TuÇn 1

                                   Thứ hai  ngày  24  tháng 8 năm 2015      

Tiết 1                                            CHÀO CỜ 

                        

Tiết 2                                               TẬP ĐỌC

Bài 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I/Mục tiêu:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm … công học tập của các em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

*Ghi chú: HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

II/Đồ dùng dạy-  học: - Tranh minh hoạ bài học 

                    - Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.

III/Các hoạt động dạy-  học:

GV

HS

1/Bài cũ:

2/Bài mới:

a/Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm:Việt Nam-Tổ quốc em, giới thiệu bài bằng tranh minh hoạ.

b/HD luyện đọc:

-Gọi HS khá đọc bài.NX.

-Chia bài thành 2 đoạn.Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).

Lưu ý HS đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu:tr/ch;s/x(Trường,chuyển,sung sướng…)

-GV đọc mẫu toàn bài giọng đọc trìu mến, thân ái,…

c/HD tìm hiểu bài:

-GV tổ  chức cho hs đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong sgk.

-Hỗ trợ HS câu hỏi 3: HS là ngưòi chủ tương lai, các em có trách nhiệm làm cho đất nước tươi đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu.

-GV chốt ý rút nội dung bức thư.

d/HD luyện đọc diễn cảm:

-Hướng dẫn giọng đọc toàn bài. Treo bảng phụ chép đoạn “Sau 80 năm…công học tập của các em” hướng dẫn đọc.

-Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng đoạn trên trong nhóm,thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng trước lớp.NX bạn đọc.GV NX đánh giá.

-HS chuẩn bị theo yc.

 

 

-HS quan sát tranh,NX.

 

 

-1HS khá đọc toàn bài.

-HS luyện đọc nối tiếp đoạn.

-Luyện phát âm tr/ch;s/x

-Đọc chú giải trong sgk.

 

-HS nghe,cảm nhận.

 

-HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk.

-HS thảo luận, phát biểu câu 3 theo ý hiểu của bản thân.

+HS là ngưòi chủ tương lai, các em có trách nhiệm làm cho đất nước tươi đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu.

-HS nhắc lại nội dung bức thư.

-Học sinh luyện đọc trong nhóm.Thi đoc diễn cảm và đọc thuộc trước lớp.Nhận xét bạn đọc.

1

 


3/Củng cố-Dặn dò:

-Liên hệ:Em cảm nhận đựơc điều gì qua bức thư của Bác gửi cho HS?

-Nhận xét tiết học.

-Dặn HS luyện đọc ở nhà,tiếp tục học thuộc đoạn theo yêu cầu câu 4 sgk.

-Cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của bác Hồ dành cho HS,cho thế hệ trẻ.

                        

Tiết 3                                                TOÁN

ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ(Tiết 1)

I/Mục tiêu: 

Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.

*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4

II/Đồ dùng dạy-  học:

                    - Hình trong sgk.

                    - Bảng con.

III/Các hoạt động dạy-  học:

GV

HS

1/Bài cũ: Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập môn Toán của HS.

2/Bài mới:

a/Giới thiệu bài:

b/HD bài mới:

- Củng cố hệ thống khái niệm về phân số, đọc viết phân số qua hình vẽ và ví dụ tr3 sgk.

- Nhắc lại cách ghi phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0; viết số tự nhiên dưới dạng phân số qua  ví dụ trang 4 sgk.

- Cho HS nhắc lại phần chú ý tr3, 4sgk.

c/HD luyện tập:

-GV tổ  chức cho hs lần lượt làm các bài tập sgk.

*Bài 1: lần lượt cho HS đọc và nêu tử số của từng phân số.

*Bài 2;3: Tổ chức cho HS viết vào bảng con ý đầu. Lưu ý HS cách trình bày. các ý còn lại cho HS làm vở. Cho HS đổi vở chấm NX.

GV chấm, chữa bài nếu HS làm sai nhiều, hoặc chưa hiểu.

3/Củng cố dăn dò:

-Nhắc lại phần ghi chú tr3,4 sgk.

-Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập trong vở bài tập. Học thuộc phần ghi chú trong sgk.

