia sẻ tác phẩm của nhóm mình với các bạn

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

- Chia nhóm

     - Cả lớp hát bài Em yêu trường em.

Hoạt động 2 Chia sẻ nội dung tác phẩm từ mô hình không gian 3 chiều: 25 phút

          - GV cho HS các nhóm lên chia sẻ nội dung tác phẩm không gian 3 chiều.

- GV hướng dẫn cho HS chuyển tác phẩm từ ngôn ngữ điêu khắc sang ngôn ngữ cơ thể(dựa vào các nhân vật của nhóm ):

+ Các nhóm thảo luận phân công đóng vai nhân vật(giữ im lặng và bất động như nhân vật ở trong tranh)

+ Các nhóm còn lại quan sát và thưởng thức.

           GV: Thưởng thức tác phẩm bằng cơ thể có gì đặc biệt so với mô hình không gian 3 chiều và tranh xé dán?

                   Quy trình này có thú vị với các em không?

Hoạt động 3 Nhận xét đánh giá: 5 phút

- GV hướng dẫn các em đánh giá lẫn nhau trong quá trình tham gia học tập: như tinh thần, thái độ hợp tác, tích cực làm việc, kết quả học tập, sự tiến bộ về kiến thức, kỹ năng, khả năng học tập, khả năng giao tiếp, sáng tạo ....

- GV nhận xét chung cả quá trình tham gia học tập của các nhóm.

- Tuyên dương các nhóm, các cá nhân tích cực học tập, sẵn sàng hợp tác; năng lực học tập: nhận thức, độc lập, sáng tạo; năng lực xã hội: giao tiếp, hợp tác, thích ứng thông qua kiểm tra vấn đáp, hoạt động thực tiễn..

- GV nhắc HS chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo.

                                                                      Kim Bài, ngày       tháng       năm 201

                                                              KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

 

 

 

 

 

 MĨ THUẬT 3:

Chủ đề: Tự do

Lồng ghép các bài 9, bài 17, bài 22 bài 29

Vận dụng quy trình Mĩ thuật Xây dựng cốt truyện.

 I.MỤC TIÊU:

    Thông qua Quy trình Mĩ thuật “Xây dựng cốt truyện, HS sẽ:

- Nắm được chủ đề bài tập, biết xây dựng cốt truyện dựa trên mối quan hệ giữa các yếu tố Sự kiện – Nhân vật – Địa diểm, kết hợp các hình thức đơn lẻ thành câu chuyện có chủ đề thông qua một bức tranh.

- Hiểu được vai trò của hình tượng trong nghệ thuật tạo hình, thể hiện được hình tượng trên chất liệu đã chọn.

- Nâng cao khả năng biểu đạt ngôn ngữ nghệ thuật; thể hiện được ý tưởng qua tác phẩm.

- Hiểu được vẻ đẹp của nghệ thuật tạo hình; hiểu được ngôn ngữ đường nét, mảng khối, màu sắc trong nghệ thuật tạo hình.

- Biết hợp tác hỗ trợ nhau trong hoạt động nhóm.

- Thấy được tính lozich của sự vật, hiện tượng với nhau, có được mối liên hệ giữa nghệ thuật và thực tế xã hội..

- Có hiểu biết về các chất liệu, hình thức sáng tạo trong nghệ thuật; hiểu thêm sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật thị giác.

- Phát triển năng lực quan sát, cảm nhận và đánh giá thẩm mĩ.

- Hình thành năng lực sáng tạo và sáng tạo không ngừng trong học tập.

II. CHUN BỊ:

    Giáo viên:

       + Kế hoạch dạy học.

        + Giấy màu, băng dính, hồ dán...

    Học sinh:

       + Giấy màu, băng dính, hồ dán....

III. QUY TRÌNH THỰC HIÊN: (Thực hiện 4 tiết: Dạy từ tuần 27 đến tuần 30)

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của Học sinh.

- Bài mới:

TUẦN 27:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Xây dựng ngân hàng tranh: Vẽ, xé dán người, cây cối, …

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

 GV cho HS chơi trò chơi Hát những câu hát có tên các con vật.

Hoạt động 2 Lựa chọn chủ đề, đưa ra ý tưởng xây dựng hình tượng 2D: 5 phút

- GV gợi ý cho HS phương pháp Xây dựng cốt truyện thường bắt đầu bằng một hình tượng cụ thể nào đó như con người, động vật, cây cối, nhà cửa, ...

- HS các nhóm trao đổi, thảo luận và tìm cho nhóm mình một chủ đề cụ thể: Các con vật nuôi, trang trại, gia đình, ...

Câu hỏi:

+ Tại sao nhóm em chọn chủ đề này?

+ Trong chủ đề này có những hình ảnh nào?

+ Các em sẽ dùng vật liệu nào để thể hiện hình ảnh của mình?

Hoạt động 3 Xây dựng ngân hàng tranh: 23 phút

    - GV nêu yêu cầu thực hiện cho các nhóm như sau:

+ Dùng giấy màu xé dán hình ngôi nhà, cây cối, con đường, dáng người, con vật và các sự vật liên quan khác.

+ Mỗi cá nhân có thể trao đổi trong nhóm về ý tưởng ngôi nhà, cái cây, hình dáng người, .... cũng như kỹ thuật xé dán.

     - GV quan sát các nhóm làm việc, hướng dẫn cho các em còn bỡ ngỡ.

     - Câu hỏi mấu chốt:

           + Ngôi nhà em biết là kiểu nhà như thế nào? Xung quanh ngôi nhà ấy có những loại cây cối  nào?

