TUẦN 2

Soạn ngày 9/9/2016

Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2016

CHÀO CỜ

........................................................

PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

BÀI 2A: VĂN HIẾN NGHÌN NĂM (T1)

I. MỤC TIÊU

- Đọc hiểu bài: Nghìn năm văn hiến

*GDHS tự hào về các giá trị (Nghìn năm văn hiến của dân tộc). 

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

*Ban văn nghệ:  Cả lớp chơi trò chơi: Ông đốt.

+ Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động nối tiếp

- HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp: 

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát bức tranh và đọc lời giới thiệu về Khuê Văn Các

- Quan sát  tranh trang 22 và đọc thầm lời giới thiệu.

- Trao đổi với bạn lời giới thiệu.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

* Nhóm trưởng:- 1 bạn đọc lời giới thiệu.

- Từng bạn nói những điều mình biết ở bức tranh.

- Nhận xét, khen ngợi trong nhóm.

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

*GV: Đất nước của chúng ta có một nền văn hiến lâu đời.Bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” các em học hôm nay sẽ đưa các em đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Địadanh này chính là chiến tích về một nền văn hiến lâuđời của dân tộc ta.

2. Nghe thầy cô đọc bài:

- Nghe cô đọc bài và phát hiện ra giọng đọc.

3. Ghép mỗi từ với lời giải nghĩa phù hợp.

- Đọc thầm từ và lời giải nghĩa trang 24

- Ghép từ và lời giải nghĩa ra nháp.

- Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa

1

 


* Nhóm trưởng: - Chia sẻ những từ còn chưa hiểu trong bài.

- Cùng giúp nhau giải nghĩa từ chưa hiểu (nếu có). Nếu cần, gọi thầy cô trợ giúp.

- Nhóm trưởng cho các bạn đặt câu

4. Cùng luyện đọc.

- Đọc thầm nội dung 4.  Đọc thầm cả bài.

- Xác định từng đoạn trong bài

- Đọc chữ số, đọc câu, đọc nối tiếp đoạn đến hết bài.

- Sửa lỗi cho nhau

* Nhóm trưởng:

- 3 bạn đọc nối tiếp đoạn đến hết bài và sửa lỗi cho nhau.

- Bình chọn bạn đọc tốt

5. Trả lời câu hỏi

-Đọc thầm câu hỏi. Suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

- Chia sẻ câu trả lời với bạn.

- Lần lượt chia sẻ câu trả lời.

- Cả nhóm thống nhất kết quả.

- Nhóm trưởng yêu cầu cả nhóm thảo luận nội dung của bài.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nhóm trưởng thống nhất, báo cáo.

* GV: -Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài rất ngạc nhiên khi biết từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỷ, tính từ khoa thi 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.

- Bài văn giúpta hiểu được: Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời. Người Việt Nam có truyền thông coi trọng đạo học. Dân tộc ta rất đáng tự hào vì nền văn hiến nước ta.
- Nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến của nước ta.

- Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. 

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Nói với người thân về những điều em biết về Văn Miếu - Quốc Tử Giám

1

 


PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5

BÀI 3: PHÂN SỐ THẬP PHÂN (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết phân số thập phân. Biết đọc, biết viết phân số thập phân.

- Biết chuyển một phân số thành số thập phân.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

* Khởi động:

Ban học tập: - Chia sẻ: Nội dung Hoạt động ứng dụng giờ trước.

                              - Mời cô giáo vào tiết học.

*Tiếp nối:

                    - Ghi tên bài và đọc mục tiêu

Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”

- Đọc thầm cách chơi trò chơi

- Viết nhanh các phân số có mẫu số là 10; 100; 1000;   (Thời gian: 1 phút)

- Tìm nhanh các cặp số có tích là 10; 100; 1000

Nhóm trưởng yêu cầu:

- Đọc nối tiếp các phân số, các cặp số vừa viết được.

- Sửa lỗi, tìm bạn viết được nhiều và đúng.

2.Đọc kĩ nội dung cần ghi nhớ

- Đọc thầm nội dung ghi nhớ trang 13 (2 lần)

Nhóm trưởng yêu cầu: - Đọc nối tiếp phần ghi nhớ.

- Muốn biến đổi một phân số thành phân số thập phân ta làm thế nào?