-HS chuẩn bị theo yc.

 

-HS theo dõi.

-HS làm các ví dụ trong sgk theo hướng dẫn của GV. Rút ra phần ghi chú, nhắc lại ghi chú trong sgk.

-HS  đọc viết phân số qua hình vẽ và ví dụ tr3 sgk.

-HS nhắc lại cách ghi phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0; viết số tự nhiên dưới dạng phân số qua  ví dụ trang 4 sgk.

-HS lần lượt làm các bài tập trong sgk

-HS làm miệng bài 1

- HS làm vở và bảng con, đổi vở chữa bài

-HS làm vở

 a) 1 =         b) 0 =

-HS nhắc lại ghi chú trong sgk.

                        

1

 


Tiết 4                                                ĐỊA LÝ

Bài 1: VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA

I/Mục tiêu: Giúp HS:

- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam:
+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.
+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: 330.000km2.
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ).

*Ghi chú: Học sinh khá, giỏi:
- Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.
- Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc - Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.

*TNMTBĐ: Biết đặc điểm về vị trí địa lí nước ta: có biển bao bọc; vùng biển nước ta thông với đại dương, thuận lợi cho việc giao lưu... Biết tên  một số  quần đảo, đảo của nước ta; biết biển có diện tích rộng hơn phần đất liền của nước ta.

II/Đồ dùng dạy-  học: -Bản đồ địa lý Việt Nam. Quả địa cầu.

III/Các hoạt động dạy-  học:

GV

HS

1/Bài cũ: -GV kiểm tra sách vở ,đồ dùng học tập môn Địa lý của HS.

2/Bài mới:

a/Giới thiệu bài: -Giới thiệu chương trình môn Địa lý lớp 5.Giới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học.

b/HD  tìm  hiểu bài:

1/Tìm hiểu vị trí  và giới hạn địa lý VN bằng hình thức thảo luận nhóm đôi.

-Gọi một số HS lên bảng chỉ bản đồ trình bày kết quả trước lớp.

-GV kết luận: VN nằm trên bán đảo Đông Dương,  thuộc khu vực ĐNA, là một bộ phận của châu Á, có vùng biển thông với đại dương nên thuận lợi trong việc giao lưu với các nước khác bằng đường bộ và đường biển,đường hàng không.

2/Tìm hiểu về hình dạng và diện tích bằng thảo luận nhóm theo các câu hỏi:

+Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì?

+Diện tích nước ta khoảng bao nhiêu km2?

+So sánh diện tích nước ta với DT một số nước trong bảng số liệu?

-Gọi đại diện nhóm báo cáo, nhận xét.

-GV nhận xét, kết Luận: -Phần đất liền nước ta có hình chữ S. Chiều dài 1650km, nơi hẹp nhất 50 km. DT khoảng 330.000 km2

-HS chuẩn bị.

 

 

-HS theo dõi.

 

-HS đọc SGK,quan sát bản đồ

Chỉ vị trí,giới hạn của VN trên BĐ.

-Chỉ một số Đảo và Quần đảo trên BĐ.

-Nhắc lại KL.

 

-HS thảo luận nhóm.

-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận,Nhận xét bổ sung.

+Phần đất liền nước ta có hình chữ S.

+Diện tích nước ta khoảng 330.000 km2

-HS nhắc lại KL: -Phần đất liền nước ta có hình chữ S. Chiều dài 1650km, nơi hẹp nhất 50 km. DT khoảng 330.000 km

1

 


3/Củng  cố dặn dò: 

-Hệ thống bài.GD bước đầu có ý thức giữ gìn bảo vệ  lãnh thổ VN  

-Dặn HS học thuộc KL trong SGK

-GV nhận xét tiết học.

2

 

-HS đọc KL trong sgk tr56

                        

Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2015

Tiết 1                                                   TOÁN                        

ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ (Tiết 2)

I/Mục tiêu:

Biết tính chất cơ bản của phân số, vận dụng để rút gọn phân số và qui đồng mẫu số các phân số (trường hợp đơn giản).

*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.