        + Em có thích tạo hình bằng xé giấy không?

        + Dáng người em vừa tạo là ai? Năm nay bao nhiêu tuổi? ...

        + Em sẽ tạo hình con vật gì? Những sự vật liên quan cần tạo hình là gì vậy?

    Dặn dò: 2 phút

           + GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

           + Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Sắp xếp các hình ảnh tạo thành bức tranh.

TUẦN 28:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Sắp xếp các hình ảnh dán thành bức tranh

Hoạt động 1 Thảo luận nhóm: 7 phút

          - Các nhóm làm việc hợp tác, thảo luận và thống nhất ý tưởng câu chuyện chủ đề Tự do.

- GV giới thiệu chủ đề Tự do, các nhóm có thể sắp xếp tạo bố cục tranh theo gợi ý: Các con vật nuôi, phong cảnh mà em yêu thích, ATGT, gia đình em, ... có thể chọn một trong những nội dung thích hợp.

- HS lựa chọn được những hình ảnh phù hợp từ sản phẩm của các thành viên trong nhóm để tạo nên sản phẩm của cả nhóm thể hiện rõ nội dung câu chuyện.

Câu hỏi:

             + Các em chọn nội dung nào để thể hiện tác phẩm?

             + Ý tưởng câu chuyện đó là gì?, ý tưởng đó với các nhân vật đã có, các em sắp xếp như thế nào?

             + Hình ảnh nào sẽ là hình ảnh chính của câu chuyện và là trọng tâm của bức tranh?

Hoạt động 2 Sắp xếp các hình ảnh để tạo thành một bức tranh: 20 phút

- HS lựa chọn các hình ảnh phù hợp, cùng nhau dán các hình ảnh thành bức tranh vào giấy A3.

- Thảo luận cụ thể hơn về nội dung câu chuyện.

       Câu hỏi:

+ Bức tranh của nhóm em nói về nội dung gì?

+ Hình ảnh nào trong tranh mà em thích nhất?

+ Cần bổ xung hình ảnh nào để nội dung chủ đề rõ hơn?

+ Thời gian, không gian của tác phẩm đã phù hợp chưa?

+ Có cách sắp xếp nào khác không?

Hoạt động 3 Chia sẻ ý tưởng: 6 phút

- GV hướng dẫn các nhóm treo tranh đã hoàn thành lên bảng hoặc lên tường xung quanh lớp học.

- GV hướng dẫn HS ghi tên tranh vào mảnh giấy nhỏ gắn dưới bức tranh của nhóm mình.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ ý tưởng qua tác phẩm của nhóm mình.

- Các nhóm khác lắng nghe và phản hồi tích cực.

      Dặn dò: 2 phút

                    + GV nhắc HS vệ sinh lớp học.

                    + Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về con vật.

TUẦN 29:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

        GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: các nhóm hát tiếp sức bài hát có tên các con vật

Hoạt động 2 Thảo luận nhóm: 10 phút

     - HS cùng suy nghĩ, hợp tác theo nhóm, thể hiện chủ đề từ sản phẩm ở hoạt động trước:

        + Các em nhìn thấy câu chuyện gì trong tác phẩm của nhóm mình?

+ Câu chuyện diễn ra trong khung cảnh nào?

+ Nội dung cần diễn tả  đã thực sự đạt chưa?

+ Chúng ta sẽ thay đổi gì sau khi được chia sẻ với lớp?

     - GV  gợi ý để HS liên tưởng đến những hình ảnh, hình tượng để hỗ trợ làm rõ hơn ý tưởng, chủ đề của tác phẩm.

Hoạt động 3 Tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện: 18 phút

- GV hướng dẫn để HS ghi lại câu chuyện của nhóm mình:

+ Câu chuyện này kể về nội dung nào?

+ Được diễn ra vào thời gian nào? không gian ở đâu?

+ Chúng có đặc điểm gì làm em nhớ nhất? ....

        Dặn dò: 2 phút

                      + GV nhắc HS Vệ sinh lớp học.

                      + Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Chia sẻ câu chuyện của nhóm mình với các bạn.

TUẦN 30:

Thứ         ngày    tháng    năm 201 

MĨ THUẬT 3:

Chia sẻ câu chuyện mà em yêu thích

Hoạt động 1 Khởi động: 5 phút

          - Cả lớp hát bài Em yêu trường em.

Hoạt động 2 Chia sẻ câu chuyện mà em yêu thích: 25 phút

      - Dựa vào phần ghi lại nội dung câu chuyện từ hoạt động trước, GV cho lần lượt HS các nhóm trình bày(kể) câu chuyện cho cả lớp nghe và chia sẻ quan điểm với các thành viên trong lớp.

Hoạt động 3 Nhận xét đánh giá: 5 phút

     - GV hướng dẫn các em đánh giá lẫn nhau trong quá trình tham gia học tập: như tinh thần, thái độ hợp tác, tích cực làm việc, kết quả học tập, sự tiến bộ về kiến thức, kỹ năng, khả năng học tập, khả năng giao tiếp, sáng tạo ....

     - GV nhận xét chung cả quá trình tham gia học tập của các nhóm.

     - Tuyên dương các nhóm, các cá nhân tích cực học tập, sẵn sàng hợp tác; năng lực học tập: nhận thức, độc lập, sáng tạo; năng lực xã hội: giao tiếp, hợp tác, thích ứng thông qua kiểm tra vấn đáp, hoạt động thực tiễn..

     - GV nhắc HS chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo: Tạo dáng đồ vật.

 

                                                                      Kim Bài, ngày       tháng       năm 201

                                                                      KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

 

1

 

nguon VI OLET