3.

- Đọc thầm 2 lần yêu cầu.

- Thực hiện nhanh ra vở nháp

- Đọc và sửa lỗi cho nhau.

- Thực hiện vào vở

Nhóm trưởng yêu cầu:

- Các bạn đọc nối tiếp bài làm

-Thống nhất, báo cáo thầy cô

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Cùng người thân tìm 10 phân số có thể viết thành phân số thập phân.

1

 


PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5

BÀI 1: SỰ SINH SẢN (T2)

I. MỤC TIÊU

- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để chăm sóc sức khỏe cho bào thai và phụ nữ mang thai.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

- Ban học tập :

+ Tổ chức cho các bạn “Hái hoa dân chủ” . Cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau” và truyền qua tau nhau một tín vật. Lời bài hát kết thúc tín vật ở trong tay bạn nào thì bạn đó có quyền lên bốc một câu hỏi và trả lời. Bạn nào không trả lời được câu hỏi sẽ nhận được phần thưởng do trưởng ban học tập đưa ra.( GV chuẩn bị câu hỏi)

* Hoạt động nối tiếp

- Mời cô giáo vào tiết học.

- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

3. Quan sát và thảo luận:

- Quan sát các hình 6,7,8,9 trang 6 và nêu nội dung từng hình.

- Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ mang thai?

- Nêu những việc không nên làm để chăm sóc sức khỏe cho bào thai và phụ nữ mang thai.

- Trao đổi với bạn nội dung đã tìm hiểu.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

* Nhóm trưởng:

-Yêu cầu các bạn trình bày  kết quả làm việc. Mỗi bạn nói về nội dung của một hình.

- Hỏi bạn các câu sau:

+ Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ mang thai?

+ Nêu những việc không nên làm để chăm sóc sức khỏe cho bào thai và phụ nữ mang thai

- Các bạn nhận xét, bổ sung

- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo.

4. Đọc và trả lời

-Đọc thầm nội dung 4 và trả lời câu hỏi: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao?

1

 


- Trao đổi với bạn nội dung đã tìm hiểu.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

* Nhóm trưởng: - Các bạn trình bày  kết quả làm việc.

- Hỏi bạn các câu sau: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao?

- Các bạn nhận xét, bổ sung

- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo.

*Ban học tập:

- Tổ chức cho các bạn chơi trò chơi đóng vai trong nhóm

- Các bạn thảo luận câu hỏi: Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi trên cùng một chuyến ô tô mà không còn chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ?

* Nhóm trưởng: Điều khiển nhóm mình thực hành đóng vai theo chủ đề” Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai”

* Ban học tập: - Yêu cầu một số nhóm trình diễn trước lớp.

- Các bạn rút ra điều gì qua phần đóng vai.

- Mời cô giáo chia sẻ nôi dung trước lớp.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Nói cho người thân nghe những việc nên và không nên làm gì để chăm sóc sức khỏe cho bào thai và phụ nữ mang thai.

               ------------------------------------------------------------------------

GIÁO DỤC LỐI SỐNG

BÀI 1: EM LỰA CHỌN TRANG PHỤC (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

Máy tính, máy chiếu cho học sinh xem một số trang phục của một số dân tộc

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

Ban văn nghệ: - Cho cả lớp hát bài hát: “ Sắp đến tết rồi ”

                                    - Mời cô giáo vào tiết học.

*Tiếp nối:

            - Ghi tên bài và đọc mục tiêu

Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Thực hành lựa chọn trang phục

- Đọc thầm nội dung yêu cầu .

- Trả lời nhanh câu hỏi.

- Trao đổi với bạn về câu trả lời của mình.

1

 


Nhóm trưởng yêu cầu:

- Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời

- Trang phục đi học: quần dài, áo đồng phục, giầy.

- Trang phục đi chơi: quần lửng, áo phông, quần dài, áo com lê.

- Trang Phục ở nhà: Áo ba lỗ, quần đùi, dép lê.

- Nhận xét, khen ngợi trong nhóm.

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

GVKL: Người có văn hóa biết lựa chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh. Vì vậy, em cần biết địa điểm và mục đích nơi đến để mặc trang phục cho phù hợp.

2. Tư vấn thời trang

- HS tự giới thiệu về trang phục của bản thân và tư vấn cho bạn cách lựa chọn trang phục.