II/Đồ dùng dạy-  học: -GV:Bảng phụ

                          -HS:bảng con

III/Các hoạt động dạy-  học:

GV

HS

1/Bài cũ:

-GV đọc cho HS  viết một số  phân số vào bảng con. Gọi một số học sinh đọc lại và nêu tử số và mẫu số của các phân số vừa viết.

+Viết phân số có giá trị bằng 1.

+Viết phân số có giá trị bằng 0.

+Viết thương dưới dạng phân số và ngược lại.

+Viết số tự nhiên dưới dạng phân số.

2/Bài mới:

a/ Giới thiệu bài:

b/HD  bài mới:

-GV cho hs nhắc lại tính chất cơ bản của phân số (sgk),lấy ví dụ,yêu cầu hs lấy ví dụ.

-Nêu ứng dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng theo các ví dụ tr5 sgk. Yêu cầu HS lấy ví dụ.

-GV chốt ý nhắc lại tính chất cơ bản của phân số,cách rút gọn, quy đồng phân số.

c/HD luyện tập:

*Bài 1: Hướng dẫn HS làm. Chia 3 tổ, mỗi tổ làm 1 phép tính vào vở,gọi đại diện tổ lên bảng làm,nhận xét chữa bài.

*Bài tập 2: khuyến khích HS làm theo cách đơn giản: Quy đồng  trường hợp mẫu số này chia hết cho mẫu số kia.

3/Củng cố, dặn dò: -Dăn HS về nhà làm các bài tập trong vở bài tập

-HS viết phân số vào bảng con.

-HS đọc, nêu tử số và mẫu số của các phân số trên bảng con.

 

 

 

 

 

-Học sinh theo dõi ví dụ,nhắc lại tính chất cơ bản của phân số.

-HS lấy ví dụ

 

 

 

-HS làm bài tập 1,2 vào vở,nhận xét bài trên bảng,chữa bài đúng vào vở.

 

 

-HS thi tìm các phân số bằng nhau.

-HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số,cách rút gọn và quy đồng phân số.

1

 


-GV nhận xét tiết học.

 

                        

Tiết 4                                          LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA

I/Mục tiêu:

- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (Nội dung Ghi nhớ).
- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3).

*Ghi chú: HS khá, giỏi đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được (BT3).

II/Đồ dùng dạy-  học: -GV:Bảng phụ

                    -HS:bảng nhóm,vở bài tập Tiếng Việt.

III/Các hoạt động dạy-  học:

GV

HS

1/Bài cũ :  Kiểm tra sách vở

2/Bài mới:.

a/ Giới thiệu bài:

b/HD bài mới:

*Bài 1: -Yêu cầu HS đọc yêu cầu, nội dung bài 1.

-GV ghi từ in đậm trong sgk lên bảng.

-GV gọi HS trả lời, chốt lời giả đúng

-GV nhận xét, kết luận: những từ có nghĩa giống nhau như vậy gọi là từ đồng nghĩa.

*Bài 2: Tổ chức cho HS thảo luận,trao đổi,phát biểu ý kiến.

-GV nhận xét,chốt lời giải đúng:

-GV lưu ý hs: từ xây dựng và kiến thiết có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của các từ đó giống nhau hoàn toàn.

-GV chốt ý ,rút ghi nhớ trong sgk, khuyến khích  HS khá giỏi lấy ví dụ về từ đồng nghĩa.

c/HD luyện tập:

*Bài 1: Tổ chức cho HS đọc yêu cầu, suy nghĩ, phát biểu trước lớp.

-GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

*Bài 2: -GV chia 3 tổ, mỗi tổ 2 nhóm làm 1 từ, thi tìm từ theo nhóm.

-GV nhận xét đánh giá tuyên dương tổ, nhóm tìm được nhiều từ nhất.

*Bài 3: Tổ chức cho HS làm vào vở.Gọi một số HS đọc cặp câu mình đặt trước lớp.GV nhận xét.

-HS chuẩn bị.

 

 

- HS đọc yêu cầu, nội dung bài 1.

 

+ Nghĩa của các từ này giống nhau.

 

-HS đọc yêu cầu bài 2, thảo luận cả lớp, phát biểu, thống nhất ý kiến.