3. Xử lí tình huống

- Đọc thầm nội dung yêu cầu .

- Trả lời nhanh câu hỏi.

- Trao đổi với bạn về câu trả lời của mình.

Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời

- Nhận xét, khen ngợi trong nhóm.

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

- Mời cô giáo chia sẻ.

Kết luận:

- Tình huống 1: Em nên giải thích cho các bạn đây là bộ quần áo dân tộc rất đẹp của Mì. Thái độ bàn tán, chỉ trỏ, cười cợt là không tốt, gây khó chịu cho người khác.

- Tình huống 2: Nên mặc quần áo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình. Không nên mặc cảm hay ghen tị hoặc chê bai người khác.

- Tình huống 3: Chúng ta nên chú ý kiểm tra trang phục trước khi đi đâu.

B: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- GV giao HDƯD trang 35

        -------------------------------------------------------------------------------------

Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2016

PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

BÀI 2A: VĂN HIẾN NGHÌN NĂM (T2)

I. MỤC TIÊU

- Mở rộng vốn từ : Tổ quốc.

1

 


II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

Ban văn nghệ:- Cả lớp hát 1 bài

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Nối tiếp.

- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập chia sẻ mục tiêu. 

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc bài Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc và ghi vào vở.

- Đọc thầm 1 lần nội dung 1.

- Làm bài vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

* Nhóm trưởng:- 2 bạn chia sẻ kết quả.

- Nhận xét, bổ sung thêm.

- Báo cáo thầy cô.

2. Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.

- Đọc thầm 1 lần nội dung 2

- Tìm thêm từ và viết vào vở.

-Trao đổi với bạn.

* Nhóm trưởng- Lần lượt nêu những từ tìm được.

- Nhận xét sửa cho bạn.

- Báo cáo thầy cô.

3. Trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng quốc( với nghĩa là nước)

* Ban học tập:- Tổ chức chơi trò chơi.

- Chia lớp thành 5 đội( Mỗi nhóm 1 đội).

- 1 bạn đọc luật chơi trang 25.

- Mỗi đội lên bảng viết.

- Tuyên dương đội thắng cuộc

4. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây và chép vào vở:

- Đọc thầm 1 lần nội dung 4

- Đặt 1 câu vào vở.

1

 


- Trao đổi với bạn.

* Nhóm trưởng - Lần lượt đọc câu.

- Nhận xét sửa cho bạn.

- Báo cáo thầy cô.    

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

   - Cùng người thân tìm từ đồng nghĩa với từ: xinh, đỏ

                ------------------------------------------------------------------------

PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5

BÀI 3: PHÂN SỐ THẬP PHÂN (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

- Biết chuyển một phân số thành số thập phân.

- Biết viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

* Khởi động:

Ban học tập: - Chia sẻ: Nội dung Hoạt động ứng dụng giờ trước.

                              - Mời cô giáo vào tiết học.

*Tiếp nối: Ghi tên bài và đọc mục tiêu

Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

*Các bài tập 1;2;3;4;5. thực hiện lần lượt theo các logo sau:

- Đọc kĩ yêu cầu của bài.

- Tính toán chính xác và thực hiện vào vở

- Trao đổi bài với bạn.

- Sửa lỗi cho nhau

Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn đọc nối tiếp bài làm.

- So sánh điểm giống và khác nhau trong mỗi bài

- Ở bài 5 trên tia số từ 0 đến 1 được chia làm mấy phần bằng nhau? Tử số hay mẫu số thể hiện điều đó?

- Sửa lỗi, thống nhất kết quả, báo cáo thầy cô

*GV: Để nhận biết phân số thập phân chúng ta phải chú ý đến mẫu số

Và không phải phân số nào cũng chuyển thành phân số thập phân

được.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Cùng với người thân thực hiện Hoạt động ứng dụng trang 14

1

 


PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

BÀI 2A: VĂN HIẾN NGHÌN NĂM ( T3)

I. MỤC TIÊU

- Nghe - viết đúng bài Lương Ngọc Quyến, nắm được cấu tạo và viết đúng phần vần của tiếng.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

*Ban văn nghệ:- Cả lới chơi trò chơi: “Sóng xô”

- Luật chơi:

+ Quản trò: “sóng xô, sóng xô”

+ Cả lớp:xô đâu, xô đâu

+ Quản trò: Xô sang trái,sang phải, đằng trước, đằng sau.