-HS trao đổi nhóm đôi,phát biểu,thống nhất ý kiến.

+vàng xuộm-vàng lịm-vàng hoe không thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn.

-HS đọc ghi nhớ trong sgk, lấy ví dụ về từ đồng nghĩa.

 

-HS đọc yêu cầu trong sgk, làm vào vở bài tập, đọc kết quả trước lớp, nhắc lại kết quả đúng.

-HS đọc yêu cầu, làm bài theo nhóm.

-HS làm vào bảng nhóm, nhận xét, bổ sung trên bảng nhóm.

+nước nhà- non sông; hoàn cầu-năm châu.

-HS đọc yêu cầu trong sgk, làm vào vở bài tập

1

 


-GV khuyến khích HS khá giỏi đặt câu với 2,3 cặp từ đồng nghĩa tìm được ở BT3.

3/Củng cố, dặn dò: -GV hệ thống bài

-Dăn HS học thuộc ghi nhớ,làm lại bài tập 2 vào vở.

-GV nhận xét tiết học.

-Mỗi HS đặt 2 câu với 1 cặp từ đồng nghĩa, đọc câu đặt được trước lớp, nhận xét câu của bạn

 

-HS nhắc lại ghi nhớ trong sgk.

                        

 

 

 

 

 

 

Tiết 3                                          KỂ CHUYỆN

Bài 1: LÝ TỰ TRỌNG

I/Mục tiêu:

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

*Ghi chú: HS khá, giỏi kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.

*Điều chỉnh: Kể từng đoạn và kể nối tiếp

II/Đồ dùng dạy-  học:  -Tranh minh hoạ bài học.Ảnh chân dung  Lý Tự Trọng

                     -Băng giấy ghi lời chú giải cho các bức tranh..

III/Các hoạt động dạy-  học:

GV

HS

1/Bài cũ: Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập môn Kể chuyện

2/Bài mới:

a/Giới thiệu bài: Cho HS quan sát ảnh chân dung của Lý Tự Trọng, giới thiệu câu chuyện.

-GV kể lần1, giải nghĩa một số từ khó: sáng dạ, mít tinh, Quốc tế ca.

-GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ.

 -Hướng dẫn HS kể: Chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu HS đọc y/c của đề bài, thảo luận nhóm, tìm câu thuyết minh cho mỗi bức tranh. Gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nx bổ sung.

HS chuẩn bị theo yc.

 

HS quan sát ảnh .

-HS nghe, quan sát tranh

-HS Thảo luận nhóm,tìm câu thuyết minh dưới mỗi bức tranh.Đại diện nhóm phát biểu.lớp nhận xét bổ sung.

-Tranh 1: Lý Tự Trọng rât sáng dạ nên được cử qua nước ngoài học.

-Tranh 2: Khi về nước anh nhận nhiệm vụ chuyển nhận thư và tài liệu với các tổ chức Đảng bạn qua đường tàu biển

-Tranh 3: Trong công việc Lý Tự Trọng rất  nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh.

-Tranh 4: Trong một buổi mít tinh để cứu đồng chí anh đã bắn chết tên mật thám Lơ-grăng và bị bắt.

1

 


-GV hỗ trợ: dán băng giấy ghi câu thuyết minh đúng dưới mỗi bức tranh:

-GV tổ chức cho HS kể và trao đổi nội dung ý nghĩa của câu chuyện.

-Tổ chức cho HS tập kể trao đổi trong nhóm.

-GV tổ chức cho HS thi kể nối tiếp từng đoạn, đặt câu hỏi cho bạn trả lời về nội dung ý nghĩa câu chuyện.

-HD hs nhận xét bạn kể. GV nx đánh giá. Chốt ý nghĩa câu chuyện

3.Củng cố-Dặn dò:

-GV nhận xét tiết học.

-Dặn HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau: Kể chuyện về anh hùng dân tộc hoặc danh nhân.

-Tranh 5: Trước toà án anh hiên ngang bảovệ lý tưởng của mình.

Tranh 6: Trước pháp trường, anh hát vang bài Quốc tế ca.

-HS đọc lại câu thuyết minh dưới mỗi bức tranh.

-HS kể nối tiếp trong nhóm. Trao đổi về nội dung chuyện.

-HS thi kể trước lớp nối tiếp từng đoạn, nhận xét bạn kể. Bình chọn bạn kể hay nhất.

-HS nối tiếp phát biểu ý nghĩa câu chuyện.

 

 

-HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau

                        

Tiết 4                                   KHOA HỌC

Bài 1: SỰ SINH SẢN

I/Mục tiêu: Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

*KNS: Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút  ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau.

II/Đồ dùng dạy-  học:  -Bộ phiếu dùng cho trò chơi: “là con ai

                          -Hình trang 4,5 sgk..

III/Các hoạt động dạy-  học:

GV

HS

1/Bài cũ : Kiểm tra sách vở ,đồ dùng học tập môn Khoa học của HS.

2/Bài mới:.

a/ Giới thiệu bài

b/HD bài mới:

1/Trò chơi “Bé là con ai” theo nhóm đôi.

-GV phổ biến cách chơi, phát phiếu dùng cho trò chơi.

-Tổ chức cho HS chơi theo hướng dẫn.

-GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

-Đặt câu hỏi thảo luận:

+Tại sao chúng ta tìm được bố mẹ cho các em bé?

+Qua trò chơi, các emm rút ra được điều gì?

-GV nhận xét, kết Luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố,

-HS chuẩn bị.

 

 

 

-HS tham gia trò chơi  theo hướng dẫn.

-HS thảo luận, phát biểu ý kiến.

-HS nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

+Các em do bố mẹ sinh ra nên có đặc điểm giống với bố mẹ

+Qua trò chơi, các em rút ra được: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.

-HS nhắc lại kết luận

1

 


 mẹ của mình.

2/Sự sinh sản:

-Yêu cầu HS QS hình,đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.

-Thảo luận ,trình bày kết quả thảo luận.

-GV nhận xét kết Luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình,giòng họ được duy trì kế tiếp nhau.

3/Củng cố,dặn dò: -GV hệ thống bài

-Dn HS học thuộc mục Bạn cần biết trong sgk; chuẩn bị cho bài: “Nam hay nữ”.

-GV nhận xét tiết học.

 

-HS quan sát hình, đọc lời thoại,thảo luận nhóm đôi; trình bày KQ thảo luận.

-HS liên hệ, giới thiệu về gia đình mình.

-HS nhắc lại: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình,giòng họ được duy trì kế tiếp nhau.

-Đọc mục Bạn cần biết tr5 sgk.

                        

Thứ tư ngày 26 tháng 8 năm 2015

Tiết 1                                             TẬP ĐỌC

Bài 2: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA

I/Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.
- Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

*Ghi chú: HS khá, giỏi đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng.

*Điều chỉnh: Không hỏi câu hỏi 2

II/Đồ dùng dạy-  học:  -Tranh minh hoạ bài học

III/Các hoạt động dạy-  học:

GV

HS

1/Bài cũ: -Gọi HS đọc bài “Thư gửi các học sinh”Trả lời câu hỏi 2,3 sgk tr5.

-Gọi HS đọc thuộc lòng Đoạn “Sau 80 năm….công học tập của các em”

-GV nhận xét,đánh giá.

2/Bài mới:

a/Giới thiệu bài:

b/HD luyện đọc:

-Gọi HS khá đọc bài.

-HD hs chia bài thành 3 đoạn. Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).

-GV đọc mẫu toàn bài giọng đọc chậm, dàn trải,nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng…

c/HD tìm hiểu bài:

-GV y/c hs đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong sgk tr11.

-3 HS lên bảng đọc bài “Thư gửi các học sinh”, trả lời câu hỏi.

-Lớp nhận xét, bổ sung.

 

 

 

-HS quan sát tranh, nhận xét.

-1HS khá đọc toàn bài.

-HS luyện đọc nối tiếp đoạn.

-Đọc chú giải trong sgk.

-HS đọc bài theo nhóm đôi.

-HS nghe, cảm nhận.

 

 

-HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk, nhận xét, bổ sung, thống nhất ý đúng.