+ Nếu bạn sai nhận thưởng.

+ Mời cô giáo vào tiết học.

*GV: Một người anh hùng của dân tộc quê gốc của ông là người làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội ngày nay. Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình khoa cử khá giả, là con thứ của chí sĩ Lương Văn Can là ai cả lớp có biết không?

Bài học ngày hôm nay sẽ tìm hiểu về người anh hùng đó chúng ta cùng theo dõi nhé.

*Nối tiếp:

- HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp: 

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

5. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở.

- Quan sát ảnh và đọc thầm bài 1 lần.

- Xác định những tên riêng cần viết hoa.

- Viết bài theo lời đọc của thầy cô.

- Trao đổi bài với bạn để sửa lỗi

* Nhóm trưởng: - Đọc bài 1 lần cả nhóm soát lỗi

- Nhận xét, khen bạn viết chữ đẹp, đúng chính tả.

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

6. Ghi vào vở phần vần của những tiếng in đậm trong các câu sau:

- Đọc thầm 1 lần nội dung 6.

- Viết phần vần của các tiếng in đậm vào vở.

- Trao đổi bài với bạn.

- Sửa lỗi cho nhau

1

 


* Nhóm trưởng: - Nêu những vần vừa viết.

- Nhận xét, sửa cho nhau.

- Báo cáo thầy cô.

7. Ghi vần của từng tiếng được in đậm ở trên vào mô hình cấu tạo vần.

- Đọc thầm câu hỏi.

- Kẻ bảng, làm vào vở.

- Trao đổi bài, kiểm tra.

* Nhóm trưởng:- Nêu các âm trong phần vần.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nhóm trưởng thống nhất, báo cáo.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

  Tìm đọc những câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta.

----------------------------------------------------------------

Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2016

PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

BÀI 2B: SẮC MÀU VIỆT NAM ( T1)

I. MỤC TIÊU

Đọc hiểu bài: Sắc màu em yêu.

*HS có quyền thể hiện tình yêu quê hương và tình yêu đất nước.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

  * Ban văn nghệ:

- Tổ chức trò chơi: Đứng, ngồi, nằm, ngủ

- Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:

 + Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.

 + Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.

 + Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.

 + Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.

    Cách chơi:

- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.

- Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).

- Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.

    Phạm luật:

- Những trường hợp sau phải chịu phạt:

1

 


+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.

+ Không nhìn vào quản trò.

+ Làm chậm, làm không rõ động tác.

+ Mời cô giáo vào tiết học.

*Hoạt động nối tiếp:

- HS viết tên bài, đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trò chơi: Thi tìm nhanh tên bảy sắc cầu vồng.

- Quan sát  tranh trang 28, viết tên 7 màu trong bảy sắc cầu vồng ra nháp.

* Nhóm trưởng:

- Tổ chức chơi tìm nhanh tên bảy sắc cầu vồng.

- Mỗi bạn nêu tên một màu trong bảy sắc cầu vồng, bạn nào viết nhanh, đủ thì thắng cuộc.

- Tuyên bố người thắng cuộc.

- Khen ngợi, tuyên dương, báo cáo thầy cô.

2. Nghe thầy cô đọc bài:

- Nghe cô đọc bài và phát hiện ra giọng đọc.

3. Cùng luyện đọc.

- Đọc thầm nội dung 3

              - Đọc thầm cả bài.

- Đọc 2 khổ thơ tiếp nối đến hết bài.

- Sửa lỗi cho nhau

  * Nhóm trưởng:

- Mỗi bạn đọc nối tiếp đoạn đến hết bài và sửa lỗi cho nhau.

- Bình chọn bạn đọc tốt

4. Thảo luận, trả lời câu hỏi.

-Đọc thầm câu hỏi.

-Suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

- Chia sẻ câu trả lời với bạn.

* Nhóm trưởng: - Lần lượt chia sẻ câu trả lời.

- Cả nhóm thống nhất kết quả.

- Nhóm trưởng yêu cầu cả nhóm thảo luận nội dung của bài.

- Nhận xét, bổ sung.

1

 

nguon VI OLET