1

 


+ Thời tiết của ngày mùa được miêu tả trong bài rất đẹp, con người mải miết say mê với công việc làm cho bức tranh quê thêm sinh động. Em có thể làm gì để giữ cho môi trường quê em luôn tươi đẹp như vậy?

-GV chốt ý rút nội dung bài.(YC1)

d/HD luyện đọc diễn cảm: -Hướng dẫn giọng đọc toàn bài. Treo bảng phụ chép đoạn “Màu lúa chín….phủ màu rơm vàng mới” hướng dẫn đọc.

-Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm  đoạn trên trong nhóm, thi đọc diễn cảm  trước lớp.

-GV nhận xét, đánh giá.

3/Củng cố-Dặn dò: -GV nhận xét tiết học.

-Dặn HS luyện đọc ở nhà,trả lời câu hỏi trong sgk

 

-HS liên hệ phát biểu.

-Nhắc lại nội dung bài.

 

 

 

-3HS tiếp nối  đọc lại các đoạn.

-HS luyện đọc trong nhóm. Thi đoc diễn cảm  trước lớp. Nhận xét bạn đọc.

 

-HS liên hệ phát biểu theo ý hiểu.

                        

Tiết 2                                                  TOÁN

ÔN TẬP: SO SÁNH 2 PHÂN SỐ(Tiết 3)

I/Mục tiêu:

Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự.

*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.

II/Đồ dùng dạy-  học:                  -Bảng  nhóm ;bảng con

III.Các hoạt động dạy-  học:

GV

HS

1/Bài cũ: -GV gọi hs lên bảng làm bài và nêu tính chất cơ  bản của phân số.

-GV nhận xét, đánh giá.

2/Bài mới:

a/ Giới thiệu bài:

b/HD bài mới:

-GV  cho hs nhắc lại cách so sánh, yêu cầu HS lấy ví dụ.

-HD hs nắm được phương pháp chung so sánh phân số là làm cho chúng có cùng mẫu số rồi so sánh tử số.

c/HD luyện tập:

*Bài 1: Hướng dẫn HS làm.Yêu cầu HS dùng bút chì điền dấu >; <; = vào các phép tính trong sgk, sau đó lần lượt ghi kết quả lên bảng con.

-3HS lên bảng. làm bài, trả lời.

-HS nhắc lại  tính chất cơ bản của phân số.

-Lớp làm nháp, nhận xét bài trên bảng.

 

-HS nhắc lại cách so sánh, yêu cầu HS lấy ví dụ.

-HS theo dõi các ví dụ.

-Nhắc lại cách so sánh cùng mẫu và khác mẫu.

-HS lấy ví dụ

 

-HS đọc đề  bài và nêu y/c, làm bài tập 1 vào vở, đọc kết quả, giải thích cách làm, chữa bài đúng vào vở.

<;   =;   >;              <

-HS đọc đề  bài và nêu y/c,  hs  làm  bài theo nhóm.

1

 


-GV NX, gọi 1 số HS giải thích cách làm.

*Bài 2: Chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu mỗi nhóm làm 1 ý vào vở. 2 HS đại diện 2 nhóm làm bài vào bảng nhóm dán bảng lớp. NX,chữa bài.                              

3/Củng cố,  dặn dò: -GV hệ thống bài

-Dặn HS về nhà làm các bài tập trong vở bài tập

-GV nhận xét tiết học.

a);;           b); ;

-HS làm bài vào vở.NX  bài trên bảng nhóm.Chữa bài  thống nhất kết quả.

-HS nhắc lại cách so sánh phân số cùng mẫu và khác mẫu.

                    

Tiết 3                                     LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA

I/Mục tiêu:

- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 (BT2).
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3).

*Ghi chú: HS khá, giỏi đặt câu được với 2, 3  từ tìm được ở BT1.

II/Đồ dùng dạy-  học: -Từ điển TV, bảng phụ

                   -Bảng nhóm, vở bài tập Tiếng Việt.

III/Các hoạt động dạy-  học:

GV

HS

1/Bài cũ : -Gọi  hs đọc thuộc phần ghi nhớ tiết trước, lấy 2 ví dụ về từ đồng nghĩa?

-Y/c hs tìm đồng nghĩa với từ học tập?

-GV nhận xét, đánh  giá.

2/Bài mới:

a/ Giới thiệu bài: 

b/ Hướng dẫn bài mới:

*Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu. Tổ chức cho HS làm theo nhóm. Mỗi tổ 2 nhóm, tìm từ đồng nghĩa với 2 màu, mỗi nhóm tìm với 1 màu vào bảng nhóm:

-GV phát một vài trang từ điển cho các nhóm làm bài.

-GV nhận xét tuyên dương nhóm tìm được  đúng, nhanh, nhiều từ.

*Bài 2: Yêu cầu mỗi HS đặt câu với 1 từ vừa tìm ở bài tập 1 vào vở BT. Gọi HS lần lượt đọc câu của mình trước lớp.

-GV nhận xét, tuyên dương những HS đặt câu đúng và hay.

- 2HS lên bảng đọc thuộc phần ghi nhớ.

- Nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề “Tổ quốc”.

-HS tìm đồng nghĩa với từ học tập

-Lớp nhận xét bổ sung.

 

-HS đọc yêu cầu bài 1.

-HS tra từ điển làm nhóm..

-Các nhóm dán kết quả lên bảng.

-Nhận xét,bổ sung bài trên bảng nhóm.

+ Tổ1:  ý a và c

+Tổ2:  ý b và d

+ Tổ3:  ý c và b

-HS đặt câu vào vở. Đọc câu trước lớp.

-HS đọc yêu cầu bài 2, và nêu cách làm: đặt câu với 1 từ vừa tìm ở bài tập 1

-HS làm vào vở. Chữa bài trên bảng phụ.

-HS lần lượt đọc câu của mình trước lớp.

1

 


*Bài 3: -Tổ chức cho HS làm vào vở BT.

-Gọi một HS lên bảng làm bài trên bảng phụ.

-GV nhận xét chữa bài.

-GV hd cho HS đọc toàn bài đã  hoàn chỉnh.

-Giải thích cho HS vì sao chọn các từ này mà không chọn từ khác.

3/Củng cố, dặn dò:  -GV hệ thống bài

-Dặn HS VN làm lại bài tập 1 vào vở.

-GV nhận xét tiết học.

-HS đọc yêu cầu bài 3, và nêu cách làm.

- HS lên bảng làm bài trên bảng phụ.

+Những từ đúng là: điên cuuồng,  nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả...

-Lớp nhận  xét, sửa sai

-HS đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh.

-HS nhắc lại ghi nhớ về từ đồng nghĩa.

                            

Tiết 4                                                  KHOA HỌC

Bài 2NAM HAY NỮ

I/Mục tiêu:

- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.

*KNS: Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm đặc  trưng của nam và nữ; Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ; Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.

II/Đồ dùng dạy-  học:

         -Phiếu có nội dung như trang 6 sgk.

        -Hình trang 6,7sgk..

III.Các hoạt động dạy-  học:

GV

HS

1/Bài cũ: -GV nêu câu hỏi, gọi hs  trả lời: +Hãy nói ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình.dòng họ?

+Điều gì xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?

-GV nhận xét, đánh  giá.

2/Bài mới:.

a/ Giới thiệu bài

b/HD bài mới:

-HD hs thực  hiện yêu cầu 1 bằng hình thức thảo luận nhóm theo các câu hỏi 1,2,3 tr6 sgk.

-Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

-GV nhận xét.

-GV nhận xétm kết luận: Mục Bạn cần biết trang7 sgk.

-HD hs thực hiện yêu cầu 2 bằng hình thức tổ chức trò chơi như yêu cầu trang 8 sgk:

 

 

-2 HS lên bảng trả lời.lớp nhận xét bổ sung.

 

 

 

-HS theodõi.

-HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi tr6 sgk.

-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

-Lớp nhận xét, bổ sung.

-HS đọc mục Bạn cần biết tr7 sgk.

 

-HS nhận phiếu,thực hiện sắp xếp vào bảng nhóm.

 

1

 

nguon VI OLET